Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm:
+ Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển
hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các
bộ phận của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người
hay con người với xã hội.
+ Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới
Ví dụ: Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến
thức mới; cây tơ hồng; cây tầm gửi sống nhờ; muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau.
=> Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối
liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất
định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những
mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều
kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính
thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất
của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. LIÊN HỆ :
-Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất -
Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.
Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể người, các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau.
-Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.
Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển.
-Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên
trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp, liên hệ cơ bản, không cơ
bản, chủ yếu và không chủ yếu. lOMoAR cPSD| 39651089
=> Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều MỐI LIÊN HỆ khác nhau
như: MỐI LIÊN HỆ : KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , XÃ HỘI , VĂN HÓA , Dân
Tộc, Tôn giáo, huyết thống, làng xã... Quan điểm siêu hình:
Các sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái
kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ
thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.
Ví dụ: Xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi
triết học, khi càng tách rời thì càng đạt nhiều thành tựu, và từ thói quen
ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh tại, tách rời cô lập.
Quan điểm biện chứng :
Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên
hệ, qui định và chuyển hóa lẫn nhau.
Ví dụ: Ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở
bất kỳ vị trí nào đó trên thế giới thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm.
*Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: - Nội dung:
Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những
quá trình khác nhau. Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm
siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với
quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ,
ràng buộc quy định nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự
nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến
của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật,
nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động,
ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện
chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn
tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận
động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện
tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định lOMoAR cPSD| 39651089
cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống
nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa
dạng và rất khác nhau, thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một
thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không phải là vật chất
nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người; hơn
nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất.
Ví dụ về mối liên hệ phổ biến:
Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động vật, thực vật, đất,
nước,.. các nhân tố của môi trường xung quanh. Như cây xanh
quang hợp nhả ra khí oxi, động vật hít khí oxi, sau đó động vật thải
ra chất thải tạo thành chất dinh dưỡng trong đất cho cây,…
- Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan: Các mối liên hệ, tác động, suy cho đến cùng, đều là sự
phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
của thế giới khách quan. Liên hệ là tất yếu, khách quan, vốn có của sự vật hiện tượng. Ví dụ:
- Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên
và xã hội dù họ có ý thức được hay không. Đó là điều khách quan
và không thể thay đổi bởi ý chí con người
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không
những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong
tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
- Sự liên hệ qua lại bên trong cơ thể người có thể ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa người với người.
+ Tính đa dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát
được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự lOMoAR cPSD| 39651089
vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn
của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong
mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Ví dụ:
- Mỗi người khác nhau thì có mối liên hệ với cha, mẹ, anh em, bạn
bè khác nhau.Hay, cùng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái
nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau có tính chất và biểu hiện khác nhau.
- Các loại cá,chim,thú đều có quan hệ với nước nhưng cá quan hệ
với nước khác với chim và thú. Cá không thể sống thiếu nước,
không có nước thường xuyên cá không sống được, nhưng các loài
chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.
- Ý nghĩa của phương pháp luận:
+ Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Ví dụ: Muốn đánh giá một người cần xem xét các mối liên hệ của
người đó với gia đình, bạn bè,...
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi
bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Một người có thể tốt trong mối quan hệ với người này
nhưng lại xấu đối với người khác; phải biết phân loại làm rõ thực chất của người đó.
+ Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ví dụ: Trong thời điểm ra đời, Truyện Kiều bị người đời dè bỉu, hắt
hủi nhưng đến hiện tại, đó là lại một kiệt tác của dân tộc. Vì vậy,
con người không thể chỉ đặt trong thời điểm nhất định để đánh giá
sự vật hiện tượng mà phải trải qua giai đoạn lịch sử làm nổi bật cái bản chất.
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
Ví dụ: Thầy bói xem voi. YN pp luận lOMoAR cPSD| 39651089
- Thứ nhất, từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy
vật, ta rút ra được nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng trong một
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc
tính cùng các mối liên hệ của chúng , nhận thức sự vật trong các mối liên hệ
giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa các vật
đó với các sự vật khác.
- Thứ hai, phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác và môi trường xung quanh, kể cả
các mặt, các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.Nguyên tắc này yêu cầu phải
biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét trọng tâm, trọng điểm làm nổi bật
cái quan trong nhất , cơ bản nhất của sự vật hiên tượng.
- Thứ ba: nguyên tắc lịch sử - cụ thể - phải xem xét sự vật hiện tượng trong
không gian, thời gian nhất định, có nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận
động của sự vật hiện tượng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể , trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
- Thứ tư, nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến rất nhiều mặt nhưng lại
xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy bản chất của sự vật hiện tượng, rơi
vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Cần tránh phiến diện siêu hình
và chiết trung ngụy biện.
Ví dụ: ý nghĩa của phương pháp luận của nguyên lí mối liên hệ phổ biển:
nét đặc trưng của xã hội loài người là con người ta phải sản xuất thì mới
có thể tồn tại và phát triển; thời đại nào cũng phải sản xuất. Như thế, nói
theo ngôn ngữ biện chứng thì sản xuất là một phạm trù “vĩnh viễn”, nghĩa
là nó luôn luôn xảy ra, bất kể trong hình thái xã hội nào, giai đoạn nào.