Ngôn ngữ và nhận thức - Tâm lý học đại cương | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ngôn ngữ và nhận thức - Tâm lý học đại cương | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLHĐC 001)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
15:04 3/8/24 CHƯƠNG 4 - notes
CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ VÀ NHẬN THỨC
1. Khái niệm chung về ngon ngữ và hoạt động lời nói: a. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy
Ngôn ngữ gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
Ngôn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với năng lực nhận thức của cá nhân đó
và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đặc điểm tâm lý riêng
Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người
Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, ở giọng điệu, cách
dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm
b. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ:
Chức năng chỉ nghĩa: Quá trình dùng một từ, một câu đều chỉ một nghĩa nào đó,
tức là quá trình gắn từ đó, câu đó với một sự vật, hiện tượng (ví dụ từ “cái bút” chỉ
một vật dùng để viết, vẽ,…)
Chức năng thông báo: Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông
tin, sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới người kia, hay tự mình nói
với bản thân mình bằng ngôn ngữ thầm.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thông
tin từ người khác và cũng phát ra thông tin cho người khác. Nhận được thông tin,
con người điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho phù hợp với nội dung thông
tin đó và hoạt động của mình sao cho phù hợp với nội dung thông tin đó và hoạt động của bản thân.
2. Các dạng hoạt động ngôn ngữ: a. Ngôn ngữ bên ngoài:
Loại ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác, nhằm mục đích giao tiếp
Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói: biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác.
Có hai loại ngôn ngữ nói: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
Ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại diễn ra giữa 2 người hay 1 nhóm người, có những đặc điểm sau:
+ Có tính chất tình huống, nghĩa là ngôn ngữ trong khi đối thoại liên quan chặt chẽ
với hoàn cảnh diễn ra cuộc trao đổi
+ Ít có tính chủ định và thường bị động. Lời đối đáp thường có tính chất phản ứng.
Câu nói của người này thường do câu nói của người kia quy định.
+ Cấu trúc của ngôn ngữ đối thoại thường không thật chặt chẽ. Những lời đối đáp
trong đối thoại thường không có chương trình định trước. about:blank 1/3 15:04 3/8/24 CHƯƠNG 4 - notes
Ngôn ngữ độc thoại: được phát triển từ ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ độc thoại
diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp giữa 1 người nói liên tục và những người khác nghe.
+ Người nói phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo về chương trình, nội dung, lời
nói phải chính xác, dễ hiểu, có khả năng truyền cảm. Ngôn ngữ viết:
+ Là ngôn ngữ được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu, chữ viết
+ Ngôn ngữ viết đòi hỏi phải lựa chọn những từ diễn đạt sáng sủa, chính xác ý
nghĩ của người viết. Các câu, các ý phải tuân theo một trình tự logic rất chặt chẽ, hợp lý. b. Ngôn ngữ bên trong:
Đây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chủ thể
Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức, giúp con người tự điều
khiển, tự điều chỉnh mình
Nhiều thành phần trong câu bị lược đi, thường chỉ còn lại những từ chủ yếu như
chủ ngữ hoặc vị ngữ mà con người hoàn toàn không nói ra.
3. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức:
a. Vai trò của ngôn ngữ đối với cảm giác và tri giác:
Dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ bên trong có thể làm thay đổi
ngưỡng cảm, tính nhạy cảm của cảm giác, hoặc có thể gây nên những ảo ảnh tri
giác bằng tác động của ngôn ngữ
Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, làm cho sự vật hiện tượng
được tri giác trở nên khách quan, đầy đủ, rõ ràng hơn
Chất lượng của quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh vi, nhạy bén của
các giác quan, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư duy, vào vốn kinh
nghiệm sống, vào khả năng ngôn ngữ
b. Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ:
Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ
Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện được sự ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ
có ý nghĩa, ghi nhớ máy móc
Ngôn ngữ là phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ
Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người
c. Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người. Tư duy sử dụng ngôn ngữ
làm phương tiện, công cụ tư duy
Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được
Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được tình huống có vấn đề, tiến hành
các thao tác tư duy và biểu đạt các kết quả của tư duy thành từ ngữ, thành câu about:blank 2/3 15:04 3/8/24 CHƯƠNG 4 - notes
d. Vai trò của ngôn ngữ đối với tưởng tượng:
Trong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và
biểu đạt các hình ảnh mới
Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức, được điều khiển
tích cực có kết quả và chất lượng cao about:blank 3/3