-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức là quan điểm duy tâm. Theo quan điểm này, ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học (HN) 22 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức là quan điểm duy tâm. Theo quan điểm này, ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học (HN) 22 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
1.1. Nguồn gốc của ý thức
❖ Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức:
+ Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức là quan điểm duy tâm. Theo
quan điểm này, ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi
phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất. Có nhiều hướng duy tâm khác
nhau, nhưng chung quy đều coi ý thức là cái cơ bản, là cái đầu tiên, là cái tạo ra mọi thứ.
+ Quan điểm duy tâm về nguồn gốc của ý thức bị chủ nghĩa Mác phê phán là sai
lầm, vì nó phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, phủ nhận mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, phủ nhận vai trò của lao động và ngôn ngữ trong hình thành ý thức.
- VD: Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo cho rằng ý thức là do Thượng đế ban cho con
người, Thượng đế là nguồn gốc của mọi sự vật. Chủ nghĩa duy tâm triết học
cho rằng ý thức là do tư duy của con người tạo ra, tư duy là nguồn gốc của mọi hiện tượng.
❖ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức:
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức là quan
điểm coi ý thức là sản phẩm của vật chất, là hình thức phản ánh cao nhất
thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn cao của thế giới vật chất,
cùng với sự xuất hiện của con người.
+ Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, gắn liền với bộ óc người,
lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội của con người. Quan điểm này phản
ánh đúng sự thật, phù hợp với thực tiễn, giải thích được nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức -
VD1: Ý thức là sản phẩm của quá trình lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã
hội của con người: Thông qua quá trình lao động, người cổ đại tìm ra lửa, tạo ra
các công cụ lao động mới, biết cách nấu chín thức ăn, từ đó phát triển bộ não,
giác quan và các năng lực, trình độ con người được nâng lên
- VD2: Ý thức là sản phẩm của quá trình phản ánh lâu dài của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao là bộ óc người: Khi bộ óc người nhận được các tín hiệu từ
các giác quan, nó sẽ xử lý và lưu trữ các thông tin đó, từ đó tạo ra các khái
niệm, suy nghĩ, cảm xúc, ý chí, tưởng tượng…
- VD3: Ý thức là sản phẩm của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất, là
hình thức phản ánh cao nhất của thế giới hiện thực. Ví dụ, khi con người phát
hiện ra những hiện tượng mới trong tự nhiên, xã hội hay tư duy, họ sẽ cập nhật
và điều chỉnh ý thức của mình để phù hợp với thực tế, từ đó tạo ra những kiến
thức, lý thuyết, phương pháp mới. Ý thức không chỉ phản ánh thế giới mà còn
có khả năng biến đổi thế giới theo ý muốn và nhu cầu của con người.
❖ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu
tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
+ Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.
+ Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình
phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách
quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ
này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác
quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
+ Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
➔ Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể
hiện dưới nhiều hình thức, trình độ: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh
học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo. Những hình thức này
tương ứng với quá trình tiến hóa của các dạng vật chất tự nhiên.
● Phản ánh vật lý, hóa học : là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật
chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý,
hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình
thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
● Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu
sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
● Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
● Phản ánh ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản
ánh mà chỉ có ở con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn
thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin.
❖ Nguồn gốc xã hội của ý thức
- Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản
nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động
cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới
tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận
động, v.v. của nó qua những hiện tượng mà con người có thể quan sát
được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác
động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói riêng, ý thức
nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
➢ Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
● Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động
làm nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư
tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá
trình lao động. Nhờ ngôn ngữ, con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà
còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt
tư tưởng từ thể hệ này qua thể hệ khác.
➔ Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra
đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao
động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc đó dần
dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần
dần chuyển hóa thành ý thức.
1.2. Bản chất của ý thức
1.2.1. Quan điểm trước Mác về bản chất của ý thức - Chủ nghĩa duy :
tâm Cường điệu hóa vai trò của ý thức, tách ý thức ra khỏi
đời sống hiện thực và là nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất. => Bổ sung:.
CNDT: Các nhà triết học duy tâm cho rằng ý thức là nguyên thể đầu
tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn
tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
CNDT khách quan: Tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, khẳng định thế
giới “ý niệm” hay, “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ
thế giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về
“ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.
CNDT chủ quan: Tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là
tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức
của con người là do cảm giác sinh ra, cảm giác theo quan niệm của
CNDTCQ chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt
lập với thế giới bên ngoài.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: => Kết luận chung:
Những sai lầm, hạn chế của CNDT và CNDVSH trong quan niệm về ý thức đã
được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận,
công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Ý thức là “hình ảnh” hiện thực khách quan trong óc người.
+ Nội dung phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan.
+ Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội. Ý thức
phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước, xâm nhập các tầng bản chất, quy luật,
điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, bằng những thao
tác của tư duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực
tiễn, chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai”
in đậm dấu ấn con người. Như vậy sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý
thức. Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt.
Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá
trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Xây dựng các học thuyết. Lý thuyết khoa học: Thực chất đây là quá
trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối
tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn: chuyển hóa mô hình từ tư
duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư
tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái
thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng
vật chất ngoài hiện thực.
- Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội: Điều kiện lịch sử Quan hệ xã hội => Kết luận chung:
Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người. Bộ óc người là một bộ máy vật chất phức tạp, có khả năng tiếp
nhận, xử lý và phản ánh thông tin từ thế giới bên ngoài.
Ý thức có vai trò quan trọng đối với con người. Ý thức giúp con người nhận
thức, hiểu biết thế giới xung quanh. Ý thức giúp con người điều khiển
hành vi, hoạt động của mình. Ý thức giúp con người sáng tạo ra những
giá trị vật chất và tinh thần mới.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giải quyết một cách khoa học vấn đề bản
chất của ý thức. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản
chất của ý thức đã được chứng minh bằng thực tiễn của khoa học và đời sống.
1.3 Kết cấu của ý thức
1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức
Cấu trúc của ý thức chia theo chiều ngang theo thứ tự bao gồm: tri thức, tình cảm và ý chí. a. Tri thức
- Khái niệm: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.
- Tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
- Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người
- Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri
thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học;... b. Tình cảm
- Khái niệm: Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản
ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan
- Tình cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. c. Ý chí
- Khái niệm: Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng
trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt được mục đích đề ra
- Muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mục đích, chủ thể nhận thức phải có ý chí, quyết tâm cao
1.3.2 Các cấp độ của ý thức
a. Cấp độ tự ý thức
- Khái niệm: Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan
hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
Ví dụ: Cá nhân ý thức bản thân muốn được điểm cao nên học hành chăm chỉ. - Đặc điểm:
● Là thành tố quan trọng, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức
● Giúp chủ thể: xác định đúng vị trí, mạnh yếu của mình, ý thức về mình như
một cá nhân - chủ thể có ý thức đầy đủ về hành động của mình; luôn làm
chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong tác động qua lại với thế giới khách quan
- Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của các nhóm xã
hội khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình.
b. Cấp độ tiềm thức
- Khái niệm: Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
Ví dụ: Nếu bạn vừa trải qua điều gì đó tồi tệ ở trường, thì tiềm thức của bạn có thể
chọn đặt tất cả trải nghiệm học tập của bạn vào vùng “điều này sẽ không vui đâu”.
- Về bản chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã
gần như thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới tiềm tàng - Đặc điểm:
● Có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duy khoa học
● Gắn bó rất chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại nhiều lần
● Khi tiềm thức hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc mà
vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học. c. Cấp độ vô thức
- Khái niệm: Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển,
nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
Ví dụ: Người mắc chứng mộng du vừa ngủ vừa đi trên mái nhà
- Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau: bản năng ham muốn, giấc
mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói nhịu,... - Đặc điểm:
● Vô thức có chức năng là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh
do thần kinh làm việc quá tải.
● Góp phần quan trọng trong việc lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh
thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức.
● Nhờ vô thức mà những chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một
cách tự nhiên không có sự khiên cưỡng.
2.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên hiện nay
Hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chú trọng vấn đề tự học của sinh
viên, khuyến khích sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo Thế nhưng phần
lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa biết tự học một cách hiệu quả.
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : “Số sinh
viên thực sự chăm học tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều có trường chỉ dưới 10%,
đa số sinh viên mờ nhạt về lý tưởng không có sự phấn đấu”
● Hầu hết sinh viên không chịu tìm tòi kiến thức mới, chỉ chờ đợi vào giáo viên.
Giáo viên dạy từ đâu sinh viên học từ đó, học một cách máy móc, dập khuôn,
không có sự sáng tạo. Sinh viên chưa thực sự chủ động trong vấn đề học tập
cũng như sắp xếp thời gian hay lên kế hoạch học tập cho riêng mình.
● Đa phần sinh viên theo đang học theo kiểu đối phó. Đối phó với giảng viên, đối
phó với thi cử. Thông thường, khi đến kỳ thi thì các em mới vội vàng. Học
những nội dung liên quan đến thi những nội dung khác không liên quan đến
điểm số các em thờ ơ, để ngoài tai. Nếu sinh viên chỉ biết học tủ, học vẹt thì sẽ
nhanh chóng quên kiến thức, không thể biến kiến thức ấy thành của mình để
vận dụng vào trong thực tế sẽ là những con người tụt hậu, không đáp ứng được đòi hỏi xã hội.
● Sinh viên rất sợ phải làm bài tập hay chuẩn bị bài ở nhà. Mỗi khi giảng viên
yêu cầu sinh viên làm bài tập ở nhà hay làm bài tập tại lớp là các sinh viên có
những phản ứng không tốt. Các em đưa hết lý do này đến lý do khác hoặc các
em có làm nhưng chỉ qua loa, đối phó cho xong. Điều đó thấy rõ ý thức tự học
của sinh viên hiện nay là rất kém.
● Thực trạng chúng ta thấy rất rõ đó là sinh viên hiện nay rất lười đọc sách. Mặc
dù mỗi môn học chúng ta luôn được giảng viên cung cấp tài liệu sát với nội
dung với chương trình. Tuy nhiên, thực tế có nhiều sinh viên đã không trang bị
cho mình một cuốn sách chuyên ngành chưa nói đến việc đọc sách tham khảo.
Thậm chí có nhiều sinh viên trong suốt thời gian học đại học chưa một lần đặt
chân lên thư viện để tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học. Trong thời đại công
nghệ thông tin, sinh viên thường tìm kiếm thông tin trên các trang web đó là
điều quan trọng nhưng nhiều khi với khối lượng thông tin lớn đa dạng như vậy
nếu sinh viên không biết cách xử lý thông tin một cách khoa học thì kiến thức
thu về sẽ không hệ thống và không có hiệu quả. Hơn nữa, nếu không học, đọc
sách tham khảo, vô tình sinh viên đã bỏ lỡ một kho tàng tri thức rất có giá trị. 2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan:
- Tâm lý “ đại học thì rất nhàn”: Hiện nay, nhiều sinh viên có tâm lý đại học thì
không cần cố gắng chỉ cần qua môn. Chính vì thế, sinh viên rất dửng dưng trong
việc học, không biết tự học sau giờ dẫn đến kết quả học tập kém hay thậm chí phải học lại.
- Thiếu sự hứng thú trong học tập: Nhiều sinh viên học tập chỉ vì thi cử, bố mẹ
chứ không vì bản thân mình . Thêm vào đó, họ không có mục tiêu học tập, luôn
mông lung trong mọi quyết định. Điều này khiến việc học tập thiếu hiệu quả, thiếu hứng thú
- Thiếu kỹ năng tự học: Nhiều sinh viên chưa được trang bị kỹ năng tự học cần
thiết. Họ chưa biết ghi chép hiệu quả, nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề,...
Từ đó, dẫn đến việc học tập tốn nhiều thời gian, công sức.
- Tâm lý ỷ lại, thụ động: Do cách giảng dạy và học theo phương pháp truyền
thống đã ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề tự học của sinh viên. z phổ thông họ
thường học thụ đô {ng, chỉ lắng nghe thầy, cô giảng, sau đó ghi chép cụ thể, chi
tiết. Đối với họ giáo viên là chân lý. Sinh viên không có tư duy phản biê {n.
Chính cách học này đã “ăn sâu” vào ý nghĩ của họ, khi lên học đại học, họ vẫn
học theo kiểu | lại, trông chờ, thụ đô {ng. * Nguyên nhân khách quan:
- Phụ huynh bắt ép con em chọn sai ngành nghề: Nhiều phụ huynh với tư tưởng
cổ hủ luôn ép buộc con em mình phải theo ngành nghề truyền thống của gia
đình hay những ngành nghề có thu nhập ổn định. Chính hiện trạng đó đã gây
nên sự chán nản, thiếu động lực trong quá trình học tập của phần lớn sinh viên
hiện nay. Do vậy, sinh viên cũng không thể nào tự học được.
- Sinh viên tham gia quá nhiều hoạt động ngoại khóa hay tham đi làm thêm:
Ngày nay, việc tham gia hoạt động ngoại khóa hay đi làm thêm đã không còn xa
lạ với sinh viên. Tuy nhiên, việc tham gia quá nhiều câu lạc bộ hay đi làm full-
time đã chiếm dụng thời gian tự học của sinh viên. Đây là một trong những
nguyên nhân chính khiến cho sinh viên không thể sắp xếp thời gian hợp lí để tự học ngoài giờ lên lớp.
- Môi trường “độc hại”: Môi trường sống hiê {n nay cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến viê {c tự học của sinh viên. Nhiều sinh viên, có thời gian rảnh rỗi nhưng lại
chỉ lo chơi game, facebook, xem phim, sống thử... không quan tâm đến vấn đề
học, vâ {y thì lấy đâu ra ý thức tự học.
https://www.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/gddc/Nang%20cao
%20nang%20luc%20tu%20hoc%20cho%20sinh%20vien%20-%20ThS. %20Tran%20Thi%20Loi.pdf
2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh viên hiện nay.
2.3.1 Đối với nhà trường
- Nhà trường cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo phải
theo hướng tăng cường thời gian tự học, thời gian thực hành, nhằm làm cho người
học phát huy hết khả năng của mình trong nghiên cứu, nắm vững tri thức, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, việc này giúp tạo
điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các nguồn tài liệu học tập phong phú, đa dạng.
- Nhà trường cần chú trọng phát triển môi trường học tập thân thiện, tích cực giúp
tạo động lực cho sinh viên học tập. Nhà trường cần xây dựng môi trường học tập
lành mạnh, khuyến khích tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa sinh viên.
2.3.2 Đối với sinh viên -
Trước hết, sinh viên cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc tự học. Hiểu
được rằng hoạt động tự học có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. -
Xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng.
Mục tiêu học tập là động lực thúc
đẩy sinh viên học tập. Do đó, sinh viên cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng, phù
hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.
- Sinh viên cần ra sức học tập, làm giàu nguồn tri thức của bản thân, không chỉ
tập trung vào chuyên ngành mà con phải tìm hiểu đến các môn học đại cương, vì
đó là nền móng để sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành hiệu quả hơn.
- Đồng thời, việc áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn là điều cần thiết và đúng đắn
- Việc nhận thức về vai trò của bản thân đối với sự phát triển giàu mạnh, phồn
vinh của đất nước cũng là điều nên làm đối với sinh viên. Vì vậy, sinh viên cần
tích lũy kho tàng tri thức nhằm nâng cao trình độ để làm chủ được tri thức.
- Sinh viên cần phê phán những cá nhân có thái độ thụ động, ỷ lại nhờ vả người
khác. Nếu không con người ta sẽ rơi vào chủ nghĩa siêu hình, hay chủ nghĩa duy vật tầm thường