-
Thông tin
-
Quiz
Những vấn đề đặt ra trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộngsản Việt Nam nhằm bảo đảm sự trong sạch của bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của nhân dân. Qua các giai đoạn phát triển, nhận thức của Đảng về công tác này đã không ngừng được đổi mới, phản ánh sự kết hợp giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và các định hướng cụ thể trong các văn kiện.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HVNN) 5 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 785 tài liệu
Những vấn đề đặt ra trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộngsản Việt Nam nhằm bảo đảm sự trong sạch của bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của nhân dân. Qua các giai đoạn phát triển, nhận thức của Đảng về công tác này đã không ngừng được đổi mới, phản ánh sự kết hợp giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và các định hướng cụ thể trong các văn kiện.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HVNN) 5 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 785 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777
3.3. Những vấn đề đặt ra trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
3.3.1 . Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhằm bảo đảm sự trong sạch của bộ máy nhà nước và củng cố niềm tin của
nhân dân. Qua các giai đoạn phát triển, nhận thức của Đảng về công tác này đã không
ngừng được đổi mới, phản ánh sự kết hợp giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và các định
hướng cụ thể trong các văn kiện. Ngay từ những năm đầu của cách mạng, Hồ Chí
Minh đã khẳng định rằng: "Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng. Cách
mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt" [92, p.361]. Tư tưởng
này đã đặt nền tảng nhận thức cho Đảng về tầm quan trọng của công tác phòng,
chống tham nhũng như một nhiệm vụ cách mạng nhằm bảo vệ những giá trị tốt đẹp,
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng nhận thấy rằng tham
nhũng không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà còn là một vấn đề chính trị,
làm suy yếu niềm tin của nhân dân và gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, văn
hóa, xã hội. Vì vậy, công tác này luôn được Đảng coi là một phần không thể tách rời
trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan
trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật. Văn kiện Đại hội khẳng định: "Coi trọng
công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... sử dụng nhiều hình thức và
biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật" [47, p.121]. Đây là sự thay đổi
quan trọng, nhấn mạnh rằng việc xây dựng ý thức pháp luật là bước đầu tiên để ngăn
chặn và phòng ngừa tham nhũng, là sự khởi đầu của việc sử dụng giáo dục pháp luật
như một công cụ quan trọng để xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, nhận thức này tiếp lOMoAR cPSD| 47708777
tục được mở rộng: "Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn
trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" [48 , p.57-58]. Đảng
không chỉ nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội mà còn đề cao sự
nghiêm minh, thống nhất và công bằng trong áp dụng pháp luật, đây là một bước
tiến quan trọng trong việc xây dựng môi trường pháp lý minh bạch và tạo dựng niềm
tin cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện rằng Đảng không chỉ tập trung vào xử lý
hậu quả mà còn đặt trọng tâm vào công tác phòng ngừa, tạo ra một môi trường pháp
luật minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Một dấu mốc quan trọng khác trong nhận thức của Đảng là tại Đại hội X, quan
điểm về xử lý tham nhũng có bước tiến lớn khi Đảng khẳng định quyết tâm xử lý
nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng. Văn kiện Đại hội nêu rõ: "Xử lý nghiêm
minh, kịp thời, công khai cán bộ, công chức tham nhũng, không phân biệt chức vụ
và địa vị xã hội, còn đương chức hay đã nghỉ việc" [49, p.256]. Quan điểm này đánh
dấu sự quyết liệt trong tư duy chính trị của Đảng, thể hiện nguyên tắc "mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật" và khẳng định không có "vùng cấm" trong công tác
đấu tranh với tham nhũng, là một bước ngoặt trong tư duy của Đảng, nhấn mạnh tính
công bằng và nghiêm minh trong xử lý hành vi tham nhũng. Cũng khẳng định quyết
tâm của Đảng trong việc bảo vệ sự liêm chính của bộ máy nhà nước, đảm bảo rằng
không có cá nhân nào, dù ở bất kỳ vị trí nào, có thể đứng ngoài vòng pháp luật. Đồng
thời, sự minh bạch và công khai trong xử lý các vụ việc tham nhũng cũng góp phần
tạo dựng lòng tin của nhân dân vào quyết tâm của Đảng.
Nhận thức mới của Đảng về phòng, chống tham nhũng thể hiện qua ba yếu tố
nổi bật. Thứ nhất, Đảng chuyển từ xử lý đơn thuần sang phòng ngừa tham nhũng
bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật,
thay vì chỉ dựa vào các biện pháp trừng phạt. Thứ hai, nguyên tắc xử lý nghiêm minh lOMoAR cPSD| 47708777
và bình đẳng, không có “vùng cấm” đã được khẳng định rõ ràng, không có ngoại lệ
dù ở bất kỳ cấp bậc nào. Thứ ba, gắn công tác phòng, chống tham nhũng với phát
triển bền vững, mang ý nghĩa cách mạng, góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng.
Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng là
sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là sự đổi mới trong tư duy để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn. Sự nhấn mạnh vào tính cách mạng, vai trò của pháp luật, và nguyên
tắc xử lý nghiêm minh đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho công cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, góp phần xây dựng một xã hội trong sạch và tiến bộ. Từ tư tưởng
Hồ Chí Minh đến những định hướng trong các văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã không ngừng đổi mới nhận thức và hành động trong công tác phòng, chống
tham nhũng. Những đổi mới này không chỉ khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ
của Đảng mà còn góp phần tạo dựng một xã hội trong sạch, vững mạnh, nơi pháp
luật được thượng tôn và niềm tin của nhân dân được củng cố.
3.3.2 . Chủ thể tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm sự trong
sạch, vững mạnh của bộ máy nhà nước và lòng tin của nhân dân. Theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, phòng, chống tham nhũng không chỉ là trách nhiệm của cá nhân hay tổ
chức đơn lẻ mà cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều chủ thể. Tuy nhiên, trong thực
tiễn, công tác này vẫn đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo toàn diện trong
công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là làm thế nào
để bảo đảm sự liêm chính trong nội bộ Đảng, đồng thời xử lý nghiêm minh các lOMoAR cPSD| 47708777
trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm. Nếu không giải quyết triệt để, nguy cơ suy
giảm uy tín của Đảng trong lòng nhân dân là điều không thể tránh khỏi.
Cơ quan thanh tra nhà nước là lực lượng chuyên trách trong việc phát hiện
và ngăn chặn tham nhũng. Tuy nhiên, năng lực, tính độc lập và minh bạch của các
cơ quan này vẫn cần được củng cố. Nhiều trường hợp chưa xử lý triệt để hoặc bị che
giấu, gây mất niềm tin vào hệ thống giám sát của nhà nước.
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là những người trực tiếp thực thi
chính sách và cung cấp dịch vụ công. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò đạo
đức công vụ, yêu cầu mỗi cán bộ phải "cần, kiệm, liêm, chính." Tuy nhiên, trong
thực tế, tình trạng lợi dụng chức vụ để vụ lợi cá nhân vẫn diễn ra, cho thấy sự thiếu
hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức và kiểm soát nội bộ.
Vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cũng là một vấn đề đáng chú
ý. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng người lãnh đạo phải làm gương, nhưng trên
thực tế, một số người đứng đầu chưa thực hiện tốt trách nhiệm này. Điều này không
chỉ làm giảm hiệu quả phòng, chống tham nhũng mà còn tạo ra những tiền lệ xấu trong quản lý.
Cuối cùng, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
đóng vai trò then chốt trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy
nhiên, sự phối hợp không đồng bộ, thậm chí có trường hợp tiêu cực trong nội bộ các
cơ quan này, đã làm giảm hiệu quả trong xử lý tham nhũng.
Những vấn đề đặt ra trong phòng, chống tham nhũng không chỉ phản ánh
những thách thức nội tại của từng chủ thể mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc
nâng cao trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng. Tư tưởng lOMoAR cPSD| 47708777
Hồ Chí Minh với nguyên tắc "dĩ công vi thượng" và "nói đi đôi với làm" là kim chỉ
nam để giải quyết những vấn đề này, góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, vững mạnh, và dân chủ.
3.3.3 . Nguyên tắc phòng, chống tham nhũng
3.3.4. Phương pháp, phòng chống tham nhũng ở Viêt Nam