Những vấn đề chung của ngôn ngữ | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Những vấn đề này cung cấp cái nhìn toàn diện về tính phức tạp và đa dạng của ngôn ngữ và là cơ sở để hiểu sâu hơn về cách mà ngôn ngữ hoạt động và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (DAI013)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
NHỮNG VẤN ĐỀ Chung CỦA NGÔN NGỮ
Dẫn Luận Ngôn Ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ 1. Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường dùng những từ như ngôn ngữ của loài hoa, ngôn
ngữ của loài vật, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ điêu khắc, ngôn ngữ cơ thể,
ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ toán, v.v… Từ ngôn ngữ trong những cách dùng như vậy không
được hiểu theo nghĩa gốc của nó, mà chỉ được dùng với nghĩa phái sinh theo phép ẩn dụ, dựa
trên cơ sở nét tương đổng giữa ngôn ngữ với những đối tượng được nói đến: công cụ dùng để
biểu đạt, để thể hiện một điều gì đó.
Nguồn gốc của ngôn ngữ?
Ngôn ngữ mất đi: tử ngữ>
2. Bản chất của ngôn ngữ 2.1.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hậỉ và là hộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ chỉ được hình thành và phát triển trong xã hội
Không có ngôn ngữ nào tách rời khỏi cộng đồng và không một người nào khi mới sinh ra,
sống tách rời khỏi cộng đồng mà khả năng sử dụng ngôn ngữ được hình thành. Điều đó làm cho
ngôn ngữ khác về cơ bản với những hiện tượng có tính chất bản năng ở con người như ăn, uống, đi lại.
Ngôn ngữ chỉ được hình thành do quy ước nên không có tính chất di truyền như những đặc
điểm về chủng tộc. (Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của những người thuộc thế
hệ trên nó như màu da, màu mắt, màu tóc, v.v… nhưng ngôn ngữ mẹ đẻ của nó có thể không
phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bố mẹ nó)
Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá. Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều
mang đậm dấu ấn văn hoá của cộng đồng người bản ngữ. (Chính vì vậy, muốn sử dụng một ngôn
ngữ, không chỉ phải biết ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, mà còn phải nắm vững cái dấu ấn văn hóa
được thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa. Giữ gìn và phát triển một ngôn ngữ cũng chính là góp
phần giữ gìn và phát triển một nền văn hoá.) 2.2.
Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt Khái niệm kí hiệu:
Là một sự liên tưởng giữa một ý niệm/khái niệm và một hình thức.
Ký kiệu là một cái gì đó tượng trưng cho một cái khác.
Ký hiệu chủ ý: “giơ ngón cái” biểu thị “khen”. Ký hiệu trên nhà vệ sinh nam và nữ
Phân loại ký hiệu: việc phân loại này dựa trên kiểu loại quan hệ giữa khái niệm và hình thức của ký hiệu lOMoAR cPSD| 40749825
Hình hiệu (icon): dựa trên sự giống nhau giữa khái niệm và hình thức
Biểu tượng (symbol): giữa khái niệm và hình thức không tồn tại bất kỳ mối
quan hệ logic hay nhân quả nào. (chim bồ câu là biểu tượng hòa bình)
Chỉ hiệu (index): giữa khái niệm và hình thức có tồn tại mối quan hệ nhân
quả hay mối quan hệ cận tính (thấy dấu chân trên cát biết ai đó vừa đi qua, vết son môi trên ly)
Ngôn ngữ là một hệ thống
Hệ thống: Một thể thống nhất gồm các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau
Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị. Các đơn vị trong hệ thống
ngôn ngữ được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định
Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia (không
có đối tượng con cái thì không có đối tượng bố mẹ)
Mỗi đơn vị ngôn ngữ là một ký hiệu/tín hiệu ngôn ngữ (sự kết hợp giữa một hình ảnh âm
học với một khái niệm)
VD: từ “xe” trong tiếng việt là 1 ký hiệu NN. Âm /se/ là cái biểu đạt bằng hình ảnh âm
thanh, còn khái niệm “xe” là cái được biểu đạt bằng khái niệm. Cái biểu đạt /se/ được tạo nên từ
chất liệu âm thanh chữ viết chỉ ghi lại cái biểu đạt của ký hiệu NN, chứ không phải cái biểu đạt của ký hiệu NN.
Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ a) Tính võ đoán
Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có một mối
quan hệ tự nhiên nào, mối quan hệ này chỉ do người bản ngữ quy ước
Cùng một khái niệm “chiếc xe” nhưng mỗi ngôn ngữ khác nhau lại dùng cách
biểu đạt khác nhau: /se/, /ka:r/, /avtomobil’/
b) Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt (tính tuyến tính)
Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian. Vì vậy, các yếu tố của
cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh. c) Tính quy ước
Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có thể hiểu nhau
Các ký hiệu ngôn ngữ cùng hình thành dựa trên quy ước của các thành viên trong
một cộng đồng ngôn ngữ
Muốn giao tiếp bằng cùng một ngôn ngữ, phải có cùng một số quy ước
VD: cấu trúc ngữ pháp trong tiếng việt khác tiếng hàn: tôi ăn cơm> lOMoAR cPSD| 40749825
3. Chức năng của ngôn ngữ
a) NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:
NN là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc
NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác tất cả những tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.
b) NN là phương tiện tư duy (cảm giác , tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý)
Ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất, nhưng không đồng nhất
Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy, không có tư duy thì không có ngôn ngữ
Chức năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng làm phương tiện tư duy của NN
không tách rời nhau II. NGÔN NGỮ HỌC 1. (đọc sách)
2. Đối tượng của ngôn ngữ học (tự đọc)
Các lập một sự đối lập quan trọng giữa 2 phạm trù: ngôn ngữ và lời nói
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
Khái niệm “hệ thống” và “cấu trúc”
Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau
Cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong một hệ thống
Trong hệ thống có cấu trúc, cấu trúc luôn tồn tại trong một hệ thống nhất định
Giá trị của một yếu tố trong hệ thống do quan hệ giữa yếu tố đó với các yếu tố khác quy định
Cấu trúc của một hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố trong hệ thống đó
quy định giá trị của toàn hệ thống
Khi quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống thay đổi, cấu trúc cũng thay đổi. VD:
tôi thấy bạn, bạn thấy tôi
Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ **** a) Âm vị
Là đơn vị âm thanh cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ, không có nghĩa,
chỉ có chức năng khu biệt nghĩa. (Chẳng hạn trong tiếng Anh, một đơn vị có nghĩa như
tea/ti:/ “trà” có 2 âm vị, /kæt/ “mèo” có 3 âm vị) b) Hình vị
Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. (Trong từ quốc gia (tiếng Việt) có 2 hình
vị, trong từ teacher “giáo viên” (tiếng Anh) có 2 hình vị) c) Từ