-
Thông tin
-
Quiz
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thànhlập Đảng môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc tìm ra đường lối cứu nướcđúng đắn và tích cựctruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HVNN) 14 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thànhlập Đảng môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc tìm ra đường lối cứu nướcđúng đắn và tích cựctruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HVNN) 14 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956
2 .Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
2.1. Nguyễn Ái Quốc tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn và tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Ngày 5.6.1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí
Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang mà Nguyễn Tất Thành
mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ
việc gì để sống và để đi”(1) nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.
Sau này, khi trả lời nhà văn Mỹ, Anxa Luy Xtơrông, Người nói: “Nhân
dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi
nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp.
Người này thì nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra
nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao tôi sẽ trở về
giúp đồng bào tôi”(2).
Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn
ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin
và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô
sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(3).
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc
theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự
do, bình đẳng thật”(4). Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược
và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của
các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô
sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách
mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng: lOMoAR cPSD| 47886956
-Về tư tưởng: Dưới nhiều phương thức hoạt động, Nguyễn Ái Quốc
đã vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tập
hợp lực lượng và tuyên truyền con đường cách mạng vô sản. Người
sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người Cùng khổ) và viết nhiều bài trên các
báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế...
Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là
giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển
của phong trào yêu nước theo lập trường của giai cấp công nhân. Nội
dung truyền bá là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
được cụ thể hóa cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã
hội. Những bài báo, tạp chí và bài giảng, với lời văn giản dị, nội dung
thiết thực, nhanh chóng được truyền bá đến đông đảo quần chúng
nhân dân. Nguyễn Ái Quốc chú trọng vạch trần bản chất xấu xa, tội ác
của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa và nhân dân Việt Nam;
“hướng các dân tộc bị áp bức” đi theo con đường Cách mạng Tháng
Mười Nga và đề ra cho dân Việt Nam con đường cách mạng vô sản
theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
-Về chính trị: Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin vào trong nước. Người đã phác thảo những vấn đề cơ bản về
đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập
trung trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Nguyễn Ái Quốc đưa ra
những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc: cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của
cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân
tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính
quốc” mà có thể thành công trước cách mạng vô sản ở “chính quốc”,
góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vô sản ở “chính quốc”.
-Về vấn đề Đảng Cộng sản, Người khẳng định: “Cách mạng trước hết
phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và
vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công,
cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người lOMoAR cPSD| 47886956
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(5).
-Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho
sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó
là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến
hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo
cán bộ cách mạng. Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên đã giúp cho những người Việt Nam yêu
nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành
công của Người trong việc chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhờ những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, trong những
năm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt
Nam tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa
Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong
truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hóa” đã làm
chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ và tổ chức họ đấu tranh
cách mạng một cách tự giác. Thông qua phong trào “vô sản hóa”, các
tầng lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác
ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào
công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự
ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện
chín muồi và hợp quy luật cho sự ra đời của Đảng.
(1) Trần Dân Tiên (1976), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của
Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, H., tr.14.
(2) Báo Nhân Dân, số ra ngày 19.5.1965.
(3) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG, H., T.12, tr.30.
(4) , (5) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.2, tr.304, 289.