-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nghiên cứu khoa học với Đề tài "Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ mầm non 4-5 tuổi ở trường Mầm Non Ban Mai Quy Nhơn"
Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ mầm non 4-5 tuổi ở trường Mầm Non Ban Mai Quy Nhơn
Nghiên cứu khoa học(DQN) 1 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Nghiên cứu khoa học với Đề tài "Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ mầm non 4-5 tuổi ở trường Mầm Non Ban Mai Quy Nhơn"
Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ mầm non 4-5 tuổi ở trường Mầm Non Ban Mai Quy Nhơn
Môn: Nghiên cứu khoa học(DQN) 1 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
lOMoAR cPSD| 20899013 lOMoAR cPSD| 20899013 Tên đề tài
Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ mầm non
4-5 tuổi ở trường Mầm Non Ban Mai Quy Nhơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3, trong độ tuổi 4 đến 4
tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất và đến 5 tuổi thì suy yếu đi rất nhanh.
Trong độ tuổi này não bộ của bé đang ở trong giai đoạn phát triển nhiều
nhất và các tế bào thần kinh cũng bắt đầu được vận dụng tối đa để trẻ
có thể tự có những suy nghĩ của riêng mình. Càng tư duy và suy nghĩ
nhiều ở tuổi này, khả năng sáng tạo của trẻ sẽ càng được phát huy một
cách tối đa khi lớn hơn ở những giai đoạn phát triển sau. Chính vì vậy,
bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để tạo cho trẻ những cơ hội phát
triển nổi trội nhờ khả năng biết tư duy và suy nghĩ logic. Nhất là tập
trung phát triển vốn từ cho trẻ để hình thành tư duy cũng như cách diễn
đạt nếu tập trung phát triển vốn từ của trẻ trong giai đoạn này thì trẻ sẽ
trở thành người có đầu óc tư duy sáng tạo rất tốt.Giáo dục phát triển
ngôn ngữ giúp trẻ định hình và phát triển tư duy, đạo đức, là phương
tiện để trẻ giao tiếp, kết nối, bày tỏ quan điểm thái độ của mình. Đây
còn là bàn đạp góp phần vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở các cấp
tiếp theo. Giáo dục ngôn ngữ ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động phát lOMoAR cPSD| 20899013
triển của trẻ, đặc biệt là trong giao tiếp, lĩnh hội tri thức phát triển tư
duy, trí tuệ và đạo đức. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp kết nối, ngôn
ngữ hệ thống tín hiệu đặc biệt chính là thành tựu lớn nhất của loài
người có thể trao đổi với nhau, ghi lại lịch sử, truyền cho nhau nghe lOMoAR cPSD| 20899013
những kinh nghiệm của mình. Đối với trẻ em, giáo dục phát triển ngôn
ngữ giúp trẻ giao tiếp với người lớn, nói ra mình muốn gì để tìm kiếm
sự giúp đỡ, thấu hiểu các con. Giáo dục ngôn ngữ giúp trẻ phát triển tư
duy ngay từ nhỏ, trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng hiếu động và tò
mò thế giới xung quanh. Các con không ngừng đặt ra câu hỏi và nhờ có
ngôn ngữ những thắc mắc của trẻ được giải đáp, có kiến thức về thế
giới sáng tạo và tích cực hơn. Khi trẻ quan sát thế giới xung quanh
mình, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu về những thứ trẻ đang nhìn
thấy, nếu chỉ nhìn trẻ sẽ không phát triển được tư duy, với nhiều sự vật
và hiện tượng không biết cách phân biệt. Dưới sự hướng dẫn của người
lớn bằng ngôn ngữ, trẻ sẽ làm theo từ đó dần hình thành tư duy và tư
duy này sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời. Ngôn ngữ hỗ trợ giáo dục đạo đức,
hãy thử tưởng tượng nếu không có ngôn ngữ các bố mẹ sẽ dạy dỗ con
cái của mình về những hành vi nên và không nên làm bằng cách nào?
Chúng ta có thể thấy rằng, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, bố mẹ dễ dàng
truyền đạt, hướng dẫn con về những quy tắc và chuẩn mực xã hội. Bên
cạnh đó, ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng để phát triển những khả
năng về cảm thụ nghệ thuật, tính thẩm mỹ. Vì vậy, ngôn ngữ là công cụ
giao tiếp đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng là
không thể phủ nhận. Việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ một cách
chuẩn mực, đúng quy tắc và văn hóa là yêu cầu bắt buộc đối với mọi
chúng ta. Nó trở thành một mục tiêu quan trọng!
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp cho trẻ mầm non lứa 4-5 tuổi.
Mục tiêu : - Khảo sát khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp của trẻ
4-5 trường mầm non Ban Mai
- Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ lOMoAR cPSD| 20899013
- Rèn cho trẻ các kỹ năng nghe nói đọc viết để phát triển ngôn ngữ một
cách tốt nhất để có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa 4-5 tuổi
Đối tượng nghiên cứu: tất cả trẻ mầm non lứa 4-5 tuổi
4. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi của trường mầm non Ban Mai.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc tài liệu, khái quát những vấn đề
liên quan đến giáo dục ngôn ngữ phát triển cho trẻ mầm non 4-5 tuổi
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép biểu hiện phát triển
ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi ( ví dụ như: hoạt động vui chơi, trẻ có giao tiếp
hay hoạt bát với thầy cô bạn bè hay không?) 6. Chọn mẫu:
- Chọn mẫu không có xác suất
7. Giả thuyết khoa học :
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của giáo dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp
với nhau trong học tập cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động dạy phát
triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì
thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao
gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi
văn hoá cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện. lOMoAR cPSD| 20899013
Tài liệu tiếng việt
[1] Mỹ Dung(2021). Kỹ năng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, NXB Hồng Hạnh.
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục ngôn ngữ mầm non, NXB Giáo dục Việt nam.
[3] Nguyễn Thị Hạnh (2013), Giáo Trình Giáo Dục Học Mầm Non, NXB Đại Học Sư Phạm.
[4] Nguyễn Ánh Như, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đinh Thị Thanh Tịnh
(2015), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Đại Học Sư Phạm. Tài liệu internet
Ngày truy cập 13/10/2021
[5] https://daivietsaigon.edu.vn/dao-tao/bai-viet/phat-trien-ngon-ngu-cho- tre-mam-non-4062.html
Document Outline
- 6. Chọn mẫu:
- 7. Giả thuyết khoa học :
- Tài liệu tiếng việt
- Tài liệu internet