“Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai” / Tiểu luận triết học
Sự vật, hiện tượng, nhận thức và tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực hay không? Mà khi con người nhận thức được thế giới xung quanh thì việc vận dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê-nin (UEF)
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH UEF
ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN
Vận dụng phƣơng pháp luận triết học duy vật biện chứng
để giải thích nhận định: “Những ai có thể đặt mình vào vị
trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm
nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho
tương lai” và rút ra ý nghĩa đối với công việc đang đảm nhiệm
Họ tên HV : Nguyễn Văn Quy MSHV : 226101018 Lớp : 221MBA11
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2022
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH ........................................................... 2
1.1. Phƣơng pháp luận triết học ........................................................................................ 2
1.2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về phạm trù vật chất, không gian, thời gian .. 3
2. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC ĐỂ GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH
VÀ RÚT RA Ý NGHĨA ..................................................................................................... 6
2.1. Vận dụng phƣơng pháp luận triết học để giải thích nhận định “Những ai có thể đặt mình
vào vị trí của ngƣời khác, những ai có thể hiểu những suy tƣ, cảm nhận của mọi
ngƣời thì không bao giờ phải lo lắng cho tƣơng lai” .......................................................... 6
2.2. Rút ra ý nghĩa đối với công việc tại ngân hàng .......................................................... 8
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU
Sự vật, hiện tƣợng, nhận thức và tƣ duy con ngƣời có quan hệ nhƣ thế nào với thế giới
xung quanh? Con ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc thế giới hiện thực hay không? Mà khi
con ngƣời nhận thức đƣợc thế giới xung quanh thì việc vận dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn
nhƣ thế nào? Để giải đáp đƣợc những câu hỏi đó, trong suốt quá trình hình thành của thế giới
qua từng giai đoạn của lịch sử và trong từng hoạt động thực tiễn của con ngƣời, đã chứng minh
đƣợc ta không thể phủ nhận đƣợc những mối ràng buộc về sự vật, hiện tƣợng, nhận thức và tƣ
duy của con ngƣời trên thế giới. Chúng không tồn tại độc lập, ngẫu nhiên bên ngoài mà tồn tại
trong sự ràng buộc, quy định, liên kết và chuyển hóa lẫn nhau.
Dƣới gốc độ triết học, có nhiều phƣơng pháp nhận thức khác nhau.Trong thực tiễn, con
ngƣời thƣờng phải sử dụng nhiều phƣơng pháp để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Trong quá trình lựa chọn phƣơng pháp giải quyết có thể đúng hoặc sai, từ đó xuất hiện nhu cầu
phải nhận thức khoa học về phƣơng pháp và từ đó phƣơng pháp luận ra đời.
Phƣơng pháp luận Mác - Lênin cho chúng ta có phƣơng pháp khách quan, đúng đắn
nhất để nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống. Nắm vững phƣơng pháp
luận triết học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi ngƣời trên cƣơng vị công tác khác nhau, là cơ
sở để tiếp cận công việc, giải quyết công việc hiệu quả. Chính vì vậy, với những nhận thức
đúng đắn của triết học Mác - Lênin em quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp luận
triết học để giải thích nhận định: “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác,
những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng
cho tương lai” và rút ra ý nghĩa đối với công việc đang đảm nhiệm là đề tài tiểu luận có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2 NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH
1.1. Phƣơng pháp luận triết học
Thuật ngữ phương pháp có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là methodos (với nghĩa là con
đƣờng, công cụ nhận thức).
Hiểu một cách vắn tắt, phƣơng pháp là cách thức, thủ đoạn để thực hiện mục đích đã
đặt ra, là hoạt động đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Theo nghĩa chung nhất, phƣơng pháp là hệ thống những nguyên tắc đƣợc rút ra từ tri
thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Phƣơng pháp là phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con ngƣời, phản ánh hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
Phƣơng pháp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Phƣơng pháp
chỉ đứng khỉ nó phù hợp với khách thể nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời, khỉ
xuất phát từ khách thể đó.
Căn cứ vào tính phổ biến của phƣơng pháp, ngƣời ta chia thành phƣơng pháp riêng,
phƣơng pháp chung và phƣơng pháp phổ biến. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của con ngƣời,
ngƣời ta chia thành phƣơng pháp nhận thức và phƣơng pháp hoạt động thực tiễn. Mặc dù vậy,
các phƣơng pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khác với các khoa học cụ thể, triết học Mác - Lênin đề ra phƣơng pháp nhận thức
chung nhất, đó là phƣơng pháp biện chứng duy vật. Phƣơng pháp này không thay thế phƣơng
pháp của các ngành khoa học khác mà là cơ sở lý luận chung của các ngành khoa học và đƣợc
dùng làm công cụ nhận thức trong mọi lĩnh vực.
Phương pháp luận. Hiểu một cách vắn tắt, phƣơng pháp luận là lý luận về phƣơng
pháp, là khoa học về phƣơng pháp.
Phƣơng pháp luận giải quyết các vấn đề nhƣ: Phƣơng pháp là gì; bản chất, nội dung,
hình thức của phƣơng pháp là thế nào; phƣơng pháp có bao nhiêu loại, tiêu chí phân loại
phƣơng pháp là gì; phƣơng pháp có vai trò nhƣ thế nào đối với hoạt động nhận thức (nhất là
nhận thức khoa học) và hoạt động thực tiễn của con ngƣời, v.v..
Với nghĩa chung nhất, phƣơng pháp luận là hệ thống quan điểm, nguyên tắc xuất phát
có vai trò chỉ đạo trong việc xác định phƣơng pháp cụ thể cũng nhƣ xác định phạm vỉ, khả
năng áp dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả. 3
Vai trò phương pháp luận của phép biện chứng duy vật trong nhận thức khoa học và
hoạt động cải tạo xã hội.
Trong hoạt động thực tiễn, để cải biến sự vật, tạo nên sự thay đổi về chất, đòi hỏi chúng
ta phải quán triệt sâu sắc quan điểm toàn diện, đồng bộ; quan điểm phát triển; lựa chọn những
biện pháp, phƣơng tiện phù hợp để tác động vào đối tƣợng sao cho có hiệu quả nhất nhƣng lại ít chi phí nhất.
Trong quá trình tác động vào đối tƣợng, một mặt, chúng ta phải chú ý đến sự đồng bộ,
hệ thống về phƣơng pháp, về phƣơng tiện, về tính toàn vẹn trong sự tác động, lựa chọn phƣơng
pháp tối ƣu... Mặt khác, phải xác định đâu là trọng tâm, trọng điểm; đâu là phƣơng pháp có
tính chất trung gian. Không đƣợc sử dụng các phƣơng pháp một cách ngang bằng nhau.
Phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng để tác động vào đối tƣợng phải linh hoạt, mềm dẻo;
phải quán triệt nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Tƣ duy của chúng ta chỉ có thể là chân thực, đúng
đắn khi nó theo sát sự vận động, biến đổi của hoàn cảnh, của đối tƣợng nhận thức. Mỗi khi tình
hình thực tế có sự thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn phƣơng pháp tác động phù hợp để có hiệu quả cao nhất.
1.2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về phạm trù vật chất, không gian, thời gian
C.Mác và Ph. Ăngghen trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri
và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc đã đƣa ra những tƣ tƣởng hết sức thiên tài
về vật chất. Theo Ph.Ăngghen, để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân
biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng tạo của tƣ duy
con ngƣời trong quá trình phản ánh hiện thực, tức vật chất với tính cách là vật chất, với bản
thân các sự vật, hiện tƣợng cụ thể của thế giới vật chất.
Bởi vì “vật chất với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần tuý của tƣ duy, và là một
trừu tƣợng thuần tuý... Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với
tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính” [1, tr.198]. Đồng thời, Ph.Ăngghen cũng chỉ
ra rằng, bản thân phạm trù vật chất cũng không phải là sự sáng tạo tuỳ tiện của tƣ duy con
ngƣời, mà trái lại, là kết quả của con đƣờng trừu tƣợng hoá của tƣ duy con ngƣời về các sự vật,
hiện tƣợng có thể cảm biết đƣợc bằng các giác quan” [2, tr.319]. Đặc biệt, Ph.Ăngghen khẳng
định rằng, xét về thực chất, nội hàm của các phạm trù triết học nói chung, của phạm trù vật
chất nói riêng chẳng qua chỉ là “sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo những thuộc tính
chung” [3, tr.410] của tính phong phú, muôn vẻ nhƣng có thể cảm biết đƣợc bằng các giác
quan của các sự vật, hiện tƣợng của thế giới vật chất. Ph. Ăngghen chỉ rõ, các sự vật, hiện
tƣợng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻ nhƣng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống
nhất đó là tính vật chất - tính tồn tại, độc lập không lệ thuộc vào ý thức. Để bao quát đƣợc hết 4
thảy các sự vật, hiện tƣợng cụ thể, thì tƣ duy cần phải nắm lấy đặc tính chung này và đƣa nó
vào trong phạm trù vật chất.
Kế thừa những tƣ tƣởng thiên tài đó, V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những
thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy
tâm (đang lầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con ngƣời
về vật chất, mƣu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật), qua đó bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật
biện chứng về phạm trù nền tảng này của chủ nghĩa duy vật.
Để đƣa ra đƣợc một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I.Lênin đặc biệt quan
tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Thông thƣờng, để định
nghĩa một khái niệm nào đó, ngƣời ta thực hiện theo cách quy khái niệm cần định nghĩa vào
khái niệm rộng hơn nó rồi chỉ ra những dấu hiệu đặc trƣng của nó. Nhƣng, theo V.I.Lênin, vật
chất thuộc loại khái niệm rộng nhất, rộng đến cùng cực, cho nên không thể có một khái niệm
nào rộng hơn nữa. Do đó, không thể định nghĩa khái niệm vật chất theo phƣơng pháp thông
thƣờng mà phải dùng một phƣơng pháp đặc biệt - định nghĩa nó thông qua khái niệm đối lập
với nó trên phƣơng diện nhận thức luận cơ bản, nghĩa là phải định nghĩa vật chất thông qua ý
thức. V.I.Lênin viết: “Không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa
nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó, cái nào đƣợc coi là có trƣớc” [5, tr.210].
Với phƣơng pháp nêu trên, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đã đƣa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đƣợc đem lại cho con ngƣời trong cảm,
đƣợc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [6, tr.216].
Trong triết học Mác Lênin cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian là
những phạm trù đặc trƣng cho phƣơng thức tồn tại của vật chất. VI.Lênin đã nhận xét rằng:
“trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể
vận động ở đâu ngoài thời gian và không gian” [7, tr.319].
Trong lịch sử triết học khái niệm thời gian và không gian là những phạm trù xuất hiện
rất sớm. Ngay thời xa xƣa ngƣời ta đã hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào đều chiếm một
vị trí nhất định ở một khung cảnh nhất định trong tƣơng quan về mặt kích thƣớc so với khách
thể. Các hình thức tồn tại nhƣ vậy của vật thể đƣợc gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ
không gian, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn đƣợc biều hiện ở mức độ tồn tại lâu dài
hay mau chóng của hiện tƣợng ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tƣợng ở sự kế 5
tiếp trƣớc sau của các giai đoạn vận động. Những thuộc tính này đƣợc đặc trƣng bằng phạm trù thời gian.
Tuy vậy trong lịch sử triết học xung quanh các phạm trù không gian và thời gian đã
từng có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi, trong đó điều quan tâm trƣớc hết là không gian và thời
gian có hiện thực không hay đó chỉ là những trừu tƣợng đơn thuần chỉ tồn tại trong ý thức của
con ngƣời. Những ngƣời theo chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quan của không gian và
thời gian. Chẳng hạn Beccơli và Hium con thời gian và không gian chỉ là nội dung của ý thức
cá nhân. Cantơ coi không gian và thời gian chỉ là hình thức của sự trực quan của con ngƣời chứ
không phải là thực tại khách quan.
Vào thế kỷ XVII - XVIII các nhà duy vật siêu hình tập trung phân tích các khách thể vĩ
mô, vận động trong tốc độ thông thƣờng nên đã tách rời không gian và thời gian với vật chất.
Niutơn cho rằng không gian và thời gian là những thực thể đạc biệt không gắn bó gì với nhau
và tồn tại độc lập bên cạnh vật chất còn tƣơng tự nhƣ các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau.
Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho
rằng không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Không gian
và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phƣơng thức tồn tại
của vật chất. Điều đó có nghĩa là không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không
gian và thời gian. Ngƣợc lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
Ph.Ăngen viết: “các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian, tồn tại ngoài
thời gian thì cũng vô lý nhƣ tồn tại ngoài không gian” [4, tr.192].
Lênin cho rằng để chống lại mọi chủ nghĩa tín ngƣỡng và chủ nghĩa duy tâm thì phải
“thừa nhận một cách dứt khoát kiên quyết rằng những khái niệm đang phát triển của chúng ta
về không gian và thời gian đều phản ánh thời gian và không gian thực tại khách quan, kinh
nghiệm của chúng ta và nhận thức của chúng ta ngày càng thích ứng với không gian và thời
gian khách quan, ngày càng phản ánh đúng đắn hơn và sâu sắc hơn” [8, tr.428].
Không gian: là phạm trù dùng để chỉ hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng
tính, vị trí, kết cấu, sự cùng tồn tại, sự tác động lẫn nhau. Không gian tính theo 3 chiều (dài - rộng - cao).
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất đang vận động, không gian không phải là
vật chất mà nó chỉ là thuộc tính phản ánh của vật chất đang vận động (xét về mặt quảng tính
khoảng chiếm chỗ trong không gian).
Thời gian: là phạm trù dùng để chỉ hình thức tồn tại của vạt chất về mặt độ dài diễn
biến, sự kế tiếp nhau của các quá trình, (thời gian tính theo một chiều từ- quá khứ - đến tƣơng lai). 6
Thời gian không phải là vật chất mà nó chỉ là thuộc tính phản ánh của vật chất đang vận
động xét về mặt độ dài diễn biến.
Nhƣ vậy không gian và thời gian có những tính chất sau đây:
Tính khách quan, nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn
liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời
gian cũng tồn tại khách quan.
Tính vĩnh cửu và vô tận nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả, cả về quá khứ
tƣơng lai cả về đằng trƣớc lẫn đằng sau, cả về bên phải lẫn bên trái, cả về phía trên lẫn phía dƣới.
Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Còn thời gian chỉ có
một chiều từ quá khứ đến tƣơng lai. Khái niệm không gian nhiều chiều mà ta thƣờng thấy
trong khoa học hiện nay là một trừu tƣợng khoa học dùng để chỉ tập hợp một số đại lƣợng đặc
trƣng cho các thuộc tính khác nhau của khách thể nghiên cứu và tuân theo những quy tắc biến
đổi nhất định. Đó là một công cụ toán học để hỗ trợ dùng trong quá trình nghiên cứu chứ
không phải để chỉ không gian thực, không gian thực chỉ có ba chiều.
2. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC ĐỂ GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH VÀ RÚT RA Ý NGHĨA
2.1. Vận dụng phƣơng pháp luận triết học để giải thích nhận định “Những ai có thể đặt
mình vào vị trí của ngƣời khác, những ai có thể hiểu những suy tƣ, cảm nhận của mọi
ngƣời thì không bao giờ phải lo lắng cho tƣơng lai”
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Không
gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phƣơng thức tồn
tại của vật chất. Nhƣ vậy sự vật, hiện tƣợng là một dạng vật chất luôn tồn tại trong một không
gian và thời gian xác định. Từ quạn niệm đó chúng ta sẽ có thể nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan hơn, để thấu hiểu và nắm rõ bản chất của vấn đề.
Khi chúng ta đặt mình vào vị trí của ngƣời khác - tức là trong một không gian, thời gian
xác định với đối tƣợng cụ thể (ở đây vật chất đang đứng yên tạm thời) thì chúng ta sẽ thấy 7
nhiều chuyện xảy ra xung quanh khiến ta có thể nhanh chóng đƣa ra những lời phán xét, bàn
tán rồi chê bai. Hãy nhớ rằng, luôn có nguyên do khiến ngƣời ta hành động và suy nghĩ nhƣ
cách mà họ đang sống. Đừng vội buông những lời cay nghiệt, thậm chí xúc phạm họ mà chƣa
tìm hiểu họ, thử đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ xem cảm giác của họ thế nào.
Đôi lúc tôi nghĩ, mỗi ngƣời trong chúng ta đều giống nhƣ một cái cây. Mỗi cái cây với
câu chuyện của riêng mình, khi đƣợc gieo hạt nảy mầm ở những vùng đất khác biệt, chịu luồng
khí hậu theo từng miền, đƣợc tƣới tẩm và lớn lên theo cách không giống nhau. Những điều
kiện xung quanh nhƣ: gia đình, xuất phát điểm, cách giáo dục, trải nghiệm,... Tất cả những
điều đó đã tạo nên những góc nhìn khác nhau cho mỗi cá nhân.
Nhiều lúc trong đời, ta không thể hiểu điều ngƣời khác suy nghĩ, không thể hiểu mình
đã làm gì sai, không hiểu tại sao thế giới lại không vận hành theo cách mình hằng tƣởng bởi vì
chúng ta đã không đặt mình vào vị trí của ngƣời khác, do vậy không thể hiểu những suy tƣ,
cảm nhận của mọi ngƣời. Điều mà chúng ta vẫn luôn khẳng định là đúng, có thể không hẳn
đúng. Điều mà chúng ta cho là sai, biết đâu không hẳn sai.
Để nhìn nhận vấn đề đƣợc khách quan, chúng ta phải có phƣơng pháp luận triết học
đúng đắn, đặt mình vào một vị trí khác với một hệ quy chiếu khác, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả
lời đằng sau mớ rối ren khiến mình loay hoay.
Đặt mình vào vị trí ngƣời khác tức là chúng ta đặt mình vào trong không gian đó, vào
thời gian đó và cả hoàn cảnh nhất định từ đó chúng ta sẽ cảm nhận rõ nhất sự vận động, tồn tại
của sự vật, hiện tƣợng, thấy đƣợc các mối liên hệ của nó với các sự vật, hiện tƣợng khác. Trên
cơ sở đó chúng ta nắm đƣợc quy luật vận động, nắm đƣợc bản chất của sự vật vật, hiện tƣợng,
tìn ra đƣợc các dấu hiệu đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng. Khi chúng ta đã có đƣợc những tri
thức này thì tất yếu có thể làm chủ đƣợc các quyết định, không phải lo lắng cho tƣơng lai.
Đặt mình vào vị trí của ngƣời, là việc cần làm và nên làm. Nếu chỉ nhìn bề nổi, chúng ta
khó lòng hiểu đƣợc nhau. Nhƣ ngƣời xƣa từng có câu: “Có trải qua khổ đau mới thấu đƣợc nỗi
đau của ngƣời khác”. Có bƣớc đi trên con đƣờng gập ghềnh sỏi đá mới biết thƣơng ngƣời khác
phải nhọc nhằn cực khổ. Nếu có sự thấu hiểu giữa ngƣời với ngƣời, việc khiến nhau tổn
thƣơng sẽ bớt đi không ít. Nhìn đƣợc góc nhìn của nhau, ta mới biết cách sửa chữa và “hồi
sinh” mối quan hệ, tìm lại đƣợc những cảm xúc tốt đẹp trong trẻo, lấy lại niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.
Thêm nữa, đỉnh cao của sự thấu hiểu không chỉ là thấu hiểu ngƣời khác mà còn là thấu
hiểu bản thân. Để hiểu chính mình, ngoài việc tự nhìn vào bên trong, tôi nghĩ chúng ta có thể
đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để nhìn lại mình.
Do vậy, từ sự phân tích trên chúng ta có thể có cái nhìn đúng đắn về nhận định “Những 8
ai có thể đặt mình vào vị trí của ngƣời khác, những ai có thể hiểu những suy tƣ, cảm nhận của
mọi ngƣời thì không bao giờ phải lo lắng cho tƣơng lai”. Cơ sở của nhận định trên là phƣơng
pháp luận của triết học, là quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về vật chất, về không gian và thời gian.
2.2. Rút ra ý nghĩa đối với công việc tại ngân hàng
Chức năng thế giới quan và chức năng phƣơng pháp luận có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với cuộc sống con ngƣời. Bằng hệ thống quan niệm đúng đắn về thế giới, con ngƣời tiếp
tục tìm cách đi sâu, khám phá những bí ẩn của thế giới. Theo nghĩa đó, nó giống nhƣ một thấu
kính để nhìn nhận, xét đoán sự vật hiện tƣợng của thế giới cũng nhƣ của chính bản thân mình
một cách đúng đắn, từ đó con ngƣời có cách thức, phƣơng thức hoạt động thích hợp; xuất phát
từ một thế giới quan nhất định, con ngƣời sỗ đi đến lựa chọn một phƣơng hƣớng giải quyết vấn
đề theo một cách thức nhất định. Nhƣ vậy, lập trƣờng triết học, thế giới quan khác nhau sẽ dẫn
đến lựa chọn những phƣơng hƣớng và cách thức giải quyết vấn đề khác nhau. Thế giới quan
khoa học đúng đắn là tiền đề xác lập một nhân sinh quan tích cực và ngƣợc lại, thế giới quan
phi khoa học sẽ dẫn con ngƣời đến những hành động sai lầm, chẳng hạn nhƣ thế giới quan duy tâm và tôn giáo.
Ngoài ra, thế giới quan khoa học còn cung cấp cho con ngƣời một bức tranh chung tổng thể,
khái quát, đúng đắn về thế giới.
Việc nghiên cứu, làm rõ nhận định “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của ngƣời khác,
những ai có thể hiểu những suy tƣ, cảm nhận của mọi ngƣời thì không bao giờ phải lo lắng cho
tƣơng lai” có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của con ngƣời nói chung và công việc tại tại ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng trong quá trình công tác phải luôn tôn trọng khách quan, xuất phát
từ thực tế khách quan; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan trong nhận thức
và thực tiễn công việc. Bởi vì công việc có lúc thuận lợi nhƣng cũng có lúc gặp khó khăn nhƣ
bị tác động của dịch Covid-19.
Nhận thức đúng đắn khách quan là tiền đề xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng, nội dung,
biện pháp phù hợp làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn của chủ thể từng bƣớc cải biến khách
quan theo mục đích đặt ra. Phải căn cứ vào thực tiễn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, tác động của đại dịch... để chủ động đề ra các giải pháp đƣa ngân hàng vƣợt qua khó khăn.
Để hoàn thành tốt công việc tại ngân hàng, bản thân tôi luôn phát huy cao độ tính năng
động chủ quan, phát huy cao nhất mọi phẩm chất và năng lực của chủ thể vào việc nghiên cứu, 9
phát hiện, lựa chọn ra con đƣờng, những biện pháp, hình thức, bƣớc đi, những công cụ và
phƣơng tiện phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Phát huy tính năng động chủ quan cũng đồng thời bao hàm việc phê phán, đấu tranh
khắc phục tƣ tƣởng thụ động, ỷ lại, bó tay, phó mặc trƣớc khó khăn của hiện thực cuộc sống.
Quá trình công tác, nhân viên công tác trong ngân hàng phải biết lắng nghe, chia sẻ,
giải quyết thấu tình đạt lý đối với ngƣời dân, khách hàng. Đây là bài học kinh nghiệm chứ
không phải dùng quyền lực áp đặt. Nhân viên ngân hàng phải luôn trăn trở là làm sao để tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân đến ngân hàng giao dịch.
Khi xảy ra xung đột về lợi ích với khách hàng, khách hàng phàn nàn, khiếu nại. Điều
đầu tiên là phải đặt mình vào vị trí của khách hàng mà cảm nhận và thông cảm với khách hàng.
Khi đã hiểu đƣợc khách hàng thì chúng ta sẽ có thái độ và cách giải quyết khiếu nại phù hợp,
không có những hành động gây phản cảm nhƣ lớn tiếng, ai nói ngƣời đó nghe, làm mất hình
ảnh chuyên nghiệp của một nhân viên ngân hàng.
Để hiểu đƣợc khách hàng, muốn lãnh đạo đƣợc đội ngũ nhân viên cấp dƣới thì chúng ta
phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấu hiểu, để lắng nghe những tâm tƣ, khó khăn của
khách hàng, của cán bộ, nhân viên cấp dƣới và giải thích về chủ trƣơng phát triển ngân hàng cho ngƣời hiểu.
Trên cƣơng vị là trƣởng phòng ngân hàng, cấp quản lý trung gian, bản thân tôi luôn tôn
trọng và xem lãnh đạo và nhân viên thuộc quyền nhƣ ngƣời thân của mình, xem những áp lực
của nhân viên thuộc quyền nhƣ là áp lực đang phải chịu thay mình, không xem thƣờng và nhất
là không quan liêu, hách dịch, cửa quyền nhân viên thuộc quyền, biết dựa vào nhân viên thuộc
quyền, biết tranh thủ tình cảm của nhân viên thuộc quyền mà từ đó vận động nhân viên thuộc
quyền thực hiện các nhiệm vụ đƣợc hiểu quả cao nhất. Đồng thời đối với cấp trên, luôn đặt
mình vào vị trí của họ để hiểu đƣợc những áp lực mà họ đang chịu đựng và đó cũng là cách lý
giải cho những cảm xúc tiêu cực truyền đến mình, từ đó thông cảm và không để những điều
tiêu cực đó làm ảnh hƣởng đến công việc và đông lực làm việc của chính mình cũng nhƣ cấp dƣới.
Khi có thể đặt mình vào vị trí của ngƣời khác, có thể hiểu những suy tƣ, cảm nhận của
mọi ngƣời thì tất cả công việc, những điều xảy ra xung quanh mình đều dễ dàng và thuận lợi,
luôn làm việc với tâm trạng thoải mái và than trách bất cứ ai, kết quả công việc sẽ đạt hiệu quả
cao nhất và tất nhiên sẽ không bao giờ phải lo lắng cho tƣơng lai.
Khi chính mình có thể có thể đặt mình vào vị trí của ngƣời khác thì những ngƣời xung
quanh, đặt biệt những ngƣời làm việc trực tiếp cùng mình cũng sẽ học hỏi đƣợc cách nhìn
nhận và tƣ duy này, lan tỏa một môi trƣờng làm việc thoải mái, vui vẻ, tất cả cùng phát triển và 10
hƣớng về một mục tiêu chùng là làm tốt nhất công việc của mình. KẾT LUẬN
Phƣơng pháp là hệ thống những nguyên tắc đƣợc rút ra từ tri thức về các quy luật khách
quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra. Nhƣ vậy, phƣơng pháp do con ngƣời tạo ra trên cơ sở các quy luật khách quan
đã đƣợc nhận thức và đƣợc khái quát thành lý luận. Phƣơng pháp không phải do con ngƣời tuỳ
tiện đặt ra mà là kết quả của việc con ngƣời nhận thức hiện thực khách quan và từ đó rút ra
những nguyên tắc, những yêu cầu để định hƣớng cho mình trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Do đó, cơ sở để con ngƣời định ra phƣơng pháp đúng đắn là những quy luật khách quan
đã đƣợc nhận thức, chính phƣơng pháp bắt nguồn từ thực tiễn phản ánh đúng đắn những quy
luật khách quan của thế giới và đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ có hiêụ quả để
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Phƣơng pháp luận biện chứng duy vật là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc nền
tảng chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phƣơng pháp một cách
hợp lý và có hiệu quả. Do vậy, phép biện chứng duy vật vừa là lý luận, vừa là phƣơng pháp
luận phổ biến. Vận dụng phƣơng pháp luận triết học Mác - Lênin giúp chúng ta giải thích nhận
định “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư,
cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai ” đúng đắn nhất, khách
quan nhất, khoa học nhất. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng Giảng của Thầy - TS. Nguyễn Trung Dũng - Trƣờng Đại học Kinh
tế - Tài chính Tp. HCM - Viện đào tạo sau Đại học và Khoa học công nghệ
2. Giáo trình triết học (dung cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên ngành Triết học) của Nhà xuất bản lý luận chính trị.
3. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1976.
4. V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.