-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học về "Biến đổi chức năng giáo dục (Xã hội hóa)"
Nội dung lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học về "Biến đổi chức năng giáo dục (Xã hội hóa)" | Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chính trị (2356) 7 tài liệu
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Nội dung lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học về "Biến đổi chức năng giáo dục (Xã hội hóa)"
Nội dung lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học về "Biến đổi chức năng giáo dục (Xã hội hóa)" | Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chính trị (2356) 7 tài liệu
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 38841209
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC ( XÃ HỘI HÓA )
1. Gia đình với chức năng giáo dục : - BIẾN ĐỔI:
Giáo dục gia đình ngày xưa tthường có xu hướng bạo lực sử dụng các
hành động như: la mắng, đánh đòn, phê bình,… Sau này các giá đình hiện
nay sử dụng những phương pháp đơn giản như là: khuyên bảo, thuyết
phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo, khuyên nhủ;
tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếp sống nền nếp tốt đẹp; cổ vũ,
khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những thành tích đạt được dù là rất nhỏ;
Ví dụ: ngày xưa ông bà hay bảo là `` thương cho roi cho vọt `` nên khi trẻ
làm sai thường sẽ bị đánh hoặc bị la rầy. Sau này, các gia đình đã bỏ đi
những cách dạy con thời xưa thay vào đó là chỉnh sai, động viên trẻ đôi
khi kỷ luật nhẹ những trẻ làm sai nhưng vẫn không bao lực
-YẾU TÔ TÁC ĐỘNG:
sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình
Việt Nam cũng diễn ra sự biến đổi một cách toàn diện. Quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình - TÍCH CỰC:
Giáo dục gia đình tuân thủ các nguyên tắc: tôn trọng nhân cách, cá tính và
phẩm chất riêng của trẻ; phải nghiêm khắc nhưng lại khoan dung, độ
lượng, nhân từ; yêu thương, tình cảm, gần gũi, thân tình; sử dụng quyền
uy của cha, mẹ một cách hợp lý và quyền uy chủ yếu được sử dụng trong
ngăn chăn và răn đe; và, thống nhất mục tiêu giữa các thành viên gia đình.
Có thống nhất mục tiêu chung mới tạo ra được sản phẩm giáo dục hoàn
hảo. Không thống nhất sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, lệch lạc, phiến diện, dở dơi dở chuột.
Kỹ năng sống là một nội dung mới và đặc biệt quan trọng của giáo dục
gia đình trong xã hội hiện đại. Mục tiêu của giáo dục gia đình muôn đời lOMoARcPSD| 38841209
vẫn là tạo ra những con người hiếu thảo, có đạo đức trong sáng, có suy
nghĩ lành mạnh, có thể chất mạnh khỏe và có chuyên môn, nghiệp vụ nghề
nghiệp cao đáp ứng được mọi yêu cầu của gia đình và xã hội. Nói cách
khác, giáo dục gia đình đó là nhằm tạo ra những con người chân chính, có
đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có năng lực trí tuệ cao, có lối sống lành
mạnh, đạo đức trong sáng, hết mình vì mọi người, vì quê hương, đất nước. - TIÊU CỰC:
tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; ngoại tình; sống chung không kết
hôn; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; tình trạng trẻ em nghiện hút; trẻ
em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia đình; buôn bán
phụ nữ; bất bình đẳng giới; mua bán hôn nhân có yếu tố nước ngoài; xu
hướng tôn sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người với người; tình trạng
buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức diễn ra phổ biến trong
xã hội… đang tác động đến từng cộng đồng, tập thể, cá nhân, từng gia
đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi phương diện. Những tác
động này đang tạo ra một môi trường xã hội ô nhiễm nặng nề, hết sức bất
lợi đối với sự bền vững và phát triển của gia đình nói chung và giáo dục
gia đình và sự trưởng thành của trẻ em nói riêng.
VÍ DỤ: một gia đình bố mẹ ly hôn, những đứa trẻ khi được sinh ra trong
gia đình này sẽ không nhận được đầy đủ sự yêu thương cũng như sư giáo
dục từ phía gia đình => ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của đứa trẻ đó sau
này có thể là mối nguy của xã hội (nghiện ngập, đánh bài,..) 2. Thách thức
Cùng với những điều kiện khách quan đó, bản thân các gia đình hiện nay
cũng đang gặp rất nhiều rắc rối, khó khăn. Đó là giá cả thị trường tăng
cao, đời sống kinh tế bấp bênh, các thành viên gia đình gặp nhiều rủi ro,
bất thường trong cuộc sống, trình độ văn hóa, học vấn của cha, mẹ thấp
hoặc do dồn hết sức lực vào việc kiếm sống nên nhiều bậc cha, mẹ không
có thời gian gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ con…; mặt khác, do tác động nhiều
mặt của xã hội mở cửa, tốc độ phát triển tâm – sinh lý của trẻ hiện nay lOMoARcPSD| 38841209
diễn ra nhanh, có khi đột biến, bất thường trong khi các bậc cha, mẹ vừa
chưa đủ kiến thức, chưa kịp nhận thức, chưa đủ thời gian, chưa có phương
pháp phù hợp để kịp thời quản lý, điều chỉnh, giáo dục và định hướng phát triển đối với trẻ.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, gia đình không còn là một tổ
chức bền vững mang tính khép kín. Để có được các nguồn thu nhập mới
nuôi sống gia đình, nhiều cha, mẹ phải rời xa tổ ấm tìm việc làm ở các đô
thị, các khu công nghiệp, họ không những không có điều kiện gần gũi
chăm sóc, giáo dục con nhỏ mà bản thân cũng gặp rất nhiều nguy cơ và
rủi ro khi sống xa gia đình. Trong điều kiện đó, trong khi, cùng với sự
phai nhạt tình cảm gia đình, sự cố kết giữa các thành viên gia đình trở nên
thất thường, lỏng lẻo thì các thiết chế xã hội từng bước thay thế vai trò
của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là sự chuyển đổi
vai trò vô cùng nguy hiểm trong sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Nó rất có thể sẽ để lại nhiều dấu ấn
khuyết tật trong nhân cách gốc của thế hệ tương lai. Hậu quả của nguy cơ
này dường như được báo trước.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự chuyển đổi
toàn diện về kinh tế – xã hội cũng đang diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh
mẽ về hệ thống giá trị, trong đó, có cả những giá trị gia đình. Tuy nhiên,
các nghiên cứu gần đây đều thống nhất khẳng định trong điều kiện kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay mặc dù đang có rất nhiều tác
động xấu đến đời sống gia đình, nhưng về cơ bản, gia đình Việt Nam vẫn
bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống quý báu của mình
như: tình yêu trong sáng, hôn nhân lành mạnh; lòng thủy chung, tình nghĩa
vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô hạn của cha, mẹ cho con cái; con,
cháu hiếu thảo với cha, mẹ, kính yêu ông, bà, biết ơn tiên tổ; anh em, họ
hàng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; các thành viên đề cao lợi ích chung của
gia đình; lòng tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ và quê hương…
Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng đã tiếp thu nhiều tinh hoa của gia đình
hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân; tôn trọng sự lựa chọn cá nhân; dân
chủ, bình đẳng trong quan hệ; bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và thụ lOMoARcPSD| 38841209
hưởng; không phân biệt đối xử nam, nữ, trai, gái, dâu, rể… Với những
yếu tố trên, rõ ràng gia đình Việt Nam vẫn đang và sẽ là một giá trị xã hội
bền vững. Đây chính là cơ sở hiện thực để gia đình Việt Nam tiếp tục tồn
tại và phát triển vững chắc và cũng là cơ sở để gia đình ngày càng thực
hiện tốt hơn chức năng giáo dục của mình.
3.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp:
Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành,
đoàn thể về vấn đề xây dựng gia đình nói chung, giáo dục trong mỗi gia
đình nói riêng để giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao thể chất, trí lực,
góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con
người. Cùng với đó, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà
trường - xã hội; trong đó, phát huy những ưu điểm của từng môi trường
giáo dục để không chỉ đi đến sự thống nhất trong giáo dục mà còn hỗ trợ
và đồng hành cùng mục tiêu chung là tạo dựng nguồn lực con người Việt
Nam chuẩn mực về đạo đức, hoàn thiện về tri thức, kỹ năng. Phát huy vai
trò của các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ
côi v.v.. để những con trẻ bị thiệt thòi có một mái ấm gia đình được chăm
sóc, yêu thương, học tập và vui chơi.
3.2. Chú trọng tạo dựng môi trường gia đình yêu thương:
Bình đẳng và trách nhiệm, tổ chức lối sống gia đình lành mạnh, các thành
viên trong gia đình yêu thương, sẻ chia, gắn kết; cha mẹ, ông bà nêu gương
cho con trẻ học theo, làm theo những điều tốt đẹp, có giá trị nhân văn lớn
lao. Trong giáo dục, cần tạo điều kiện để con trẻ được nêu chính kiến,
quan điểm, thậm chí phản biện lại một vấn đề nào đó là vô cùng cần thiết,
bởi đây là năng lực, bản lĩnh cần thiết của mỗi con người được giáo dục
hiện đại khuyến khích, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát
triển nhân cách của con người từ khi còn nhỏ.
3.3.Lấy con trẻ làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ:
Giáo dục và nghiêm túc trong việc dạy bảo con trẻ, giáo dục, rèn luyện
con trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng các thành viên, nhất là cha mẹ,
ông bà để con trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Tạo được sự
gần gũi, thân mật, tin tưởng ở con trẻ, để con trẻ coi mình là những người lOMoARcPSD| 38841209
bạn lớn mà chia sẻ tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý bên trong, từ đó cha
mẹ, ông bà có thể hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy
nghĩ, nguyện vọng, mong muốn, sở thích, niềm vui, nỗi buồn của con trẻ
Các bậc cha mẹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học
xã hội, trang bị và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo
dục con cái, để phát huy vai trò giáo dục gia đình, khắc phục phương pháp
giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Thực tế cho thấy, cha mẹ
có quyền và thường tác động đến sự phát triển và định hướng tương lai
của con trẻ, song nếu giáo dục không đúng và định hướng “không chuẩn”,
không sát điều kiện thực tế của chính bản thân con trẻ và gia đình thì con
trẻ không những không phát huy được khả năng của mình mà còn luôn
cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn đến suy sụp tinh thần và thể chất.
3.4. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông :
Các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền chiến lược xây dựng
gia đình và văn hóa gia đình để nâng cao nhận thức và hành động, góp
phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về gia đình. Qua đó, giúp cho các gia đình có kiến thức và kỹ năng
sống, chủ động phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong gia
đình, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gia đình
ngày càng phát triển bền vững theo tinh thần Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày
21/2/2005 về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
và “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.