Nguyên lý về sự phát triển và sự vận dụng quan điểm phát triển vào việc học tập của sinh viên việt nam hiện nay| Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin

Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ số, thế kỷ của nền công nghiệp 4.0 ngày nay, từng lớp thế hệ đang ngày càng phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu hóa,  với những yêu cầu khắt khe của xã hội, cùng sự đào thải khắc nghiệt trong khuôn khổ cách mạng công nghệ diễn ra. Lớp trẻ - đặc biệt là thế hệ học sinh – sinh viên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC:
THỰC HIỆN:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Quyết
TP.HCM, tháng 12 năm 2022
A
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023
NHÓM SỐ (LỚP)
Tên đề tài: Nguyên lý về sự phát triển và sự vận dụng quan điểm phát triển vào
việc học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
STT Họ và tên MSSV Tỷ lệ % hoàn
thành
SDT
1 100%
2 100%
3 100%
4 100%
5 100%
Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm:
___________________________________________________________________
Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày 11 tháng 12 năm 2022
Giáo viên chấm điểm
A
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN....3
1. Nội dung nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lenin..........................................................................3
1.1. Khái niệm nguyên lý về sự phát triển.............................3
1.2. Tính chất của nguyên lý về sự phát triển........................4
1.3. Quan điểm phát triển......................................................5
2. Ý nghĩa phương pháp luận......................................................6
PHẦN 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY...........9
1. Nội dung của việc vận dụng quan điểm phát triển vào việc
học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay........................................9
2. Định hướng phát triển bản thân.............................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................17
B
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ số, thế kỷ của nền công nghiệp 4.0 ngày
nay, từng lớp thế hệ đang ngày càng phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu hóa,
với những yêu cầu khắt khe của xã hội, cùng sự đào thải khắc nghiệt trong khuôn
khổ cách mạng công nghệ diễn ra. Lớp trẻ - đặc biệt là thế hệ học sinh – sinh viên
hiện nay, được tiếp cận với công nghệ từ khi còn rất nhỏ, được tạo điều kiện học tập
thuận lợi nhờ sự phát triển của đất nước, các bạn chính là những lực lượng nòng cốt,
những nhân tố quan trọng để gầy dựng đất nước, tạo ra những giá trị cho cộng đồng
mai sau, cần phải biết rèn luyện, phát triển các tiềm lực, thế mạnh của bản thân.
Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, và cũng không nằm ngoài cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Đất nước ta, với nền văn hóa phát triển lâu đời, cùng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn phát triển,
với những chủ trương sáng suốt của Đảng và nhà nước, đang không ngừng hội nhập
và tiếp thu những tinh hoa tri thức của thế giới mới. Vì vậy, mỗi công dân, mỗi
người Việt Nam muốn cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước thì đều phải phát
triển hết mức năng lực mỗi cá nhân, tận dụng được nguồn lực dồi dào của đất nước.
Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ học sinh sinh viên - những mầm non tương lai của
nước nhà, đây là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng của cuộc đời để có
thể phát triển toàn diện, là một người học sinh sinh viên, chúng ta cần hiểu rõ bản
chất quá trình phát triển một cách rõ ràng.
Nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài: “NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về các tính
chất, nội dung của nguyên lý phát triển, ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
phát triển. Từ những cơ sở lý luận đó, giải đáp những kiến thức, định nghĩa liên
quan đến sự phát triển và cách áp dụng nguyên lý phát triển vào thực tế. Không
những vậy, nhóm tác giả mong muốn qua đề tài này có thể vận dụng những tính
1
chất, ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về nguyên lý của sự phát triển
vào quá trình học tập và rèn luyện của mình cũng như những bạn học sinh sinh viên
Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nguyên
lý của sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận.
Tìm ra bản chất, ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề phát
triển.
Vận dụng nguyên lý đó vào việc phát triển bản thân của thế hệ học sinh sinh
viên Việt Nam hiện nay
Làm sáng tỏ ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn về các nguyên lý của sự vận động
phát triển nhằm củng cố, phát huy năng lực học tập của thế hệ học sinh sinh viên
Việt Nam hiện nay
Đưa ra những giải pháp định hướng phát triển bản thân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nhóm tác giả thực hiện trên cơ sở lý luận, khung lý học của
Triết học Mác – Lenin, kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống nhất
như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp liệt kê,
phương pháp lịch sử - logic, phương pháp diễn dịch – quy nạp, phương pháp khái
quát hóa, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp định tính, nghiên cứu tài liệu
và xử lý thông tin. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và
mô tả, phân tích, tổng hợp.
2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN
1. Nội dung nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lenin
1.1. Khái niệm nguyên lý về sự phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng,
giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; hoặc
nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một
vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Nó cũng
xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co
phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển
dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ
trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” (biến
đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất
theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu
cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái
của sự vật, hiện tượng mới.
Ví dụ: trong quá trình học tập của một sinh viên, ban đầu sẽ có rất nhiều khó
khăn nếu là một sinh viên phải học xa nhà, đến một thành phố khác, sự lạc lõng,
chưa thích nghi văn hóa, mất định hướng, áp lực thích nghi, áp lực học tập, sẽ có sự
chững lại, tệ hơn sẽ là sự chểnh mảng, thụt lùi trong học tập. Đôi lúc là sự chững
lại, không thể phát triển, không có sự tập trung học tập và sau đó khi đã dần làm
quen với nhịp độ của cuộc sống đại học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm học tập
khác nhau, sinh viên đó sẽ có những bước tiến mới trong sự nghiệp học tập của
3
mình, cuối cùng là đạt được những thành công mà bản thân mong muốn như tốt
nghiệp đúng hạn với tấm bằng giỏi hoặc được nhận vào một vị trí thực tập, làm việc
mong muốn.
1.2. Tính chất của nguyên lý về sự phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quá trình phát triển đều
có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng,
phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và
phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng. Và nó cũng là
quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc
tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Ví dụ: những loài động vật ngoài tự nhiên như hổ, báo, gấu có thể tồn tại và phát
triển khi có nước, ánh sáng, không khí mà không cần đến sự tác động của con
người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong mọi sự vật, hiện tượng và trong
mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi
đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật
khách quan.
Ví dụ: Loài người phát sinh các hình thức xã hội từ đơn giản đến phức tạp cùng
với đó là trình độ nhận thức ngày càng cao so với trước đây.
Tính kế thừa của sự phát triển được thể hiện ở chỗ sự vật, hiện tượng mới ra đời
không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu
hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện
tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô. Vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn
giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng,
trong khi gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây
cản trở sự vật, hiện tượng mới phát triển.
4
Ví dụ: Sự ra đời của Triết học Mác-Lênin dựa trên tiền đề lý luận là sự kế thừa
và cải biến những hạt nhân hợp lý của Triết học cổ điển Đức; sự kế thừa yếu tố khoa
học và cải tạo các mặt hạn chế của Kinh tế chính trị học cổ điển Anh; nguồn lý luận
trực tiếp của học thuyết Mác – Angghen về chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa xã hội
khoa học là .Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: Phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Nhưng mỗi sự vật, hiện tượng,
mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Sự
vật, hiện tượng tồn tại ở những không gian, thời gian khác nhau thì sẽ phát triển
khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn
chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều
yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng
phát triển của sự vật, hiện tượng, thâm chí có thể làm cho sự vật hiện tượng thụt lùi
tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác. Đây đều là
những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
Ví dụ: Trên trái đất hiện nay tồn tại khoảng 270.000 loài hoa được xác định. Các
loài hoa khác nhau tồn tại và phát triển trong các điều kiện môi trường, khí hậu, thời
tiết, địa hình khác nhau nên chúng sẽ có các đặc điểm khác nhau để thích nghi với
từng loại môi trường sống.
1.3. Quan điểm phát triển
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển để ta hiểu và vận dụng nguyên lý này
theo cách hợp lý nhất. Để ta nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì
trệ.
Quan điểm phát triển yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
5
Ví dụ: khi đầu tư dự án thì phải xem xét tình hình hiện tại của nó đồng thời dự
đoán về triển vọng tương lai nhằm đạt được lợi nhuận lâu dài.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm tính chất, hình thức khác nhau, là quá trình tích lũy
về lượng, thay đổi lâu dài về chất, là quá trình phủ định cái cũ nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Ví dụ: Hạt thóc phải gieo trong chậu ẩm để nảy mầm thành mạ, rồi mới đưa
ruộng mạ. Đến khi mạ đủ lớn. ta mới đem cây lúa lên đồng chính để chăm sóc đến
khi thu hoạch.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển đồng thời chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Ví dụ: Để phát triển đất nước thì ta phải tích cực tiếp thu những kiến thức mới từ
nước ngoài. Bên cạnh đó, cần loại bỏ quan niệm bài ngoại đến từ một bộ phận
người.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới. Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”… trong
sự biến đổi của nó”.
Ví dụ: Xã hội mới ra đời từ xã hội cũ và có tiếp thu một số điểm tích cực từ xã
hội cũ để phát huy một cách hợp lý.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận kha học để định hướng việc nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới. Từ việc nghiên cứu nguyên lý này sẽ giúp nhận
thức được rằng, muốn nắm bắt được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật
hiện tượng thì chúng ta cần phải tuân thủ một cách có ý thức các nguyên tắc của sự
phát triển, tránh tư tưởng trì trệ, bảo thủ.
6
Khi nghiên cứu hay nhìn nhận các sự vật, hiện tượng, để nhận thức và giải quyết
được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn, chúng ta phải đặt nó trong sự vận động
và phát triển. Cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả
năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cần làm rõ xu hướng chủ đạo của
tất cả những biến đổi khác nhau đó. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt
động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trọng quan
điểm phát triển. Quan điểm này đòi hỏi con người vừa phải tiếp nhận vừa giải quyết
một vấn đề cụ thể, đặt chúng trong trạng thái động và nằm trong khuynh hướng phát
triển chung.
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực
tiễn. Ta cần phải biết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện
chứng đầy mâu thuẫn. Vì vậy, tất nhiên, ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp
của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến. Quan điểm phát triển đòi hỏi
một sự nhìn nhận và đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của
sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối dẫn đến những sai lầm tai hại.
Quan điểm phát triển giúp khắc phục tự tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận
thức, đặc biệt là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ
dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải chăm chỉ lao động, tăng cường
phát huy nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện hóa quan điểm phát triển vào
nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn
xã hội.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát
triển của sự vật, hiện tượng. Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động
thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn
có của nó, đòi hỏi chúng ta cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra được
những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn. Từ
7
đó, xác định giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc
đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. Cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình
trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mỗi
giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau. Trên cơ sở này xác định
những phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp căn cứ vào từng
giai đoạn hoàn cảnh cụ thể nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm
hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với
đời sống của con người. Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát
hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.
Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải tìm cách kế thừa
những bộ phận, thuộc tính, các yếu tố tích cực … từ đối tượng cũ, đồng thời kiên
quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển và phát triển
sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
8
PHẦN 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Nội dung của việc vận dụng quan điểm phát triển vào việc học tập của
sinh viên Việt Nam hiện nay
Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay thế kỉ XXI, học là việc vô
cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên để phát triển và hoàn thiện bản thân
mình. Với sự vận động đi lên của toàn xã hội thì sinh viên cần phải biết nắm chắc
cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, để từ đó có thể vận dụng một cách tối ưu,
sáng tạo và hợp lý.
Sinh viên phải nhìn tương lai như phải biết phân chia một chuỗi các gián đoạn
quá trình phát triển của sự vật thành từng giai đoạn, từ đó phải học cách vượt qua
các gián đoạn và có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển đó trong hiện
tại và tương lai. Khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy được tính
quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Có lúc
bạn sẽ cảm thấy quá trình học tập không có chút tiến triển, dậm chân tại chỗ thì cần
tránh bi quan, tránh những suy nghĩ tiêu cực. Mỗi người học sinh sinh viên có sự
phát triển về trí tuệ và thể chất khác nhau, sẽ có các phương pháp học tập rèn luyện
khác nhau để nâng cao trí tuệ, cảm xúc. Mỗi người có một thước đo cuộc sống khác
nhau không thể từ đó mà áp vào bản thân mình rồi cảm thấy tự ti, áp lực cùng trang
lứa. Quá trình rèn luyện và học tập là quá trình tích lũy kiến thức lâu dài. Học sinh
sinh viên không nên chỉ dựa vào điểm số tức thời mà đưa ra kết luận quy chụp, cần
xem xét cả quá trình phấn đấu, nỗ lực. Chẳng hạn, sinh viên có thành tích không tốt
trong một bài kiểm tra đánh giá, nhưng trong quá trình học tập rèn luyện đã nỗ lực
hết mình, cải thiện bản thân không chỉ vì điều đó mà có thái độ tiêu cực, đánh giá
thấp bản thân để rồi từ bỏ. Quá trình ấy cần được tiến hành từng bước từng bước,
cần có thời gian để hoàn thiện bản thân, vì thế cần xem xét kĩ lưỡng rồi mới đưa ra
đánh giá cho bản thân mình. Chắc hẳn ai cũng biết tới nhà bác học nổi tiếng
Thomas Edision, nhưng không mấy ai biết rằng ông đã từng bị sa thải khỏi hai công
9
việc đầu tiên vì bị cho rằng “thiếu năng lực”. Song, với nỗ lực của mình hơn
100.000 lần, Thomas Edision đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời
đại khi sáng chế ra bóng đèn cho nhân loại. Có thể thấy rằng quá trình phát minh ấy
quanh co, phức tạp nhưng sau mỗi lần thất bại thì ông đã có những kinh nghiệm
mới để áp dụng cho những lần sau, ông đã không để cảm giác tiêu cực lấn át mình
mà vẫn tiếp tục phát minh. Hay như nhà vật lý học đại tài, cha đẻ của thuyết tương
đối – Albert Einstein, ông từng bị cho là một cậu bé kém thông minh khi học tệ môn
ngữ văn tại trường học, và đã được khuyên là nên thôi học, nhưng nhờ ý chí kiên
cường, không ngừng tìm tòi, học hỏi của bản thân ông đã trở thành một trong những
vỹ nhân của thế giới, người tìm ra thuyết tương đối, đạt giải Nobel Vật lý năm
1921, người khai sinh ra thuyết lượng tử.
Từ đó, các bạn học sinh sinh viên nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì
trệ, định kiến trong nhận thức và hành động. Bệnh bảo thủ là trì trệ là tình trạng ỷ
lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới.
Để ngăn chặn điều đó, học sinh sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham
học hỏi tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học công nghệ tiến bộ một cách chọn
lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc. Chúng ta cần bỏ đi những phương pháp cũ,
những tư duy lạc hậu. Không phải lúc nào những lựa chọn và những việc làm của
chúng ta cũng là đúng. Các bạn cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ bạn bè, thầy cô…
Không bác bỏ và cần tôn trọng những ý kiến đóng góp đó, không áp đặt suy nghĩ
của bản thân lên người khác. Việc cứ khăng khăng giữ cách học truyền thống xuyên
suốt các tiết học như thầy giảng đến đâu chép đến đó thì sẽ không mang lại kiến
thức hay giá trị cho bản thân. Cần đổi mới phương pháp để có thể tiếp thu được
nhiều nhất lượng kiến thức của bài học và đúc kết cho mình những kiến thức cô
đọng sau mỗi buổi học. Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới các
nguồn tài liệu cho nên học sinh sinh viên cần không ngừng học tập, tra cứu tài liệu,
cập nhật những kiến thức mới. Khi học một kiến thức mới thì các bạn cần dựa trên
những kiến thức cũ mà mình đã tích lũy được. Từ đó việc tiếp thu kiến thức mới đối
với các bạn học sinh sinh viên sẽ dễ dàng hơn, tạo động lực trong việc học tập.
10
Một bộ phận sinh viên chưa có lý tưởng, họ chưa hiểu được tầm quan trọng của
việc định hướng phát triển bản thân. Bản thân sinh viên còn có tâm lý rất thụ động,
trông chờ hoàn cảnh, chưa có mục tiêu rõ ràng trong học tập rèn luyện và có cái
nhìn sai lệch về giá trị cuộc sống (quá sùng bái giá trị vật chất), qua những nghiên
cứu thực nghiệm và quan sát, nhóm tác giả nhận thấy rằng:
Về phát triển về thể lực: Việc một số sinh viên có lối sống buông thả, lười biếng
xuất hiện khá nhiều. Họ dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút hít, nghiện
game…
Về phát triển trí lực: Sinh viên còn một số tư tưởng yếu kém, ngại khổ, không
phát huy được khả năng của mình. Lối sống thực dụng bắt nguồn từ những quan
niệm sai lệch đó. Việc tìm tòi nghiên cứu của sinh viên là vô cùng quan trọng vì môi
trường đại học đào tạo theo tín chỉ, giảng viên không thể quan tâm từng sinh viên.
Tri thức được các thầy cô chỉ ra và hướng dẫn còn việc vận dụng và nghiên cứu phụ
thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh những mặt tiêu cực, học sinh
sinh viên hiện nay cũng có nhiều mặt tích cực khi tiếp thu và cải tiến từ những thế
hệ trước. Sinh viên có khả năng thích nghi cao với môi trường mới cuộc sống mới.
Không chỉ trên giảng đường học tập, sinh viên còn học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ
công việc làm thêm hoặc thực tập. Sinh viên sẽ hình thành phong cách độc lập dám
nghĩ dám làm nhiều hơn.
Về phát triển tâm lực: Sinh viên tiếp thu được truyền thống quý báu ở thế hệ
trước là sự siêng năng, chịu khó. Các bạn thể hiện sự sáng tạo qua các bài nghiên
cứu khoa học và các cuộc thi lớn. Bên cạnh đó, các bạn trẻ, sinh viên học sinh cũng
không ngừng tham gia và tổ chức nhiều chương trình tình nguyện, thiện nguyện.
Việc hình ảnh sinh viên học sinh thường xuyên giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
không còn lạ lẫm. Điều này thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách của thế hệ trẻ ngày nay.
Để phát triển toàn diện, học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay cần hiểu rõ và vận
dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện và học tập. Qua tìm hiểu và
11
nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy dựa trên những nguyên tắc của quan điểm phát
triển từ đó suy ra các yêu cầu cần thiết sau:
- Nâng cao nhận thức về phát triển là : quá trình mang tính tất yếu khách quan
Việc phát triển của mỗi người phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Đối
với bản thân mình, khi được thỏa mãn nhu cầu thì tâm lý sẽ thoải mái làm
việc hiệu quả hơn, từ đó sự phát triển mới diễn ra. Nhu cầu của bản thân là
thứ tất yếu đặt lên hàng đầu nhưng phải có chừng mực. Đối với gia đình, môi
trường gia đình là nơi gần gũi ta nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn
luyện học tập. Đối với ngành nghề, bản thân phải biết làm sao phù hợp với
nó. Các điều kiện cơ bản của ngành nghề đáp ứng được thì mình mới có thể
làm việc thuận lợi. Đối với xã hội, sự nhìn nhận về xã hội, đóng góp cho xã
hội hình thành nên bản thân mình tương lai. Bởi vì con người lớn lên và phát
triển thời gian đó là ở ngoài xã hội. Tóm lại, có thể nói đáp ứng nhu cầu của
các mặt thì trưởng thành là tất yếu. Trưởng thành là khi xác định rõ định
hướng được cách bản thân phát triển. Nhờ vậy có thể áp dụng các phương
pháp phù hợp để phát triển toàn diện hơn.
- Nâng cao nhận thức về : Nhân tố bên trong quyếtnguồn gốc của sự phát triển
định sự phát triển bản thân, nên sự phát triển của sinh viên là do bản thân
sinh viên quyết định. Sinh viên phải phát triển cho mình các yếu tố thể lực,
tâm lực và trí lực. Quá trình rèn luyện và học tập đòi hỏi sinh viên bỏ ra ý
chí, sự nỗ lực, chất xám của bản thân. Tích cực cải thiện các kĩ năng mềm
như kĩ năng tin học, kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp… Các yếu tố khác
nhau có kết hợp lại thì sinh viên có thể vận dụng quan điểm phát triển. Cần
tránh tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ hoàn cảnh thường thấy ở thế hệ trẻ.
- Nâng cao nhận thức về : Quá trình rèn luyện, học tập để quá trình phát triển
phát triển bản thân không bao giờ theo đường thẳng. Các yếu tố bất ngờ lúc
nào cũng có thể xuất hiện và cản trở mình. Giống như làm ăn kinh doanh,
phải trải qua nhiều thất bại khó khăn thì mới có thể thành công. Sinh viên có
kiên cường vượt qua nghịch cảnh thì mới có thể nhận về “trái ngọt”. Vì vậy,
12
mỗi sinh viên khi gặp khó khăn thì tránh bi quan, nản chí, rơi vào trạng thái
trì trệ bản thân.
Ngoài ra, các cá nhân trong học tập cần phải thấy rõ khuynh hướng phát triển
trong tương lai của sự vật, không chỉ nắm bắt cái hiện tại, phải thấy được những
biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Chúng ta cần nắm rõ
chương trình học, những điều cần thiết khi theo ngành học đó và cũng phải thấy rõ
khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong tương lai, tìm hiểu về các
yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu. Xã hội hiện tại
và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù
hợp với nhu cầu của xã hội. Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân có thể định
hướng cho bản thân mình vận dụng tính kế thừa của nguyên lý về sự phát triển
trong cuộc sống, học tập của sinh viên. Hoặc bản thân sinh viên cần kế thừa như thế
nào về truyền thống văn hóa dân tộc? Ngày nay chúng ta là công dân toàn cầu, việc
học thêm các ngoại ngữ, áp dụng các phần mềm, công nghệ của nước ngoài trong
học tập là điều cần thiết. Cần đặt ngành nghề đó trong sự phát triển đi lên của toàn
xã hội để từ đó cần kịp thời bổ sung những khía cạnh, những yếu tố còn thiếu cho
bản thân mình. Ví dụ như ba năm trở về đây, tình hình hình Covid-19 còn diễn biến
phức tạp, chúng ta cần biết áp dụng các phần mềm học tập online giúp cho việc học
không bị trì trệ. Những trang web làm việc online trao đổi với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước cũng sẽ giúp cho sinh viên được làm việc và có kinh nghiệm
thực tế dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Cuộc sống luôn luôn thay đổi, chúng ta
không thể chỉ sống cho hiện tại cần phải liên tục cập nhật những “khuynh hướng”
phát triển không ngừng của xã hội.
Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, từ đó hiểu rõ về bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động đúng đắn kịp thời nhằm đem lại hiệu
quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Quan tâm đến những khả năng tiềm
ẩn như năng khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực… để vạch ra định hướng phát triển
khuyến khích bản thân phát triển năng lực, năng khiếu đó. Chẳng hạn, mỗi sinh viên
có những thế mạnh ưu điểm của bản thân khác nhau. Có bạn có khả năng vẽ, có khả
13
năng ghi nhớ tốt, hay khả năng thuyết trình, làm powerpoint… thì cần tạo điều kiện
phát huy cũng như nâng cao khả năng đó.
2. Định hướng phát triển bản thân
Thời đại công nghiệp 4.0 và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thế
hệ gen Z đang ngày càng phát triển bản thân để đáp ứng, thích nghi với sự giao
thoa, hòa nhập với các nước trên thế giới.
Để phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất cần hiểu được bản thân mình có
những điểm mạnh, điểm yếu nào. Cần nhận thức và phát triển những kỹ năng cần
thiết để phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện những điểm hạn chế, chưa tốt
của bản thân. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì việc học một ngôn ngữ mới
là một “vũ khí” mạnh trên con đường thăng tiến trong công việc, trong học tập và lộ
trình phát triển bản thân. Tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Nhật đang là lựa chọn
hàng đầu cho các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên chuẩn bị ra trường, họ sẽ có lợi thế
hơn và dễ dàng tìm kiếm một công việc tốt nhờ vào khả năng sử dụng thành thạo
một ngôn ngữ khác. Vì vậy, là mộ ttrong những thế hệ trẻ của đất nước thì việc học
ngoại ngữ là vô cùng cần thiết đối với mỗi học sinh sinh viên. Nhà đầu tư huyền
thoại Warren Buffett từng nói: Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu
tư cho bản thân. Đây là khoản đầu tư không bị tính thuế và ngay cả lạm phát cũng
không thể làm suy giảm giá trị của nó.
Muốn thành công khi làm bất cứ việc gì, bạn cần có các mục tiêu cụ thể. Mỗi
người có một quan điểm khác nhau về thành công, do đó không thể dựa vào người
khác mà phải xác định được hướng đi của riêng mình. Để trở thành người có đầy đủ
trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có phẩm chất, lối sống trong sáng,
đúng mực, tư cách đạo đức nghề nghiệp, có lý tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa thì
tất nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là không ngừng trau dồi cho mình một
nguồn kiến thức chuyên ngành thật vững chắc. Tôi sẽ cần chuẩn bị một kết hoạch
hoặc một tiến trình đề án những biện pháp, những hành động cần thiết cho hiện tại
và trong tương lại. Đây sẽ là một quá trình lâu dài không phải một sớm một chiều
và sau mỗi giai đoạn của kế hoạch tôi sẽ xem xét lại bản thân đã hoàn thành được
14
những gì, chưa thực hiện những gì để tiếp tục hoàn thiện. Ở trường đại học có 4
năm học khác nhau ứng với khả năng tri thức khác nhau. Mỗi một năm sẽ đề ra các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ riêng để có thể hấp thu kiến thức một cách hiệu
quảvà chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang để phát triển bản thân trong tương lai.
15
KẾT LUẬN
Nguyên lý của sự phát triển là một trong hai nguyên lí quan trọng của phép
biện chứng duy vật. Nguyên lý này nghiên cứu về quá trình vận động của sự vật,
hiện tượng, là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, cần xem xét các sự vật theo khuynh
hướng phát triển của nó. Nguyên lý về sự phát triển cho biết phát triển không chỉ là
sự đi lên đơn thuần mà còn có những bước quanh co phức tạp hay thụt lùi tạm thời.
Muốn nắm được nguyên lý về sự phát triển thì ta cần hiểu về các tính chất khách
quan, phổ biến, kế thừa, tính đa dạng phong phú và quan điểm phát triển. Kinh tế
đất nước đang phát triển theo xu hướng mới được Đảng và Nhà Nước đề ra. Bên
cạnh những khó khăn thách thức thì đó là cơ hội cho các cá nhân phát huy tài năng
của mình. Mỗi sinh viên cần dành nhiều sự quan tâm cho ngành nghề theo học, cho
tình hình đất nước. Cá nhân phải loại bỏ tư tưởng yếu kém, không phù hợp với thời
đại. Thế hệ sinh viên là những cá nhân tài năng nếu biết phát triển bản thân phù hợp
thì sẽ giành được lợi thế.
Vì thế, trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi về việc áp dụng nguyên lý phát
triển trong quá trình rèn luyện và học tập của học sinh sinh viên, nhóm tác giả nhận
thấy rằng để vận dụng được các tính chất ý nghĩa của phương pháp này cần phải
nhận thức sâu sắc, cần áp dụng một cách lâu dài có hiệu quả trong quá trình học tập
của từng cá nhân, từng sinh viên. Từ đó, góp phần hoàn thiện các kỹ năng, hoàn
thiện bản thân, nuôi dưỡng và phát triển các tiềm năng đặc biệt của mình. Chúng ta
không ngừng học tập, đọc sách một cách có ý nghĩa, mang lại những giá trị cho bản
thân. Học đi đôi với hành. Học mở rộng kiến thức, suy nghĩ, tổng hợp những thông
điệp đã học để áp dụng vào học tập đời sống.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và đào tạo (2021) “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa
Mac - Lenin” NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội.
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa, “Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới”, năm
2019.
Nghị quyết 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2021-2025, năm 2021.
https://khoahocnaobo.com/phat-trien-ban-than-nhu-the-nao/
https://greenedu.vn/phat-trien-ban-than-la-gi-cac-cach-phat-trien-ban-than-tot-nhat/
https://money24h.vn/blog/phat-trien-ban-than
https://www.linkedin.com/pulse/chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph
%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-cho-c%C3%A1c-b
%E1%BA%A1n-tr%E1%BA%BB-long-nguyen
17
| 1/20

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY MÃ MÔN HỌC: THỰC HIỆN:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Quyết
TP.HCM, tháng 12 năm 2022 A
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 NHÓM SỐ (LỚP)
Tên đề tài: Nguyên lý về sự phát triển và sự vận dụng quan điểm phát triển vào
việc học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay STT Họ và tên MSSV Tỷ lệ % hoàn SDT thành 1 100% 2 100% 3 100% 4 100% 5 100% Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100% - Trưởng nhóm:
___________________________________________________________________
Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày 11 tháng 12 năm 2022
Giáo viên chấm điểm A MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................... 1 1.
Lý do chọn đề tài....................................................................1 2.
Mục tiêu nghiên cứu...............................................................2 3.
Phương pháp nghiên cứu........................................................2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN....3 1.
Nội dung nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lenin.......................................................................... 3 1.1.
Khái niệm nguyên lý về sự phát triển.............................3 1.2.
Tính chất của nguyên lý về sự phát triển........................4 1.3.
Quan điểm phát triển......................................................5 2.
Ý nghĩa phương pháp luận......................................................6
PHẦN 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY...........9 1.
Nội dung của việc vận dụng quan điểm phát triển vào việc
học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay........................................9 2.
Định hướng phát triển bản thân.............................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................17 B PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ số, thế kỷ của nền công nghiệp 4.0 ngày
nay, từng lớp thế hệ đang ngày càng phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu hóa,
với những yêu cầu khắt khe của xã hội, cùng sự đào thải khắc nghiệt trong khuôn
khổ cách mạng công nghệ diễn ra. Lớp trẻ - đặc biệt là thế hệ học sinh – sinh viên
hiện nay, được tiếp cận với công nghệ từ khi còn rất nhỏ, được tạo điều kiện học tập
thuận lợi nhờ sự phát triển của đất nước, các bạn chính là những lực lượng nòng cốt,
những nhân tố quan trọng để gầy dựng đất nước, tạo ra những giá trị cho cộng đồng
mai sau, cần phải biết rèn luyện, phát triển các tiềm lực, thế mạnh của bản thân.
Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, và cũng không nằm ngoài cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Đất nước ta, với nền văn hóa phát triển lâu đời, cùng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn phát triển,
với những chủ trương sáng suốt của Đảng và nhà nước, đang không ngừng hội nhập
và tiếp thu những tinh hoa tri thức của thế giới mới. Vì vậy, mỗi công dân, mỗi
người Việt Nam muốn cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước thì đều phải phát
triển hết mức năng lực mỗi cá nhân, tận dụng được nguồn lực dồi dào của đất nước.
Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ học sinh sinh viên - những mầm non tương lai của
nước nhà, đây là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng của cuộc đời để có
thể phát triển toàn diện, là một người học sinh sinh viên, chúng ta cần hiểu rõ bản
chất quá trình phát triển một cách rõ ràng.
Nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài: “NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về các tính
chất, nội dung của nguyên lý phát triển, ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
phát triển. Từ những cơ sở lý luận đó, giải đáp những kiến thức, định nghĩa liên
quan đến sự phát triển và cách áp dụng nguyên lý phát triển vào thực tế. Không
những vậy, nhóm tác giả mong muốn qua đề tài này có thể vận dụng những tính 1
chất, ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về nguyên lý của sự phát triển
vào quá trình học tập và rèn luyện của mình cũng như những bạn học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nguyên
lý của sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận.
Tìm ra bản chất, ý nghĩa của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề phát triển.
Vận dụng nguyên lý đó vào việc phát triển bản thân của thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay
Làm sáng tỏ ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn về các nguyên lý của sự vận động
phát triển nhằm củng cố, phát huy năng lực học tập của thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay
Đưa ra những giải pháp định hướng phát triển bản thân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nhóm tác giả thực hiện trên cơ sở lý luận, khung lý học của
Triết học Mác – Lenin, kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống nhất
như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp liệt kê,
phương pháp lịch sử - logic, phương pháp diễn dịch – quy nạp, phương pháp khái
quát hóa, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp định tính, nghiên cứu tài liệu
và xử lý thông tin. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và
mô tả, phân tích, tổng hợp. 2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN
1. Nội dung nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin 1.1.
Khái niệm nguyên lý về sự phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng,
giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; hoặc
nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một
vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Nó cũng
xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển
dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ
trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” (biến
đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất
theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu
cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái
của sự vật, hiện tượng mới.
Ví dụ: trong quá trình học tập của một sinh viên, ban đầu sẽ có rất nhiều khó
khăn nếu là một sinh viên phải học xa nhà, đến một thành phố khác, sự lạc lõng,
chưa thích nghi văn hóa, mất định hướng, áp lực thích nghi, áp lực học tập, sẽ có sự
chững lại, tệ hơn sẽ là sự chểnh mảng, thụt lùi trong học tập. Đôi lúc là sự chững
lại, không thể phát triển, không có sự tập trung học tập và sau đó khi đã dần làm
quen với nhịp độ của cuộc sống đại học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm học tập
khác nhau, sinh viên đó sẽ có những bước tiến mới trong sự nghiệp học tập của 3
mình, cuối cùng là đạt được những thành công mà bản thân mong muốn như tốt
nghiệp đúng hạn với tấm bằng giỏi hoặc được nhận vào một vị trí thực tập, làm việc mong muốn. 1.2.
Tính chất của nguyên lý về sự phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quá trình phát triển đều
có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và
phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng. Và nó cũng là
quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc
tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Ví dụ: những loài động vật ngoài tự nhiên như hổ, báo, gấu có thể tồn tại và phát
triển khi có nước, ánh sáng, không khí mà không cần đến sự tác động của con người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong mọi sự vật, hiện tượng và trong
mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi
đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan.
Ví dụ: Loài người phát sinh các hình thức xã hội từ đơn giản đến phức tạp cùng
với đó là trình độ nhận thức ngày càng cao so với trước đây.
Tính kế thừa của sự phát triển được thể hiện ở chỗ sự vật, hiện tượng mới ra đời
không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu
hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện
tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô. Vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn
giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng,
trong khi gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây
cản trở sự vật, hiện tượng mới phát triển. 4
Ví dụ: Sự ra đời của Triết học Mác-Lênin dựa trên tiền đề lý luận là sự kế thừa
và cải biến những hạt nhân hợp lý của Triết học cổ điển Đức; sự kế thừa yếu tố khoa
học và cải tạo các mặt hạn chế của Kinh tế chính trị học cổ điển Anh; nguồn lý luận
trực tiếp của học thuyết Mác – Angghen về chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa xã hội
khoa học là Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: Phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Nhưng mỗi sự vật, hiện tượng,
mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Sự
vật, hiện tượng tồn tại ở những không gian, thời gian khác nhau thì sẽ phát triển
khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn
chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều
yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng
phát triển của sự vật, hiện tượng, thâm chí có thể làm cho sự vật hiện tượng thụt lùi
tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác. Đây đều là
những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
Ví dụ: Trên trái đất hiện nay tồn tại khoảng 270.000 loài hoa được xác định. Các
loài hoa khác nhau tồn tại và phát triển trong các điều kiện môi trường, khí hậu, thời
tiết, địa hình khác nhau nên chúng sẽ có các đặc điểm khác nhau để thích nghi với
từng loại môi trường sống. 1.3.
Quan điểm phát triển
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển để ta hiểu và vận dụng nguyên lý này
theo cách hợp lý nhất. Để ta nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Quan điểm phát triển yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai. 5
Ví dụ: khi đầu tư dự án thì phải xem xét tình hình hiện tại của nó đồng thời dự
đoán về triển vọng tương lai nhằm đạt được lợi nhuận lâu dài.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm tính chất, hình thức khác nhau, là quá trình tích lũy
về lượng, thay đổi lâu dài về chất, là quá trình phủ định cái cũ nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Ví dụ: Hạt thóc phải gieo trong chậu ẩm để nảy mầm thành mạ, rồi mới đưa
ruộng mạ. Đến khi mạ đủ lớn. ta mới đem cây lúa lên đồng chính để chăm sóc đến khi thu hoạch.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển đồng thời chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Ví dụ: Để phát triển đất nước thì ta phải tích cực tiếp thu những kiến thức mới từ
nước ngoài. Bên cạnh đó, cần loại bỏ quan niệm bài ngoại đến từ một bộ phận người.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới. Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”… trong
sự biến đổi của nó”.
Ví dụ: Xã hội mới ra đời từ xã hội cũ và có tiếp thu một số điểm tích cực từ xã
hội cũ để phát huy một cách hợp lý.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận kha học để định hướng việc nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới. Từ việc nghiên cứu nguyên lý này sẽ giúp nhận
thức được rằng, muốn nắm bắt được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật
hiện tượng thì chúng ta cần phải tuân thủ một cách có ý thức các nguyên tắc của sự
phát triển, tránh tư tưởng trì trệ, bảo thủ. 6
Khi nghiên cứu hay nhìn nhận các sự vật, hiện tượng, để nhận thức và giải quyết
được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn, chúng ta phải đặt nó trong sự vận động
và phát triển. Cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả
năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cần làm rõ xu hướng chủ đạo của
tất cả những biến đổi khác nhau đó. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt
động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trọng quan
điểm phát triển. Quan điểm này đòi hỏi con người vừa phải tiếp nhận vừa giải quyết
một vấn đề cụ thể, đặt chúng trong trạng thái động và nằm trong khuynh hướng phát triển chung.
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực
tiễn. Ta cần phải biết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện
chứng đầy mâu thuẫn. Vì vậy, tất nhiên, ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp
của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến. Quan điểm phát triển đòi hỏi
một sự nhìn nhận và đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của
sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối dẫn đến những sai lầm tai hại.
Quan điểm phát triển giúp khắc phục tự tưởng bảo thủ trì trệ, định kiến trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận
thức, đặc biệt là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ
dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải chăm chỉ lao động, tăng cường
phát huy nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện hóa quan điểm phát triển vào
nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát
triển của sự vật, hiện tượng. Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động
thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn
có của nó, đòi hỏi chúng ta cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra được
những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn. Từ 7
đó, xác định giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc
đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. Cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình
trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mỗi
giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau. Trên cơ sở này xác định
những phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp căn cứ vào từng
giai đoạn hoàn cảnh cụ thể nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm
hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với
đời sống của con người. Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát
hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.
Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải tìm cách kế thừa
những bộ phận, thuộc tính, các yếu tố tích cực … từ đối tượng cũ, đồng thời kiên
quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển và phát triển
sáng tạo chúng trong điều kiện mới. 8
PHẦN 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Nội dung của việc vận dụng quan điểm phát triển vào việc học tập của
sinh viên Việt Nam hiện nay
Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay thế kỉ XXI, học là việc vô
cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên để phát triển và hoàn thiện bản thân
mình. Với sự vận động đi lên của toàn xã hội thì sinh viên cần phải biết nắm chắc
cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, để từ đó có thể vận dụng một cách tối ưu, sáng tạo và hợp lý.
Sinh viên phải nhìn tương lai như một chuỗi các gián đoạn phải biết phân chia
quá trình phát triển của sự vật thành từng giai đoạn, từ đó phải học cách vượt qua
các gián đoạn và có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển đó trong hiện
tại và tương lai. Khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy được tính
quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Có lúc
bạn sẽ cảm thấy quá trình học tập không có chút tiến triển, dậm chân tại chỗ thì cần
tránh bi quan, tránh những suy nghĩ tiêu cực. Mỗi người học sinh sinh viên có sự
phát triển về trí tuệ và thể chất khác nhau, sẽ có các phương pháp học tập rèn luyện
khác nhau để nâng cao trí tuệ, cảm xúc. Mỗi người có một thước đo cuộc sống khác
nhau không thể từ đó mà áp vào bản thân mình rồi cảm thấy tự ti, áp lực cùng trang
lứa. Quá trình rèn luyện và học tập là quá trình tích lũy kiến thức lâu dài. Học sinh
sinh viên không nên chỉ dựa vào điểm số tức thời mà đưa ra kết luận quy chụp, cần
xem xét cả quá trình phấn đấu, nỗ lực. Chẳng hạn, sinh viên có thành tích không tốt
trong một bài kiểm tra đánh giá, nhưng trong quá trình học tập rèn luyện đã nỗ lực
hết mình, cải thiện bản thân không chỉ vì điều đó mà có thái độ tiêu cực, đánh giá
thấp bản thân để rồi từ bỏ. Quá trình ấy cần được tiến hành từng bước từng bước,
cần có thời gian để hoàn thiện bản thân, vì thế cần xem xét kĩ lưỡng rồi mới đưa ra
đánh giá cho bản thân mình. Chắc hẳn ai cũng biết tới nhà bác học nổi tiếng
Thomas Edision, nhưng không mấy ai biết rằng ông đã từng bị sa thải khỏi hai công 9
việc đầu tiên vì bị cho rằng “thiếu năng lực”. Song, với nỗ lực của mình hơn
100.000 lần, Thomas Edision đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời
đại khi sáng chế ra bóng đèn cho nhân loại. Có thể thấy rằng quá trình phát minh ấy
quanh co, phức tạp nhưng sau mỗi lần thất bại thì ông đã có những kinh nghiệm
mới để áp dụng cho những lần sau, ông đã không để cảm giác tiêu cực lấn át mình
mà vẫn tiếp tục phát minh. Hay như nhà vật lý học đại tài, cha đẻ của thuyết tương
đối – Albert Einstein, ông từng bị cho là một cậu bé kém thông minh khi học tệ môn
ngữ văn tại trường học, và đã được khuyên là nên thôi học, nhưng nhờ ý chí kiên
cường, không ngừng tìm tòi, học hỏi của bản thân ông đã trở thành một trong những
vỹ nhân của thế giới, người tìm ra thuyết tương đối, đạt giải Nobel Vật lý năm
1921, người khai sinh ra thuyết lượng tử.
Từ đó, các bạn học sinh sinh viên nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì
trệ, định kiến trong nhận thức và hành động. Bệnh bảo thủ là trì trệ là tình trạng ỷ
lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới.
Để ngăn chặn điều đó, học sinh sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham
học hỏi tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học công nghệ tiến bộ một cách chọn
lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc. Chúng ta cần bỏ đi những phương pháp cũ,
những tư duy lạc hậu. Không phải lúc nào những lựa chọn và những việc làm của
chúng ta cũng là đúng. Các bạn cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ bạn bè, thầy cô…
Không bác bỏ và cần tôn trọng những ý kiến đóng góp đó, không áp đặt suy nghĩ
của bản thân lên người khác. Việc cứ khăng khăng giữ cách học truyền thống xuyên
suốt các tiết học như thầy giảng đến đâu chép đến đó thì sẽ không mang lại kiến
thức hay giá trị cho bản thân. Cần đổi mới phương pháp để có thể tiếp thu được
nhiều nhất lượng kiến thức của bài học và đúc kết cho mình những kiến thức cô
đọng sau mỗi buổi học. Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới các
nguồn tài liệu cho nên học sinh sinh viên cần không ngừng học tập, tra cứu tài liệu,
cập nhật những kiến thức mới. Khi học một kiến thức mới thì các bạn cần dựa trên
những kiến thức cũ mà mình đã tích lũy được. Từ đó việc tiếp thu kiến thức mới đối
với các bạn học sinh sinh viên sẽ dễ dàng hơn, tạo động lực trong việc học tập. 10
Một bộ phận sinh viên chưa có lý tưởng, họ chưa hiểu được tầm quan trọng của
việc định hướng phát triển bản thân. Bản thân sinh viên còn có tâm lý rất thụ động,
trông chờ hoàn cảnh, chưa có mục tiêu rõ ràng trong học tập rèn luyện và có cái
nhìn sai lệch về giá trị cuộc sống (quá sùng bái giá trị vật chất), qua những nghiên
cứu thực nghiệm và quan sát, nhóm tác giả nhận thấy rằng:
Về phát triển về thể lực: Việc một số sinh viên có lối sống buông thả, lười biếng
xuất hiện khá nhiều. Họ dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút hít, nghiện game…
Về phát triển trí lực: Sinh viên còn một số tư tưởng yếu kém, ngại khổ, không
phát huy được khả năng của mình. Lối sống thực dụng bắt nguồn từ những quan
niệm sai lệch đó. Việc tìm tòi nghiên cứu của sinh viên là vô cùng quan trọng vì môi
trường đại học đào tạo theo tín chỉ, giảng viên không thể quan tâm từng sinh viên.
Tri thức được các thầy cô chỉ ra và hướng dẫn còn việc vận dụng và nghiên cứu phụ
thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh những mặt tiêu cực, học sinh
sinh viên hiện nay cũng có nhiều mặt tích cực khi tiếp thu và cải tiến từ những thế
hệ trước. Sinh viên có khả năng thích nghi cao với môi trường mới cuộc sống mới.
Không chỉ trên giảng đường học tập, sinh viên còn học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ
công việc làm thêm hoặc thực tập. Sinh viên sẽ hình thành phong cách độc lập dám nghĩ dám làm nhiều hơn.
Về phát triển tâm lực: Sinh viên tiếp thu được truyền thống quý báu ở thế hệ
trước là sự siêng năng, chịu khó. Các bạn thể hiện sự sáng tạo qua các bài nghiên
cứu khoa học và các cuộc thi lớn. Bên cạnh đó, các bạn trẻ, sinh viên học sinh cũng
không ngừng tham gia và tổ chức nhiều chương trình tình nguyện, thiện nguyện.
Việc hình ảnh sinh viên học sinh thường xuyên giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
không còn lạ lẫm. Điều này thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách của thế hệ trẻ ngày nay.
Để phát triển toàn diện, học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay cần hiểu rõ và vận
dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện và học tập. Qua tìm hiểu và 11
nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy dựa trên những nguyên tắc của quan điểm phát
triển từ đó suy ra các yêu cầu cần thiết sau:
- Nâng cao nhận thức về phát triển là quá trình mang tính tất yếu khách quan:
Việc phát triển của mỗi người phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Đối
với bản thân mình, khi được thỏa mãn nhu cầu thì tâm lý sẽ thoải mái làm
việc hiệu quả hơn, từ đó sự phát triển mới diễn ra. Nhu cầu của bản thân là
thứ tất yếu đặt lên hàng đầu nhưng phải có chừng mực. Đối với gia đình, môi
trường gia đình là nơi gần gũi ta nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn
luyện học tập. Đối với ngành nghề, bản thân phải biết làm sao phù hợp với
nó. Các điều kiện cơ bản của ngành nghề đáp ứng được thì mình mới có thể
làm việc thuận lợi. Đối với xã hội, sự nhìn nhận về xã hội, đóng góp cho xã
hội hình thành nên bản thân mình tương lai. Bởi vì con người lớn lên và phát
triển thời gian đó là ở ngoài xã hội. Tóm lại, có thể nói đáp ứng nhu cầu của
các mặt thì trưởng thành là tất yếu. Trưởng thành là khi xác định rõ định
hướng được cách bản thân phát triển. Nhờ vậy có thể áp dụng các phương
pháp phù hợp để phát triển toàn diện hơn.
- Nâng cao nhận thức về nguồn gốc của sự phát triển: Nhân tố bên trong quyết
định sự phát triển bản thân, nên sự phát triển của sinh viên là do bản thân
sinh viên quyết định. Sinh viên phải phát triển cho mình các yếu tố thể lực,
tâm lực và trí lực. Quá trình rèn luyện và học tập đòi hỏi sinh viên bỏ ra ý
chí, sự nỗ lực, chất xám của bản thân. Tích cực cải thiện các kĩ năng mềm
như kĩ năng tin học, kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp… Các yếu tố khác
nhau có kết hợp lại thì sinh viên có thể vận dụng quan điểm phát triển. Cần
tránh tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ hoàn cảnh thường thấy ở thế hệ trẻ.
- Nâng cao nhận thức về quá trình phát triển: Quá trình rèn luyện, học tập để
phát triển bản thân không bao giờ theo đường thẳng. Các yếu tố bất ngờ lúc
nào cũng có thể xuất hiện và cản trở mình. Giống như làm ăn kinh doanh,
phải trải qua nhiều thất bại khó khăn thì mới có thể thành công. Sinh viên có
kiên cường vượt qua nghịch cảnh thì mới có thể nhận về “trái ngọt”. Vì vậy, 12
mỗi sinh viên khi gặp khó khăn thì tránh bi quan, nản chí, rơi vào trạng thái trì trệ bản thân.
Ngoài ra, các cá nhân trong học tập cần phải thấy rõ khuynh hướng phát triển
trong tương lai của sự vật, không chỉ nắm bắt cái hiện tại, phải thấy được những
biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Chúng ta cần nắm rõ
chương trình học, những điều cần thiết khi theo ngành học đó và cũng phải thấy rõ
khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong tương lai, tìm hiểu về các
yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu. Xã hội hiện tại
và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù
hợp với nhu cầu của xã hội. Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân có thể định
hướng cho bản thân mình vận dụng tính kế thừa của nguyên lý về sự phát triển
trong cuộc sống, học tập của sinh viên. Hoặc bản thân sinh viên cần kế thừa như thế
nào về truyền thống văn hóa dân tộc? Ngày nay chúng ta là công dân toàn cầu, việc
học thêm các ngoại ngữ, áp dụng các phần mềm, công nghệ của nước ngoài trong
học tập là điều cần thiết. Cần đặt ngành nghề đó trong sự phát triển đi lên của toàn
xã hội để từ đó cần kịp thời bổ sung những khía cạnh, những yếu tố còn thiếu cho
bản thân mình. Ví dụ như ba năm trở về đây, tình hình hình Covid-19 còn diễn biến
phức tạp, chúng ta cần biết áp dụng các phần mềm học tập online giúp cho việc học
không bị trì trệ. Những trang web làm việc online trao đổi với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước cũng sẽ giúp cho sinh viên được làm việc và có kinh nghiệm
thực tế dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Cuộc sống luôn luôn thay đổi, chúng ta
không thể chỉ sống cho hiện tại cần phải liên tục cập nhật những “khuynh hướng”
phát triển không ngừng của xã hội.
Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, từ đó hiểu rõ về bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động đúng đắn kịp thời nhằm đem lại hiệu
quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Quan tâm đến những khả năng tiềm
ẩn như năng khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực… để vạch ra định hướng phát triển
khuyến khích bản thân phát triển năng lực, năng khiếu đó. Chẳng hạn, mỗi sinh viên
có những thế mạnh ưu điểm của bản thân khác nhau. Có bạn có khả năng vẽ, có khả 13
năng ghi nhớ tốt, hay khả năng thuyết trình, làm powerpoint… thì cần tạo điều kiện
phát huy cũng như nâng cao khả năng đó.
2. Định hướng phát triển bản thân
Thời đại công nghiệp 4.0 và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thế
hệ gen Z đang ngày càng phát triển bản thân để đáp ứng, thích nghi với sự giao
thoa, hòa nhập với các nước trên thế giới.
Để phát triển bản thân một cách hiệu quả nhất cần hiểu được bản thân mình có
những điểm mạnh, điểm yếu nào. Cần nhận thức và phát triển những kỹ năng cần
thiết để phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện những điểm hạn chế, chưa tốt
của bản thân. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì việc học một ngôn ngữ mới
là một “vũ khí” mạnh trên con đường thăng tiến trong công việc, trong học tập và lộ
trình phát triển bản thân. Tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Nhật đang là lựa chọn
hàng đầu cho các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên chuẩn bị ra trường, họ sẽ có lợi thế
hơn và dễ dàng tìm kiếm một công việc tốt nhờ vào khả năng sử dụng thành thạo
một ngôn ngữ khác. Vì vậy, là mộ ttrong những thế hệ trẻ của đất nước thì việc học
ngoại ngữ là vô cùng cần thiết đối với mỗi học sinh sinh viên. Nhà đầu tư huyền
thoại Warren Buffett từng nói: Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu
tư cho bản thân. Đây là khoản đầu tư không bị tính thuế và ngay cả lạm phát cũng
không thể làm suy giảm giá trị của nó.
Muốn thành công khi làm bất cứ việc gì, bạn cần có các mục tiêu cụ thể. Mỗi
người có một quan điểm khác nhau về thành công, do đó không thể dựa vào người
khác mà phải xác định được hướng đi của riêng mình. Để trở thành người có đầy đủ
trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có phẩm chất, lối sống trong sáng,
đúng mực, tư cách đạo đức nghề nghiệp, có lý tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa thì
tất nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là không ngừng trau dồi cho mình một
nguồn kiến thức chuyên ngành thật vững chắc. Tôi sẽ cần chuẩn bị một kết hoạch
hoặc một tiến trình đề án những biện pháp, những hành động cần thiết cho hiện tại
và trong tương lại. Đây sẽ là một quá trình lâu dài không phải một sớm một chiều
và sau mỗi giai đoạn của kế hoạch tôi sẽ xem xét lại bản thân đã hoàn thành được 14
những gì, chưa thực hiện những gì để tiếp tục hoàn thiện. Ở trường đại học có 4
năm học khác nhau ứng với khả năng tri thức khác nhau. Mỗi một năm sẽ đề ra các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ riêng để có thể hấp thu kiến thức một cách hiệu
quảvà chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang để phát triển bản thân trong tương lai. 15 KẾT LUẬN
Nguyên lý của sự phát triển là một trong hai nguyên lí quan trọng của phép
biện chứng duy vật. Nguyên lý này nghiên cứu về quá trình vận động của sự vật,
hiện tượng, là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, cần xem xét các sự vật theo khuynh
hướng phát triển của nó. Nguyên lý về sự phát triển cho biết phát triển không chỉ là
sự đi lên đơn thuần mà còn có những bước quanh co phức tạp hay thụt lùi tạm thời.
Muốn nắm được nguyên lý về sự phát triển thì ta cần hiểu về các tính chất khách
quan, phổ biến, kế thừa, tính đa dạng phong phú và quan điểm phát triển. Kinh tế
đất nước đang phát triển theo xu hướng mới được Đảng và Nhà Nước đề ra. Bên
cạnh những khó khăn thách thức thì đó là cơ hội cho các cá nhân phát huy tài năng
của mình. Mỗi sinh viên cần dành nhiều sự quan tâm cho ngành nghề theo học, cho
tình hình đất nước. Cá nhân phải loại bỏ tư tưởng yếu kém, không phù hợp với thời
đại. Thế hệ sinh viên là những cá nhân tài năng nếu biết phát triển bản thân phù hợp
thì sẽ giành được lợi thế.
Vì thế, trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi về việc áp dụng nguyên lý phát
triển trong quá trình rèn luyện và học tập của học sinh sinh viên, nhóm tác giả nhận
thấy rằng để vận dụng được các tính chất ý nghĩa của phương pháp này cần phải
nhận thức sâu sắc, cần áp dụng một cách lâu dài có hiệu quả trong quá trình học tập
của từng cá nhân, từng sinh viên. Từ đó, góp phần hoàn thiện các kỹ năng, hoàn
thiện bản thân, nuôi dưỡng và phát triển các tiềm năng đặc biệt của mình. Chúng ta
không ngừng học tập, đọc sách một cách có ý nghĩa, mang lại những giá trị cho bản
thân. Học đi đôi với hành. Học mở rộng kiến thức, suy nghĩ, tổng hợp những thông
điệp đã học để áp dụng vào học tập đời sống. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và đào tạo (2021) “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa
Mac - Lenin” NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội.
Võ Đại Lược, Phạm Văn Nghĩa, “Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới”, năm 2019.
Nghị quyết 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2021-2025, năm 2021.
https://khoahocnaobo.com/phat-trien-ban-than-nhu-the-nao/
https://greenedu.vn/phat-trien-ban-than-la-gi-cac-cach-phat-trien-ban-than-tot-nhat/
https://money24h.vn/blog/phat-trien-ban-than
https://www.linkedin.com/pulse/chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph
%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-cho-c%C3%A1c-b
%E1%BA%A1n-tr%E1%BA%BB-long-nguyen 17