-
Thông tin
-
Quiz
Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với nội dung lịch sử qua kênh Facebook | Bài tập thực hành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong cuộc sống ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội trở thành một phần không nhỏ của thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi mà cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nghiên cứu này. Với bối cảnh ấy, việc sử dụng các kênh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với nội dung lịch sử qua kênh Facebook | Bài tập thực hành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trong cuộc sống ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội trở thành một phần không nhỏ của thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi mà cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nghiên cứu này. Với bối cảnh ấy, việc sử dụng các kênh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN --- --- BÀI TẬP THỰC HÀNH
Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đề tài: Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đối với nội dung lịch sử qua kênh Facebook Nhóm sinh viên: 1. Nguyễn Mai Chi 2251050065 2. Nguyễn Ngọc Yến Dung 2251050068 3. Nghiêm Thị Lan Hương 2251050078 4. Nguyễn Ngọc Liên 2251050083 5. Bùi Thị Anh Thơ 2251050100 Lớp tín chỉ: TG01004_K42.3 Lớp hành chính:
Truyền thông đại chúng A2K42 Giảng viên: Th.S Lê Thành Khôi Mục lục
1. Tính cấp thiết..................................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................6
5. Khách thể nghiên cứu.....................................................................................6
6. Đối tượng khảo sát.........................................................................................6
7. Khái niệm công cụ..........................................................................................6
8. Thực trạng tiếp nhận thông tin lịch sử............................................................9
9. Yếu tố tác động...............................................................................................11
9. Giải pháp đề xuất..........................................................................................12 10.
Phương pháp nghiên cứu...........................................................................14 12.
Phạm vi nghiên cứu...................................................................................16 13.
Kết cấu.......................................................................................................16 2 1. Tính cấp thiết
Trong cuộc sống ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội trở thành một phần không
nhỏ của thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi
mà cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nghiên cứu này.
Với bối cảnh ấy, việc sử dụng các kênh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook - một
trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới để truyền tải nội dung lịch
sử đã và đang trở thành một hình thức giáo dục, tuyên truyền hiệu quả cho sinh viên.
Nền tảng mạng xã hội Facebook từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc đối với
người dân trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. Theo
thống kê của DataReportal, vào đầu năm 2023, Việt Nam có đến 66.2 triệu
người dùng Facebook. Với số lượng truy cập khổng lồ ấy, mạng xã hội này dễ
dàng tiếp cận đến đông đảo công chúng, đặc biệt là những thế hệ trẻ - những
người sử dụng nó này nhiều nhất.
Facebook có những điểm mạnh đối với việc tiếp cận công chúng như tốc độ lan
truyền nhanh chóng, thông tin đa dạng và được truyền tải qua nhiều hình thức
(văn bản, hình ảnh, video, phát trực tiếp,...) và môi trường để thảo luận, tương
tác, phản hồi sôi nổi. Đó là những điểm sáng giúp giáo dục và nâng cao nhận
thức của giới trẻ nói chung về lịch sử nước nhà (trong nghiên cứu này là sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng); đồng thời trở thành công cụ
đắc lực trong việc truyền tải thông tin lịch sử đến công chúng. Song, kênh truyền
thông này vẫn có những khuyết điểm như nguồn phát thông tin không đáng tin
cậy và được kiểm duyệt lỏng lẻo, nội dung hiển thị phụ thuộc vào thuật toán,...
Dựa trên tình hình thực tế hiện nay, việc truyền tải thông tin lịch sử thông qua
kênh truyền thông Facebook đã phổ biến hơn trước với những trang, blog, hội 3
nhóm chia sẻ lịch sử có lượt tương tác cao như fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò
- Hoa Lo Prison Relic” (321,000 lượt thích), blog cá nhân “Tifosi” (235,000
lượt thích) và “Một chút đáng yêu của Sử Việt” (42,000 lượt thích), group “Tìm
hiểu lịch sử” (140,000 người tham gia),...Tuy nhiên, việc tiếp cận đến thế hệ trẻ
vẫn còn nhiều hạn chế do những điểm yếu của kênh Facebook, cũng như họ là
đối tượng dễ xa rời lịch sử và bị cuốn theo những thông tin sai sự thật và chưa được kiểm duyệt.
Với mục tiêu giúp nâng cao nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đối với nội dung lịch sử qua kênh Facebook, đồng thời cung cấp sự hiểu
biết về cách sinh viên tiếp nhận thông tin lịch sử và tác động của nó đối với
quan điểm, kiến thức của họ, chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu tâm lý tiếp nhận của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với nội
dung lịch sử qua kênh Facebook”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tâm lý tiếp nhận đối với các nội dung lịch sử trên kênh Facebook liên quan đến
hành vi và thói quen sử dụng mạng xã hội của mỗi sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, đồng thời cũng như phụ thuộc vào các yếu tố như tính hấp dẫn,
khả năng thuyết phục công chúng của những thông tin lịch sử được đăng tải.
Hiện nay, tình hình tiếp nhận các nội dung lịch sử trên kênh Facebook trong
khuôn khổ Học viện vẫn chưa được khai thác và nghiên cứu một cách toàn diện.
Do đó, với mục đích nâng cao nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với vấn đề tiếp nhận lịch sử qua kênh Facebook, đồng thời đề
xuất những giải pháp ứng dụng tâm lý học trong việc sản xuất nội dung lịch sử
để tiếp cận công chúng rộng rãi hơn thì việc nghiên cứu tâm lý tiếp nhận là vô cùng quan trọng. 4
Đối tượng nghiên cứu được xác định là những sinh viên đang theo học tại các
khoa khác nhau của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để thu thập thông tin về
tình hình tiếp nhận nội dung lịch sử qua kênh Facebook của sinh viên Học viện
được tổng thể và khách quan, nghiên cứu này sử dụng đồng thời các phương
pháp định lượng (phiếu khảo sát) và phương
pháp định tính (phỏng vấn
sâu). Đối với phương pháp định lượng, phiếu khảo sát được thiết kế gồm ba
phần bao gồm: thông tin cá nhân của sinh viên (nhân khẩu học: giới tính, độ
tuổi, khoa theo học), nội dung bài khảo sát và ý kiến đóng góp. Nội dung bài
khảo sát bao gồm những câu hỏi như:
Câu hỏi 1: Tần suất bạn bắt gặp các bài viết về lịch sử trên bảng tin Facebook
của bạn (Không bao giờ/Hiếm khi/Thi thoảng/Thường xuyên/Rất thường xuyên)
Câu hỏi 2: Bạn có theo dõ các trang cá nhân/trang thông tin về lịch sử trên
Facebook không? (Không/1-3 trang/4-7 trang/>7 trang)
Câu hỏi 3: Bạn có thường nhớ về nội dung lịch sử đã từng bắt gặp không?
(Không/~20%/~50%/Ghi nhớ hầu hết)
Câu hỏi 4: Hãy đánh giá mức độ hữu ích và phù hợp của nội dung bạn đã từng
đọc trên thang điểm từ 1-5
Câu 5: Bạn có muốn thấy những sản phẩm tương tự trong tương lai hay không? (Có/Không/Trung lập)
Đối với phương pháp định tính, phỏng vấn sâu được thực hiện đối 4 sinh viên từ
những khoa khác nhau của Học viện, mỗi người sẽ trả lời lần lượt những câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy nêu suy nghĩ của bạn về những nội dung lịch sử bạn từng lướt qua trên kênh Facebook?
Câu hỏi 2: Theo bạn, những nội dung ấy có những ưu điểm và hạn chế nào?
Câu hỏi 3: Bạn mong đợi được thấy những nội dung lịch sử được truyền tải như
thế nào trên kênh Facebook? 5
Thông qua quá trình nghiên cứu, các thông tin được thu thập về mức độ quan
tâm, thái độ và ý kiến của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với
nội dung lịch sử trên kênh Facebook và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý
tiếp nhận như tiêu đề bài viết, nguồn phát thông tin, dung lượng cũng như lượt
tương tác đối với nguồn phát sẽ giúp đề xuất những giải pháp hiệu quả giúp sinh
viên tiếp cận thông tin lịch sử thông qua các trang mạng xã hội như Facebook,
đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu khác liên quan đến phản ứng tiếp
nhận và ảnh hưởng của những nội dung lịch sử qua các kênh truyền thông khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được ra đời với mục tiêu nâng tầm nhận thức về lịch sử, từ đó nhấn
mạnh sức ảnh hưởng của nội dung lịch sử đối với suy nghĩ, tâm lý và hành động
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thông qua nghiên cứu, chúng em mong muốn tìm ra cách thức, phương pháp
đổi mới các hoạt động tuyên truyền, các sản phẩm truyền thông mang nội dung
lịch sử nước nhà, nhằm mục đích giúp sinh viên dễ tiếp thu và nhớ được lâu.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra mức độ nghiêm trọng của việc thờ ơ, thiếu
hiểu biết đối với nội dung lịch sử và tác hại của nó.
Một số mục tiêu cụ thể đã được thống nhất đưa ra:
Củng cố kiến thức đúng đắn, chính xác về lịch sử: một nền tảng lý thuyết
tốt luôn là điều căn bản trước hàng loạt luồng thông tin dễ gây nhiễu loạn.
Phân tích rõ ràng được tâm lý tiếp nhận của sinh viên đối với nội dung
lịch sử: đây là mục tiêu tối quan trọng của nghiên cứu. Từ việc nắm rõ
quy tắc cũng như tâm lý tiếp nhận của sinh viên đối với nội dung lịch sử,
ta có thể định hướng ra cách xây dựng những nội dung dễ hiểu, thu hút, dễ nhớ trong tương lai. 6
Xây dựng tâm lý vững vàng, tư duy logic, khả năng phản biện thông tin
sai lệch: với sự đa dạng về nguồn phát hiện tại, không thể đảm bảo rằng
mọi thông tin chúng ta đọc được đều đáng tin cậy. Một số luận điệu xuyên
tạc, nếu không đủ tỉnh táo, chúng ta rất dễ tin vào, từ đó có tạo ra những
thành kiến tiêu cực về chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước.
Tạo tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng phản bác những luận điệu thù
địch, chống phá của các thế lực phản động: Học viện Báo chí và Tuyên
truyền vẫn thường được gọi là trường Đảng, với kỳ vọng những sinh viên
có xuất phát điểm tại nơi đây sẽ thấm nhuần lý tưởng tốt đẹp của Đảng.
Vì vậy, tiếng nói của sinh viên của học viện sẽ có mức độ ảnh hưởng
không ít thì nhiều đối với công chúng sau này.
Góp phần đào tạo một thế hệ sinh viên có thể làm được những sản phẩm
chất lượng hơn, có tầm lan tỏa và ảnh hưởng lớn hơn, cải thiện được
những thiếu sót trong khâu làm nội dung và hình ảnh hiện tại
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý tiếp nhận của sinh viên Học viện báo chí và
Tuyên truyền đối với nội dung lịch sử trên kênh Facebook.
5. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên hiện đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
6. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là 150 sinh viên đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 7
7. Khái niệm công cụ
7.1. Tâm lý tiếp nhận
Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, do thế
giới khách quan tác động vào não sinh ra, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi,
hoạt động của con người.
Tâm lý tiếp nhận, có thể hiểu tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí truyền
thông là toàn bộ những hiện tượng tâm lý có quy luật của công chúng báo chí
truyền thông trong quá trình họ tiếp nhận các sản phẩm báo chí truyền
thông. Tâm lý tiếp nhận bao gồm cả quá trình lĩnh hội, hệ thống thái độ, tình
cảm và ý chí; cả những hiện tượng thuộc tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội quy
định hành vi tiếp nhận sản phẩm. Có thể chia các vấn đề về tâm lý tiếp nhận
thành những thành phần sau:
(1) Tâm lý cá nhân trong hoạt động tiếp nhận: các quy luật tâm lý cá nhân
như nhận thức, tình cảm, nhu cầu và động cơ … tác động đến hành vi tiếp
nhận và hoạt động tiếp nhận sản phẩm.
(2) Tâm lý xã hội trong hoạt động tiếp nhận: Các quy luật tâm lý xã hội
tác động tới quá trình tiếp nhận sản phẩm của các nhóm công chúng.
(3) Các cơ chế của quá trình nhận thức, tình cảm và ý chí đến hoạt động
tiếp nhận của công chúng như: ảnh hưởng của tính tự phát và tính tự phát,
cơ chế bắt chước đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng. Đây là một
trong những nội dung của tâm lý tiếp nhận rất quan trọng, là tâm điểm của
hoạt động nghiên cứu tâm lý tiếp nhận
(4) Các vấn đề nổi bật của tâm lý tiếp nhận: thị hiếu báo chí, khả năng
tăng cường hiệu quả tiếp nhận… 8
Theo (2) và (3), việc mô tả cụ thể nội dung tâm lý tiếp nhận của một/các nhóm công chúng bao gồm:
Những chỉ số cơ bản nhất về nhóm công chúng cần nghiên cứu: số
lượng, địa bàn địa lý, trình độ phát triển dân trí,...
Những đặc điểm tâm lý cơ bản của nhóm công chúng: Hoạt động chủ
đạo, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, vị trí của hoạt động đó trong hệ
thống lao động xã hội; Thế giới quan, nhân sinh quan; Giá trị và sự bất
biến trong định hướng giá trị của công chúng; Nhu cầu và thị hiếu; Khả
năng nhận thức và tiếp nhận tri thức mới và thái độ với cái mới của công chúng. 7.2. Sinh viên
Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở
đó họ được truyền đạt kiến thức, kỹ năng về một ngành nghề để chuẩn bị cho
công việc sau này; họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được
trong quá trình học. Quá trình học của sinh viên theo phương pháp chính quy,
tức là đã phải trải qua các bậc tiểu học và trung học.
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đang học tập tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7.3. Nội dung lịch sử
Lịch sử, Sử học (tiếng anh: history) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về
quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ
chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát
hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. 9
Nội dung lịch sử là mô tả và phân tích về các sự kiện, nhân vật, và quá trình xảy
ra trong quá khứ. Nó bao gồm việc nghiên cứu và truyền đạt về các biến cố lịch
sử, các tác động của chúng, và cách chúng đã ảnh hưởng đến thế giới hiện tại.
Nội dung lịch sử có thể bao gồm thông tin về các cuộc chiến tranh, sự thay đổi
chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, và sự phát triển của các nền văn minh và quốc
gia. Đối với mỗi sự kiện hoặc chủ đề trong lịch sử, nội dung lịch sử thường cung
cấp một cái nhìn sâu sắc về ngữ cảnh, những yếu tố gây ra sự kiện đó, hậu quả
của nó, và tác động lên tương lai. 7.4. Kênh Facebook
Facebook là một mạng xã hội trực tuyến được thành lập bởi Mark Zuckerberg
và các sinh viên đại học Harvard khác vào năm 2004. Ban đầu, nó được tạo ra
để là một cách để các sinh viên đại học kết nối và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên,
sau đó, nó mở rộng để chứa người dùng từ mọi lứa tuổi và địa điểm trên toàn thế giới.
Facebook cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ nội dung, kết nối với
bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, tham gia các nhóm, trò chuyện qua tin nhắn và
bài đăng, và tham gia vào các sự kiện. Nền tảng này cũng đã phát triển nhiều
tính năng khác như trang doanh nghiệp, trang cộng đồng, chia sẻ video,
livestreaming, và quảng cáo trực tuyến.
Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất
trên thế giới, với hàng tỷ người dùng và ảnh hưởng rất lớn đến cách mà con
người tương tác và giao tiếp trực tuyến.
Thuật toán: Thuật toán của Facebook là một hệ thống phức tạp được thiết kế
để quyết định và điều chỉnh nội dung mà người dùng thấy trên dòng thời gian
của họ. Mục tiêu chính của thuật toán là cung cấp cho người dùng những nội 10
dung mà họ có khả năng quan tâm nhất, từ các bài đăng của bạn bè, trang cá
nhân, trang doanh nghiệp, nhóm, và quảng cáo.
Các yếu tố của thuật toán Facebook:
Affinity Score (Mối quan hệ) là một hệ thống điểm dựa trên mức độ thân
thiết của bạn với ai đó. Khi bạn quan tâm hoặc tương tác với profile hoặc
fanpage nào đó, các thuật toán sẽ ghi lại và xếp hạng kết quả trên
newsfeed của bạn dựa trên những điều này
Edge Weight hoặc trọng số Edge, là công thức cơ bản để xác định loại nội
dung nào có nhiều khả năng xuất hiện trong Newsfeed. Edge Weight
không có thang điểm rõ ràng. Tuy nhiên, các đối tượng sẽ có trọng số
cạnh cao hơn các loại nội dung khác.
Present: Yếu tố thời gian cực kỳ quan trọng đối với thuật toán Facebook.
Trên trang người theo dõi bạn sẽ hiển thị các bài đăng mới nhất từ
newsfeed mới nhất. Một lưu ý khác bạn cần ghi nhớ là hãy sáng tạo và
đăng nội dung thường xuyên. Nhưng đừng vượt quá 5 bài viết mỗi ngày.
Vì Facebook sẽ không đánh giá cao điều này, bạn có thể bị phạt và bị hạn
chế hiển thị vì lý do “spam”.
Sự đa dạng: Thuật toán Facebook yêu thích các loại bài đăng. Trang
Facebook của bạn chỉ nên chứa mọi loại nội dung khác nhau, đa dạng từ
văn bản, ảnh, video, phát trực tiếp, GIF, sự kiện, chia sẻ liên kết, v.v.
Liên kết bên ngoài Facebook: Facebook không đặc biệt thích chia sẻ các
liên kết bên ngoài. Bởi thuật toán của Facebook khuyến khích người dùng
không rời khỏi mạng xã hội này. Tuy nhiên, đối với loại nội dung này,
bạn nên đăng khi fanpage có mức độ tương tác cao và tỷ lệ thoát thấp.
Tương tác với nội dung: Trong số những nội dung từ các nguồn mà bạn
thường xuyên kết nối, thuật toán Facebook tiếp tục đánh giá dựa trên mức
độ người dùng tương tác của chúng. Ví dụ, bạn hay xem nội dung từ 1
trang nên nội dung của trang này sẽ được ưu tiên trên bảng tin của bạn. 11
Trong số những nội dung mới từ trang đó , nội dung có nhiều lượt tương
tác nhất sẽ được hiển thị trước.
Loại nội dung: Có nhiều loại nội dung như văn bản, video, hình ảnh,…
Nếu bạn tương tác và dành nhiều thời gian để xem video trên Facebook
thì bạn sẽ thấy nhiều video hơn. Hay nếu bạn tương tác nhiều với hình
ảnh thì bạn sẽ nhìn thấy nhiều hình ảnh hơn.
8. Thực trạng tiếp nhận thông tin lịch sử
Theo số liệu thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của
DataReportal tính đến hết tháng 5/2023, Facebook dẫn đầu với 2,99 tỷ người
dùng trên thế giới và con số vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian. Chính vì vậy,
Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu.
Cũng trong thống kê này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng người
dùng Facebook nhiều nhất thế giới, xếp vị trí thứ 7 với số lượng là 66,2 triệu
người dùng và thời gian sử dụng trung bình là 16 phút 58 giây mỗi ngày. Độ
tuổi người dùng chiếm phần lớn là từ 18 - 34 tuổi. Trong đó, sinh viên là một
trong những người dùng thường xuyên và đông đảo của ứng dụng mạng xã hội
này, thông thường từ 1-3 tiếng/ngày.
Sinh viên sử dụng Facebook hàng ngày để phục vụ cho nhiều mục đích chủ yếu
như: đọc các tin tức thời sự, văn hóa - xã hội; đăng tải nội dung hay cập nhật
tình hình, giữ liên lạc với bạn bè, người thân; theo dõi trang và nhóm chính của
trường; tham gia các nhóm học tập và thảo luận, công cụ tìm kiếm thông tin,...
Các nội dung lịch sử cũng là một trong những nội dung trên Facebook ngày
càng được các bạn sinh viên tiếp nhận và cảm thấy thích thú sử dụng hơn so với
việc học lịch sử truyền thống thông qua sách vở. 12
Với sự tiện lợi, thao tác sử dụng dễ dàng, nhanh chóng của Facebook, ngày càng
có nhiều các trang thông tin, blog cá nhân hay nhóm thảo luận về chủ đề lịch sử
và nhận được sự yêu thích, đón đọc của đông đảo sinh viên như: Di tích Nhà tù
Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic (hơn 377,000 người theo dõi), Tifosi (hơn
282,000 người theo dõi), Battlecry (hơn 189,000 người theo dõi), nhóm cộng
đồng “Ở đây có những câu chuyện về lịch sử” (hơn 39,000 thành viên tham
gia),... Những bài đăng trên các trang thông tin này thường là những nội dung,
tin tức được tóm tắt ngắn gọn, súc tích đi kèm với hình ảnh, video minh họa sinh
động hay những câu chuyện được truyền tải bằng cách biến tấu theo những cách
thức hài hước, thú vị. Những bài đăng đó nhanh chóng nhận về nhiều lượt tương
tác và thảo luận sôi nổi trong thời gian ngắn đăng tải. Có thể kể đến như, số
lượng người dùng tương tác các bài đăng ngắn của trang thông tin Di tích Nhà tù
Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic dao động từ 200 - 400 lượt, thậm chí có những
nội dung nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình với hơn 20,000 lượt tương tác.
Trang thông tin Tifosi cũng là một trang cập nhật tin tức lịch sử phổ biến với
lượt tương tác từ 2000 - 5000 cho mỗi bài đăng,...
Sự phát triển của Facebook đã mở ra cho sinh viên thêm một công cụ tiện lợi,
thú vị, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi để học tập, phổ cập các thông tin, kiến
thức về lịch sử bên cạnh việc học trên trường lớp, qua sách vở. Tuy nhiên, với
thói quen đọc lướt, cập nhật tin tức nhanh, những bài đăng có sự đầu tư, chất
lượng, đầy đủ về nội dung lại không được đón đọc bằng. Bên cạnh đó, sự nhanh
chóng, dễ dàng trong việc đăng tải cũng dẫn đến thách thức trong việc kiểm soát
nội dung. Nhiều thông tin chưa được kiểm chứng vẫn được đăng tải hay những
bài đăng xuyên tạc lịch sử do các thế lực thù địch lợi dụng kẽ hở đó được đưa
lên với mục đích thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, mong muốn chống
phá, phá hoại Đảng và Nhà nước Việt Nam. Người dùng thiếu sự kiểm chứng,
đề phòng, dễ tin vào những bài viết sai sự thật từ đó hiểu sai về lịch sử và nếu
trầm trọng có thể dẫn đến những tư tưởng sai lệch, chống phá Nhà nước. 13
9. Yếu tố tác động
9.1. Nguyên nhân chủ quan
Đặc điểm tâm lý tiếp nhận
Sinh viên cũng như công chúng khi tiếp nhận thông tin có tâm lý ưa chuộng
những thông tin ngắn, súc tích và kết hợp đa dạng nhiều hình thức, hay cảm thấy
hứng thú với những thông tin giật gân, tiêu đề gây tò mò. Bởi vậy, họ sẽ không
muốn đọc và thường lướt qua những bài đăng có quá nhiều chữ hay các mốc thời gian, sự kiện.
Thói quen cập nhật thông tin nhanh
Sự đổi mới, cập nhật của công nghệ và các tính năng tiện lợi của Facebook,
người dùng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin thông qua việc lướt bảng tin,
tương tác với các bài đăng chỉ đơn giản bằng một cái chạm tay hay một cú click
chuột. Và với khối lượng thông tin khổng lồ được đăng tải lên mỗi ngày cùng
với nhịp sống hối hả đã dần hình thành ở người dùng thói quen hấp thu tin tức
nhanh, đọc lướt tiêu đề hay những dòng tin được gói gọn trong hình ảnh minh
họa kèm theo, làm giảm thiểu đi khả năng tập trung của người đọc. Người đọc
có thể sẽ không đọc được, bỏ lỡ những nội dung quan trọng hay không có đủ
thời gian để đối chiếu sự chính xác của thông tin được truyền tải trong bài viết.
Trình độ kiến thức
Mỗi cá nhân có trình độ kiến thức, am hiểu nhất định về lịch sử và mức độ yêu
thích, hứng thú khác nhau đối với chủ đề này. Chính vì vậy, đối với những sinh
viên có nền tảng kiến thức về lịch sử không vững hay không có sở thích tìm hiểu
về lịch sử sẽ khó xác định được những thông tin được đăng tải có chính xác với
những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ hay không và dễ tin những nguồn tin bịa đặt, sai lệch. 14
9.2. Nguyên nhân khách quan
Tốc độ lan truyền của Facebook
Facebook là một kênh mạng xã hội phổ biến toàn cầu, giúp người dùng dễ dàng
kết nối với nhau, chia sẻ, cập nhật thông tin rộng rãi với tốc độ nhanh chóng chỉ
cần bạn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh dù ở bất kì nơi đâu. Bởi vậy,
những tin tức được đăng tải dù không chính thống vẫn lan truyền, tiếp cận đến
nhiều công chúng, từ đó dễ dẫn đến sự tranh cãi, hiểu lầm hay nhận thức sai lệch.
Nguồn thông tin đa dạng nhưng thiếu sự kiểm chứng
Hiện nay, sinh viên có rất nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin về khi
tìm hiểu về lịch sử qua các trang tin tức trên Facebook. Đa dạng các nguồn như:
trang tin tức, blog cá nhân hay nhóm cộng đồng,... trong đó, bao gồm cả những
trang chính thống, có sự am hiểu, kiến thức về đề tài này, có sự đầu tư về mặt
nội dung, chất xám và cả những trang không chính thống, được lập nên với
những mục đích không tốt đẹp.
Chính vì vậy, sinh viên khi tiếp nhận các nguồn tin mỗi ngày gặp khó khăn
trong việc phân biệt, chọn lọc những thông tin chất lượng, bổ ích với những
thông tin nhiễu nếu không có sự kiểm duyệt khắt khe và sự hoài nghi, đối chiếu
khi đón đọc các bài viết.
Các bài đăng mang tính chủ quan, định hướng
Những bài viết cập nhật những kiến thức về lịch sử hay nêu lên quan điểm về
một vấn đề, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, đôi khi sẽ mang tính chủ quan của
tác giả bài viết, có thể từ những góc nhìn cá nhân, phiến diện hay nhằm mục
đích định hướng dư luận. Nếu sinh viên không có sự tỉnh táo có thể sẽ có thể bị
dắt mũi, làm cho hiểu lầm, có những tư tưởng sai lệch. 15
Cách truyền tải dài dòng, chưa có sự sáng tạo
Đề tài lịch sử là những nội dung có phần khô khan, mang tính chất cập nhật, bao
gồm nhiều mốc thời gian và địa điểm, diễn biến, để đáp ứng tiêu chí phổ cập
kiến thức cơ bản dễ dẫn đến việc thông tin dài dòng, không tạo cho người đọc
hứng thú muốn theo dõi. Người đăng cần hiểu rõ tâm lý tiếp nhận của công
chúng và có sự sáng tạo hơn trong cách truyền tải, kết hợp nhiều cách thức nghe,
nhìn để nội dung được ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ và thú vị để tuyên truyền
kiến thức rộng khắp đến sinh viên nói riêng và công chúng nói chung.
9. Giải pháp đề xuất
10.1. Giải pháp giúp cho sinh viên quan tâm đến những nội dung lịch sử
hơn trên nền tảng mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng
Hiện nay, việc truyền thông những nội dung lịch sử đang trở nên ngày càng phổ
biến. Đã có những fanpage, hội nhóm, blog,... xây dựng nội dung liên quan đến
lịch sử và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, trong đó không thể không kể đến
fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic” và đội ngũ truyền thông của fanpage.
Fanpage “Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Hoa Lo Prison Relic” tính đến thời điểm hiện
tại (T2/2024) đã đạt được 321.000 lượt thích và 377.000 lượt theo dõi, đây là
một trong những fanpage về lịch sử thu hút sự quan tâm của giới trẻ nhất trong
thời gian vừa qua. Trong lễ trao giải WeChoice Awards 2023 vừa qua, đội ngũ
truyền thông của Di tích Nhà tù Hỏa Lò được đề cử trong hạng mục “Nhân vật
truyền cảm hứng” (nhận về 180.361 lượt bình chọn) và cũng được ghi nhận là
“Đại sứ truyền cảm hứng”. 16
Được ra đời vào năm 2017, và sau hơn 6 năm phát triển, xây dựng, fanpage đã
thu về hơn 300.000 lượt quan tâm. Nhóm truyền thông của Nhà tù Hỏa Lò đã
dùng những cách thức truyền thông sáng tạo lại vô cùng gần gũi để “đập tan” đi
bức tường định kiến “lịch sử khô khan” để đến gần hơn với những bạn trẻ Gen Z.
Trên kênh fanpage luôn triển khai những thông tin lịch sử dưới hình thức những
chuyên mục riêng biệt: chuyên mục #HistoTEA cung cấp những câu chuyện ít ai
biết đến về nhiều sự kiện lịch sử thú vị; chuyên mục #humanofhoalo kể về
những cá nhân từng gắn bó với Nhà tù Hoả Lò cả trong thời bình lẫn thời chiến.
Không chỉ chia sẻ những câu chuyện lịch sử, kênh còn sẵn sàng cung cấp những
hình ảnh, video quay dựng lại hiện vật, hiện cảnh, giúp những du khách tò mò
được thỏa mãn một phần tính hiếu kì qua những lăng kính nghệ thuật.
Thành công của fanpage đến từ việc tuy luôn có thể lồng ghép những hot trend
vào những câu chuyện lịch sử, đội ngũ vẫn luôn có thể đảm bảo được tính chính
xác của thông tin. Không chỉ tiếp cận được giới trẻ, những câu chuyện đó còn
truyền nhiệt lửa tình yêu lịch sử từ đội ngũ làm nội dung đến những người tiếp cận.
Để phù hợp hơn với xu hướng của giới trẻ - đối tượng chính mà fanpage nhắm
vào truyền thông, để đảm bảo bài đăng của mình có thể hiện lên newfeeds của
những người dùng này, fanpage đã có nhiều bài đăng với phong cách thiết kế đa
dạng và nội dung đăng tải không gói gọn trong khuôn mẫu lịch sử khô khan mà
khéo léo lồng vào những nội dung xu hướng, những câu nói hài hước. Và để
theo kịp những xu hướng đó, kế hoạch truyền thông của đội ngũ quản lý cũng sẽ
luôn phải được theo dõi, cập nhật sát sao từng tuần. 17
Kết quả có thể nhận thấy, với cách truyền tải nội dung lịch sử “mới lạ, độc đáo”,
vừa sáng tạo lại không chút học thuật khô khan nào, mỗi bài đăng của fanpage
đều nhận về lượt tương tác cao (hàng nghìn lượt tương tác, hàng trăm lượt bình
luận và chia sẻ). Năm 2020, bất chấp khó khăn do dịch Covid và hạn chế của
ngành du lịch, Hoả Lò vẫn đón hơn hơn 108.000 lượt khách, trong đó nhóm học
sinh sinh viên chiếm đến 60%.
Thành công của đội ngũ truyền thông Nhà tù Hỏa Lò đã đem lại một bài học,
một nguồn cảm hứng khơi dậy tinh thần của những người làm truyền thông nội
dung lịch sử. Có thể thấy, nếu biết cách làm truyền thông, nội dung lịch sử cũng
sẽ không trở nên khô khan mà ngược lại còn nhận được sự yêu thích và ủng hộ
nhiệt tình từ những bạn trẻ, bởi tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc luôn là
một truyền thống tốt đẹp chảy trong dòng máu người Việt Nam từ muôn đời.
Để có thể thu hút sự quan tâm của sinh viên đến những nội dung lịch sử, có thể
kể đến những giải pháp sau:
Cần thiết đổi mới, sáng tạo cách thức truyền tải nội dung lịch sử đến công
chúng, đảm bảo cho những nội dung đó vừa duy trì độ tin cậy, vừa có mối
liên hệ gần gũi, thiết thực đến những bạn trẻ. (Thay vì những bài đăng dày
đặc chữ chỉ phổ cập thông tin, rút ngắn câu chữ lại xúc tích ngắn gọn và
đi kèm hình ảnh, video minh họa để thu hút người đọc hơn)
Lồng ghép, ứng dụng nội dung xu hướng vào những bài đăng của mình
(tiêu đề trending, hình ảnh hài hước,...) Trong quá trình lồng ghép vẫn
luôn phải đảm bảo tính đúng đắn của thông tin lịch sử.
Nghiên cứu thuật toán đăng bài, hiện bài của các nền tảng mạng xã hội, từ
đó tổ chức hình thức nội dung truyền tải phù hợp để lan tỏa rộng rãi trong
cộng đồng, tránh trường hợp bị kiểm duyệt mà ẩn bài, xóa bài đăng.
10.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với những nội dung lịch sử 18
Bên cạnh việc cải thiện những cách truyền thông nội dung lịch sử, để nâng cao
nhận thức của sinh viên, không thể bỏ qua những nỗ lực cải thiện đến từ chính
những đối tượng tiếp nhận những thông tin đó.
Là một sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cần
thiết phải luôn tự nâng cao, trau dồi vốn hiểu biết lịch sử của dân tộc. Lấy nó
làm gốc, vốn hiểu biết đủ sâu, từ đó mới có thể chắt lọc, lựa chọn ra những kênh
thông tin chính thống, đáng tin cậy trên mạng xã hội để tiếp nhận thông tin, từ
đó cũng có thể nhận biết và phản bác lại những thông tin xuyên tạc, bịa đặt sự thật lịch sử.
Nhận thức của sinh viên ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp nhận thông tin lịch
sử của sinh viên đó. Vì vậy, tự nâng cao nhận thức của bản thân là việc làm vô cùng cần thiết. 10.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp những cách thức, biện pháp thu
thập thông tin về đối tượng, xử lý các thông tin đó để đạt được các mục tiêu
nghiên cứu đã xác định và làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu.
11.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin khoa học
trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã có, thông qua các thao tác tư duy để rút ra kết luận khoa học.
Một số tài liệu có thể sử dụng để tham khảo cho nghiên cứu này:
Truyền thông các sự kiện lịch sử trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên
các báo Tuổi trẻ và Báo Cựu Chiến binh Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 12 năm 19
2015) (Khảo sát trên các báo Tuổi trẻ và báo Cựu chiến binh Việt Nam từ tháng
1 đến tháng 12 năm 2015) - Hồ Thanh Hương
Tâm lý học báo chí - Đỗ Thị Thu Hằng
Giáo trình tâm lý học tuyên truyền - Hà Thị Bình Hòa
Vấn đề đổi mới nhận thức lịch sử - Nguyễn Huệ Chi
11.2. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Phương pháp phi thực nghiệm được thực hiện dựa trên sự quan sát những sự
kiện đã hoặc đang tồn tại, thu thập số liệu thống kê về đối tượng nhằm phát hiện
bản chất hay quy luật tồn tại, vận động của đối tượng ấy, từ đó xây dựng và
kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
Điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu
hỏi với những câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic nhất định để có được thông tin về đối tượng.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có ưu điểm là cho phép tiến hành nghiên
cứu trên một địa bàn rộng, nhiều người tham gia, có thể thu thập được ý kiến
của một số lượng lớn nghiệm viên (ở đây là sinh viên thuộc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền). Trong phương pháp này, người được hỏi tiến hành trả lời các câu
hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào phương án trả lời tương ứng trong bảng hỏi.
Mẫu bảng hỏi “Khảo sát về tâm lý tiếp nhận của sinh viên học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với nội dung lịch sử trên kênh Facebook”
1. Điều tra về nhân khẩu học: Giới tính 20