Nhà nước và cách mạng xã hội | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
Nhà nước và cách mạng xã hội | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
Nhà nước là một hiện tượng xã hội, tồn tại trong các xã hội có giai cấp
và đấu tranh giai cấp
A.Nguồn gốc của nhà nước
- Ph. Angghen cho rằng nhà nước là một phạm trù lịch sử: "Nhà
nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất
định" khi "xã hội đó đã bị phân hóa thành những mặt đối lập không
thể điều hòa xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được" (SGK, tr385)
C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập
- Nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
đến ựu dư thừa tương đối của cải , xuất hiện chế độ tự hữu về tư liệu
sản xuất và về của cải; còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất
hiện của nhà nước là do mẫu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
B. Bản chất của nhà nước
- Bản chất nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống
trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản
kháng của các giai cấp khác.
- Ví dụ: Nhà nước phong kiến khi xuất hiện, sẽ sử dụng quyền lực
chính trị, bộ máy chuyên chế cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và
bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến
C. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
1. Nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
VD: Việc xuất nhập cảnh của cư dân trên vùng lãnh thổ đều do nhà nước quyết định
2. Nhà nước có hệ thống cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính
cưỡng chế đối với mọi thành viên lOMoAR cPSD| 40367505
VD: Mọi công dân của mọi nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật do nhà nước đó ban hành
3. Nhà nước có hệ thống thuế khóa nuôi bộ máy chính quyền VD:
D. Chức năng cơ bản của nhà nước 1. Chức năng
thống trị chính trị và chức năng xã hội a, Chức năng thống trị
- Là công cụ thống trị giai cấp, nhà nước thường xuyên sử dụng bộ
máy quyền lực để duy trì sự thống trị đó thông qua hệ thống chính sách và pháp luật
- Bộ máy quyền lực cuả nhà nước từ trung ương đến cơ sở, nhân
danh nhà nước duy trì trật tự xã hội, đàn áp mọi sự phản kháng của
giai cấp bị trị, các lực lượng chống đối nhằm bảo vệ địa vị và giai cấp thống trị.
b, Chức năng xã hội
- Nhà nước nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xã
hội, điều hành các công việc chung của xã hội như: thủy lợi, y tế, giáo
dục, bảo vệ mô trường,...để duy trì sự ổn định của xã hội trong "trật
tự" theo quan điểm của giai cấp thống trị c, Mối quan hệ giữa chức
năng thống trị và chức năng xã hội
- Do bản chất giai cấp, nhà nước thống trị bao giờ cũng đặt chức
năng thống trị chính trị lên hàng đầu. Giai cấp thống trị sử dụng nhà
nước như một công cụ thống trị để duy trì quyền thống trị của mình,
bảo vệ đia vị và lợi ích của giai cấp mình.
- Để duy trì trật tự xã hội, nhà nước của giai cấp thống trị còn phải
thực hiện chức năng xã hội của mình lOMoAR cPSD| 40367505
=> Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội của nhà nước
luôn có quan hệ hữu cơ vói nhau.
2, Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại a,
Chức năng đối nội
- Chức năng đối nội của nhà nước là sự thực hiện đường lối đối nội
nhằm duy trì trật tự xã hội thông qua các công cụ như: chính sách xã
hội, luật pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa, giáo dục,...
- Chức năng đối nội được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính
trị,y tế, giáo dục, văn hóa,...
- Nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu chung của toàn xã hội
- Được nhà nước thực hiện một cách thường xuyên, liên tục thông
qua lăng kính của giai cấp thống trị b, Chức năng đối ngoại
- Chức năng đối ngoại của nhà nước là sự triển khai thực hiện chính
sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ
với các thể chế nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia, dân tộc,
nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế,
văn hóa, khoa học-kỹ thuật, y tế, giáo dục,...của mình.
- Các nhà nước không chỉ quan hệ với nhau mà còn quan hệ với các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
=> Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là 2 mặt của một thực
thể thống nhất, hỗ trợ và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện đường lối
đối nội và đối ngoại của giai cấp cầm quyền
=> Khi chức năng đối ngoại được thực hiện tốt thì chức năng đối nội
lại càng có điều kiện được thực hiện, vị thế và vai trò của của thể chế
nhà nước ngày càng cao, các vấn đề kinh tế, xã hội được đảm bảo, lOMoAR cPSD| 40367505
quốc phòng và an ninh được giữ vứng, văn hóa, y tê, cộng đồng, giáo dục,...phát triển
=> Trong chức năng đối nội và đối ngoại bao hàm cả chức năng
thống trị và chức năng xã hội của nhà nước
E. Các kiểu và hình thức nhà nước
Nhà nước tồn tại rất phong phú và đa dạng, để dễ nhận biết, cần phải
phân loại thành kiểu và hình thức của nhà nước. Căn cứ vào tính chất
giai cấp của nhà nước có thể phân biệt các kiểu nhà nước, vì bộ máy
nhà nước là công cụ thống trị của duy nhất giai cấp thống trị,
- Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của
nhà nước,thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát
triển của nhà nướctrong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về
các hình thái kinh tế xã hội:
+ Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của
một xã hội có giai cấp
+ Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định
những dấuhiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng
Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau.
- Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và
phươngthức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là hình
thức cầmquyền của giai cấp thống trị
- Hình thức nhà nước được quy định bởi bản chất giai cấp của nhà
nước, bởitương quan lực lượng giữa các giai cấp, cơ cấu giai cấp – xã
hội và đặc điểm truyền thống chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc