-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Dẫn luận ngôn ngữ học 18 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ học 18 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGÔN NGỮ LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT I. Tín hiệu 1 Định nghĩa:
+ Tín hiệu là sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất nào đó có khả năng tác động vào giác quan con
người, làm cho con người cảm nhận được, từ đó suy diễn đến một cái gì đó ngoài bản chất vốn có của
sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất đó
+ Quá trình nhận diện:
Cái biểu hiện (signifier)
Cái được biểu hiện (Signified)
VD: Tiếng trống (signifier) báo giờ học và giờ ra chơi (signified)
VD: Tín hiệu đèn giao thông
2. Tính chất của tín hiệu:
- Tất cả các tín hiệu đều bao gồm 2 mặt:
Cái biểu hiện: Một sự vật hiện tượng hoặc thuộc tính vật chất tác động đến giác quan của con
người và con người cảm nhận được (âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể…)
Cái được biểu hiện: đại diện cho 1 cái gì đó ko phải chính nó
+ Mỗi tín hiệu còn nằm trong 1 hệ thống nhất định. Nếu ở ngoài hệ thống đó, nó k còn là tín hiệu nữa,
hoặc chuyển thành 1 tín hiệu khác II.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt
Hệ thống là 1 tổng thể bao gồm cái yếu tố có quan hệ qua lại với nhau và quy định lẫn nhau
1.Bản chất của ngôn ngữ: Tính hai mặt:
Cũng như nhiều loại tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
+ Cái biểu đạt là các âm thanh mà con người có thể nghe được (con người dùng chữ viết như một loại
tín hiệu thị giác để thay thế cho ngôn ngữ âm thanh). (hình thức – biểu hiện như nào) + là
Cái được biểu đạt
nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người.
- Toàn bộ các từ trong ngôn ngữ là các tín hiệu. Ở mỗi từ luôn có hai mặt là âm thanh và ý nghĩa
=> Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ luôn gắn bó khăng khít với nhau. Hai mặt này luôn song hành cùng
nhau không thể có mặt này mà lại không có mặt kia. Chính vì thế, tín hiệu ngôn ngữ là một chỉnh thể
thống nhất, có thể thay thế cho đối tượng được gọi tên. Từ đó, tín hiệu ngôn ngữ được con người sử
dụng thuận tiện trong giao tiếp và tư duy ở tất cả lĩnh vực trong đời sống con người. Tính vật chất:
-Cũng như tín hiệu ngôn ngữ phải là 1 dạng vật chất (con người nhận được bằng các giác quan)
-Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, trở thành “vỏ vật chất” của tư duy, là
phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử Tính võ đoán:
Mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ có tính quy ước rất cao. Đó không phải là mối quan hệ
có lí do, có tính tất nhiên, mà là mối quan hệ do con người thỏa thuận, quy ước (một sự thỏa thuận
ngầm). Nó được hình thành trong lịch sử giao tiếp và nó mang tính võ đoán.
- Mối quan hệ võ đoán khiến chúng ta không lí giải được vì sao một âm thanh lại được dùng để biểu hiện
một ý nghĩa nào đó, hoặc lại được dùng để gọi tên một đối tượng nào đó.
Ví dụ: không có lí do nào cắt nghĩa được vì sao trong Tiếng Việt lại gọi “hoạt động di chuyển trên mặt đất
bằng hai chân với tốc đọ bình thường” là “đi”. Giữa âm “đi” và nội dung ý nghĩa mà nó biểu hiện không
có mối quan hệ tất yếu, mà chỉ là do thói quen, do cách gọi từ ngày xa xưa.
- Tín hiệu ngôn ngữ thuộc loại các ước hiệu. Tuyệt đại đa số các tín hiệu ngôn ngữ đều có loại tính chất đó.
- Tuy nhiên, trong ngôn ngữ có thể có một số tín hiệu có tính võ đoán thấp hơn, nghĩa là quan hệ giữa
âm thanh và ý nghĩa của tín hiệu có một phần lí do nào đấy:
+ Từ tượng thanh: róc rách, đùng đoàng, meo meo, (con) bò, lộp cộp,...
+ Thán từ: ối, ái, a, ô,... Giá trị khu biệt:
- Sự khu biệt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tín hiệu. Thuộc tính vật chất của mỗi ngôn
ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.
Vd: So sánh một vết mực và chữ cái A. Khi nhận diện đặc trưng vết mực ta phải chú ý đến tầm quan
trọng như nhau của tất cả các đặc điểm, thuộc tính vật chất của vết mực ấy. Còn chữ A, dù lớn hay nhỏ,
đậm hay nhạt thì vẫn chỉ là chữ A không thay đổi, sở dĩ vậy vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu còn vết mực thì không.
Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách hệ thống tín hiệu có thể tìm thấy ở tất cả các hệ thống tín hiệu khác.
2.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt: (số lượng các đơn vị lớn; giá trị đồng đại – lịch đại; Tính độc
lập tương đối; tính đa trị; nhiều cấp độ khác nhau; nhiều hệ thống khác nhau)
Số lượng các đơn vị lớn: -
Bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ
thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm
v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. -
Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính
chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với
hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số.
Không ai có thể biết tất cả các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường
xuyên được phát triển, bổ sung thêm.
Nhiều hệ thống khác nhau: -
Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống
con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. -
Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và
đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm vị lại
có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống
hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v…
Nhiều cấp độ khác nhau: -
Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người ta thường chia
các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên
cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất trọng
khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc
thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm
trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. -
câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm
trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau. Tính đa trị: -
Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính
chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ
không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái
được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện
khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. -
Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là
phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn
có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa.
Giá trị đồng đại, lịch đại:
- Giá trị đồng đại (synchronic) và giá trị lịch đại (diachronic) của hệ thống ngôn ngữ. Thông thường các
hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ được sáng tạo để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một thời
gian nhất định tức là giá trị đồng đại. Tuy nhiên bên cạnh đó, ngôn ngữ đặc biệt hơn ở chỗ nó có cả hai
giá trị đồng đại và lịch đại.
- Ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm và mang dấu ấn của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương
tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là công cụ giao tiếp của những người thuộc
các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Tính độc lập tương đối: -
Các loại tín hiệu khác ra đời theo sự thỏa thuận của một số người, vì vậy hoàn toàn có thể thay
đổi theo ý muốn con người. Tuy nhiên, trái ngược lại ngôn là một loại tín hiệu đặc biệt ở chỗ nó
có tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại và không bị phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như ý
muốn của con người. Ngôn ngữ tồn tại với tư cách độc lập qua các thời kì xã hội và chế độ khác nhau. -
Song song với đó, chính sách về ngôn ngữ là một điều kiện để ngôn ngữ phát triển một cách
thích hợp. Cho nên tính độc lập của ngôn ngữ chỉ là “sự độc lập tương đối”.
1. Chức năng giao tiếp: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người: -
Xét về lịch sử: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu đời nhất (sau này mới xuất hiện
chữ viết, hình vẽ…)… Xuất hiện cùng với con người -
Không gian và phạm vi hoạt động: Ngôn ngữ phục vụ mọi nơi, mọi lĩnh vực hoạt động con người…
+ không kể độ tuổi, thế hệ,…
+ Với ngôn ngữ, con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng thế kỉ. Những
nhận thức, kinh nghiệm sống được lưu giữ và truyền lại đến ngày nay là nhờ ngôn ngữ g ìn giữ ngôn
ngữ và những tri thức ông cha ta để lại -
Khả năng: Ngôn ngữ giúp con người giao tiếp với nhau, trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm
với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất -
Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác của con người:
+ nhờ có ngôn ngữ, các phương tiện giao tiếp khác mới được ra đời. con người có thể thống nhất ý kiến
với nhau để đưa ra các kí hiệu, quy ước, chữ viết, công thức toán học… được sử dụng phổ biến trong xã hội
+ Con người phải dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau biết những giá trị và biểu hiện, quan hệ giữa
các tín hiệu giao tiếp ấy
2. Ngôn ngữ là công cụ của nhận thức tư duy:
Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức tư duy -
Có hai quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
+ Từ nhận thức cảm tính mà các giác quan mang lại, con người hình thành nhận thức lí tính. Từ nhận
thức lí tính, con người hình thành các khái niệm được các tín hiệu ngôn ngữ có khả năng thay thế
được sử dụng một cách thuận tiện trong hđ nhận thức, khám phá và phản ánh thực tế kq, ngay cả khi ko
tiếp xúc trực tiếp với thực tế KQ -
Nhận thức lí tính, cảm tính ngôn ngữ thuộc lí tính: (suy nghĩ thầm – có sd ngôn ngữ) đánh giá khái niệm
dùng ngôn ngữ (phương pháp) để biểu đạt khái niệm ngôn ngữ và tư
duy có mqh mật thiệt -
Hoạt động tư duy có thể tiến hành 1 cách thầm lặng (suy nghĩ thầm):
+ Ko thể tư duy mà k có ngôn ngữ
+ ko thể tiến hành hoạt động tư duy bằng thứ ngôn ngữ ta ko thể biết
Ngôn ngữ đóng vai trò lưu trữ, bảo toàn và cố định các kết quả nhận thức, tư duy: -
Cá nhân: nhờ có vai trò này mà nhận thức của mỗi người ngày càng phát triển -
Xã hội: thừa hưởng các kết quả từ thế hệ đi trước
Ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy
Ngôn ngữ là công cụ để truyền đạt các kết quả của nhận thức, của tư duy trong hành động
giao tiếp giữa cá nhân 3. Các chức năng khác:
Chức năng thẩm mĩ: hay chức năng làm chất liệu và phương tiện nghệ thuật văn chương -
Ngôn ngữ ko chỉ truyền tải thông tin mà còn có chức năng thể hiện cái đẹp, ca ngợi cái đẹp, thể
hiện những tâm tư tình cảm con người
Chức năng siêu ngôn ngữ: -
Ngôn ngữ được dùng làm phương tiện để nói chính về ngôn ngữ, phân biệt ngôn ngữ với các
phương tiện giao tiếp khác của con người
+ Ngôn ngữ có thể biểu hiện thông tin về mọi đối tượng xung quanh con người và về chính ngôn ngữ
+ Ví dụ: giải thích khái niệm cái cây (ngôn ngữ) – sử dụng ngôn ngữ để giải thích khái niệm này
‘ ko thể lí giải bức tranh bằng 1 bức tranh đc + Biểu hiện:
‘ Ngôn ngữ học: ngôn ngữ vừa là phương tiện để phân tích nghiên cứu, vừa là đối tưởng để phân tích nghiên cứu
‘ Đời sống hàng ngày: nhận xét về cách nói năng, chức năng của người khác, khi dùng tục ngữ ca dao để
nói những lời hay ý đẹp hay phê phán…
+ Phân biệt giữa dùng và dẫn