Nhóm 12 Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 12 Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
Đặt tính tâm lý người Việt Nam-Vùng đồng
bằng Bắc Bộ-Đặc tính nông nghiệp.
Có 2 loại hình nông nghiệp chủ yếu, bao gồm:
Nông nghiệp: lối sống bắt buộc người dân phải định cư, định canh, trọng tĩnh (ưa
việc định cưa lâu dài để làm nông).
Du mục: Súc vật ăn cỏ, ăn hết cỏ, không thể ngồi đợi cho cỏ mọc, phải đi tìm bãi
cỏ khác. nay đây mai đó, lang thang trên các đồng cỏ, không bao giờ ở một chỗ nhất định.
Vì vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam nên đặc tính nông nghiệp là loại hình chủ yếu của
nước ta, theo đó những đặc trung chủ yếu của loại hình này có: -
Cách ứng sử với môi trường thiên nhiên:
Người nông dân của nước ta phụ thuộc phần lớn vào khu đất hay mảnh đất nhỏ
mà họ sinh sống, trải qua thời gian sinh sống lâu dài ở trên mảnh đất của mình để
chờ cho cây phát triển để thu hoạch, vô hình chung họ lại phải phụ thuộc vào điều
kiện của môi trường tự nhiên để có thể phát triển từ đó trong tiềm thức của họ đã
hình thành ý thức tôn trọng đối với thiên nhiên.
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất
cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời, trông đấy, trông mây; trông mưa, trông
gió, trông ngày, trông đêm…) cho nên về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy
tổng hợp. (Trần Ngọc Thêm, 1999)
Lối tư duy tổng hợp của người đồng bằng Bắc Bộ sẽ đi kèm với biện chứng làm
cho con người nông nghiệp tạo ra được những giá trị kinh nghiệm nhờ quan sát.
Tổng hợp giúp người nông dân có cái nhìn tổng quát và rộng hơn, còn biện chứng
giúp liên kết, kết nối giữa những sự việc với nhau để tạo ra những giá trị kinh nghiệm đó.
Từ đó có những câu cơ dao như: Tháng 3 mưa đám tháng 8 mưa cơm; Mây xanh
thì nắng, mây trắng thì mưa;…
- Về mặt tổ chức cộng đồng:
Do sinh sống và hình thành của đặt tính làng xã, ngôi nhà và mảnh vườn được
bao bọc bởi lũy tre làng. Trong mối quan hệ và cách đối nhân xử thế, con người
sống theo nguyên tắc trọng tình, hàng xóm cố định lâu dài nên phải tạo ra cuộc
sống hòa thuận trên cơ sở lấy tính nghĩa làm gốc: Một bồ cái lí không bằng một tí
cái tình,… (Trần Ngọc Thêm, 1999). Lối sông trọng tình cảm thì tất yếu sẽ dẫn
đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Theo truyền thống văn hóa ở đồng bằng bắc Bộ, việc coi trọng căn nhà, coi trọng
cái bếp, coi trọng phụ nữ hoàng toàn rõ nét.
Người Việt ở Bắc Bộ thường làm nhà quay về hướng Nam, như tục ngữ đã
tổng kết: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”.
Căn bếp ăn sâu vào tâm trí của con người Việt Nam như là một mái ấm gia
đình là nơi niềm vui sum vầy. có các tác phẩm tiêu biểu về căn bếp như: bếp
lửa ( Bằng Việt), em làm bếp (Xuân Diệu).
Theo văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ nguyên lý mẹ vẫn luôn ăn sâu vào
tiềm thức của họ dẫn đến người vùng này thường rất coi trọng phụ nữ. Người
phụ nữ thường là người nắm giữ kinh tế trong gia đình, cũng như là người
quyết định cách nuôi dạy con cái (Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà,…).
Các yếu tố như ngôi nhà, căn bếp, người phụ nữ đều liên kết với nhau và là
nguyên do để hình thành nên sự coi trọng của người đồng bằng Bắc Bộ.
Với lối tư duy tổng hợp, biện chứng cùng lỗi sống trọng tình làm con người ở nơi
đây phải luôn cân nhắc những mặt lợi hại làm hình thành lối sống linh hoạt. Tuy
lối sống linh hoạt mang nhiều mặt lợi như là làm cơ sở cho tính đoàn kết giữa các
thành viên trong làng xã hay tính hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội. Thế
nhưng mặt trái của thói linh hoạt là làm cho con người trong cùng một làng tạo
nên thói bao che, tùy tiện, tâm lý “hòa cả làng” và đặc biệt là thói coi nhẹ pháp
luật (Đưa nhau đến trước của quan, bên ngoài là lý bên trong là tình,…). Do tính
linh hoạt đó làm cho cộng đồng làng xã việt nam như một vương quốc nhỏ với luật pháp riêng.
Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so
với cư dân các nền văn hóa gốc du mục (Trần Ngọc Thêm, 1999).
- Về mặt ứng xử với môi trường và xã hội:
Do tính dung hợp trong tiếp nhận của người Việt Nam, cứng rắn với sự ép buộc
và mềm dẻo hiếu hòa với điều tương đồng. Mọi tôn giáo trên thế giới đều được
tiếp nhận ở Việt Nam nên gần như ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo.
Còn đối với các cuộc chiến tranh, nhân dân ta dù đang ở thế thượng phong của
cuộc chiến những vẫn luôn đề ra nhưng phương pháp hay định hướng cầu hòa để
mở đường cho giặt rút lui trong danh dự. - Về tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của nhiều người vào một người, một sự vật hay hiện
tượng để rồi từ đó đem lòng ngưỡng mộ, mê tín cùng các nghi thức, lễ nghi cầu
mong một điều hay nhiều điều tốt, phước lành đến mình. (Đào Duy Anh, 1992;
Nguyễn Minh San,2009; Trần Đăng Sinh, 2002). Từ đó người nông dân ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ cũng hình thành năm loại tín ngưỡng như: tín ngưỡng thờ
mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành
hoàng và tín ngưỡng nông nghiệp.
Đối với tín ngưỡng nông nghiệp, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là
nông nghiệp và đặt biệt là trồng lúa nước. Sự thay đổi khí hậu và thời tiết bốn
mùa là nguyên nhân để hình thành các lễ hội lớn trong năm, từ ban đầu các lễ
hội chỉ mang hình thức giải trí và quy mô nhỏ nhưng sau nhiều sự thay đổi
của lịch sử từ các lễ hội quy mô nhỏ này lớn dần lên và sau đó mang đậm văn
hóa tín ngưỡng, các lễ hội trở nên phong phú, đa dạng và mang nhiều ý nghĩa
khác nhau. Các lễ hội được tổ chức theo thời gian (lễ hội các mùa trong
năm), hay theo không gian (lễ hội của làng, lễ cúng Hùng Vương,…). Mặc
dù có nhiều lễ hội như thế nhưng nhìn chung phần lớn các lễ hội thường
mang dấu ấn nông nghiệp và được thể hiện rõ nét như lễ hội để sùng bái tự
nhiên hay lễ hội thờ mẹ lúa nước (Trần Ngọc Thêm, 2006; Ngô Đức Thịnh, 2012) Sùng bái thiên nhiên:
Do người dân sinh sống phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nhiều,
việc cầu mong “mưa thuận, gió hòa” và cũng như việc trái ngược lại là
các hiện tượng thiên tai gây ra nhiều tồn thất về người và của làm cho
người dân nơi đây càng trở nên sợ hãi và tôn kính với thiên nhiên. Từ
thời kỳ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ mặt trời được phổ biến rộng rãi,
mặt trời không chỉ là mang ánh sáng chiếu sáng mọi nơi trên vùng đất
rộng lớn mà còn đóng vai trò lớn trong mùa vụ của người nông dân
trồng lúa nước. Mặt trời không chỉ xuất hiện trong các di vật cổ như
trống, chiên mà còn xuất hiện mang hình ảnh trừu tượng hay ẩn dụ như
mẹ Âu Cơ (Trần Quốc Vượng, 2003).
Đi kèm với ánh sáng mặt trời là nước được người dân xem là cái nôi là
cội nguồn và là tính mẫu của dân gian, các đền thờ thờ mẫu thường
được đặt gần các con sông đã cho thấy mối liên quan giữa “mẫu-nước”.
Vào thời cổ đại, lượng nước mưa để phục vụ trong đời sống hằng ngày
hay lớn hơn là trong nông nghiệp là không ổn định, các hiện tượng thiên
tai như lũ lụt hay hạn hạn thường xuyên xảy ra và kéo dài dẫn đến tâm lí
lo sợ nên họ thường cầu mưa, cầu tạnh. Từ đó mà các lễ hội để nhằm
cầu “mưa thuận, gió hòa” dần được hình thành, hội Gióng hay theo Trần
Quốc Vượng viết là “Tết mưa dông” là một tín ngưỡng cầu mưa, đối với
cầu cho đừng lũ lụt ta có hội Gióng tại làng Bộ Đầu thờ Thánh Gióng
với mục đích là trấn thủy (Ngô Đức Thịnh,2012; Trần Quốc Vượng, 2003). Thờ lúa nước:
Bắt đầu từ thời Việt Nam cổ đại, cư dân Việt cổ đã bắt đầu làm nông
nghiệp, nên cây lúa đã dần trở thành một phần không thể thiếu của
người dân. Thờ lúa nước-Thờ mẹ lúa-được hình thành từ thời vua
Hùng ở thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc, từ việc vua Hùng truyền bá việc
trồng lúa sau đó cùng cái người già trong làng mở lễ khấn trời khấn đất,
gọi “vía” lúa bắt đầu từ Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa ở Phú Thọ
với lễ tế “hạt lúa thần” mang ước nguyện mùa màng bội thu hay nhiều
lễ tế khác như lễ thờ sinh thực khí cho lúa, lễ tục “rước bông lúa thần”.
Như vậy có thể thấy xuyên suốt tiến trình lịch sử, các lễ hội hay tín ngưỡng đối với
người dân Việt cổ là những điều kiện không thể thiếu để hình thành nên lối sống và
đặt tính của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc nhận định rõ được công trạng của những
vị anh hùng khai công lập quốc cũng như sợ hãi các hiện tượng thiên tai đã mang
đến cho cuộc sống của con người ở vùng đất này trở nên phong phú, đa dạng và dồi
dào niềm tin tín ngưỡng.
Đối với tín ngưỡng thờ Thành hoàng: do đặt tính làng xã của người dân đồng
bằng sông Hồng, nơi mang nhiều truyền thống, văn hóa lâu đời và tục thờ
Thành hoàng là một trong số đó. Tín ngưỡng Thành hoàng là cội nguồn là
gốc rễ củ tình đoàn kết của mọi người trong làng “ Người Việt phổ biến nhất,
nổi trội nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu
thờ thần” (Đại Việt sử ký toàn thư, 1968, tập 4, tr. 86). “Bởi thế, thần Thành
hoàng là biểu tượng thiên liêng nhất của cả làng, khắp các làng xưa kia”
((Đại Việt sử ký toàn thư, 1968, tập 4, tr. 97). Thần Thành hoàng thường là
những nhân vật có thật, có công đánh giặc, cứu làng, việc thờ cùng Thành
hoàng cũng giống như việc thờ cúng tổ tiên nhưng với quy mô lớn hơn là cả
làng cùng thờ cúng các bậc anh hùng, tiền bối. Đối với người dân trong làng,
Thành hoàng là một biểu tượng thiên liêng, là vị thần giúp bảo hộ cho ngôi
làng của mình phát triển che chở cho nơi cư trú của mọi người. Thành hoàng
cũng được chia theo cấp bậc là: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ
đẳng thần, tùy theo công lao mà bậc thánh hiền lúc đó đạt được, Những bậc
anh hùng có công bảo vệ làng, bảo vệ quốc gia được phong làm Thượng đẳng
thần tiêu biểu là: Bà Trưng, Bà Triệu, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt,…
hay Vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang là nguồn gốc đầu tiên của
người Việt được coi là Thành hoàng chung và được cả nước thờ phượng. Thờ
Thành hoàng giúp kết nối ý thức đoàn kết của mọi người trong làng, trong
suốt tiến trình lịch sử, nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc chiến chống ngoại
xâm, vật lội với thiên tai, nên ý thức về đoàn kết, gắn kết cộng đồng được
hình thành, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, người dân bắt buộc
phải đoàn kết để có được cuộc sống an nhiên, bình an. Tín ngưỡng Thành
hoàng là biểu tượng của đạo Hiếu là sự biết ơn lớn của người dân lưu vực
sông Hồng đối với thiên nhiên, các bậc thánh nhân, là giá trị được lưu truyền
và gìn giữ mãi cho dân tộc Việt Nam. Nguồn tài liệu:
- Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
- Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam-tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa Dân tộc.
- Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
- Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở
đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Minh San (2009), Tiếp cận tính ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc.
- Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng & văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.
- Trần Đăng Sinh & Nguyễn Phương Hà (01/09/2022), Giá trị trong tín ngưỡng thờ Thành
hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Bộ môn Tôn giáo học-Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN, 01/09/2022.
https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tac-gia-tac-pham/gia-tri-trong-tin-nguong-tho-thanh-
hoang-cua-nguoi-viet-o-dong-bang-bac-bo-129.html#_ftn1