-
Thông tin
-
Quiz
Nguyên nhân và giải pháp - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Nguyên nhân và giải pháp - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Nguyên nhân và giải pháp - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Nguyên nhân và giải pháp - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Preview text:
4.NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP 4.1. NGUYÊN NHÂN
Chúng ta không phủ nhận những tiện lợi và lợi ích mà mạng xã hội mang
lại cho xã hội ngày nay, tuy nhiên thời gian mà các bạn trẻ đang tiêu tốn trên
Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter… đang tăng mạnh và ảnh hưởng nhiều
tới sức khoẻ tâm lý. Nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả không đáng
có từ việc sử dụng và lạm dụng quá nhiều vào mạng xã hội như sau:
4.1.1 Nguyên nhân từ mạng xã hội
Thứ nhất, mạng xã hội có nhiều tính năng thú vị giúp kết nối người với
người thông qua việc tương tác các bài viết, những lượt like, comment, share
giúp chúng ta biết được người khác có hứng thú như thế nào với bài viết của mình.
Thứ hai, chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ ở mạng xã hội. Không thể phủ
nhận rằng mạng xã hội đem đến cho chúng ta một lượng thông tin khổng lồ
về thế giới xung quanh. Ngay cả những tin tức nóng hổi, chưa kịp có trên các
trang báo thì ở mạng xã hội, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy.
Thứ ba, mạng xã hội giúp chúng ta tìm cộng đồng của mình. Bạn là fan của
nhóm nhạc Hàn Quốc nào đó, bạn không thể tìm thấy những người cùng
thích nhóm nhạc đó với mình ở ngoài đời, nhưng ở mạng xã hội, có vô vàn
những group Fan Club, bạn sẽ dễ dàng chia sẻ với những người có cùng sở
thích với mình tại đây. Hay khi bạn quan tâm đến bất kì một dịch vụ nào, bạn
có thể tìm kiếm được những người đã có trải nghiệm dịch vụ đó để xin ý kiến,
chỉ có mạng xã hội mới làm được điều này.
Thứ tư, mạng xã hội còn là một môi trường tuyệt vời để bạn thể hiện bản
thân với một phạm vi lớn hơn, nhiều người biết đến hơn. Bạn có thể kết bạn
với tất cả mọi người ở mọi miền đất nước, thậm chí là cả thế giới. Với một
lượng lớn bạn bè như thế, bạn có thể thể hiện bản thân đến với rất nhiều người.
Thứ năm, bạn có thể mua sắm ở các trang mạng xã hội một cách dễ dàng
và vô cùng thuận tiện. Thật khó để tìm thấy một shop thời trang nào đó không
có trang Facebook, đó chính là lí do mà các tín đồ thời trang cũng không thể bỏ qua mạng xã hội.
4.1.2 Nguyên nhân từ phía sinh viên
Thứ nhất, ở độ tuổi sinh viên, các em có rất nhiều nhu cầu khác nhau.
Trong đó, nhu cầu thể hiện bản thân là một trong những nhu cầu mà đa số
các em đều có. Ở mạng xã hội, các em có thể thể hiện bản thân một cách dễ
dàng và tự tin hơn ở ngoài đời rất nhiều.
Thứ hai, nhu cầu nói lên ý kiến và quan điểm mà không sợ phán xét. Nếu
như ở ngoài đời thực, các em sẽ ngại khi nói ra quan điểm của mình vì sợ
nhận những chỉ trích. Thì giờ đây, ở mạng xã hội, các em hoàn toàn có thể.
Việc lập một tài khoản ẩn danh không quá khó với hầu hết các sinh viên ngày
nay, chính vì thế, mạng xã hội là nơi cho phép các em tự tin nói, không ngại, không sợ.
Thứ ba, nhu cầu tìm kiếm bạn bè. Con người ở độ tuổi nào cũng cần bạn
bè, các em muốn kết bạn, muốn trò chuyện và tâm sự những vấn đề mà
người lớn không thể hiểu các em được. Mạng xã hội là nơi giúp các em trò
chuyện với bạn bè dễ dàng hơn, kết nối với bạn bè, tăng sự thân thiết dễ
dàng hơn và tìm những người bạn “online” có cùng sở thích, suy nghĩ cũng dễ dàng hơn.
Thứ tư, nhu cầu về tra cứu, tìm kiếm thông tin, hình ảnh liên quan đến các
kiến thức môn học, kiến thức chuyên ngành nhằm giải đáp thắc mắc. Họ có
thể tham gia vào các hội nhóm trực tuyến, thảo luận với người khác về các
vến đề liên quan đến giáo dục và các tài liệu tham khảo.
4.1.3 Ngoài ra, có những nguyên nhân khác về tâm lý như sau:
- Vòng lặp dopamine
Sử dụng mạng xã hội có sức ảnh hưởng như thế bởi các hoạt động
trên mạng xã hội có thể kích hoạt hệ thống phần thưởng của não bộ, giải
phóng dopamine (chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu).
• Dopamine là một hormone hạnh phúc, vừa là một chất dẫn truyền thần kinh,
liên quan đến hoạt động thần kinh và sinh lý (Đây là chất hóa học bộ não tiết
ra ra tương tự khi chúng ta ăn uống, đánh bạc hoặc sử dụng điện thoại thông minh)
• Não bộ có thể tăng dopamine khi họ tương tác trên Facebook, TikTok,
Snapchat, Instagram. Khi người dùng nhận được một lượt thích, lượt retweet,
thông báo về biểu tượng cảm xúc, bộ não sẽ nhận được một lượng lớn
dopamine và gửi nó theo lộ trình hệ thống phần thưởng trong não. Từ đó mà
người dùng có cảm giác vui vẻ, phấn khởi, củng cố nhu cầu để thỏa mãn cảm
giác truy cập lần tiếp theo.
Nguyên nhân Facebook và các mạng xã hội khác có sức lôi cuốn
người dùng chính là do chu kỳ tạo dopamine, tạo động lực, khen thưởng,
khiến người dùng tìm kiếm và mong muốn dùng nhiều hơn nữa. Thậm chí,
hiện nay các mạng xã hội còn phát triển lưu trữ các video ngắn để thúc đẩy
người dùng nghiện ở mức độ cao, đến mức các nhà công nghệ đã phải thêm
tính năng giảm chứng nghiện vào ứng dụng.
-Hiện tượng FOMO (fear of missing out)
Một nguyên nhân khiến mạng xã hội ảnh hưởng như thế là hiện tượng
FOMO. Người dùng sợ một số nguy cơ tiềm ẩn như:
• Sợ làm ai đó thất vọng nếu không trả lời ngay lập tức
• Mất địa vị xã hội
• Sợ bỏ lỡ một lời mời hoặc điều gì đó thú vị
• Sợ bị lạc lõng hay bị tách khỏi các cuộc trò chuyện quan trọng
Vì vậy mà khi điện thoại rung thông báo, ngay lập tức họ cầm điện thoại để
kiểm tra có gì quan trọng không.
- Nhu cầu thuộc về và nhu cầu được chấp nhận
Tuổi vị thành niên là tuổi ẩm ương, giai đoạn chuyển giao giữa thời ấu
thơ và tuổi trưởng thành, là khi ảnh hưởng của cha mẹ giảm đi và ảnh hưởng
của bạn bè bắt đầu trở nên lớn hơn.
• Trong giai đoạn niên thiếu, nhu cầu được chấp nhận từ bạn bè và cảm giác thuộc về tăng lên
• Thanh thiếu niên rất nhạy cảm với sự từ chối và chấp nhận. Họ có thể dễ
dàng bốc đồng, bồng bột
• Việc được chấp nhận hay bị từ chối trên mạng xã hội có những tác động
nhất định đối với hoạt động và sự phát triển của não bộ.
-Vòng luẩn quẩn
Khi tham gia mạng xã hội, người dùng vô tình lao vào một vòng luẩn
quẩn, dẫn đến nghiện mạng xã hội và nghiêm trọng hơn họ có thể mắc một
số tình trạng sức khỏe tâm thần khác:
• Người dùng sử dụng các trang mạng xã hội để giảm bớt sự cô đơn, trầm
cảm, lo lắng, buồn chán hoặc sự cô lập
• Càng sử dụng, hiệu ứng FOMO càng tăng, cảm giác không thỏa đáng,
không hài lòng và cảm giác bị cô lập
• Điều này lại tác động tiêu cực đến tâm trạng, làm trầm trọng thêm các triệu
chứng trầm cảm và lo lắng
• Người dùng lại tiếp tục tăng cường sử dụng mạng xã hội để làm giảm các
triệu chứng cô đơn, lo lắng này, nhưng chu kỳ vẫn tiếp tục lặp lại.
Dù cho có bao nhiêu lượt thích hoặc bình luận thế nào, cũng không
thể khiến họ thấy đủ hay được chấp nhận như họ đang tìm kiếm. Vòng luẩn
quẩn này cũng giống như một con chuột đồng chạy trên bánh xe, liên tục theo
đuổi một phần thưởng không tồn tại.
Đối tượng dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thường là thanh
thiếu niên. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác khiến người dùng dễ gây nghiện mạng xã hội như:
• Giới tính nữ: Các bạn nam thường có xu hướng nghiện chơi game, các bạn
gái lại có nhiều khả năng bị thu hút bởi các trang mạng xã hội hơn.
• Môi trường gia đình: Những bạn trẻ sống trong môi trường thiếu sự quan
tâm, yêu thương hoặc các thành viên trong gia đình ít giao tiếp với các bạn
nhỏ, phụ huynh không dành thời gian chất lượng cho con…sẽ thường giải
tỏa, giải trí bằng mạng xã hội.
• Trầm cảm, lo lắng: Trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu xã hội làm tăng khả
năng thanh thiếu niên chìm mình vào mạng xã hội.
• Tính bốc đồng và sự ức chế: Tính bốc đồng của tuổi trẻ và khả năng kiểm
soát cảm xúc chưa tốt có thể khiến thanh thiếu niên làm bất cứ điều gì mà
không quan tâm đến hậu quả. Điều này dẫn đến nghiện nói chung.
• Tự ti về ngoại hình: Một số bạn gái tự ti ngoại hình, nhưng lý tưởng hoá về
bản thân, chỉnh sửa và đăng những hình ảnh ảo. Những phản hồi tích cực
này lại càng thúc đẩy họ nghiện mạng xã hội. 4.2. GIẢI PHÁP
Để phát huy hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh
viên, theo nghiên cứu và nhìn nhận thì còn một số vấn đề và cần có giải pháp khắc phục. Cụ thể:
- Nhận thức về những hạn chế của mạng xã hội: Bên cạnh những lợi ích
mạng xã hội mang lại, trên thực tế có không ít bộ phận sinh viên vẫn chủ
quan, chưa có nhận thức đúng đắn về những ảnh hưởng tiêu cực của mạng
xã hội. Nhiều nội dung không được kiểm duyệt trên mạng xã hội ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm lý, hành vi cũng như lối sống của mỗi cá nhân. Do vậy,
các cơ sở giáo dục cần lên kế hoạch, tổ chức nhiều hơn nữa các chương
trình với nội dung chia sẻ với sinh viên về những ảnh hướng xấu của mạng
xã hội, song song với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn các
bạn sinh viên cách ứng xử văn minh, kiểm soát hành vi lời nói, khai thác sử
dụng mạng xã hội một cách thông minh sáng suốt.
- Thay đổi tư duy, thói quen sử dụng MXH: Mặc dù các trang mạng xã hội
có rất nhiều tính năng phục vụ cho việc trao đổi thông tin, tạo nhóm thảo luận,
hay cách kênh chia sẻ tài nguyên học tập, hệ thống video bài giảng, lớp học
cộng đồng được chia sẻ rất hữu ích tuy vậy số lượng sinh viên thường xuyên
sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập nghiên cứu vẫn còn ở mức khá
khiêm tốn. Thêm vào đó, không phải người dùng mạng xã hội nào cũng biết
cách khai thác các chức năng đó một cách hiệu quả. Việc tra cứu, tìm kiếm
thông tin liên quan đến các kiến thức môn học, kiến thức chuyên ngành cần
được tiến hành tìm kiếm đúng cách, đúng thuật ngữ, đúng từ khóa mới tìm
được nguồn thông tin chính xác. Ngoài ra, để lựa chọn được nguồn tài liệu tin
cậy, chính thống hay tìm kiếm được cộng sự, nhóm nghiên cứu cũng là một
trong những khó khăn của nhiều sinh viên khi bắt đầu sử dụng công cụ tìm
kiếm này. Do đó, để giúp cho sinh viên có thể tận dụng nguồn học liệu mở
này một cách hiệu quả nhất, nên chăng cần có những buổi chia sẻ, định
hướng, giới thiệu, hướng dẫn từ giảng viên, các nhà nghiên cứu hay từ các
cựu sinh viên có kinh nghiệm. Đây cũng là một hoạt động bổ ích, qua đó góp
phần giúp cho các bạn sinh viên nâng cao tính chủ động trong học tập và
nghiên cứu, rèn luyện khả năng tự tìm hiểu, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu.
- Đảm bảo tín hiệu Internet và trang bị hệ thống máy tính đảm bảo chất
lượng: Đường truyền internet là một trong những nguyên nhân khách quan
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc, học tập của sinh viên cũng như
của giảng viên khi phương pháp học tập tích cực mới thường xuyên yêu cầu
truy cập vào hệ thống lớp học. Tình trạng thiếu trang thiết bị máy tính, hệ
thống thu phát internet, trường truyền yếu, mất kết nối, thường xuyên gián
đoạn trong khi sử dụng là tình trạng chung không chỉ ở riêng các cơ sở giáo
dục. Do đó, công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, duy trì tính ổn định
vận hành của hệ thống sẵn có nên là một trong những chính sách ưu tiên
hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở
giáo dục đang tiến hành công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình
đào tạo, nhu cầu về phòng học được trang bị máy tính để phục vụ cho các
học phần yêu cầu người học phải thực hành, thao tác trực tiếp trên máy tính,
chạy các ứng dụng trực tuyến để xây dựng, thiết kế, xử lý nhiện vụ học tập,
nghiên cứu. Ngoài ra, hệ thống máy tính tại các thư viện phục vụ công tác tự
học, tra cứu cũng cần được bổ sung, nâng cấp thay mới, bảo dưỡng, kiểm tra
định kỳ để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng thiết bị, tránh lãng phí. Và một
điều quan trọng nữa, đó là khi áp dụng các phương pháp học tập mới, học
tập kết hợp (Blended learning), nhà trường cần ưu tiên hỗ trợ những bạn sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tự trang bị phương tiện máy
tính, điện thoại thông minh... để đảm bảo tất cả sinh viên trong lớp đều có thể
tiếp cận được bài giảng cũng như nguồn học liệu được chia sẻ trong lớp học.
- An toàn, bảo mật thông tin cá nhân
Sử dụng mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin cá nhân. Các
thông tin, hình ảnh, hoạt động, bình luận trên mạng xã hội được người dùng
chủ động chia sẻ công khai dẫn đến nguy cơ bị rò rỉ, tạo cơ hội cho những
người có ý đồ, mục đích không tốt lợi dụng, xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến
hình ảnh cũng như đời sống ngoài đời thực của chủ tài khoản mạng xã hội.
Do đó, bên cạnh những cảnh báo của nhà cung cấp mạng xã hội, Nhà trường
và các tổ chức liên quan cần phối hợp truyền thông, hướng dẫn cách thức
thiết lập chế độ bảo mật để, chuẩn bị trước những phương án ứng phó khi có
những tình huống bất ngờ xảy đến. Và quan trọng nhất là các bạn sinh viên
cũng như người dùng mạng xã hội cần chủ động cân nhắc những nội dung,
hình ảnh chia sẻ công khai lên mạng xã hội.