Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng nguyên lý này vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sự sống rộng lớn một tổ ong, chiếc tổ càng nhiều sự liên kết thì càng lớn, càng chặt chẽ và bền vững. Nhìn vào thực trạng ngày nay, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế càng nhanh, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
VÀ VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VÀO VIỆC TÌM HIỂU
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
GVHD: TS. Nguyễn Thị Quyết Nhóm thực hiện: 6 SVTH: 1. Huỳnh Trang Thư 2. Nguyễn Ánh Bảo Trân 3. Vòng Thị Phương Trinh 4. Nguyễn Văn Trí 5. Nguyễn Đào Như Ý
Mã lớp học: LLCT130105_21_1_62
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2021 LỜI CẢM ƠN
“Tiểu luận” - một cụm từ mới mẻ và lạ lẫm với tân sinh viên những năm
tháng đầu tiên bước chân vào đại học. Vì vậy, để hoàn thành được một chuyên
đề tiểu luận nào đều là thử thách gian nan với sinh viên không chỉ năm nhất
chúng em. Tuy vậy, dưới sự hướng dẫn tận tình, sự nhiệt huyết trong việc truyền
đạt kiến thức của Cô Nguyễn Thị Quyết với bộ môn Triết học Mác - Lênin - một
bộ môn mà khi mô tả, người ta thường nhắc đến những từ như khó nhớ, khô
khan, khó hiểu; chúng em đã “xây” được một “nền móng” kiến thức vững vàng
đủ để có thể tiệm cận và giải quyết vấn đề ít gian nan hơn.
Bằng tất cả sự nỗ lực cùng với sự không ngừng học hỏi, tìm kiếm và
nghiên cứu, chúng em đã hoàn tất chiếc tiểu luận này trong vòng hai tuần. Vì là
lần đầu tìm hiểu và thực hiện một đề tài thuộc về lĩnh vực chính trị nên chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót, do đó chúng em rất mong nhận được
những ý kiến, phản hồi của Cô để qua đó có thể ngày càng tự tin hơn và dần
khắc phục những lỗi sai, giúp kỹ năng ngày càng được cải thiện.
Cuối cùng, chúng em cũng xin gửi một lời cảm ơn nho nhỏ đến các anh
chị, bạn bè đã nhiệt thành giúp đỡ để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn, chỉn chu hơn.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Điểm: ...................................................................................................................... ........... Kí tên
TS. Nguyễn Thị Quyết MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG, NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.......1
1.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến..................................................2
1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến.................................................................3
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................4
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................7
2.1 Khái niệm phát triển kinh tế...................................................................7
2.2 Khái niệm bảo vệ môi trường.........................................................................9
2.3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay...................................................................................................................10
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................10
2.3.2 Phần hạn chế.........................................................................................14
2.4 Thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay...................................................................................................17
2.5 Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường ...........................................................................................................
KẾT LUẬN............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sự sống rộng lớn một tổ ong,
chiếc tổ càng nhiều sự liên kết thì càng lớn, càng chặt chẽ và bền vững. Nhìn
vào thực trạng ngày nay, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mối
liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế
càng nhanh, đời sống của người dân càng được nâng cao, nhưng mặt khác, điều
này đã và đang gây sức ép lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang
phát triển khác, để có những kết quả, những bước nhảy vượt bật về kinh tế, cái
giá phải đánh đổi là các nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt và bị tổn hại.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển hơn 3 thập kỷ tính từ Thời Kỳ Đổi
Mới và hơn 2 thập kỷ tính từ lúc Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội
ASEAN nền kinh tế Việt Nam phát triển vô cùng nhanh chóng, kéo theo sự gia
tăng các loại ô nhiễm như ánh sáng, âm thanh, không khí, đất, nước... ngày
càng báo động. Chính vì vậy chúng em đã thống nhất chọn đề tài “Nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến và vận dụng nguyên lý này vào việc tìm hiểu mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để nghiên
cứu. Chúng em muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào quá trình tìm hiểu và
tìm kiếm con đường phát triển nền kinh tế cho Tổ quốc mình, đồng thời lên
tiếng và gây sự chú ý của mọi người đến tình trạng môi trường cũng như sự cấp
thiết của việc bảo vệ môi trường, giúp Việt Nam không những giàu mà còn
xanh, trở thành một quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á riêng và trên
toàn thế giới nói chung.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học
Nền kinh tế Việt Nam và tình trạng môi trường cùng với mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu tính chất của mối liên hệ phổ biến trong việc phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhận thức rõ hiện trạng, nêu hậu quả và đưa ra các giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp đọc hiểu tài liệu,
văn bản, phương pháp phân tích và tổng hợp.
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG, NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ là để chỉ sự quy định, sự
tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn
ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển
không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân
tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ.
Ví dụ: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự
vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào).
Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được
thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với
khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật,
hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định).
Ví dụ: mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là
mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính
chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực
hiện... Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không
nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao
nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện
chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối
liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề cho phương pháp luận chung trong việc
nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể ở từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học
chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và
hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, v.v...
1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ,
tác động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật
chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng
tinh thần. Cũng có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau
(mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức)... Các mối liên hệ,
tác động đó - suy cho cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Tính phổ biến của các mối liên
hệ thể hiện ở bất kỳ chỗ nào, bất cứ nơi đâu. Trong tự nhiên, trong xã hội và
trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng. Chúng giữ những vai trò, vị
trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối
liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố,
các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú. Có mối liên hệ về mặt
không gian, cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có
mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của
thế giới, cũng có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật
và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng,
nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có
mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ không bản
chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu cũng có mối liên hệ thứ
yếu... chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng. Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tuỳ thuộc vào
tính chất và vai trò của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại này cũng chỉ
mang tính tương đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp,
không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi liên hệ còn cần được
nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng. Như vậy,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những mối
liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới,
cũng như tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được
trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai
trò khác nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động
qua lại với nhau; do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên
tắc toàn diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể
hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính,
các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong
chỉnh thể thống nhất của “mối tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy
với các sự vật khác” (V.I. Lênin).
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như
vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác
và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những
mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều,
chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại
xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật
nguỵ biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại)
và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược
nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện
tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Về quan điểm toàn diện: Để quán triệt quan điểm này, chúng ta phải xem
xét sự vật, hiện tượng như sau:
Trong nhận thức, trong học tập:
+ Một là, xem xét các mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.
Tức là xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
+ Hai là, xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật,
hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
+ Ba là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn.
Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất
định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mối liên
hệ. Do đó, tri thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn
vẹn, đầy đủ. Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được việc tuyệt đối hóa
những tri thức đã có mà cho rằng đó là chân lý tuyệt đối.
+ Bốn là, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét sự vật, hiện tượng.
Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ.
Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên hệ
không bản chất, thứ yếu… Đó cũng là cách phân cấp những thuộc tính, những
tính quy định trong bản thân mỗi sự vật.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải chuyển đổi từ tri thức về nhiều mặt,
nhiều mối liên hệ sang khái quát cốt để rút ra cái cốt yếu nhất của sự vật, hiện tượng.
Trong hoạt động thực tiễn:
+ Muốn cải thiện được sự vật, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải dùng
hoạt động thực tiễn để biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những
mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác. Ngoài ra, ta cần phải
sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm làm
thay đổi những mối liên hệ tương ứng.
Ví dụ: trong thực tiễn xây dựng và tiếp tục tinh thần của Đại hội VI, Đại
hội VII (1991) xác định rất đúng về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị, đồng thời triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sản Việt Nam
vừa coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… vừa
nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm. Đặc biệt, Đại hội rút ra bài học kinh
nghiệm vô cùng quý báu cho việc đổi mới chính trị trong quan hệ với đổi mới
kinh tế: “Vì chính trị đúng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy
cảm trong xã hội nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên
cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định
chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi
mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ”(1). Đây vừa là bài học kinh nghiệm
quý báu, vừa là nguyên tắc quan trọng mà Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình đổi mới.
Về quan điểm lịch sử - cụ thể: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
không – thời gian nhất định và mang dấu ấn của không – thời gian. Do đó, ta
nhất thiết phải quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi
vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Nội dung cốt lõi của quan điểm này là chúng ta phải chú ý đúng mức đến
hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, bối cảnh hiện thực, cả
tính khách quan và chủ quan sự ra đời và phát triển của vấn đề. Nếu không quán
triệt được quan điểm này, cái mà chúng ta coi là chân lý sẽ trở nên sai lầm, vì
chân lý cũng phải có giới hạn tồn tại, có không và thời gian của nó.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, H, 1991, tr.54.
Chương 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế trong tiếng Anh có tên gọi là Economic development.
Thuật ngữ này được dùng để chỉ quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến
việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa,
tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người. Đây được coi là quá trình
nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất
ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá.
2.2 Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2.3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ: môi trường là địa bản và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đối của môi trường. Sự phân hóa giàu - nghèo của
mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào môi trường mà cụ thể là tài nguyên thiên
nhiên. Có thể nói, tài nguyên nói riêng hay môi trường tự nhiên nói chung có vai
trò quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Môi trường không những chỉ cung cấp "đầu vào" mà còn chứa đựng “đầu
ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất diễn ra hàng ngày
đều sử dụng những dạng vật chất cũng như các yếu tố khác từ môi trường để tạo
ra sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hằng ngày, con người cũng
cần có không khí để thở, nhà đề ở, phương tiện để đi lại,.. đều chính là môi
trường. “Đầu ra” của môi trường gồm chất thải sinh hoạt, rác thải, phế phẩm
sinh hoạt và còn nhiều chất độc hại ra môi trường. Những điều trên nếu xử lý
không tốt sẽ mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Giữa môi trường và sự
phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự
phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo ra các biến đổi của môi trường. Tác
động của con người đến môi trường ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự
nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình đó, nhưng cũng đồng thời tác
động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn
tài nguyên hoặc gây ra các thảm họa thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực.
Bảo vệ môi trường chính là giúp phát triển kinh tế xã hội đủ điều kiện
đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc. Nếu hiện tại
thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường
làm cho môi trường bị hủy hoại thì tương lai ắt hẳn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
2.4 Thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay (nhắc về hậu quả, làm rõ những trend, thời trang,... gây ảnh
hưởng tới môi trường, đưa số liệu thống kê, [lấy từ cuốn sổ đỏ]
Phát triển dân số và đô thị hóa:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ năm 2014, dân số nước ta đã vượt
mốc 90 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có dân số đứng thứ 3 ở
Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Sau 5 năm, dân số Việt Nam đã tăng thêm
khoảng hơn 4,5 triệu người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người. Quá
trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về
sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm,...
làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Riêng chỉ
nói đến việc xử lý nước thải sinh hoạt đã là một vấn đề rất lớn. Ước tính trung
bình khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt.
Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt là TSS,
BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh
vật và vi trùng gây bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới
đạt 10% - 11% trên tổng số lượng nước thải đô thị, tăng khoảng 4% - 5% so với
năm 2010. Điển hình một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt có công suất lớn
đã đi vào hoạt động như Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (TP. Hồ Chí
Minh) với công suất 141.000 m3 /ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải tại Yên Sở
(TP. Hà Nội) với công suất 200.000 m3 /ngày.
Đồng thời sự chuyển đổi mô hình kinh tế thành công trong thời gian vừa
qua đã đưa nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển, chuyển tiếp sang một
quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này diễn ra cùng lúc với quá trình đô thị
hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị, dẫn tới dân số thành thị tăng theo.
Dân số thành thị (gồm các khu vực: nội thành, nội thị và thị trấn) khoảng 31
triệu người với tỷ lệ dân số đô thị hóa đạt khoảng 35,7%, tăng 1,2% so với năm
2015. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trong những năm gần đây tăng trung bình
1% - 1,02%/năm, tương ứng với 1 - 1,2 triệu dân đô thị mỗi năm. Trong quá
trình mở rộng đô thị ở nước ta, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh khu vực ở Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh (lần lượt là 3,8% và 4% hàng năm), trên thực tế hai thành
phố này chi phối cảnh quan đô thị của cả quốc gia. Các nhà nghiên cứu cho
rằng, các đô thị chiếm 2/3 tổng nhu cầu năng lượng và thải một lượng lớn khí
cacbon mà nguồn gốc là từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động xây dựng và
công trình). Đô thị hóa nhanh đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái. Tại nhiều vùng đô
thị hóa nhanh, những vành đai xanh bảo vệ môi trường không được quy hoạch
và bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá thấp, mới đạt
khoảng 2m2/người. Nhìn chung, hệ thống cây xanh mới chỉ hình thành và tập
trung tại các đô thị lớn và trung bình. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, con số này chỉ đạt khoảng 2 m2/người, không đạt quy chuẩn và chỉ
bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh
đó, một số đô thị, đặc biệt các đô thị ven biển thường xuyên bị ngập úng vào
mùa mưa, triều cường. Ngoài Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Huế cũng ngập úng
thường xuyên về mùa mưa, còn một số đô thị khác bị ngập do triều cường, mưa
lớn, lũ quét, như: Cần Thơ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cà Mau, Hà Tĩnh…
Phát triển công nghiệp
Sau một khoảng thời gian trầm lắng do khủng hoảng kinh tế, đến năm
2016, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,9% GDP cả nước,
đứng thứ hai trong cơ cấu kinh tế, trong đó, ngành Công nghiệp chế biến đóng
vai trò quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ áp dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia khác trong khu
vực, do vậy, để sản xuất các mặt hàng cần tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu và
năng lượng, thải ra nhiều hơn chất thải, lại không được xử lý hoặc xử lý không
đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.
Một ví dụ điển hình là ngành Công nghiệp sản xuất xi măng là ngành
Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, đây lại được coi là ngành Công nghiệp gây ảnh hưởng
đến chất lượng không khí lớn nhất và đặc trưng nhất. Các nhà máy sản xuất xi
măng chủ yếu được phân bố tại vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ,
chiếm 39% tổng sản lượng sản xuất xi măng trên toàn quốc. Hiện nay, công
nghệ sản xuất xi măng của nước ta chủ yếu theo phương pháp khô, lò quay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay ít
gây ảnh hưởng đến môi trường hơn lò đứng. Mặc dù đã có chủ trương loại bỏ xi
măng lò đứng nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số nhà máy xi măng lò
đứng và các trạm nghiền độc lập, có công suất nhỏ, thiết bị cũ, lạc hậu. Khí thải
từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, NO2 , CO2 , F rất cao và có khả năng gây
ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt, trong đó nổi cộm là ô nhiễm bụi. Bụi xi
măng phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất như: quá trình
nghiền, đập, sàng, phân ly, sấy, nung, làm nguội, đóng bao và vận chuyển. Các
ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác trong quá trình hoạt động cũng gây ảnh
hưởng đến chất lượng không khí tại các khu vực xung quanh.
Hậu quả do phát triển kinh tế mang lại:
Lợi bất cập hại, khi kinh tế phát triển, vế bên kia sẽ là những vấn đề nhức
nhối về tình trạng môi trường. Các nhà máy ngày càng mọc lên như ong như
nấm, đồng nghĩa với việc khí thải, bụi bặm cũng sẽ sản sinh thêm, nói như người
ta hay “ví von”: những công ty gắn mác xanh nhưng thực chất lại xám màu chất
thải. Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nếu không có các biện pháp
cần thiết để hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường thì sẽ để lại hậu quả
nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe người dân của nước ta trong thời gian dài.
Theo báo cáo năm 2016 của Ngân hàng thế giới, Việt Nam với 59 điểm
trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, đứng thứ 85/163
nước xếp hạng. Việt Nam ở mức thấp hơn các nước khu vực như Philippines đạt
66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế
thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí
thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Một số thực trạng ô nhiễm môi trường phải kể đến:
+ Ô nhiễm sông ngòi: Sông ngòi không chỉ ở thành phố mà cả vùng nông thôn
cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác
thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang
từng ngày, từng giờ đổ xuống, làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng.
+ Bãi rác công nghệ và chất thải: Nhiều dự án luyện, cán thép lớn, tita, bauxite
nhôm Tây Nguyên và gần 5.500 công-ten-nơ và 1.323 kiện hàng chủ yếu chứa
phế liệu đang nằm tại các cảng biển… có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập
trung “rác” công nghệ và chất thải.
+ Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải vào môi trường từ trồng
trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt
hiệu quả cao, tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng
hơn 73 triệu tấn/năm. Tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
+ Ô nhiễm từ khai thác khoáng sản: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ
năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản
các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng
chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản
xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch.
Phỏng theo những đánh giá từ Ngân hàng Thế giới, tình trạng ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại lên đến 5% GDP
hàng năm. Theo như kết quả dự đoán được của Trung tâm Thông tin và Dự báo
kinh tế - xã hội Quốc gia thì trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tổng đầu tư
toàn xã hội và việc làm sẽ bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2 và
0,08%, cùng lúc đó tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm cũng sẽ giảm 0,1% theo như dự đoán.
2.5 Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường
Tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,
chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Kiểm
tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm; đồng thời tăng cường truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân. Tăng cường công tác
nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định
kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực
lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Khắc phục có hiệu quả ô
nhiễm môi trường do chiến tranh để lại. Quy hoạch và xây dựng các công trình
xử lý rác thải tập trung theo vùng, cụm xã. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu và cụm công
nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn. Tổ chức thực hiện
nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu
tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm
quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết
định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt
với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai,
minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và
công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kiểm soát
chất lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Thực hiện quy
chuẩn, tiêu chuẩn phát thải và công nghệ theo lộ trình phù hợp. Tăng cường bảo
vệ và phát triển các loại rừng, quan trọng nhất là rừng phòng hộ, kế đó là rừng
sản xuất và cuối cùng là rừng đặc dụng. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,
bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo
và các nguyên vật liệu từ đồ tái chế, thân thiện với môi trường.
Các cấp ủy Đảng cần quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết vào thực
tiễn để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống; cần quan tâm sát sao, ban hành
những chủ trương, chính sách đúng đắn để kịp thời giải quyết những vấn đề còn
yếu kém, bất cập trong lĩnh vực môi trường; tiếp tục bổ sung và hoàn thiện
đường lối, chủ trương về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng vận dụng chủ trương, chính sách
về bảo vệ môi trường vào các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể; thực hiện lồng
ghép mục tiêu bảo vệ môi trường vào các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội. Quốc hội cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, định ra
các chế tài xử phạt nghiêm minh. Chính phủ cần có chính sách khai thác và sử
dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tránh thất thoát, lãng phí, gây ô nhiễm môi
trường. Cơ quan hành chính các cấp cần theo dõi và quản lý chặt chẽ hoạt động
bảo vệ môi trường; kiên quyết, kịp thời xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi
trường để răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn.
Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong việc bảo vệ môi
trường, nhất là trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phát huy tinh thần tự
giác, ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, không vì lợi ích trước mắt mà gây
ảnh hưởng đến môi trường. Cán bộ, đảng viên cần gương mẫu chấp hành và
thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường để quần chúng nhân dân noi theo. Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên
truyền, vận động để quần chúng nhân dân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.