Ngân hàng trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ số giá tiêu dùng cố gắng xác định mức thu nhập cần phải tăng bao nhiêu để duy trì sự không đổi về.Một hàng hóa được sản xuất bởi một công ty trong năm 2010, được đưa vào hàng tồn kho của công ty trong năm 2010, và được bán cho một hộ gia đình trong năm 2011. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
Câu 1: Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) được tính toán như thể nào?
a. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập được tạo ra trên phạm vi một quốc gia
b. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập của công dân một quốc gia,
c. Phần mất đi do khẩu hao được trừ ra khỏi tổng thu nhập của công dân một quốc gia
d. Phần mất đi do khẩu hao được trừ ra khỏi tổng thu nhập có được trong một quốc gia.
Câu 2: Một hàng hóa được sản xuất bởi một công ty trong năm 2010, được đưa vào hàng tồn kho của
công ty trong năm 2010, và được bán cho một hộ gia đình trong năm 2011. Vậy thì a.
giá trị của hàng hoá này nhải được tính vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, bị trừ ra khỏi
hạng mục chi tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011. b.
giá trị của hàng hoá này phải được tính vào hạng mục chi đầu tr của GDP năm 2010, tính vào hạng
mục chi tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được bao gồm trong hạng mục chỉ đầu tư của GDP năm 2011 c.
giá trị của hàng hoá này phải được tính vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, được tính
vào hạng mục chi tiêu dùng của GDP năm 2011 và bị trừ ra khỏi hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011. d.
giá trị của hàng hoá này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, bị trừ ra
khỏi hạng mục chi tiêu dùng của GDP năm 2011 và được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011.
Câu 3: Chỉ số giá tiêu dùng cố gắng xác định mức thu nhập cần phải tăng bao nhiêu để duy trì sự không đổi về
a. Tỷ lệ xuất khẩu ròng trong GDP.
b. Tỷ lệ tiêu dùng trong GDP. c. Mức sống. d. Mức GDP thực.
Câu 4: Nếu một quốc gia trải qua hiện tượng tháo chạy vốn, chỉ những yếu tố nào dưới đây có đường
biểu diễn dịch chuyển sang phải?
a. Cung vốn vay và cung đô la trên thị trường ngoại hối
b. Cung vốn vay và cầu đô la trên thị trường ngoại hối
c. Cầu vốn vay và cung dô la trên thị trường ngoại hồi
d. Cầu vốn vay và cầu đô la trên thị trường ngoại hối
Câu 5: Khoản nào sau đây là nợ phải trả (tài sản nợ) của ngân hàng và là tài sản của khách hàng
a. Khoản cho khách hàng vay, không tỉnh khoản tiền gửi của khách hàng lOMoAR cPSD| 47206071
b. Khoản tiền gửi của khách hàng, không tính khoản cho khách hàng vay
c. Không phải khoản tiền gửi của khách hàng hay khoản cho khách hàng vay
d. Khoản tiền gửi của khách hàng và khoản cho khách hàng vay
Câu 6: Với một năm cho trước bất kỳ, chỉ số CPI là giá của rổ hàng hóa và dịch vụ trong
a. Năm cơ sở chia cho giá của rổ hàng hóa trong năm đó, sau đó nhân với 100.
b. Năm trước chia cho giá của rổ hàng hóa trong năm đó, sau đó nhân với 100.
c. Năm đó chia cho giá của rổ hàng hóa đó trong năm cơ sở, sau đó nhân với 100.
d. Năm đó chia cho giá của rổ hàng hóa đó trong năm trước, sau đó nhân với 100.
Câu 7: Mô tả nào sau đây là các trung gian tài chính?
a. Không phải các ngân hàng hay các quỹ tương hỗ
b. Các ngân hàng chứ không phải các quỹ tương hỗ
c. Cả các ngân hàng và các quỹ tương hỗ
d. Các quỹ tương hỗ chứ không phải các ngân hàng
Câu 8: Nếu một cổ phiếu hay một trái phiếu rủi ro
a. người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng như một phần của danh mục đầu tư đa dạng.
b. người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng nếu sinh lợi kỳ vọng đủ cao.
c. người không thích rủi ro sẽ không nắm giữ chúng.
d. cả a và b đều đúng.
Câu 9: Tổng thu nhập từ sản xuất nội địa của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sẽ bằng với
a. các khoản chi tiêu cho các hàng hoá này bất kể là do ai mua chúng
b. chi tiêu của chỉ hộ gia đình và doanh nghiệp cho các hàng hóa này.
c. Chi tiêu của chi hộ gia đình và chính phủ chi tiêu cho các hàng hoá này.
Câu 10: Khi công đoàn làm tăng mức lương cao hơn mức cân bằng,
a. Lượng cung lao động giảm nhưng thất nghiệp tăng.
b. Lượng cung lao động tăng nhưng thất nghiệp giảm
c. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều tăng lOMoAR cPSD| 47206071
d. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều giảm
Câu 11: Sự phân đôi cổ điển liên quan đến sự tách biệt giữa
a. các quyết định của công chúng và các quyết định của chính phủ
b. các biển số có thay đổi và các biển số không thay đổi theo chu kỳ kinh tế.
c. sự thay đổi của tiền tệ và sự thay đổi của chi tiêu chính phủ.
d. các biến số danh nghĩa và các biến số thực Câu 12: Lập luận nào sau đây là không chính xác?
a. Có một sự khác biệt lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia. Sự khác biệt này được
phản ánh bởi sự chênh lệch lớn về mức sống.
b. Với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 2% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên gấp đôi cứ mỗi 35 năm.
c. Xếp hạng các quốc gia theo thu nhập trung bình rất ít thay đổi theo thời gian.
d. Ở một số các quốc gia, thu nhập thực bình quần đầu người rất ít thay đổi sau nhiều năm. Câu 13: Các
yếu tố khác như nhau, trái phiếu có lãi suất cao hơn nếu chúng
a. Được miễn thuế và kỷ hạn ngắn.
b. Không được miễn thuế và kỳ hạn dài.
c. Miễn thuế và kỳ hạn dài.
d. Không được miễn thuế và kỳ hạn ngắn.
Câu 14: Nếu mọi người quyết định giữ tiền mặt ít hơn, gửi vào ngân hàng nhiều hơn, cung tiền sẽ a.
giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách bán trái phiếu kho bạc. b.
tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách mua trái phiếu kho bạc. c.
tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn để này bằng cách bán trái phiếu kho bạc. d.
giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách mua trái phiếu kho bạc.
Câu 15: Điều nào sau đây là một ví dụ về chi phí thực đơn? a. Giới thiệu giá mới b. Quyết định giá mới c. In danh sách giá mới lOMoAR cPSD| 47206071
d. Tất cả ví dụ trên là ví dụ của chi phí thực đơn
Câu 16: Khoản nào sau đây có cả trong M1 và M2? a. Tiền mặt
b. Tiền gửi không kỳ hạn
c. Tiền gửi có thể viết séc mới d. Tất cả đều đúng
Câu 17: So với trái phiếu ngắn hạn, các yếu tố khác như nhau, trái phiếu dài hạn nhìn chung có
a. Rủi ro nhiều hơn và vì vậy chúng được trả lãi suất cao hơn.
b. Rủi ro ít ham và vì vậy chủng được trả lãi suất thấp hơn.
c. Rủi ro ít hơn và vì vậy chúng được trả lãi suất cao hơn.
d. Rủi ro tương tự nhau và vì vậy chúng được trả lãi suất giống nhau.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là hợp lý?
a. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền một cách chính xác
b. Lượng tiền trong nền kinh tế không phụ thuộc vào hành vi của người gửi tiền.
c. Lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của các ngân hàng.
d. Không có phát biểu nào chính xác.
Câu 19: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, khi ngân hàng trung ương của một nước giảm cung tiền thi
một đơn vị tiến tệ của nước này a.
mất đi giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng gia tăng giá trị về số lượng ngoại tệ mà đồng
tiền nước đó có thể mua. b.
gia tăng giá trị cá về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua. c.
mất đi giá trị cả về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua. d.
gia tăng giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng mất đi giá trị về số lượng ngoại tệ mà đồng
tiền nước đó có thể mua,
Câu 20: Trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng của cung tiền tăng
a. Làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái và dường Phillips ngắn hạn sang phải.
b. Làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang phải và đường Phillips ngắn hạn sang trái. lOMoAR cPSD| 47206071
c. Làm dịch chuyển cả đường Phillips dài hạn và dường Phillips ngắn hạn sang phải. d. Không câu nào đúng.
Câu 21: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là
a. Sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội so với ký trước.
b. Phần trăm thay đổi của mức giá so với kỳ trước.
c. Mức giá kỳ hiện hành
d. Sự thay đổi của mức giá so với kỳ trước
Câu 22: Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải nếu
a. Có sự gia tăng dân di cư từ nước ngoài vào hoặc công nghệ được cải tiến
b. Công nghệ được cải tiến chứ không phải do sự gia tăng dân di cư từ nước ngoài vào
c. Có sự gia tăng dân di cư từ nước ngoài vào chứ không phải do công nghệ được cải tiến
d. Không có câu nào trên đây là đúng
Câu 23: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa e là số ngoại tệ để đổi lấy một đô la, giá hàng hóa trong nước là
P, và giá hàng hóa nước ngoài là P*, thì tỷ giá hối đoái thực được xác định là
a. e= -P/P* b. e(P/P*) c. e+ P*/P d. e(P*/P)
Câu 24: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, lạm phát ở Mỹ sẽ khiến cho đồng đô la
a. Giảm giá so với các đồng tiến của các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn
b. Giảm giá so với tất cả các đồng tiền khác
c. Lên giá so với tất cả các đồng tiền khác
d. Lên giá so với các đồng tiền của các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn Câu 25: Lý thuyết ngang bằng
sức mua mô tả những nhân tố xác định
a. Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn b. Giá cả trong dài hạn
c. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn
d. Giá cả trong ngắn hạn
Câu 26: Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nhân tố chính xác định dòng vốn ra ròng là a. Lãi suất thực
b. Tỷ giá hối đoái đanh nghĩa lOMoAR cPSD| 47206071 c. Lãi suất danh nghĩa
d. Tỷ giá hối đoái thực
Câu 27: Trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng cung tiền giảm (check lại nhé các bạn)
a. Làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang trái, vì vậy lạm phát trở lại mức ban đầu.
b. Làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang trái, vì vậy thất nghiệp trở lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. c. Cả a và b đúng. d. Không câu nào đúng.
Câu 28: Lập luận nào sau đây thích hợp nhất để mô tả tác động lãi suất? a.
Mức giá giảm làm cầu tiền giảm; cầu tiền giảm làm lãi suất giảm; lãi suất giảm làm giảm lượng
cầu về hàng hóa và dịch. b.
Mức giá tăng làm cầu tiền tăng; cầu tiền tăng làm lãi suất tăng; lãi suất tăng làm tăng lượng cầu
về hàng hóa và dịch vụ. c.
Mức giá giảm làm cầu tiền giảm; cầu tiền giảm làm lãi suất giảm; lãi suất giảm làm tăng lượng
cầu về hàng hóa và dịch vụ. d.
Mức giá tăng làm cầu tiền tăng; cầu tiền tăng làm lãi suất giảm; lãi suất tăng làm giảm lượng cầu
về hàng hóa và dịch vụ.
Câu 29: Khi thâm hụt ngân sách của một quốc gia tăng lên,
a. Tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền quốc gia đó giảm và giá trị xuất khẩu ròng của quốc gia đó tăng
b. Tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền quốc gia đó và xuất khẩu ròng của quốc gia đó tăng
c. Tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền quốc gia đó tăng và xuất khẩu ròng của quốc gia đó giảm
d. Tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền quốc gia đó và xuất khẩu ròng của quốc gia đó giảm
Câu 30: Chi tiêu của chính phủ tạo ra
a. Tác động tăng thanh khoản đối với tổng cung.
b. Tác động tăng thanh khoản đối với tổng cầu.
c. Tác động số nhân đối với tổng cung.
d. Tác động số nhân đối với tổng cầu. Câu 31: Tác động ngắn hạn lên lại suất
a. Được thể hiện tốt nhất khi sử dụng lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản cũng như lý thuyết cổ điển.
b. Được thể hiện tốt nhất khi sử dụng lý thuyết cổ điển. lOMoAR cPSD| 47206071
c. Được thể hiện tốt nhất khi sử dụng lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản.
d. Không được thể hiện tốt bởi lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản cũng như lý thuyết cổ điển.
Câu 32: Trong dài hạn, tiến bộ kỹ thuật
a. Làm mức giá chung tăng trong khi tăng cung tiền làm mức giá chung giảm
b. Làm mức giá chung giảm trong khi tăng cung tiền làm mức giá chung tăng
c. Và tăng cung tiền sẽ làm mức giá chung giảm
d. Và tăng cung tiền sẽ làm mức giá chung tăng
Câu 33: Nền kinh tế thị trường dựa vào điều nào dưới đây để phân bổ các nguồn lực khan hiếm? a. Người tiêu dùng b. Chính phủ c. Giá cả tương đối d. Lãi suất thực
Câu 34: Các cư dân của quốc gia A kiếm được 500 triệu đô thu nhập từ nước ngoài. Cư dân của các nước
khác kiếm được 200 triệu đô ở nước A. Những khoản thu nhập này được hạch toán vào số liệu nào của nước A
a. GDP và GDP> GNP ở nước A.
b. GNP và GNP> GDP ở nước A.
c. GDP và GDP > GNP ở nước A.
d. GNP và GNP < GDP ở nước A. Câu 35: Đường nào sau đây dốc xuống?
a. Cả đường Phillips dài hạn và đường Phillips ngắn hạn
b. Đường Phillips dài hạn, nhưng không phải đường Phillips ngắn hạn
c. Đường Phillips ngắn hạn, nhưng không phải đường Phillips dài hạn
d. Không phải đường Phillins dài han lẫn đườme Phillins noin han
Câu 36: Theo tính trung lập tiền tệ và hiệu ứng Fisher, sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng cung tiền cuối cùng làm tăng
a. lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
b. lạm phát, lãi suất danh nghĩa, nhưng không thay đổi lãi suất thực
c. lạm phát, lãi suất thực, nhưmg không thay đổi lãi suất danh nghĩa
d. Không làm thay đổi lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực lOMoAR cPSD| 47206071
Câu 37: Giả sử rằng tính trung lập của tiền tệ và hiệu ứng Fisher được duy tri và tỷ lệ tăng trưởng cung
tiền là bằng nhau trong một khoảng thời gian dài. Tất cả các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng
cung tiền cao hơn sẽ liên quan đến
a. Lãi suất danh nghĩa cao hơn, nhung lạm phát không cao hơn
b. Cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều không cao hơn
c. Tý lệ lạm phát cao hơn nhưng lãi suất danh nghĩa thì không cao hơn
d. Cả lạm phát cao hơn và lãi suất danh nghĩa cao hơn Câu 38: Dân chúng sẽ nắm giữ tiền ít hơn nếu mức giá
a. Tăng hoặc lãi suất tăng.
b. Tăng hoặc lãi suất giảm.
c. Giảm hoặc lãi suất giảm.
d. Giảm hoặc lãi suất tăng.
Câu 39: Hoạt động nào sau đây là một giao dịch thị trường tài chính?
a. Một người tiết kiệm mua một trái phiếu của một doanh nghiệp vừa mới phát hành vì vậy mà doanh
nghiệp này có thể mua sắm vốn.
b. Một người tiết kiệm mua cổ phần của một quỹ tương hỗ.
c. Một người tiết kiệm gửi tiền vào một quỹ tín dụng.
d. Không có hoạt động nào bên trên là đủng.
Câu 40: Yếu tố nào sau đây có thế giải thích cho độ dốc hướng lên của đường tổng cung ngắn hạn? a.
Sự gia tăng của lãi suất làm gia tăng chi đầu tự
b. Tiền lương danh nghĩa thì chậm điều chỉnh trước những thay đổi của hoàn cảnh kinh tế
c. Sự gia tăng của cung tiền làm giảm lãi suất
d. Khi mức giá chung giảm, tỷ giá hối đoái giảm