Ngoại giao Việt Nam hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ngoại giao Việt Nam hiện đại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:59 4/8/24
Chương I. Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975–2022)
Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975–2022)
Chương I. Chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam
thống nhất sau giải phóng miền nam 1975 - 1978 I.
Những đặc điểm cơ bản của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế
1. Sự phát triển của các lực lượng cách mạng sau thắng lợi của Việt Nam
Thắng lợi của ba quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia) đã mở rộng
phạm vi XHCN ra toàn Đông Dương. Các nước XHCN có mức tăng
trưởng kinh tế cao, cùng với đó là sức mạnh quân sự đã đuổi kịp các nước đế quốc.
Tuy nhiên, nội bộ phe XHCN vẫn tồn tại những mâu thuẫn, có thể kể đến
là mâu thuẫn Xô – Trung, sự mạnh lên của chủ nghĩa dân tộc ở một số
nước, sự phân tách khỏi nội bộ Liên Xô và sự bất bình của nhân dân Đông Đức.
Phong trào giải phóng dân tộc đã đạt được những tiến bộ đáng kể, với các
nước thuộc địa cuối cùng giành được độc lập và nhiều nước dân tộc chủ
nghĩa đã đi theo chủ nghĩa xã hội. Trong những năm 70, đấu tranh kinh tế
nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng với các nước tư bản phát triển, thiết
lập “trật tự kinh tế mới”, phong trào “không liên kết” phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những yếu kém về kinh tế, nợ nần và nội chiến – chia rẽ sẽ tác
động lớn đến sự lớn mạnh của các phong trào.
Cuối những năm 70, các cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng
thêm những khó khăn trong cuộc sống người dân, dẫn đến các cuộc đấu
tranh về quyền dân sinh và dân chủ ở các nước tư bản, gắn liền với đó là
sự phát triển của các phong trào đấu tranh chống chạy đua vũ trang, bảo
vệ hòa bình. Tuy nhiên một số đảng cộng sản lớn ở Tây Âu dần chuyển
sang quan tâm đến các quyền lợi kinh tế mà không gắn với đấu tranh chính trị.
2. Xu thế chạy đua kinh tế và xu thế hòa hoãn
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đẩy mạnh, công nghệ mới thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu, tạo đà phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ quốc tế.
Những nước bại trận trong CTTG 2 nhanh chóng hồi phục và vươn lên,
đặc biệt là Nhật. Trong khi đó, Hoa Kì và Liên Xô lại tụt hậu do chạy đua vũ trang. about:blank 1/4 22:59 4/8/24
Chương I. Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975–2022)
Xu thế hòa hoãn Đông – Tây được củng cố, xu thế đa cực bắt đầu hình thành.
3. Điều chỉnh chiến lược của các nước lớn
Mâu thuẫn Hoa Kì – Liên Xô – Trung Quốc hình thành, các bên cố gắng
mở rộng ảnh hưởng đồng thời kiềm chế lẫn nhau. Trong khi Mỹ chú
trọng ổn định tình hình nội bộ thì Trung Quốc tiền hành mở cửa, thu hút
vốn bên ngoài. Nhật vươn lên thành cường quốc với chủ trương liên kết
phát triển khu vực. Các cường quốc đều chủ trương hướng đến các nước
đang phát triển, đặc biệt và khu vực Đông Nam Á.
4. Nét mới trong tình hình khu vực
Các nước Đông Nam Á đều mong muốn mở rộng quan hệ với Việt Nam,
thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước Đông Dương, Liên Xô và
Trung Quốc, hướng đến thực hiện chính sách hòa bình, trung lập. II.
Đường lối xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại Việt Nam sau chiến tranh.
Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao nhưng ta vẫn còn
phải đối đầu với không ít khó khăn.
1. Đường lối xây dựng đất nước
Tháng 12/1976, hai nhiệm vụ chiến lược theo thứ tự là xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc thì đến 1978 được đổi lại và bổ sung thành bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng CNXH và làm nghĩa vụ quốc tế.
Đường lối chung: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động, tiến hành cách mạng đặc biệt là trong lĩnh
vực khoa học kĩ thuật, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ
nghèo nàn lạc hậu, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật
tự xã hội, tích cực đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và CNXH.
2. Chính sách đối ngoại
Trong giai đoạn 1976 – 1978, Việt Nam có những điều chỉnh quan trọng
trong việc sắp xếp bạn – thù, coi Liên Xô là “hòn đá tảng”.
Điều chỉnh này tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế của nước ta III.
Những hoạt động ngoại giao nhằm mở rộng quan hệ quốc tế
1. Tăng cường quan hệ với phe CNXH.
Chính sách: Góp phần khôi phục và củng cố đoàn kết, tăng cường sự ủng
hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các nước XHCN.
Tuy duy trì chính sách cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung
Quốc song ta vẫn nghiêng về quan hệ với Liên Xô. Việt Nam cũng giúp
đỡ Campuchia trong cuộc chiến chống thảm họa diệt chủng Pôn Pốt. about:blank 2/4 22:59 4/8/24
Chương I. Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975–2022)
2. Chủ động điều chỉnh quan hệ với các nước Đông Nam Á
Quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN từng bước được khai thông.
Đến cuối năm 1976, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các
nước ASEAN. Việt Nam khẳng định chính sách kiên trì củng cố các mối
quan hệ hữu nghị, hợp tác khu vực, xây dựng Đông Nam Á độc lập, hòa
bình, trung lập thực sự và không có căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài.
3. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển
Từ sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt nước
dân tộc chủ nghĩa, mở thêm nhiều cơ quan đại diện ở các nước Á – Phi,
tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế.
Vị trí của Việt Nam trong phong trào Không liên kết được nâng cao rõ rệt.
4. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển.
Nhiều nước tư bản phát triển thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,
lập đại sứ quán tại Hà Nội. Những quốc gia này ủng hộ nhiều cho Việt
Nam trong phát triển kinh tế bằng các gói viện trợ không hoàn lại, đặc biệt là Nhật Bản.
Hoa Kì muốn lôi kéo Việt Nam nhằm làm giảm ảnh hưởng của Liên Xô
nhưng quan điểm khác biệt khiến đàm phán Việt Nam – Hoa Kì không đi đến kết quả.
5. Triển khai ngoại giao đa phương
Từ tháng 5/1975, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều
ước quốc tế. Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của
Liên Hợp Quốc, nhận được sự giúp đỡ của bạn bè thế giới.
Việt Nam cũng coi quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là
một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại nhằm thu hút vốn phát triển đất nước. IV.
Ngoại giao duy trì hòa bình để tập trung xây dựng đất nước
1. Ngoại giao nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
Khi buộc phải phản công tự vệ, Việt Nam vẫn kiên trì giải quyết bằng
biện pháp hòa bình nhằm xây dựng quan hệ làng giềng hữu nghị. Tuy
nhiên, những hành động thiếu tính xây dựng của phía Campuchia Dân
chủ đã khiến cho những nỗ lực của Việt Nam không thu được thành quả.
Chúng vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia và cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Việt Nam. Vì vậy, những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam đều
không đem lại kết quả gì và chiến tranh nổ ra là điều không tránh khỏi. about:blank 3/4 22:59 4/8/24
Chương I. Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975–2022)
2. Ngoại giao nhằm tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
Đảng và Nhà nước cũng tăng cường các hoạt động hữu nghị với Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm giải quyết các xung đột biên giới phía
Tây Nam. Tuy nhiên, vấn đề này không tiến triển do khác biệt về quan
điểm. Quan hệ Việt-Trung từ chỗ hữu nghị anh em chuyển sang thù địch.
Nước ta chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, các nước
độc lập dân tộc và cả với các nước tư bản chủ nghĩa, các tổ chức quốc tế.
Cùng với việc mở rộng quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng
có những tiến bộ. Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của chúng ta đã
không ngăn được hau cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía
Bắc. Vấn đề Campuchia đã bị các lực lượng đế quốc và phản động quốc
tế khai thác để bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chinh trị nước ta trong một thời gian dài. about:blank 4/4