Nghiên cứu Marketing | Bài tập môn Marketing | Trường Cao đẳng thực hành FPT
Bài tập môn Marketing "Nghiên cứu Marketing" của Trường Cao đẳng thực hành FPT được biên soạn dưới dạng PDF gồm những kiến thức và thông tin cần thiết cho môn marketing giúp sinh viên có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học từ đó làm tốt trong các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing (MAR2023)
Trường: Trường Cao đẳng Thực hành FPT
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ASSIGNMENT
NGHIÊN CỨU MARKETING ớp: PB16332-MA
Giảng viên: Nguyễn Thị Hạnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Họ và tên Mã sinh viên Ghi chú Hoàng Thị Phương PH13981 Nhóm trưởng Vi Thu An PH16760 Thành viên Phan Thị Phương Anh PH14183 Thành viên Phạm Thị Hạnh PH14209 Thành viên Phạm Doãn Tuấn PH13929 Thành viên Phạm Văn Vẻ PH14742 Thành viên Đặng Mạnh Đình PH10251 Thành viên 1 Mục lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ................................................................................... 3
1.1 : Giới thiệu về doanh nghiệp. .......................................................................... 3
1.2 : Xác định vấn đề nghiên cứu. ....................................................................... 10
1.3 Xác đinh mục tiêu nghiên cứu. ..................................................................... 13
CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH NGUỒN, DẠNG DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP THÔNG TIN ..................................................................................... 14
2.1 Xác định nguồn và dạng dữ liệu ...................................................................... 14
2.2 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 14
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH THANG ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT KẾ
BẢNG CÂU HỎI .................................................................................................... 17
3.1 Thang đo, thang điểm ................................................................................... 17
3.2 Bảng hỏi hoàn thiện: ..................................................................................... 18
3.3 Kế hoạch thu thập thông tin ......................................................................... 20
CHƯƠNG 4. CHỌN MẪU, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP ............................................................................................................. 22
4.1. Chọn mẫu. ..................................................................................................... 22
4.2. Phân tích kết quả .......................................................................................... 26
4.3. Kết luận. ........................................................................................................ 34
4.4. Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 35 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.1 : Giới thiệu về doanh nghiệp. 1.1.1 : Tên.
Tên doanh nghiệp: Công ty sữa đậu nành Việt Nam. Logo 1.1.2 : Trụ sở.
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Chí Thanh Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Website: http://www.Vinasoycorp.vn Tel: (055) 3 719 719 Fax: (055) 3 810 391
Mail: daunanhvn@Vinasoy.com.vn 3
1.1.3 : Lĩnh vực kinh doanh.
Với chiến lược tập trung chuyên biệt vào đậu nành suốt 20 năm hình thành và
hoạt động, Vinasoy hiện đang dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành bao bì giấy tại Việt
Nam với hơn 80% thị phần và thuộc Top 5 Nhà máy Sữa đậu nành lớn nhất thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi không ngừng của ngành hàng FMCG,
Vinasoy luôn nỗ lực để đón đầu những xu hướng mới của thị trường, áp dụng những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong chiến lược phát triển bền vững của mình, Vinasoy không chỉ tập trung
đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, công tác Marketing, mở rộng hệ
thống phân phối, xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp mà còn hết sức chú
trọng việc đầu tư vào công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác quản lý điều
hành, hướng đến việc sở hữu một giải pháp quản lý toàn diện, chuyên nghiệp, hiệu
quả toàn bộ các nguồn lực doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế.
Sau khi hoàn thành, Vinasoy sẽ có một hệ thống quản trị vững vàng theo tiêu
chuẩn quốc tế, giúp tối đa hóa mức độ trao đổi thông tin, cải tiến và theo dõi chặt
chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí do loại bỏ được các công
việc, các quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng, cải thiện sự tương tác giữa
Vinasoy với khách hàng và Nhà cung cấp, giúp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh,
từng bước nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
1.1.4 : Lịch sử hình thành và phát triển.
Tiền thân của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam Vinasoy là phân xưởng sữa được
thành lập vào năm 1997, trực thuộc công ty Cổ Phần đường Quảng Ngãi với tên gọi
là Nhà máy sữaTrường Xuân - ấp ủ hoài bão của những người sáng lập về một mùa 4
xuân trường tồn. Với tổng số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị
một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển với công suất
10 triệu lít/năm, với 100 công nhân. Mặt hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa
tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Ngày 24/7/2013, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy đã chính thức khánh
thành nhà máy sản xuất sữa đậu nành thứ 2 tại Bắc Ninh với công nghệ hiện đại nhất
của Tetra Pak. Sự kiện này đã mở ra một trang mới vì khát vọng đậu nành của
Vinasoy trong hành trình phát triển vững bền hơn 15 năm qua, thể hiện tinh thần của
doanh nghiệp: Tập trung để khác biệt và dẫn đầu.
Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy - Bắc Ninh xây dựng trên tổng diện tích
61.000m2 nằm trong Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy được
khởi công xây dựng vào tháng 8/2012 với tổng số vốn đầu tư hơn 650 tỉ đồng, công
suất thiết kế 180 triệu lít/năm (giai đoạn 1 là 90 triệu lít/năm). Tháng 5/2013, nhà
máy đã hoàn thành giai đoạn 1 và đã được đưa vào hoạt động, đảm bảo cung cấp
đầy đủ, kịp thời các sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực miền Bắc.
Ngày 25/8/2015, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chính thức khánh
thành giai đoạn 2 nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh với tổng công suất thiết
kế là 180 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư cho 2 giai đoạn là hơn 1.280 tỉ đồng. 5
Với 2 nhà máy ở Quảng Ngãi và Bắc Ninh, Vinasoy quyết tâm nâng khả năng cung
ứng sữa đậu nành lên hơn 1,5 tỉ sản phẩm/năm, vinh dự đứng trong danh sách top 5
công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới. Sự kiện này tiếp tục ghi nhận một
thành tựu mới của Vinasoy trong suốt hành trình 18 năm khai phá tiềm năng quý giá
của hạt đậu nành, với một niềm tin bền bỉ vào một mục tiêu tốt đẹp, góp phần thúc
đẩy xu hướng dinh dưỡng lành trong cuộc sống hiện đại của người tiêu dùng Việt
Nam. Vị thế của Vinasoy sẽ tiếp tục được nâng cao khi nhà máy thứ 3 tại KCN VSIP
2A Bình Dương bắt đầu khởi công xây dựng vào cuối năm 2015.
1.1.5 : Danh mục sản phẩm.
Vinasoy được biết đến là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực sáng tạo với châm
ngôn: “Khỏe bên trong và rạng ngời bên ngoài”. Nhờ vào nguồn dưỡng chất từ thiên
nhiên, sữa đậu nành Vinasoy đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Để đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, Vinasoy đã cho ra nhiều loại sữa đậu nành
với hương vị và mẫu mã đa dạng cùng giá thành vô cùng phải chăng. Stt Tên sản phẩm Hình ảnh 1
Sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất. 6 2
Sữa đậu nành Vinasoy mè đen. 3
Sữa đậu nành Fami nguyên chất. 4 Sữa đậu nành Fami Go 5
Sữa đậu nành Fami Canxi.
1.1.6 : Khách hàng mục tiêu.
Có 4 đối tượng chính bao gồm: o Từ 6 tuổi trở lên. o
Dưới 18 tuổi: chủ yếu là học sinh trung học và tiểu học. o
Từ 18 tuổi đến 21 tuổi: hầu hết là sinh viên. o
Từ 21 tuổi đến 25 tuổi: chủ yếu là những người đã đi làm. 7
Ở dòng sản phẩm sữa đậu nành gồm các sản phẩm như “Sữa đậu nành Vinasoy
nguyên chất”, “Sữa đậu nành Vinasoy mè đen”. Đối tượng được tập chung chính ở
đây là hướng tới người dùng là phụ nữ, do thành phần của sữa giúp làm giảm lão
hóa, chống sạm da và bồi bổ các dưỡng chất làm đẹp cho phái nữ.
Với thành phầm của sữa đậu nành mang nhiều chất dinh dưỡng như cung cấp
vitamin D, B1, B2, B3…. Bồi bổ Canxi ngoài ra với hàm lượng chất béo ít. Vinasoy
đã và đang tập chung vào đối tượng người già cần bổ xung canxi chống loãng xương
ngoài ra với hàm lượng vitamin B1, B2, B3 … cao rất thích hợp cho phát triển trí
thông minh và thể chất của lứa tuổi trẻ. Vinasoy cũng đã và đang tiếp tục phát triển
và cho ra mắt các sản phẩm giúp hỗ trợ làm đẹp và giữ dáng cho phát nữ với hàm
lượng chất chống lão hóa và ít chất béo trong sữa đậu nành giúp Viansoy dễ dàng
tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu này.
Về văn hóa thị trường, hiện nay đại đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng các
sản phầm từ thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, Vinasoy với các sản
phẩm từ sữa đậu nành (một thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sức khỏe) đã
đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng, đây cũng là lợi thế đem lại cho Vinasoy
một lượng lớn khách hàng.
1.1.7 : Vai trò của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp.
1.1.7.1 : Nghiên cứu dự báo thị trường
Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục
tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và
dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng,
nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những
đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.
Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới
Sau khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp, Vinasoy sẽ tiến hành phát triển chiến
lược marketing cho mô hình sản phẩm ấy. Công việc bao gồm:
Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? (vị
trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống…)
Xây dựng kế hoạch trong chiến lược Marketing Mix: giá cả, hệ thống phân phối, Promotion… 8
1.1.7.2 : Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.
Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của
doanh nghiệp từ đó lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cản tiến,
hoàn thiện sản phẩm hiện tại, vạch ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, xác
định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới cũng như đề xuất về chế tạo sản xuất các sản
phẩm mới, nghiên cứu hoàn thiện bao bì sản phẩm để có kế hoạch Marketing tương ứng phù hợp.
1.1.7.3 : Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
Phân khúc thị trường giúp nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công
việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó đưa ra những sản phẩm
cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau…
để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác
nhau. Hơn thế nữa, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị
trường của doanh nghiệp Vinasoy. Khi Marketing làm tốt công việc phân khúc thị
trường sẽ dễ dàng xác định được phân khúc thị trường thích hợp để đầu tư, dẫn đến
thành công cho doanh nghiệp Vinasoy.
Ngược lại, nếu Marketing chọn sai thị trường thì chiến lược trên lý thuyết dù
có hay thế nào cũng khó có thể thực hiện thành công, bởi có thể Marketing đã chọn
một thị trường quá lớn so với khả năng của mình hoặc thị trường quá lớn mà doanh
nghiệp không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ. Vì vậy, phân khúc thị
trường giúp xác định mục tiêu hiệu quả, là cơ sở để các Marketing nhận định, đánh
giá thị trường, giúp theo dõi diễn biến thị trường cũng như phán đoán những thay
đổi trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường.
1.1.7.4 : Phát triển sản phẩm mới
Kế hoạch tiếp thị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinasoy, điều phối
các hoạt động và có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược tiếp
thị tốt sẽ định hướng các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, chiến lược Marketing rất quan trọng đối với Vinasoy vì nó đóng vai
trò thúc đẩy chính trong việc tạo ra doanh thu và tốn rất nhiều chi phí. Rất nhiều
công ty không thành công vì họ không có kế hoạch xây dựng chiến lược Marketing
rõ ràng, bài bản và dài hạn. Phòng Marketing sẽ kết hợp lập kế hoạch để có những
định hướng, chiến lược rõ ràng không chỉ nhằm thấu hiểu khách hàng, ngành nghề
kinh doanh mà còn quảng bá tới thị trường sản phẩm và thế mạnh của Vinasoy. 9
1.1.7.5 : Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông.
Để đảm bảo hình ảnh của Vinasoy được thể hiện một cách tốt nhất trước công
chúng, các chuyên viên phòng Marketing có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với giới báo chí, truyền thông để doanh nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhiều
người ví von rằng “Giới truyền thông là cơ quan có sức mạnh lớn thứ tư sau các cơ
quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp”. Quả thật đúng như vậy, điều này đặt ra một
vấn đề to lớn với doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, mà cụ thể và
trực tiếp hơn là các chuyên viên PR, chuyên viên Marketing.
1.2 : Xác định vấn đề nghiên cứu.
- Tên vấn đề: Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy
❖ Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu: Về ngành hàng.
- Sữa là thực phẩm quan trọng và thiết yếu nhưng do giá thành quá cao so với
mức thu nhập trung bình của người Việt nên việc chi tiêu đối với sản phẩm
này còn hạn chế. Chi tiêu cho sữa chiếm hơn 10% trong tổng chi tiêu cho
thực phẩm tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2018, doanh thu của các
doanh nghiệp ngành sữa không ngừng tăng trưởng với tốc độ bình quân,
ngành sữa Việt Nam tăng trưởng CAGR 12.7%/năm. Tăng trưởng doanh
thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào hai mảng chính là sữa bột và sữa nước,
chiếm 75% tổng giá trị thị trường. (Nguồn Báo cáo chuyên sâu về ngành
sữa Việt Nam Q4/2019 của VIRAC).
- Việt Nam có một thị trường tiêu thụ sữa đậu nành đứng thứ 3 thế giới đứng
trên Mỹ và Hong Kong (Theo báo cáo của AC Nielsen Việt Nam).
- Sữa là một trong những mặt hàng thuộc nhóm có sức tiêu thụ và sản lượng
bán ra lớn nhất ở Việt Nam. Là một trong ngành hàng quan trọng trong các
chính sách phát triển “Sữa học đường” của nhà nước. Về doanh nghiệp. 10
- Vinasoy là một thương hiệu sữa đậu nành nổi tiếng, gần gũi và được người
tiêu dùng ưa thích, lựa chọn nhiều với các sản phẩm sữa đậu nành nổi tiếng
như (Fami, Vinasoy…). Các thông tin về Vinasoy cũng dễ tìm kiếm trên
internet hơn so với những doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực sữa đậu nành.
- Theo báo cáo thường niên Brand Footprint công bố mới đây của Kantar
Worldpanel, thương hiệu Sữa đậu nành Fami của Công ty Sữa đậu nành
Việt Nam Vinasoy tiếp tục nằm trong Top 10 thương hiệu của ngành hàng
Sữa và sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất ở thành thị của 4
thành phố chính và nông thôn Việt Nam. Về sản phầm.
- Sản phẩm mà nhóm lựa chọn nghiên cứu: Sữa đậu nành Vinasoy. Vì hiện
nay, sữa đậu nành được xem là một loại thức uống phổ biến của mọi lứa tuổi
đặc biệt là giới trẻ với mức giá ưu đãi. 11
- Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường sữa tại Việt Nam trong những
năm gần đây, sản phầm sữa đậu nành, điển hình như sản phầm sữa đậu nành
của Vinasoy và sữa đậu nành của Vinamilk đang phải cạnh tranh nhau để
giành sự quan tâm lựa chọn của khách hàng.
- Sản phẩm sữa đậu nành Fami của Vinasoy được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất. Về bối cảnh.
- Thị trường sữa nói chung và thị trường sữa đậu nành nói riêng tại Việt Nam
đã và đang tăng trưởng một cách chóng mặt.
- Lượng người tiêu dùng và lựa chọn mặt hàng sữa đậu nành của Viansoy ở
mức cao và không ngừng ra tăng đây cũng được xem như là lợi thế để doanh
nghiệp Vinasoy thúc đẩy doanh số.
❖ Phương pháp tiếp cận để xác định vấn đề nghiên cứu Marketing:
- Tên phương pháp: Phân tích tình huống và điều tra sơ bộ
- Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu:
• Đây là phương pháp quan sát, theo dõi và tìm hiểu một cách liên tục tình
huống để nhận ra vấn đề của tình huống, nhìn nhận số lượt mua của
Viansoy tăng hoặc giảm so với các giai đoạn khác trong năm, điều này
khiến doanh nghiệp phải quan sát, phân tích liên tục lý do người tiêu
dùng có nhu cầu nhiều hơn so với các giai đoạn khác từ đó đưa ra hướng
giải quyết cho vấn đề.
• Vì trong một năm hành vi khách hàng sẽ được thay đổi có thể do sự cạnh
tranh từ đối thủ hoặc các vấn đề chất lượng cũng như các chiến dịch
marketing sản phẩm. Do đó Vinasoy cần có những thông tin và sự nhìn
nhận về hành vi sử dụng của khách hàng để qua đó có thể vạch ra được 12
những chiến lược marketing phù hợp để tăng doanh số và hướng giải
quyết nếu thói quen sử dụng sản phẩm của công ty giảm sút.
1.3 Xác đinh mục tiêu nghiên cứu.
1.3.1 Mục tiêu tổng thể.
- Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.
- Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với thương hiệu sản phẩm.
- Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với bao bì sản phẩm.
- Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với hương vị, kết cấu, thành phần,
độ ngọt, chất bảo quản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy
1.4 Thời gian, ngân sách, nhân lực. STT Công việc Người thực hiện
Thời gian Kinh phí Công cụ 1 Thiết kế nội Cả nhóm 1 ngày - Work dung phiếu điều tra 2 In ấn phiếu Phạm Văn Vẻ 1 ngày 60.000đ - khảo sát 3
Triển khai điều Cả nhóm 3 ngày - - tra 4
Thu thập thông Đinh Mạnh Đình 1 ngày - Excel tin Phạm Doãn Tuấn Phan Phương Anh 5 Phân tích dữ Hoàng Thị Phương 1 ngày - Work liệu Phạm Thị Hạnh Vi Thu An 13
CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH NGUỒN, DẠNG DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
2.1 Xác định nguồn và dạng dữ liệu
Quá trình nghiên cứu marketing sử dụng nguồn thông tin ở cả bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp với hai dạng dữ liệu là thứ cấp và sơ cấp.
2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
❖ Bên trong doanh nghiệp
- Thông tin tổng quan về doanh nghiệp sữa đậu nành Vinasoy Việt Nam.
- Thông tin sản phẩm về sữa đậu nành Vinasoy
- Báo cáo về các cuộc nghiên cứu trước đây của doanh nghiệp (nếu có)
❖ Bên ngoài doanh nghiệp
- Đánh giá, nhận xét của người tiêu dùng, khách hàng, người xem trên các
website, blog, video…về sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy.
- Nguồn thông tin từ các hiệp hội thương mại, các tổ chức nghiên cứu marketing.
2.1.2. Dữ liệu sơ cấp: Do nhóm nghiên cứu và tiến hành thu thập.
2.2 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Sử dụng phương pháp “nghiên cứu tài liệu tại bàn” để thu thập thông tin thứ
cấp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền
hình hoặc trên các trang mạng xã hội, web… 14
❖ Quy trình thu thập gồm 4 bước:
- Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu:
• Thông tin về tần suất mua, lý do, hình thức và mục đích mua sữa đậu nành Vinasoy.
- Tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu:
• Thông tin bên trong doanh nghiệp
• Báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Các số liệu về tình hình tiêu thụ sữa đậu nành Vinasoy.
• Các báo cáo về cuộc nghiên cứu trước đây.
• Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
• Nguồn thông tin thương mại
• Các loại sách báo, tạp chí, Google
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Sử dụng phương pháp: điều tra phỏng vấn và bảng hỏi.
❖ Phương pháp điều tra phỏng vấn Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thiết kế mẫu câu hỏi
- Phân tích thông tin: lấy từ những thông tin thứ cấp đã tìm được
- Đối tượng phỏng vấn: tất cả mọi người nhưng tập trung hơn ở đối tượng học
sinh, sinh viên, các mẹ nội trợ.
- Đặt những câu hỏi trong phạm vi cần thu thập thông tin, tránh hỏi những câu
hỏi ngoài lề và những câu hỏi khó trả lời hoặc người được hỏi không muốn
trả lời, tránh mất nhiều thời gian của người được hỏi. 15
- Thiết kế bảng câu hỏi: có thể sử dụng Google biểu mẫu, phỏng vấn qua phiếu câu hỏi đưa tay…
Bước 2: Thực hiện điều tra phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
• Số lượng người tham gia phỏng vấn dự kiến: 100 người
• Giúp thu thập thông tin linh hoạt, người phỏng vấn có thể đưa ra nhiều
câu hỏi hơn, bổ sung kết quả phỏng vấn bằng sự quan sát trực tiếp của mình.
• Cho phép đánh giá tính chính xác của câu trả lời.
Bước 3: Tổng hợp kết quả:
- Nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả 16
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH THANG ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
3.1 Thang đo, thang điểm Thông tin Thang đo Thang điểm Loại câu hỏi Giới tính Biểu danh Độ tuổi Biểu danh Đóng - nhiều lựa chọn Nghề nghiệp Biểu danh Đóng - nhiều lựa chọn Tình trạng sử Biểu danh Đóng - phân đôi dụng sản phẩm Tần suất sử dụng Biểu danh Đóng - nhiều lựa của khách hàng chọn Mục đích sử dụng Biểu danh Đóng - nhiều lựa của khách hàng chọn Mức độ hài lòng Khoảng cách Likert Đóng - bậc thang về chất lượng sản phẩm Mức độ hài lòng Khoảng cách Likert Đóng - bậc thang về bao bì sản phẩm Ý kiến cá nhân Mở - thăm dò 17
3.2 Bảng hỏi hoàn thiện:
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ MÚC ĐỘ HÀI LÒNG
VỚI SẢN PHẨM SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY.
Hiện nay nhóm chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến khách hàng về
sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy của chúng tôi.
Tất cả các ý kiến của anh (chị) đều có ý nghĩa với sự thành công của nghiên cứu. Rất
mong anh (chị) dành khoảng 5 phút để giúp chúng tôi hoàn thành câu hỏi liên quan
dưới đây. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của các anh (chị).
Anh (chị) vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của mình. Câu hỏi khảo sát:
Câu 1. Anh (chị) vui lòng cho biết giới tính? Nam Nữ
Câu 2. Anh (chị) vui lòng cho biết độ tuổi? 6 – 17 tuổi. 18 – 25 tuổi. 26 – 35 tuổi. Trên 35 tuổi.
Câu 3. Anh (chị) vui lòng cho biết nghề nghiệp của mình? Học sinh, sinh viên Công, nhân viên. Lao động tự do.
Khác (vui lòng ghi rõ) ……………………………………………..
Câu 4. Anh (chị) đã từng sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy? Đã sử dụng
Chưa sử dụng (dừng phỏng vấn).
Câu 5. Tần suất sử dụng sữa đậu nành Vinasoy của anh (chị)? A. 1-2 lần/tuần. C. 5-6 lần/tuần. B. 3-4 lần/tuần. D. >6 lần/tuần. 18
Câu 6. Mục đích anh (chị) sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy?
Để cung cấp các lợi khuẩn có lợi, tốt cho sức khỏe.
Thay bữa sáng hoặc ăn nhẹ thay bữa phụ.
Để giảm cân giữ dáng.
Câu 7. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ đồng ý với các ý kiến dưới đây về chất lượng
sản phẩm. (Đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng). Rất không Không Ít Hài lòng Rất Tiêu chí
hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng Hương vị thơm ngon Độ ngọt phù hợp
Thành phần dinh dưỡng cao
Kết cấu sản phẩm đậm đặc
Vị đặc trưng của đậu nành
Câu 8. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ đồng ý với các ý kiến dưới đây về bao bì sản
phẩm. (Đề nghị đánh dấu X vào ô tương ứng). Rất không Không
Ít đồng ý Đồng ý Rất đồng Tiêu chí đồng ý đồng ý ý Màu sắc bao bì thu hút Kích cỡ bao bì phù hợp
Chất lượng bao bì thân thiện với môi trường
Thông tin trên bao bì đầy đủ 19
Câu 9. Hãy nêu những vấn đề mà anh(chị) gặp phải khi sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho cuộc khảo sát của chúng tôi!
3.3 Kế hoạch thu thập thông tin
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu:
- Tổng thể của cuộc nghiên cứu hướng tới khách hàng có lứa tuổi từ 6 tuổi trở lên,
hiện đang là học sinh, sinh viên hoặc đã đi làm. Do thời gian có hạn và ảnh hưởng
của dịch bệnh nên nhóm thu hẹp về khu vực Nam Từ Liêm để điều tra.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu kết hợp: chọn mẫu cả khối và chọn mẫu tiện lợi.
+ Cả khối: Nam Từ Liêm, Hà Nội
+ Tiện lợi: Lựa chọn 1 số trường đại học, Cao đẳng trong khu vực quận Nam Từ Liêm
❖ Bước 1: Chọn khu vực quận Nam Tự Liêm, Hà Nội để thực hiện điều tra (chọn mẫu cả khối).
❖ Bước 2: Lựa chọn 1 số trường đại học, Cao đẳng trong khu vực quận Nam Từ
Liêm để thực hiện điều tra khảo sát ở gần cổng trường (chọn mẫu tiện lợi). STT Trường học 1
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic 2
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội 3
Trường đại học Đông Á 20
3.3.2 Quy mô mẫu nghiên cứu
-Quy mô mẫu tối thiểu: n = 5*9=45
-Nhóm đã xác định và đưa ra quy mô mẫu là 100 phần tử.
3.3.3 Kế hoạch thu thập thông tin (Kế hoạch khảo sát)
- Thời gian: Từ 19/4/2021 đến 23/4/2021
- Địa điểm: Tại cổng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Trường Cao đẳng Quốc tế
Hà Nội, Trường Đại học Đông Á
- Nhân lực: Các thành viên trong nhóm 6
- Cách thức tiếp cận: Tiếp cận trực tiếp đến những đối tượng để khảo sát mức độ hài
lòng của người tiêu dùng về sản phẩm sữa đậu lành Vinasoy
- Phương án dự phòng: Chuẩn bị phương thức khảo sát online nếu cuộc khảo sát
chưa được hoàn thành hoặc xảy ra sự cố. 21
CHƯƠNG 4. CHỌN MẪU, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1. Chọn mẫu.
❖ Xác định phương pháp chọn mẫu
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu kết hợp: chọn mẫu cả khối và chọn mẫu tiện lợi. - Căn cứ xác định: + Tính thuận tiện.
+ Xác định mức độ hài lòng của khách hàng ở khu vực quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Nội.
4.1.2. Xác định kích thước mẫu. - Kích thước mẫu: 100.
- Căn cứ để xác định:
+ Quy mô mẫu tối thiểu: n = 5*9=45.
+ Nhóm xác định và đưa ra quy mô mẫu là 100 phần tử.
+ Số lượng mẫu khảo sát là 100 mẫu là phú hợp để có thể thu thập và tổng hợp được.
+ Ngân sách, thời gian, nhân lực của cuộc khảo sát. ❖
Tổng hợp phiếu. - Cỡ mẫu: 100. - Số phiếu thu về: 90.
- Số phiếu hợp lệ: 70.
- Số phiếu không hợp lệ: 20.
❖ Phương pháp phân tích dữ liệu.
Nhóm nghiêm cứu sử dụng phương pháp thống kê miêu tả trên 70 phiếu hợp lệ. 22
❖ Bảng mã hóa thông tin chung. Câu hỏi Mã hóa Giới tính CH1 Độ tuổi CH2 Nghề nghiệp CH3 Tình trạnh sử dụng CH4 Tần suất sử dụng CH5 Mục đích sử dụng CH6
Mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm CH7
Mức độ hài lòng về bao bì sản phẩm CH8 Ý kiến đống góp CH9
❖ Bảng tần suất. A B C D CH1 35 35 CH2 7 54 5 4 CH3 48 11 8 3 CH4 70 0 CH5 38 19 8 5 CH6 34 30 6 23
❖ Bảng mã hóa thông tin và tần suất CH7. Ý kiến 1 2 3 4 5 Hương vị thơm ngon 5 0 5 47 13 Độ ngọt phù hợp 3 2 7 41 17
Thành phần dinh dưỡng cao 1 1 14 37 17
Kết cấu sản phẩm đậm đặc 1 1 16 37 15
Vị đặc trưng của đậu nành 3 3 3 43 18
❖ Bảng mã hóa thông tin và tần suất CH8. Ý kiến 1 2 3 4 5 Màu sắc bao bì thu hút 2 1 12 45 10 Kích cỡ bao bì phù hợp 2 1 8 44 15
Chất lượng bao bì thân thiện với 2 3 8 42 15 môi trường
Thông tị trên bao bì đầy đủ 3 0 5 44 18
❖ Bảng tỉ lệ phần trăm. A B C D CH1 50% 50% CH2 10% 77,14% 7,14% 5,71% CH3 68,57% 15,71% 11,43% 4,29% CH4 100% 0% CH5 54,29% 27,14% 11,43% 7,14% CH6 48,57% 42,86% 8,57% 24
❖ Bảng tỉ lệ phần trăm CH7. Ý kiến 1 2 3 4 5 Hương vị thơm ngon 7,14% 0% 7,14% 67,14% 18,57% Độ ngọt phù hợp 4,29% 2,86% 10% 58,57% 24,29%
Thành phần dinh dưỡng cao 1,43% 1,43% 20% 52,86% 24,29%
Kết cấu sản phẩm đậm đặc 1,43% 1,43% 22,86% 52,86% 21,43%
Vị đặc trưng của đậu nành 4,29% 4,29% 4,29% 61,43% 25,71%
❖ Bảng mã hóa thông tin và tần suất CH8. Ý kiến 1 2 3 4 5 Màu sắc bao bì thu hút 2,86% 1,43% 17,14% 64,29% 14,29% Kích cỡ bao bì phù hợp 2,86% 1,43% 11,43% 62,86% 21,43%
Chất lượng bao bì thân thiện 2,86% 4,29% 11,43% 60% 21,43% với môi trường
Thông tị trên bao bì đầy đủ 4,29% 0% 7,14% 62,86% 25,71% 25
4.2. Phân tích kết quả.
❖ Câu 1: Anh chị vui lòng cho biết giới tính. Giới tính Tần số Tỉ lệ (%) Nam 35 50% Nữ 35 50% Tổng số 70 100%
- Đối tượng tham gia khảo sát sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy không
phụ thuộc vào giới tính.
- Với tỉ lệ nam và nữ tham gia khảo sát bằng nhau cho thấy nhu cầu sử dụng
sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy ở cả hai giới tính là ngang nhau. 26
❖ Câu 2. Anh (chị) vui lòng cho biết độ tuổi? Độ tuổi Tần số Tỉ lệ (%) 6-17 tuổi 7 10% 18-25 tuổi 54 77,14% 26-35 tuổi 5 7,14% Trên 35 tuổi 7 5,71%
- Đối tượng sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinamilk chủ yếu ở trong độ tuổi
từ 18-25 tuổi đang trong độ tuổi trẻ, độ tuổi lao động.
- Ngoài ra còn một số đối tượng sử dụng sản phẩm ở độ tuổi 6-17 tuổi và đối
tượng trên 26 tuổi nhưng chỉ chiếm số ít (23%).
- Thông qua biểu đồ trên về độ tuổi sử dụng thì Vinasoy nên có các hướng đi
nhằm điều chỉnh về chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm sao cho phù hợp với đối tượng sử dụng. 27
❖ Câu 3. Anh (chị) vui lòng cho biết nghề nghiệp của mình? Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ (%) Học sinh, sinh viên 48 68,57% Công, nhân viên 11 15,71% Lao động tự do 8 11,43% Khác 3 4,29%
TỈ LỆ NGHỀ NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT Học sinh, sinh viên Công, nhân viên Lao động tự do Khác 4% 11% 16% 69%
- Đối tượng sử dụng sữa đậu nành Vinasoy chủ yếu là học sinh, sinh viên, đối
tượng ở độ tuổi trẻ.
- Ngoài ra còn một số như công nhân, nhân viên và lao động tự do nhưng chỉ chiếm số ít.
- Vì vậy qua biểu đồ trên về đối tượng sử dụng thì Vinasoy nên chú trọng đến
vấn đề giá cả, phù hợp người tiêu dùng. 28
❖ Câu 5. Tần suất sử dụng sữa đậu nành Vinasoy của anh (chị)?
Tần suất sử dụng Tần số Tỉ lệ (%) 1-2 lần/tuần 38 54,29% 3-4 lần/tuần 19 27,14% 5-6 lần/tuần 8 11,43% Trên 6 lần/tuần 5 7,14%
TẦN SUẤT SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG QUA KHẢO SÁT 1-2 lần/tuần 3-4 lần/tuần 5-6 lần/tuần Trên 6 lần/tuần 7% 12% 54% 27%
- 1 tuần sử dụng từ 1-2 lần được lựa chọn nhiều nhất, trong đó học sinh, sinh
viên là những đối tượng sử dụng sản phẩm nhiều nhất. 29
❖ Câu 6. Mục đích anh (chị) sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy?
Mục đích sử dụng Tần số Tỉ lệ
Để cung cấp các lợi khuẩn có lợi, tốt cho sức khỏe. 34 48,57%
Thay bữa sáng hoặc ăn nhẹ bữa phụ 30 42,86% Để giảm cân giữ dáng 6 8,57%
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SẢN PHẨM SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY
Để cung cấp các lợi khuẩn có lợi, tốt cho sức khỏe.
Thay bữa sáng hoặc ăn nhẹ bữa phụ Để giảm cân giữ dáng 9% 48% 43%
- Thông qua khảo sát cho thấy mục đích sử dụng sản phẩm sữa đậu nành
Vinasoy của người tiêu dùng chủ yếu là để cung cấp các lợi khuẩn có lợi cho
sức khỏe, qua khảo sát cũng cho thấy đa phần khách hàng ở độ tuổi trên 25
tuổi là công, nhân viên chọn sữa đậu nành Vinasoy với mục đích cung cấp các
lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.
- Ngoài ra sự lựa chọn sữa đậu nành Vinasoy dùng để thay thế bữa sáng hoặc
bữa ăn nhẹ, bữa phụ cũng chiếm phần đông (43%) tập chung chủ yếu vào độ
tuổi từ 6-24 tuổi hiện đang là học sinh, sinh viên.
- Bên cạnh đó phái nữ cũng quan tâm nhiều đến các sản phẩm hỗ trợ làm đẹp,
có đến 9% hầu hết phái nữ chọn sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy vói mục đích
làm đẹp (giảm cân, giữ dáng). 30
❖ Câu 7. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ đồng ý với các ý kiến dưới đây về chất
lượng sản phẩm. Rất không Không Ít Hài lòng Rất Tiêu chí
hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng Hương vị thơm ngon 7,14% 0% 7,14% 67,14% 18,57% Độ ngọt phù hợp 4,29% 2,86% 10% 58,57% 24,29%
Thành phần dinh dưỡng cao 1,43% 1,43% 20% 52,86% 24,29%
Kết cấu sản phẩm đậm đặc 1,43% 1,43% 22,86% 52,86% 21,43%
Vị đặc trưng của đậu nành 4,29% 4,29% 4,29% 61,43% 25,71% 31
- Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được rằng người tiêu dùng tỏ ra hài
lòng về chất lượng của sản phẩm, trong đó hương vị thơm ngon của sản phẩm
sữa đậu nành Vinasoy được người dùng đánh giá hài lòng cao nhất, nhìn chung
người tiêu dùng đều tỏ ra hài lòng với chất lượng sản phẩm của Vinasoy, tuy
nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều đánh giá không hài lòng về thành phần dinh
dưỡng của sản phẩm. Nhà sản xuất nên cải thiện hơn về thành phẩn dinh
dưỡng trong sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sự hài lòng của khách hàng. 32
❖ Câu 8. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ đồng ý với các ý kiến dưới đây về bao
bì sản phẩm. Rất không Không
Ít đồng ý Đồng ý Rất đồng Tiêu chí đồng ý đồng ý ý Màu sắc bao bì thu hút 2,86% 1,43% 17,14% 64,29% 14,29% Kích cỡ bao bì phù hợp 2,86% 1,43% 11,43% 62,86% 21,43%
Chất lượng bao bì thân thiện 2,86% 4,29% 11,43% 60% 21,43% với môi trường
Thông tin trên bao bì đầy đủ 4,29% 0% 7,14% 62,86% 25,71%
- Thông qua khảo sát về mức độ đồng ý của khách hàng về bao bì sản phẩm cho
thấy, hầu hết khách hàng đồng ý với chất lượng bao bì của sản phẩm như hiện 33
tại, khảo sát cho thấy tỉ lệ đồng ý đánh giá cao về chất lượng, hình thức và
thông tin trên bao bì sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy. Tuy nhiên nhà sản xuất
cũng cần có những chính sách mới nhằm cải thiện về bao bì sản phẩm như về
màu sắc bao bì và chất lượng bao bì thân thiện với thiên nhiên, điều đó nhằm
cải thiện và làm tăng mức độ đồng ý và đánh giá cao bởi khách hàng.
❖ Câu 9: Ý kiến đóng góp.
Qua các phiếu khảo sát, đánh giá của người tiêu dùng (Đa phần là học sinh, sinh
viên) về sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy.
- Số đông người tham gia khảo sát không có phản ánh gì về chất lượng, hương vị của sản phẩm. 4.3. Kết luận.
- Người dùng sữa đậu nành Vinasoy chủ yếu là học sinh, sinh viên.
- 18-25 tuổi là độ tuổi sử dụng sữa đậu nành Vinasoy nhiều nhất.
- Người tiêu dùng thường sử dụng sản phẩm 1-2 lần/tuần.
- Cung cấp các lợi khuẩn có có lợi cho sức khỏe và thay bữa sáng hoặc ăn nhẹ
thay bữa phụ là hai mục đích được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất khi
sử dụng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy. Ngoài ra phái nữ đặc biệt quan tâm
đến mục đích làm đẹp của sản phẩm.
- Người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm đặc biệt đánh giá cao
về hương vị thơm ngon của sản phẩm. Ngoài ra kết cấu sản phẩm và thành
phần dinh dưỡng nhận được khá nhiều sự ít hài lòng đến từ khách hàng.
- Bao bì của Vinasoy nhận được nhiều đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và
hình thức, ngoài ra nhà sản xuất cũng nên cân nhắc và cải tiến chất lượng về
màu sắc bao bì sản phầm.
- Người tiêu dùng không có phảm ánh gì về chất lượng, hương vị của sản phẩm. 34
4.4. Đề xuất giải pháp.
Dựa vào kết quả của cuộc nghiên cứu Marketing, nhóm đã quyết định đưa
ra những đề xuất giải pháp để cải thiện tốt hơn mức độ hài lòng của khách hàng
đối với sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy.
+ Đảm bảo hương vị và giá cả luôn ở mức tốt nhất. Nhằm tiếp cận đến
nhóm khách hàng tiềm năng một cách dễ nhất, tạo lợi thế cạnh tranh.
+ Tiếp tục giữ gìn và phát triển màu sắc, chất lượng bao bì sản phẩm. Áp
dụng các chiến lược marketing nhằm quảng bá sản phẩm đến rộng rãi người tiêu dùng.
+ Đảm bào về chất lượng dinh dưỡng cũng như kết cấu của sản phẩm ở
mức tốt nhất nhằm hướng tới sự hài lòng về chất lượng sản phẩm của khách hàng.
+ Tiếp tục phát triển các sản phẩm sữa đậu nành với chức năng hỗ trợ làm
đẹp nhằm đáp ứng như cầu làm đẹp rất lớn từ khách hàng nữ.
+ Đặc biệt chú trọng trong chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm nhằm
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của người tiêu dùng. 35