Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin(MLN)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHÓM 5
Câu hỏi 2: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận
dụng để lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN a. Khái niệm:
- Mối liên hệ: là 1 phạm trù dùng để chỉ sự quy định tồn tại của nhau, sự tác động
qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của
hiện tượng trong thế giới.
- Mối tính liên hệ phổ biến: dùng để chỉ phổ biến của các mối liên hệ, khẳng định
rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới,
không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, hay là lĩnh vực nào. b. Tính chất:
- Tính khách quan: Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới là cái vốn
có, không phụ thuộc vào yếu tố con người.
- Tính phổ biến: Mối liên hệ không chỉ diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, bộ phận của
mỗi sự vật, hiện tượng.m
- Tính đa dạng phong phú:
+ Mỗi một không gian, thời gian khác nhau sẽ có mối liên hệ là khác nhau
+ Trong cùng một sự vật hiện tượng, ở những thời gian, không gian khác nhau thì
biểu hiện cụ thể là khác nhau. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, bản chất
và hiện tượng, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp,..
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau;
Do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể cần tuân theo nguyên tắc toàn diện.
- Thứ nhất, nhận thức sự vật, hiện tượng cụ thể, cần phải xem xét nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt và trong sự tác động qua lại của nó với các sự vật, hiện tượng khác.
- Thứ hai, để cải tạo sự vật phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp
- Thứ ba, biết phân loại, đánh giá vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, xem xét có
trọng tâm, trọng điểm đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
VẬN DỤNG NGUYÊN MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN LÝ GIẢI NGUYÊN
NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Xã hội con người chúng ta phát triển được như ngày hôm nay là một trong những
thành tựu vô cùng to lớn rất đáng tự hào. Nhưng hệ lụy kéo theo từ sự phát triển đó
chính là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn. Điều đó đã gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người và hệ sinh thái.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được vận dụng để lý giải nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau: - Nguyên nhân khách quan
+ Mối liên hệ giữa kinh tế - xã hội và môi trường:
Kinh tế - xã hội và môi trường là hai mặt của một thể thống nhất. Sự phát triển
kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ đến môi trường và ngược lại, môi trường cũng
tác động trở lại đến kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên
rất lớn và ngày càng nhiều hơn.Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa
hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, sử
dụng công nghệ lạc hậu, sản xuất gây ô nhiễm,... đã làm gia tăng áp lực lên môi trường.
+ Mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên trong môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo
nên sự cân bằng và ổn định của môi trường. Tuy nhiên, do tác động của con người
và các yếu tố khách quan khác, mối quan hệ này có thể bị phá vỡ, dẫn đến ô nhiễm
môi trường. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72
triệu lít chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7triệu ha đất
trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như môi
trường sống cho đến nay vẫn chưa tình toán được hết vì sự tàn phá khủng khiếp
của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau
đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm
rừng đến nay vấn không có loại cây nào có thể mọc được,…Hiện nay, việc khai
thác rừng bừa bãi cũng làm thay đổi hệ sinh thái, tạo điều kiện cho các loài sinh vật
gây hại phát triển, dẫn đến ô nhiễm môi trường. - Nguyên nhân chủ quan
Mối liên hệ giữa con người và môi trường
Con người là một bộ phận của tự nhiên, có mối quan hệ mật thiết với môi trường.
Con người tác động đến môi trường và môi trường cũng tác động đến con người.
Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người đã tác động sâu sắc đến môi
trường, làm biến đổi môi trường theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Những
tác động tích cực của con người đến môi trường là đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tạo ra những giá trị vật chất và
tinh thần to lớn cho con người. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của con người
đến môi trường cũng không nhỏ. Đó là hàng loạt cánh rừng bị đốt để đổi lại đất
canh tác , hàng triệu cái cây bị đốn để xây dựng lên những công trình từ thuở sơ
khai. Các nhà máy xí nghiệp tăng gia sản xuất và tích cực phát triển, còn khí thải,
khói bụi vẫn không được xử lí triệt để,…và ý thức con người ngày càng tệ hơn khi
rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi, điện năng bị sử dụng một cách vô điều độ,…đã
làm suy thoái môi trường, đe dọa đến sự tồn vong của con người và các sinh vật khác
Tóm lại, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một nguyên lý quan trọng của triết
học Mác - Lênin, có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề
thực tiễn. Việc vận dụng nguyên lý này để lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề,
từ đó có những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường.