Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 2015 | Môn kinh tế vĩ mô
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014; CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63%. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194 l m phát năm 2015ạ
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước,
tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014; CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63%.
Theo đó, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng với mức
tăng không đáng kể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Đồ uống và thuốc lá , May
mặc, mũ nón, giầy dép ; Nhà ở và vật liệu xây dựng ; Thuốc và dịch vụ y tế tăng
0,14%; Giáo dục ; Hàng hóa và dịch vụ khác . Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ
giảm: Bưu chính viễn thông ; Giao thông , Văn hóa, giải trí và du lịch ; Thiết bị và đồ dùng gia đình .
Đại diện Tổng cục Thống kê lý giải, nguyên nhân CPI tăng giá trong tháng 12 là
do chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,45% do các thương nhân thu gom lúa gạo
cho hợp đồng xuất khẩu sang Indonexia và Philippine, và nhu cầu cho chế biến
phục vụ hàng Tết Nguyên đán bắt đầu tăng
Thực trạng trên được nhìn nhận do các nguyên nhân, cụ thể:
Thứ nhất, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản
lượng lương thực của thế giới tăng cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái
Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn, do đó giá
lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác
Thứ hai, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, giá dầu Brent
xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua,
Thứ ba, mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ
giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước.
Thứ tư, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao
hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động.
Thứ năm, trong hai năm gần đây, CPI tăng thấp, ngoài các nguyên nhân như đã
đề cập, còn có yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính toán kỹ hơn, cân
nhắc hơn. Do đó, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng giá cao vào
dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.
https://dangcongsan.vn/kinh-te/cpi-ca-nam-2015-tang-thap-nguyen-nhan-va- tacdong-363956.html lOMoAR cPSD| 47207194
Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt
Chính phủ yêu cầu các bộ , TP Trung ương nỗ lực phấn đấu để thực hiện cao nhất các mục tiêu,
nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2015; thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến
lược, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa
phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền
tệ. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng
Đồng thời, phối hợp với các bộ, cơ quan có các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả
Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa xử lý bổ sung ngoài dự toán.
tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, ….
Không mua xe công, trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung
của cơ quan, không ứng trước dự toán ngân sách Nhà nước năm sau; trừ trường hợp đặc biệt (thiên
tai, bão, lũ, dịch bệnh, nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách...)
Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, công tác quản lý điều hành, theo dõi sát diễn biến thị
trường, có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra thiếu
hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là các dịp lễ, Tết.
Bên cạnh đó, chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả. Giám sát chặt chẽ hoạt
động đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với
hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu
Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Mở rộng thị trường,
khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng có
giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch cao
Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao tỷ
trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ trọng hàng gia công lắp ráp,
giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.
Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3% gắn với cơ
cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử
lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; khuyến khích các nhà lOMoAR cPSD| 47207194
đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu; tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực,
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
Tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 20142015 đúng thời hạn đặt ra. Tiếp tục rà soát,
phân loại, bổ sung phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước cho giai đoạn sau năm 2015
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và
dịch vụ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao.
Tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo định hướng đã đề ra, phát triển bền vững thị trường chứng
khoán nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ công tác cổ phần hóa và xử lý nợ xấu.
Đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với
các dịch vụ công thiết yếu, bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục mà Nhà nước đang kiểm soát giá; kiên
định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình
thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ.
Cải thiện rõ nét việc giảm quá tải bệnh viện
Chính phủ cũng nhấn mạnh đến các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, các dự án bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ
thuật cho tuyến dưới phục vụ công tác khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cải thiện rõ nét việc
giảm quá tải bệnh viện.