Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Giao tiếp: Ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp với nhau, truyền đạt ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc và thông điệp khác nhau. Nó giúp chúng ta thể hiện ý định và nhu cầu của mình và hiểu được người khác. Kết nối văn hóa: Ngôn ngữ không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối giữa các văn hóa và cộng đồng. Nó cho phép chúng ta hiểu và đồng cảm với những người có nền văn hóa và lịch sử khác nhau.

lOMoARcPSD| 40799667
Ngn ng l phng tin giao tip quan trng
Dn Lun Ngôn Ng i hc Khoa hc Xã hội v Nhân văn, Đại hc Quc gia
Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40799667
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
Chúng ta đang sống trong thế giới của từ ngữ. Trong tất cả các phương
tiện con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ phương tiện duy
nhất thomãn được tất cả nhu cầu của con người. Bởi vậy, ngôn ngữ
vai trò cùng quan trọng trong cuộc sống… Mỗi một giây, một phút
trôi qua đềungười đang nói, đang viết, hoặc đang đọc cái đó. Cuộc
sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ nhanh
chóng hiệu quả. Sở ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn năng
của con người hành trình cùng con người, từ c con người xuất
hiện cho tới tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung
hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu
xu hướng tiếp xúc văn htừ cổ xưa đến tận ngày nay. Vậy ngôn
ngữ gì? sao lại trở nên quan trọng với đời sống con người đến
vậy?
Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngloài người, các nhà
ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa về ngôn ngữ như sau: “Ngôn ngữ
một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, phương tiện giao tiếp bản
qua trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn
ngữ đồng thời cũng phương tiện phát triển duy. Truyền đạt truyền
thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.”
Con người khác với con vật chỗ con người ngôn ngữ. Ngôn ngữ
của con người không phải một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải
sự phản xnh bản năng nphản xạ điều kiện một số sinh
vật. cũng không phải hiện tượng tính nhân, Tuy rằng ngôn
ngữ liên quan tới mỗi nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc
vào nhân con người. Ngôn ngữ sản phẩm của tập thể, tồn tại và
phát triển với sự tồn tại phát triển của hội loài người. sản
phẩm của tập thể nên sự tồn tại phát triển của phụ thuộc vào sự
tồn tại phát triển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy.
(Nguyễn Thiện Giáp – Giáo trình ngôn ngữ học,Nxb ĐHQG, trang 28)
lOMoARcPSD| 40799667
Mặt khác, nói một hiện tượng hội ngôn ngữ tồn tại trong xã
hội loài người với cách một công cụ để con người giao tiếp, trao
đổi thông tin với nhau. Trong cuốn Hệ tưởng Đức” Mác Anghen
cho rằng: “ngôn ngữ ý thức thực tại, cũng như ý thức ngôn ngữ chỉ
sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”.
Khi đề cập đến một hiện tượng hội người ta thường xem xét chúng
trên sở hai phạm trù của một cấu hội: sở hạ tầng kiến
trúc thượng tầng. nhiên không thxếp ngôn ngữ vào sở htầng vì
nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ
phương tiện con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không
thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế kiến trúc thượng tầng mọi thiết chế
của kiến trúc thượng tầng như nnước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn
giáo… đều dựa trên sở hạ tầng. Khi sở htầng thay đổi thì kiến
trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi với cách công cụ
giao tiếp và tư duy thì ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay
đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết
học, luật pháp, chính trị …. mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời
đại tưởng thống trị. i cách khác, ngôn ngữ không phải tài sản
riêng của ngôn ngữ nào, nó là tài sản của toàn xã hội.
2. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng, ngôn ngữ một hiện tượng
xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:
Trước hết, ngôn ngữ phục vhội với tư cách phương tiện giao tiếp
giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong hội, phương tiện
giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, ng nhau tổ chức công tác chung
trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong tất cả các phương tiện
mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất
thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Sở ngôn ngữ trở thành
một công cụ giao tiếp vạn năng hành trình cùng con người tlúc
con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Chúng ta biết rằng, để đáp ứng
nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều
lOMoARcPSD| 40799667
các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có
những hệ thống tín hiệu thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh
giới của thể chế chính trị đphục vụ loài người, dụ như hệ thống
hiệu Toán học, Hoá học…. Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc, ít
nhất phải trình độ học vấn nhất định hoặc phải những nhà chuyên
môn có trình độ cao. Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với từng dân tộc
người. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị
hội, trình độ học vấn… phục vụ cộng đồng một cách tư.
Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu một
phương tiện không kén người dùng thể chuyển tải được tất cả các
nội dung thông tin khác nhau người nói nhu cầu. Từ việc bộc lộ
cảm c, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm,
nhu cầu trao đổi các kinh nghiệm thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức .…
Trong khi đó các phương tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào đó rất nh
những nhu cầu bộc lộ giao tiếp của con người. Tóm lại, ngôn ngữ
một phương tiện giao tiếp vạn năng vì về mặt số lượng, nó phục vụ đông
đảo các thành viên trong cộng đồng. Về mặt chất lượng, giúp các
thành viên trong cộng đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp. Do đó ngôn
ngữ trở thành phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao
đổi ý kiến trong hội, phương tiện giúp cho chúng ta hiểu biết lẫn
nhau, từ đó cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt
động của con người.
Thứ hai, ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội
nên ngôn ngữ mới th m phương tiện giao tiếp giữa mọi người.
Ngôn ngữ đã hiệu hoá các tư tưởng của con người, hệt như mối quan
hệ giữa cái biểu hiện cái được biểu hiện trong thuyết của tín hiệu
học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tưởng duy cái được
biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực
tại được phân cắt ra thành các khái niệm. Nếu không ngôn ngữ thì
con người không phương tiện để phân cắt thực tại ra thành các khái
niệm. Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên các
từ có nội dung nghèo nàn, mờ nhạt nhưng nhờ có ảnh hưởng của tiến
lOMoARcPSD| 40799667
trình văn hoá nhân loại các từ được cấp thêm nét nghĩa tinh tế hơn
cho phù hợp với tư duy của con người về sự vật từ phản ánh. Trong
tiến trình này, từ chỉ còn một cái vỏ, nơi đổ đầy duy của chúng ta
về một sự vật cụ thể. Ngôn ngữ nói chung thể hiện ý thức của xã hội loài
người nhưng mỗi hệ thống ngôn ngữ cụ thể lại phản ánh bản sắc của
cộng đồng nói ngôn ngữ đó như các phong tục tập quán, thói quen của
cả một cộng đồng.
Thứ ba, ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu
thành quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ
thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp kiến thức văn hoá.
Khi chúng ta học bất kmột ngoại ngữ nào thì chúng ta thường không
chú ý ngay dến sự khác nhau giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ mẹ đẻ của
mình mà chúng ta thường bị ấn tượng được trợ giúp nhiều bởi đặc
trưng giữa hai ngôn ngữ. Con người họ nói bất cứ ngôn ngữ nào
họ sống bất cứ nơi đâu thì họ cũng một số điểm chung về sinh vật
học văn hoá. thể i văn hlà một dạng tồn tại gia công, bởi
chịu sự tác động của con người trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tự
nhiên để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá. Nói cách khác
ngôn ngữ khả năng hình thành văn hoá. Với bất kỳ một quốc gia nào,
một dân tộc nào, một nền văn hoá nào, thì ngôn ngữ cũng một phần
quan trọng. Thêm vào đó, nếu trong qtrình giao tiếp, nếu chúng ta
một vốn kiến thức về ngôn ngữ phong phú, kỹ năng giao tiếp kiến
thức vvăn hoá sâu rộng thì khả năng giao tiếp của chúng ta sẽ được
nâng cao. Ngược lại, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chúng ta sẽ
không thể tự tin khi giao tiếp. Tất nhiên nhận định này cũng chỉ mang ý
nghĩa tương đối vì vốn kiến thức của con người thì có hạn. thể chúng
ta hiểu biết về lĩnh vực này nhưng lại không am hiểu về lĩnh vực khác.
Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung hoàn thiện dần theo lịch sử
tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu xu hướng tiếp xúc tiếp
xúc văn hoá từ cổ xưa đến tận ngày nay. thể nói, ngày nay không
con ngôn ngữ nào chưa ảnh hưởng của nên văn hoá ngoại lai. Nói cách
lOMoARcPSD| 40799667
khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Cuối ng, sự tồn tại phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại
phát triển của hội. hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú
hơn thì ngôn ngữ ng phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp kịp
thời phản ánh sự tiến bộ của hội. Nhìn lại qtrình phát triển của
hội loài người chúng ta thấy, tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị
tộc. Đó tập hợp những người ng dòng máu. Một số thị tộc thân
thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với nhau tạo
thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại được
hình thành từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự phát triển từ các thị
tộc blạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con
đường thẳng đuột mà trải qua những chặng đường quanh co khúc khuỷu,
rất phức tạp. Trong đó qtrình thống nhất phân ly chằng chéo lẫn
nhau. Ngôn ngphát sinh phát triển cùng với hội loài người cho
nên cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng
phải theo quy luật thống nhất và phân ly như thế, qua mỗi chặng đường,
ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát
triển của ngôn ngữ thể thấy những bước sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn
ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ
cộng đồng tương lai.
Sự biến đổi phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả hai mặt
cấu trúc chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn
ngữ cộng đồng tương lai quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt
chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngthể hiện s
biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng, ngữ
nghĩa, và cấu ngữ pháp của nó. Nếu như sự phát triển của ngôn ngữ
bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh thì nguyên nhân làm cho biến
đổi và phát triển cũng đa dạng và phong phú. Người ta đã từng lý giải sự
phát triển của ngôn ngữ là do sự phát triển của bộ máy phát âm, do ảnh
lOMoARcPSD| 40799667
hưởng củ điều kiện địa và khí hậu, do ảnh hưởng của tâm dân tộc,
do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ máy phát âm, do chơi
chữ, do đặc điểm của trẻ em học nói….. chúng ta không phủ nhận tác
dụng của các yếu tố kể trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ, nhưng
đó chưa phải là nguyên nhân chủ yếu, quyết định phương hướng và cách
thức phát triển của ngôn ngữ. Với cách hiện tượng hội đặc biệt,
sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hoá các điều kiện hội khác quy định. Người ta chỉ thể hiểu
được một ngôn ngữ quy luật phát triển của khi nào người ta
nghiên cứu theo sát lịch sử của hội, lịch sử của nhân dân ngôn
ngữ đó, sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai
cấp xuất hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia hình thành cần giao dịch
thư từ quy thức ít nhiều cho việc hành chính. Nền thương nghiệp
trưởng thành càng cần giao dịch thư từ có quy tắc hơn nữa. Báo chí xuất
hiện, văn học tiến lên, tất cả điều đó đã đưa lại những sự biến đỏi lơn lao
trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Ngoài ra, ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố khách quan như:
hình thức cộng đồng dân tộc người, dân số, trình độ học vấn, hình thức
thể chế nhà nước, môi trường tộc người, tốc độ phát triển kinh tế hội,
mối liên hệ kinh tế chính trị văn hoá, thế tương quan giữa trình đphát
triển của một dân tộc với nước láng giềng, truyền thống văn hoá, mức
độ phân chia thành tiếng các địa phương. Những yêu cầu của hội đặt
ra sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn trong nội
bộ của ngôn ngữ.
Tóm lại bản chất xã hội của ngôn nglà: ngôn ngữ phục vụ hội với
cách phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến
trong hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau
tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Ngôn
ngữ thể hiện ý thức hội, chính thể hiện ý thức hội nên ngôn ng
mới thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ khả
năng hình thành văn hoá một bộ phận cấu thành quan trọng của văn
hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến
lOMoARcPSD| 40799667
thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp kiến thức văn hoá. Sự tồn tại
phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại phát triển của xã hội.
hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng
phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp kịp thời phản ánh sự tiến bộ
của xã hội.
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40799667
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40799667
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
Chúng ta đang sống trong thế giới của từ ngữ. Trong tất cả các phương
tiện mà con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy
nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Bởi vậy, ngôn ngữ có
vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống… Mỗi một giây, một phút
trôi qua đều có người đang nói, đang viết, hoặc đang đọc cái gì đó. Cuộc
sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ nhanh
chóng và hiệu quả. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn năng
của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất
hiện cho tới tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và
hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu
và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Vậy ngôn
ngữ là gì? vì sao nó lại trở nên quan trọng với đời sống con người đến vậy?
Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ loài người, các nhà
ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa về ngôn ngữ như sau: “Ngôn ngữ là
một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản
và qua trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn
ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy. Truyền đạt truyền
thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.”
Con người khác với con vật ở chỗ là con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ
của con người không phải là một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải
là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh
vật. Nó cũng không phải là hiện tượng có tính cá nhân, Tuy rằng ngôn
ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc
vào cá nhân con người. Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và
phát triển với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì là sản
phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào sự
tồn tại phát triển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy.
(Nguyễn Thiện Giáp – Giáo trình ngôn ngữ học,Nxb ĐHQG, trang 28) lOMoAR cPSD| 40799667
Mặt khác, nói nó là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã
hội loài người với tư cách là một công cụ để con người giao tiếp, trao
đổi thông tin với nhau. Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Anghen
cho rằng: “ngôn ngữ là ý thức thực tại, và cũng như ý thức ngôn ngữ chỉ
sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”.
Khi đề cập đến một hiện tượng xã hội người ta thường xem xét chúng
trên cơ sở hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: Cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Dĩ nhiên không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng vì
nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ
là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không
thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế kiến trúc thượng tầng vì mọi thiết chế
của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn
giáo… đều dựa trên cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến
trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi với tư cách là công cụ
giao tiếp và tư duy thì ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay
đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết
học, luật pháp, chính trị …. mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời
đại là tư tưởng thống trị. Nói cách khác, ngôn ngữ không phải là tài sản
riêng của ngôn ngữ nào, nó là tài sản của toàn xã hội.
2. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng, ngôn ngữ là một hiện tượng
xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:
Trước hết, ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp
giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện
giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung
trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong tất cả các phương tiện
mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất
thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành
một công cụ giao tiếp vạn năng vì nó hành trình cùng con người từ lúc
con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Chúng ta biết rằng, để đáp ứng
nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều lOMoAR cPSD| 40799667
các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có
những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh
giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người, ví dụ như hệ thống ký
hiệu Toán học, Hoá học…. Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc, ít
nhất phải có trình độ học vấn nhất định hoặc phải là những nhà chuyên
môn có trình độ cao. Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với từng dân tộc
người. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị
xã hội, trình độ học vấn… mà nó phục vụ cộng đồng một cách vô tư.
Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một
phương tiện không kén người dùng và có thể chuyển tải được tất cả các
nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu. Từ việc bộc lộ
cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm,
nhu cầu trao đổi các kinh nghiệm thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức .…
Trong khi đó các phương tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào đó rất nhỏ
những nhu cầu bộc lộ và giao tiếp của con người. Tóm lại, ngôn ngữ là
một phương tiện giao tiếp vạn năng vì về mặt số lượng, nó phục vụ đông
đảo các thành viên trong cộng đồng. Về mặt chất lượng, nó giúp các
thành viên trong cộng đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp. Do đó ngôn
ngữ trở thành phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao
đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho chúng ta hiểu biết lẫn
nhau, từ đó cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Thứ hai, ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội
nên ngôn ngữ mới có thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người.
Ngôn ngữ đã ký hiệu hoá các tư tưởng của con người, hệt như mối quan
hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong lý thuyết của tín hiệu
học hiện đại. Trong mối quan hệ này, tư tưởng và tư duy là cái được
biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực
tại được phân cắt ra thành các khái niệm. Nếu không có ngôn ngữ thì
con người không có phương tiện để phân cắt thực tại ra thành các khái
niệm. Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên các
từ có nội dung nghèo nàn, mờ nhạt nhưng nhờ có ảnh hưởng của tiến lOMoAR cPSD| 40799667
trình văn hoá nhân loại mà các từ được cấp thêm nét nghĩa tinh tế hơn
cho phù hợp với tư duy của con người về sự vật mà từ phản ánh. Trong
tiến trình này, từ chỉ còn là một cái vỏ, nơi đổ đầy tư duy của chúng ta
về một sự vật cụ thể. Ngôn ngữ nói chung thể hiện ý thức của xã hội loài
người nhưng mỗi hệ thống ngôn ngữ cụ thể lại phản ánh bản sắc của
cộng đồng nói ngôn ngữ đó như các phong tục tập quán, thói quen của cả một cộng đồng.
Thứ ba, ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu
thành quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ
thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá.
Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào thì chúng ta thường không
chú ý ngay dến sự khác nhau giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ mẹ đẻ của
mình mà chúng ta thường bị ấn tượng và được trợ giúp nhiều bởi đặc
trưng giữa hai ngôn ngữ. Con người dù họ nói bất cứ ngôn ngữ nào và
họ sống ở bất cứ nơi đâu thì họ cũng có một số điểm chung về sinh vật
học và văn hoá. Có thể nói văn hoá là một dạng tồn tại có gia công, bởi
nó chịu sự tác động của con người trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tự
nhiên để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá. Nói cách khác
ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá. Với bất kỳ một quốc gia nào,
một dân tộc nào, một nền văn hoá nào, thì ngôn ngữ cũng là một phần
quan trọng. Thêm vào đó, nếu trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta có
một vốn kiến thức về ngôn ngữ phong phú, có kỹ năng giao tiếp và kiến
thức về văn hoá sâu rộng thì khả năng giao tiếp của chúng ta sẽ được
nâng cao. Ngược lại, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chúng ta sẽ
không thể tự tin khi giao tiếp. Tất nhiên nhận định này cũng chỉ mang ý
nghĩa tương đối vì vốn kiến thức của con người thì có hạn. Có thể chúng
ta hiểu biết về lĩnh vực này nhưng lại không am hiểu về lĩnh vực khác.
Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử
tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc tiếp
xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Có thể nói, ngày nay không
con ngôn ngữ nào chưa ảnh hưởng của nên văn hoá ngoại lai. Nói cách lOMoAR cPSD| 40799667
khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.
Cuối cùng, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú
hơn thì ngôn ngữ cũng phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp
thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội. Nhìn lại quá trình phát triển của xã
hội loài người chúng ta thấy, tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị
tộc. Đó là tập hợp những người cùng dòng máu. Một số thị tộc thân
thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với nhau tạo
thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại được
hình thành từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự phát triển từ các thị
tộc bộ lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con
đường thẳng đuột mà trải qua những chặng đường quanh co khúc khuỷu,
rất phức tạp. Trong đó quá trình thống nhất và phân ly chằng chéo lẫn
nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người cho
nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng
phải theo quy luật thống nhất và phân ly như thế, qua mỗi chặng đường,
ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát
triển của ngôn ngữ có thể thấy những bước sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn
ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai.
Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả hai mặt
cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn
ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt
chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự
biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng, ngữ
nghĩa, và cơ cấu ngữ pháp của nó. Nếu như sự phát triển của ngôn ngữ
bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh thì nguyên nhân làm cho nó biến
đổi và phát triển cũng đa dạng và phong phú. Người ta đã từng lý giải sự
phát triển của ngôn ngữ là do sự phát triển của bộ máy phát âm, do ảnh lOMoAR cPSD| 40799667
hưởng củ điều kiện địa lý và khí hậu, do ảnh hưởng của tâm lý dân tộc,
do đòi hỏi phải tiết kiệm hơi sức hao phí cho bộ máy phát âm, do chơi
chữ, do đặc điểm của trẻ em học nói….. chúng ta không phủ nhận tác
dụng của các yếu tố kể trên đối với sự phát triển của ngôn ngữ, nhưng
đó chưa phải là nguyên nhân chủ yếu, quyết định phương hướng và cách
thức phát triển của ngôn ngữ. Với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt,
sự phát triển của ngôn ngữ phải do những điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định. Người ta chỉ có thể hiểu
được một ngôn ngữ và quy luật phát triển của nó khi nào người ta
nghiên cứu nó theo sát lịch sử của xã hội, lịch sử của nhân dân có ngôn
ngữ đó, sáng lập và bảo tồn ngôn ngữ đó. Sản xuất phát triển, các giai
cấp xuất hiện, chữ viết ra đời, các quốc gia hình thành cần giao dịch có
thư từ có quy thức ít nhiều cho việc hành chính. Nền thương nghiệp
trưởng thành càng cần giao dịch thư từ có quy tắc hơn nữa. Báo chí xuất
hiện, văn học tiến lên, tất cả điều đó đã đưa lại những sự biến đỏi lơn lao
trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Ngoài ra, ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngôn ngữ còn phải kể đến những nhân tố khách quan như:
hình thức cộng đồng dân tộc người, dân số, trình độ học vấn, hình thức
thể chế nhà nước, môi trường tộc người, tốc độ phát triển kinh tế xã hội,
mối liên hệ kinh tế chính trị văn hoá, thế tương quan giữa trình độ phát
triển của một dân tộc với nước láng giềng, truyền thống văn hoá, mức
độ phân chia thành tiếng các địa phương. Những yêu cầu của xã hội đặt
ra sẽ được đáp ứng thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ của ngôn ngữ.
Tóm lại bản chất xã hội của ngôn ngữ là: ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư
cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến
trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau
tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Ngôn
ngữ thể hiện ý thức xã hội, chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ
mới có thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ có khả
năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn
hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến lOMoAR cPSD| 40799667
thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Sự tồn tại và
phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng
phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.