Nội dung thuyết trình môn Triết học Mác-Lênin | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Locke đã giả thiết rằng nếu ông có thể mô tả nhận thức bao gồm cái gì và làm thế nào để đạt được nó, thì ông có thể xác định được cái gì làm nên sự chắc chắn của tri thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học Mác - Lênin (UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
Câu nói của G.Lốccơ: “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn
cứ trên kinh nghiệm, rốt cuộc đều bắt nguồn từ nó”
(Phần 1: Ptich theo câu nói của G.Lốccơ)
Locke đã giả thiết rằng nếu ông có thể mô tả nhận thức bao gồm cái gì và làm thế
nào để đạt được nó, thì ông có thể xác định được cái gì làm nên sự chắc chắn của
tri thức. Locke cho rằng, phạm vi nhận thức của chúng ta bị giới hạn vào kinh
nghiệm. Ông khẳng định, nhận thức ban đầu của con người giống như tờ giấy trắng
mà sau này chỉ có kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn sẽ lấp đầy lên trên nó.
* Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem kinh nghiệm là gì? Và tri thức là nhưthế
nào mà lại bắt nguồn từ kinh nghiệm?
- Trong quá trình chúng ta đã và đang tiếp xúc với cuộc sống thì ta đã tích lũy,
hình thành những thông tin nhất định về các sự vật hiện tượng xung quanh. Sau đó,
chúng được đúc kết thành kinh nghiệm bằng cách đối chiếu và kiểm chứng nhiều lần.
Kinh nghiệm hay trải nghiệm, là sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề
có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp.
* Nhà duy vật người Anh coi kinh nghiệm (cả bên trong (lý tính) và bên ngoài (cảm
tính)) là nguồn gốc của mọi tri thức. Với lập luận nổi tiếng rằng "không có cái gì
trong lý tính, mà trước đó lại không có trong cảm tính" cho thấy Lốccơ hoàn toàn
đứng trên lập trường duy cảm khi coi bản thân lý tính cũng chỉ là một dạng kinh nghiệm.
Theo chúng ta hiểu, tri thức là sự tổng hợp những thông tin, sự hiểu biết và kĩ
năng có được thông qua các trải nghiệm.
Ngoài ra, một số nhà triết học còn phân biệt các loại tri thức khác nhau: •
Tri thức lý thuyết: Kiến thức về các khái niệm, nguyên lý và quy luật. •
Tri thức thực hành: Kiến thức về cách thức thực hiện các hành động. •
Tri thức đạo đức: Kiến thức về điều đúng và sai, tốt và xấu.
{Tuy nhiên, định nghĩa về tri thức là vấn đề tranh luận đang diễn ra giữa các
nhà triết học trong lĩnh vực nhận thức luận. Cuối cùng đúc kết lại, "tri thức" đã được lOMoAR cPSD| 46831624
xây dựng lại như một khái niệm cụm chỉ ra các tính năng có liên quan nhưng điều
đó không được nắm bắt đầy đủ bởi bất kỳ định nghĩa nào.}
*Đối với triết học Mac-Lenin
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người , là kết quả của quá trình
nhận thức , là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các
loại ngôn ngữ . Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển.
Theo cách hiểu của Locke_dựa trên nguyên lí “Tấm bảng sạch”: "thứ nhất, mọi tri
thức của con người không phải là bẩm sinh, mà là kết quả của nhận thức con người;
thứ hai, mọi quá trình nhận thức đều phải xuất phát từ các cơ quan cảm tính; thứ
ba, linh hồn con người không phải đơn thuần là "Tấm bảng sạch” hoàn toàn thụ
động đối với mọi hoàn cảnh xung quanh, mà có vai trò tích cực nhất định.”
- Quá trình nhận thức được ông miêu tả như sau:
+ Ở giai đoạn thứ nhất:
Các giác quan của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này
cho phép con người thu thập thông tin về những đặc điểm độc đáo bên ngoài của
các vật thể đơn nhất. Lốccơ gọi tất cả những khái niệm này là "ý tưởng đơn giản".
VD: Khi ta uống nước, các giác quan cho ta biết nó không màu, không mùi,
không vị nhận thức cảm tính
+ Tiếp đến là giai đoạn hai:
Lý tính bắt đầu quá trình so sánh và phân tích dựa trên các thông tin mà cảm
tính mang lại. Nó tạo ra các phạm trù và khái niệm chung mô tả các đặc điểm
giống nhau của một nhóm sự vật nhất định, chẳng hạn như vật chất, con người
hoặc thực thể… những gì được ông gọi là "ý tưởng phức tạp".
VD: Đi sâu vào nghiên cứu ta sẽ biết được CTHH, CTPT thậm chí là cách
điều chế nước nhận thức lý tính
-Tuy vậy, Lốccơ tách biệt cả hai giai đoạn nhận thức trên. Hơn nữa, theo lập
trường duy danh, ông chỉ thừa nhận mọi sự vật trong giới tự nhiên tồn tại dưới dạng đơn nhất.
Vậy theo câu nói của G.Lốccơ thì tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên
kinh nghiệm, và bắt nguồn từ kinh nghiệm, điều này có đúng không? Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu trên quan điểm của triết học Mác-Lenin. lOMoAR cPSD| 46831624
Lý luận nhận thức duy vật biện của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: •
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập
đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người. •
Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không
có cái gì là không thể biết. •
Thừa nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan •
Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn hay sai lầm của ý thức. Nhận thức
Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể (trong mỗi giai
đoạn lịch sử cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý, bác bỏ được sai lầm)
Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa
nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Nhận thức kinh nghiệm
Khái niệm: Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật,
hiện tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.
VD: ta nhìn người khác trình diễn các điệu nhảy múa và ta bắt chước học theo và từ đó ta
cũng có thể nhảy giống như họ
Nhận thức lý luận
Nhận thức lý luận là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên các hình
thức tư duy trừu tượng như khái niệm phán đoán, suy luận để khái quát tính bản chất, quy
luật, tính tất yếu của các sự vật hiện tượng.
Vd: chúng ta có thể trang bị máy móc, công nghệ cho chuyến đi đầu tiên lên mặt trăng
(tức là trước đó cho từng có ai lên mặt trăng) là do chúng ta suy luận bằng các kiến thức
vật lý thiên văn có sẵn lúc đó để phán đoán và mô phỏng xem đứng trên mặt trăng sẽ như thế nào.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, có
quan hệ biện chứng với nhau., tức là giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lí luận
diễn ra quá trình tác động ảnh hưởng và chuyển hoá lẫn nhau, tạo nên quá trình phát triển
của 2 kiểu nhận thức này. Hai kiểu nhận thức này không thể tồn tại riêng biệt được. lOMoAR cPSD| 46831624
Trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận
thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành
cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận.
Quan điểm lý luận nhận thức duy vật biện chứng về con đường nhận thức chân lý.
Về con đường nhận thức, lý luận nhận thức Mác - Lênin không thừa nhận bất cứ con
đường nhận thức nào khác ngoài nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Trong tác phẩm “Bút ký triết học” Lênin đã tổng kết con đường biện chứng của quá trình
nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng
đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.
Tuy nhiên, điều mới mẻ mà triết học Mác đã làm là đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức,
coi thực tiễn là một khâu không thể thiếu được trong quá trình nhận thức.
Trong quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, nảy sinh nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn, ở giai đoạn này nhận
thức chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc khái quát của sự vật
Vd: ta thấy con tắc kè có nhiều màu sắc nên ta nghĩ da của nó có thể có độc
- Nhận thức lý tính:
Giai đoạn nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính, thông qua tư duy trừu tượng, con người
có hiểu biết khái quát hơn về sự vật.
+VD: khi quan sát tìm hiểu sâu hơn thì ta thấy đó chỉ là do chức năng của bộ da của con
tắc kè để giúp nó nguỵ trang chứ không có độc
=> Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thi
không có nhận thức lý tính
a) Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. lOMoAR cPSD| 46831624
Nếu nhận thức cảm tính là quá trình tích luỹ về lượng những tri thức cảm tính, thì nhận
thức lý tính là bước phát triển tất yếu của nhận thức cảm tính, là bước đầu nhảy vọt về chất của nhận thức.
Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng
chung chủ thể phản ánh đó là con người và cùng do thực tiễn quy định. Đây là hai giai
đoạn hợp thành quá trình nhận thức. Do vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
biểu hiện: Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức
lý tính nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng cho
nhận thức cảm tính để có thể phản ánh được sâu sắc hơn.
b) Nhận thức đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Nhận thức của con người không dừng lại ở tư duy trừu tượng mà tiếp tục đi đến thực tiễn.
Để kiểm tra sự đúng sai của chân lý, xác nhận giá trị của lý luận, biển lý luận thành hiện
thực cần phải quay trở lại với thực tiễn. Bởi, chỉ khi thông qua thực tiễn mới kiểm tra
được tính phù hợp hay không phù hợp của những tri thức cũ, và là cơ sở bổ sung cho những tri thức mới.
c) Khẳng định đối tượng khách quan của nhận thức.
Lý luận nhận thức duy vật biện chứng khẳng định đối tượng của nhận thức không hải là
kinh nghiệm (như quan niệm của chủ nghĩa kinh nghiệm), mà là thế giới khách quan tồn
tại độc lập với nhận thức.
d) Khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
C.Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nhận
thức bằng cách đưa phạm trù thực tiễn vào trong lý luận nhận thức.
=> Vì vậy, trong nhận thức luận của Locke còn không ít những điểm phiến diện, thậm chí
dao động. Bàn về các loại ý niệm, Locke giải thích chưa hợp lý vai trò của tư duy trừu
tượng. Locke xem xét cái trừu tượng cao nhất như cái gì đó thiếu nội dung và không
thâm nhập vào bản chất của sự vật. Và ông còn xem kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất
của tri thức. Vậy câu nói của John Locke chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó thôi. Con
người vẫn có thể đi đến thực nghiệm chỉ bằng các quan sát và phán đoán, dù các kiến
thức bổ trợ cho các phán đoán đó có thể vẫn đến từ trải nghiệm. lOMoAR cPSD| 46831624
ÁP DỤNG CÂU NÓI VÀO THỰC TIẾN
Dù không xem kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức, nhưng nó vẫn là một phần
không thể thiếu trong quá trình tìm tòi học hỏi của con người. Ta thấy có được tri thức mới,
nhất thiết phải có sự trải nghiệm mới hoặc có các suy luận mới dựa trên các trải nghiệm cũ.
1. Trường hợp dùng kinh nghiệm kết hợp tư duy trừu tượng: vận dụng sự vật sự việc xung
quanh để suy luận và phán đoán, từ đó đưa ra kết luận tạm thời nhằm giúp ích cho việc
tiếp tục đi tìm tri thức chinh xác .
Ví dụ : Ngày hôm trước bạn thấy trời mưa và có sấm sét đánh vào 1 cái cây. Ngày hôm sau khi
trời chỉ vừa hơi chuyển mưa thì bạn đã vội trốn vào nhà dù vẫn chưa chắc rằng sẽ có sấm chớp hay khôn
2. Trường hợp dùng kinh nghiệm để có tri thức trực tiếp: nhiệt tinh năng nổ tham gia trải
nghiệm để biết và cảm nhận được từng giai đoạn hay thao tác để hoàn thành mục tiêu,
cũng như để biết các rủi ro hay khó khăn sẽ đụng phải trong lần tiếp theo. Có động lực
và tài nguyên để thúc đẩy tìm ra tri thức mới.
Ví dụ : Ngày bé bạn chơi với lửa và bị bỏng, từ đó về sau bạn sẽ biết được rằng lửa gây bỏng
không nên đụng vào lửa