Ôn tập hết học phần - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Ôn tập hết học phần - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1, Tín ngưỡng trong đời sống người Việt: khái niệm, nguồn gốc của tín
ngưỡng, một số loại hình tín ngưỡng ở việt nam (nội dung, những điển tích
cực và hạn chế trong việc thực hành tín ngưỡng)
Khái niệm: Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để
giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
(Khoản 1 điều 2 luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016)
Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng:
Giống nhau: đều là niềm tin của con người vào thế giới mà sẽ giúp đỡ, trợ giúp con người.
Khác nhau: mức độ tổ chức của tín ngưỡng thấp hơn tôn giáo về giáo lý,
giáo luật, giáo hội. Đây là điểm khác biệt cơ bản.
Đặc điểm của tín ngưỡng ở việt nam
Ở việt nam có rất nhiều loại hình tín ngưỡng, từ các tín ngưỡng thờ phụng
các vị thần thuộc về tự nhiên như thần mưa, thần sấm, các vị thần thuộc
về sông nước như cá ông, hà bá, thần cây. Ngoài ra còn thờ mẫu, thờ tổ
tiên, ông bà, thành Hoàng làng => Tạo nên sự đa dạng cho đời sống tín
ngưỡng của con người Việt Nam.
Thờ đa thần: Không chỉ đa dạng các loại tín ngưỡng mà ở Việt Nam còn
thờ rất nhiều vị thần: thần tự nhiên cho đến thần là con người, các vị nữ
thần trong thờ mẫu. Thờ thành hoàng làng như các vị anh hùng dân tộc,
những người có công với làng xóm.
Gắn chặt với môi trường tự nhiên: Thờ cây, thờ sông nước.
Nguồn gốc của tín ngưỡng:
Con người đã từ sự sợ hãi dẫn đến niềm tin về thần linh. Họ đoán rằng, và
dần dần “tin” rằng, có những sức mạnh huyền bí và những thần linh sau
lưng các hiện tượng họ không giải thích và kiểm soát được.
-Họ đoán thêm rằng, và dần dần “tin” rằng, họ có thể liên lạc và mua
chuộc các thần linh nầy giúp đỡ họ bằng cách tôn thờ, dâng cúng các lễ
vật. Đây là những “niềm tin” của con người trong thời văn minh thô sơ.
-Những niềm tin, hay tín ngưỡng, nầy trở thành nền tảng của tín ngưỡng
và tôn giáo trong nhân loại cho đến ngày nay.
-Tín ngưỡng trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu nầy là
một phần của quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh
tồn của nhân loại. Nhu cầu tín ngưỡng đứng ngay đàng sau các nhu cầu
thiết yếu khác như cơm ăn, áo mặc và tình dục.
Một số loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam
a, Tín ngưỡng phồn thực
- Coi trọng biểu tượng sinh thực khí (vật mô phỏng công cụ tạo ra sự sinh sản)
và hành vi giao phối, niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở. Đây là một niềm tin đặc biệt.
- Mục đích: Người ta tin rằng việc thờ cúng này thể hiện sự sinh sôi nảy nở của
con người, mùa màng tốt tươi.
- Nguyên nhân: Với xã hội nông nghiệp trông lúc nước, việc mùa hàng tốt tươi mang ý nghĩa rất lớn - Biểu hiện:
+ Thờ cúng: thờ sinh thực khí, thờ bộ phận sinh sản của con người vì đó là
những cái thuộc về con người
+ Nghệ thuật: Người ta vẽ, đúc tượng, tổ chức trò chơi về các sinh thực khí, đặc
biệt là các hành vi trêu ghẹo, bông đùa
+ Văn học: Đố tục giảng thanh (đố về các hành vi giao phối của con người, đố
thì tục nhưng giảng ra lại có những ý nghĩa nhất định), Thơ Hồ Xuân Hương
(Những bài thơ của bà như Gái ngủ ngày, bài thơ miêu tả hiện tượng khác nhưng
lại làm cho ta cảm giác đnag miêu tả về hành vi giao phối của con người)
+ Lễ hội: trệu ghẹo, trò diễn sinh thực khí như trò Bắt trạch trong chum. Nếu
xét trong bình diện chung thì xã hội Nho giáo có khoảng cách giữa nam và nữ.
Nhưng dưới các làng thì nhiều khi Phép vua thua lệ làng, là nói đến tính tự trị.
Nam với nữ trong ngày lễ hội không có khoảng cách địa vị, thê hiện tính bản địa
của nền VH Vn, khác với những cái Nam nữ thụ thụ bất thân như ảnh hưởng của
Nho giáo - Là trầm tích trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự sống động, thể hiện
nền vh dân gian ở bên dưới. Khi chịu ảnh hưởng của nho giáo, những lễ nghi chỉ
là cái bên trên, còn tín ngưỡng phồn thực dân gian vẫn tồn tại ở bên dưới.
VD: Các vật giống nam và nữ được dân gian vùng Ðất Tổ xưa gọi là cua mo cò
gỗ tên khoa học là Linga và Yoni. Vì theo quan sát trực giác thấy chúng là thứ
trực tiếp của mọi sự sinh sản phát triển nên mới được coi là vật thiêng để thờ tự.
Vì trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ nên tín ngưỡng phồn
thực được thể hiện khác nhau ở mỗi địa phương. Có nơi cầu hèm trực tiếp gọi là
thực hiện nam nữ tính giao đích thực như số làng ở Lâm Thao, Cẩm Khê, cầu tế
lúc nửa đêm rồi tắt đèn cho trai gái ôm nhau... Phần nhiều các làng khác lại thờ
lễ cầu hèm tượng trưng. Xóm Quẽ ở làng Mường Thu Cúc (huyện Thanh Sơn)
người ta thờ dâm thần là nam giới. Miếu thờ làm trước bến tắm của đàn bà con
gái với ý tưởng cầu mong thần phù hộ cho họ được sinh năm đẻ mười. Dân gian
giải thích miếu thờ ở đấy cho thần ngày ngày được xem đàn bà tắm.
b, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng Làng
-Tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào Việt
Nam thời thuộc Đường đã lan truyền đến các làng xã và nhanh chóng bám rễ
vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng.
- Đây là tín ngưỡng độc đáo mà tất cả các làng đều có ngôi đình. Đình làng
chính là nơi thờ thành hoàng làng
- Thành hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành, nếu hào có nước nước sẽ
gọi là trì (thành trì). Các làng ở VN chúng ta không bao giờ có thành bao quanh
mà chỉ có lũy tre làng, nhưng cta vẫn gọi vị thần thờ trong làng là Thành Hoàng
Làng. Tín ngưỡng này cta chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng Trung Hoa.
- 2 tín ngưỡng thành hoàng:
+ Thành hoàng ở kinh đô, tỉnh: Trước kia ở Thăng Long, thần Bạch mã, vốn là
hiện thân của thần sông Tô Lịch thì cũng chính là thành hoàng làng của kinh
thành Thăng Long. Một số tỉnh trước kia cũng thờ vị thành hoàng là ng bảo hộ cho cả tỉnh
+ Nổi bật nhất vẫn là thờ thành Hoàng ở làng
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XVI. Người
ta bắt đầu xây các ngôi đình ở các làng. Trc đó có đình rồi nhưng chỉ mang ý
nghĩa là trạm dừng chân, nơi hóng mát. Sau đó ngôi đình đã trở thành nơi thờ
của thành hoàng làng, ng bảo trợ cho không gian của làng đó.
- Phân loại thành hoàng làng
+ Giới: Nam thần; nữ thần + Nguồn gốc:
-Thiên thần: thần của các hiện tượng thiên nhiên mây mưa sấm chớp: Thánh Gióng.
-Nhiên thần: Vua Cha Bát Hải Động Đình, Thuỷ Tinh (thuỷ thần); Sơn Tinh,
Cao Sơn Đại Vương, Thánh Minh Vương (thần núi)
Nhân thần: Người thường nhưng có công trạng, sự tích với làng nên được làng thờ phụng.
*Chính thần – Người có công trạng với làng với nước, được tôn vinh, được triều
đình sắc phong (Thượng Đẳng Phúc Thần – Có công trạng lớn; Hai Bà Trưng;
Ngô Quyền,…; Trung Đẳng Phúc Thần – những vị thần dân làng thờ đã lâu, có
họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc
là những thần có chút linh vị; Hạ Đẳng Phúc Thần – vị thần có công với dân làng)
*Tà thần, dâm thần: Xuất thân thấp kém, thần gắp phân, thần ăn xin,….(thờ do
sau cái chết những người này có chuyện xảy ra với làng: ăn nên là ra hoặc gặp khó khăn thiên tai)
+ Sắc phong: Bắt đầu từ thời Hậu Lê bắt đầu sắc phong cho vị thần thành hoàng
làng gồm: Tối linh thượng đẳng thần; Thượng đẳng thần; Trung đẳng thần. Sắc
phong là thể hiện quan điểm của nhà nước quân chủ.
- Cơ sở thờ tự: đình làng (vừa là nơi thờ thành hoàng làng, vừa là nơi hội họp
quyết định việc làng), phối thờ ở đền. Có nhiều nơi thành hoàng làng được thờ ở cả 2 nơi.
- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Lễ
hội tại đình chính là lễ hội chung của cả làng.
-Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội.
Lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện
có ý nghĩa nào đó. Hội là dịp để vui chơi tổ chức cho đông đảo người dân tham
gia, theo phong tục hoặc dịp đặc biệt.
-Bản thân giữa Lễ và Hội trong một Lễ hội cũng có tính đối ứng (thiêng-thực,
động-tĩnh, đạo-đời…). Ngoài các nghi thức chặt chẽ thì Lễ hội cũng còn mang
tính đặc biệt ở chỗ hệ thống trò chơi dân gian đặc đắc, đa dạng (gắn với trí tuệ,
sức mạnh, giải trí, tài ăn nói, nghề nghiệp), các trò diễn dân gian…
-Về phong tục, lễ hội hàng năm của Đình, dân làng thờ cúng 5 kỳ trong năm vào
các ngày 7 tháng giêng , 23/3, 10/3, 15/8 và 23/1 (âm lịch)
c, Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Có nguồn gốc là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng
với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo, quan niệm về tứ bất tử, thể hiện Nguyên
lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam
- Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất
hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu ngự
trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu thượng thiên cai quản vùng trời, Mẫu
thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng đồi núi. Mẫu tứ
phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người cai quản thế giới con người.
- Không gian: miền Bắc và Bắc Trung Bộ, trung tâm ở Nam Định
- Đối tượng thờ: trung tâm là mẫu Liễu Hạnh, bên cạnh đó còn có 3 vị mẫu biểu tượng cho thiên nhiên
- Là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất đặc sắc. Vì nó tích hợp giữa đạo lí
truyền thống và các yếu tố của đạo giáo, phật giáo. Ngày nay nếu đi vào trong
các phủ Tây Hồ- Hà Nội, Phủ Dày Nam Định thì không chỉ có các mẫu đc thờ
mà các đối tượng khác như thờ hổ thờ rắn cũng ở tỏng đó
- Năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa truyền
thống, thể hiện nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ. Nói đến
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thì chúng ta không thể không nói đến hiện tượng
Lên đồng- sự giao tiếp giữa con người với thế giới siêu nhiên. Là hiện tượng
nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điẹn thần của đạo mẫu và các ông
đồng bà đồng để cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu tài lộc.
Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với
ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh
của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức hút mọi tầng lớp
trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người
sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng biết, biết đối nhân xử thế, thờ phụng
ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân với nước.
d, Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Khái niệm: Đây là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ thuộc vào tự
nhiên, không giải thích được tự nhiên và là nhu cầu đời sống tâm linh.
- Nguồn gốc: Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình
phát triển của con người. Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp - Biểu hiện:
+, Tôn sùng các hiện tượng tự nhiên, cụ thể là tín ngưỡng thờ tứ pháp: các bà
Mây – Mưa – Sấm - Chớp – những hiện tượng có vai trò rất lớn trong cuộc sống
của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi Đạo Phật hiện nay du nhập vào Việt
Nam thì nhóm nữ thần Mây – Mưa – Sấm - Chớp được nhao nặn thanh hệ thống
Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Tháp Lôi, Tháp Điện. Lòng tin của người dân vào
Tứ Pháp mạnh mẽ đến nỗi thời nhà Lý, triều đinh đã rướt tượng tháp Vân về
Thăng Long cầu đảo, thậm chí rướt theo đoan quân đi đanh giặt,…
+, Tôn sùng không gian, thời gian: Thần không gian được hình dung theo
nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và
bốn hướng. Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta
thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển. Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống
vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười Hai Bà Mụ.
+ Tín ngưỡng tôn sùng động vật, thực vật: Động vật: Chim, chim, rắn, cá sấu –
phổ biến ở vùng sông nước – thuộc loại động vật phổ biến hàng đầu.
Người Việt có câu: “ Nhất điều, nhì xà, tam ngư , tứ tượng”. Thiên hướng nghệ
thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên hướng biểu
trưng: “Tiên”, “Rồng”.Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng
Bàng” và là giống “Rồng Tiên”.
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa: Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là
vùng Người Việt hay các vùng dân tộc đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn
Lúa, Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau,
cây Đa, cây Dâu, quả Bầu…
- Ý nghĩa: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt,
có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
e, Tín ngưỡng súng bái con người
- Định nghĩa: Thần thánh hóa, thiêng hóa người đã khuất, người có công. Niềm
tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng
ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở
hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á,
nhưng, theo quan sát của nhà dân tộc học người Nga G. G. Stratanovich thì nó
phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt. Đối với người Việt, nó gần như trở
thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt
bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người miền Nam gọi là Đạo Ông Bà.
Trong phạm vi thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng. Đây là
vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó.
Khái niệm “Thành Hoàng” là một từ Hán-Việt xuất hiện sau này ở cộng đồng
người Việt Nam chỉ một khái niệm đã có từ lâu đời mà người các dân tộc miền núi gọi là ma làng.
· Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng.
Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú) (nay là Việt Trì, Phú Thọ) nơi đóng đô của
các vua Hùng thời xưa, Ngày 10-3 là ngày giỗ tổ
. Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người
không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.
. Tản Viên (với truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”) và Thánh Gióng (với
truyền thuyết “‘Thánh Gióng”) là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của một
cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với
môi trường tự nhiên là chống lụt và, mặt khác, đối phó với môi trường xã hội là
chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước.
· Chử Đồng Tử – người nông dân nghèo khổ, với hai bàn tay trắng, đã cùng vợ
gây dựng nên phố xá sầm uất – chính là hiểu tượng cho ước mơ thứ nhất
· Liễu Hạnh – người con gái quê ở Vân Cát (Vụ Bản, Nam Hà), tương truyền là
công chúa con Trời, ba lần (con số 3!) từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng,
xin xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do, hạnh
phúc – chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai . Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người. Như vậy
, tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân
tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên
kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc
sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hành tín ngưỡng + Tích cực
Tín ngưỡng đã góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, tâm
linh của người dân. Sự gửi gắm niềm tin của người dân vào các vị thần
linh thể hiện nhu cầu tìm kiếm sự che chở, sự cứu giúp của các thế lực
siêu nhiên trong khát vọng được giải thoát khỏi khổ đau, vươn tới cuộc
sống công bằng, hạnh phúc.
Nhu cầu sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của một bộ phận nhân dân. Đến với
các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội, người dân được tham gia và thưởng thức
các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như: nghệ thuật chầu văn và
những điệu múa lên đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu; các tích diễn, trò
diễn diễn tả cuộc đời, sự nghiệp của các vị thần linh được thờ phụng trong
các lễ hội...Thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian, người dân được
trở về với các giá trị văn hoá của cha ông, làm sống lại các phong tục, tập
quán từ ngàn xưa của dân tộc.
Nhân dân tìm được chỗ dựa tin cậy vô hình vào thần thánh, tạo cho họ sự
bình tâm, sự tự tin hơn vào bản thân để vượt qua những khó khăn, bất trắc
trong cuộc sống. Điều đó cho thấy, tín ngưỡng dân gian đã phần nào thỏa
mãn nhu cầu tâm linh nói riêng và nhu cầu văn hóa tinh thần nói chung
của đông đảo nhân dân. + Hạn chế
Thứ nhất, nhiều lễ hội, tín ngưỡng đang
có chiều hướng phát triển thiên
lệch, xa rời dần bản chất; nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa
truyền thống trong lễ hội, tín ngưỡng có xu hướng lệch lạc.
Trong hoàn cảnh xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, người dân đang
có xu hướng trở về với những giá trị truyền thống trong các loại hình tín
ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ các anh hùng dân tộc,
thờ mẫu...,là biểu hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tuy
nhiên, bên cạnh mặt tích cực này thì một bộ phận không nhỏ người dân
tham giavào các hoạt động tín ngưỡng không bằng tâm thành kính, hướng
về cội nguồn, mà mang tính chất vụ lợi, thực dụng. Tâm lý trông chờ vào
sự trợ giúp của thần, thánh xuất hiện ở nhiều người và nhiều tầng lớp
người trong xã hội. Hoạt động lễ hội,tín ngưỡng sôi động trở lại nhưng
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được dung nạp, duy trì
hàng nghìn năm trong hệ thống tín ngưỡng đang bị phát triển thiên lệch.
Thứ hai, công tác bảo tồn, trùng tu di tích, khôi phục các loại hình lễ
hội,tín ngưỡngđang có xu hướng làm sai lệch hoặc biến dạng những giá
trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc
Phong trào rầm rộ khôi phục các lễ hội và các di tích lịch sử- văn hóa gắn
với tín ngưỡngnhững năm gần đây, do không được hướng dẫn, quản lý
chặt chẽ bởi các ngành chức năng đã nảy sinh không ít những vấn đề phức
tạp. Nhiều công trình tín ngưỡng được xây dựng theo mô típ xa lạ với giá
trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống; nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo
nhưng lạimất đi vẻ cổ kính, trang nghiêm, làm mai một hoặc sai lệch các
giá trị nghệ thuật. Hiện tượng cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử- văn hóa
bị xuống cấp chưa được quan tâm đúng mức hay cơ sở tín ngưỡng bị mất
sắc phong, đồ thờ tự hoặc bị chiếm dụng đất đai vẫn còn diễn ra ở một số
địa phương.Hiện tượng đưa các linh vật lạ, bứchoành phi, câu đối không
phù hợp; những tranh, ảnh, tượng thờ mới ít có tính thẩm mỹ vào không
gian thờ tựlàm giá trị nghệ thuật của cơ sở tín ngưỡng trở nên khập
khiễng, tân, cổ lẫn lộn,… vẫn còn tồn tại.
Do thiếu sự nghiên cứu đầy đủ nên nhiều nghi lễ, lễ hội được phục dựng
không theo nguyên mẫu gốc; khi phục dựng và tổ chức lễ hội thì người
dân - với tư cách là chủ thể của các sinh hoạt tín ngưỡng lại bị gạt ra
ngoài quá trình đó. Nhiều lễ hội đã bị sân khấu hóa, trở nên xơ cứng.
Thứ ba, nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có tác động mạnh mẽ đến
đời sống tôn giáo làm biến dạng nhiều giá trị văn hóa tôn giáo truyền
thống, gây tác động xấu đối với xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Sự tác động của hệ thống tín ngưỡng dân gian đến đời sống tôn giáo diễn
ra suốt chiều dài lịch sử với cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một
mặt tín ngưỡng dân gian góp phần cải biến các tôn giáo ngoại nhập, mặt
khác chúng tự làm giàu, phong phú thêm bằng các giá trị văn hóa tôn
giáo. Đến lượt mình các tôn giáo góp phần củng cố, duy trì, chuyển tải
nhiều giá trị văn hóa tín ngưỡng. Tuy nhiên, sự tác động của tín ngưỡng
với tôn giáo đã làm xuất hiện và gia tăng các hoạt động tôn giáo lệch
chuẩn, làm nhiều giá trị văn hóa tôn giáo bị biến dạng, gây tác động xấu tới xã hội.
Thí dụ trong Phật giáo, các hoạt động của tín ngưỡng như: đốt vàng mã,
dâng sao giải hạn, xem ngày, kén giờ, bói quẻ, xóc thẻ, xin xăm,… đang
trở thành những sinh hoạt lấn lướt các giá trị văn hóa Phật giáo; các nghi
lễ cầu an, cầu siêu đang đi quá xa tinh thần Phật giáo ban đầu và trở thành
cách thức kiếm tiền của không ít tăng ni, phật tử.
Thực trạng trên đặt ra vấn đề là cần có những quy định pháp lý rõ ràng
cho việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội; cần có sự phân cấp và
có những quy định chặt chẽ về sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên
ngành và liên ngành trong quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, văn
hóa lễ hội nhằm đưa sinh hoạt tín ngưỡng lễ hội vào nề nếp, định hướng
các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội theo hướng phát huy những giá trị tốt
đẹp về văn hóa, đạo đức truyền thống trong hệ thống tín ngưỡng, đưa sinh
hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trở lại đúng với tinh thần nhân văn, nhân bản vốn có của nó.
Câu 2: Văn hóa Đông Sơn: bối cảnh, đặc trưng, thành tựu văn hóa.
-Bối cảnh: Công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam từ năm 1954 đến nay
đã xác định được rõ ràng Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá thuộc sơ kỳ thời đại
đồ sắt, tồn tại khoảng gần một thiên niên kỷ, từ thế kỷ VIII trước Công Nguyên
đến thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Tuy nhiên ở nhiều nơi thuộc khu vực nền
văn hoá này còn có thể kéo dài tới thế kỷ II - III sau Công Nguyên.
-Văn hoá Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trước văn
hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng
bằng các con sông lớn ở miền bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng.
Phạm vi phân bố của nền văn hoá Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền bắc Việt Nam.
- Văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa) miền Bắc, hình thành trên cơ sở văn hóa
Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả).
Từ thời Pháp thuộc người ta đã tìm thấy rất nhiều công cụ lao động bằng đồng.
Sau này ở nhiều nơi khác ở miền bắc như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội người ta
cũng tìm thấy những công cụ tương tự Thanh Hóa nên gọi chung là Văn hóa
Đông Sơn- nền văn hóa đồ đồng. Chuẩn bị cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên: Nhà nước Văn Lang.
Đặc trưng và Thành tựu văn hóa:
1. Về phương thức sản xuất:
- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đống vai trò chủ
đạo. Ngoài ra còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà... dùng để lấy sức kéo, lấy thịt.
- Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau và hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa.
- Các loại hình công cụ của cư dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai,
thuổng và đặc biệt là lưỡi cày đồng.
- Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu:
+ Nghề luyện kim màu: Đây là thời đại kỹ thuật luyện đồng thau đạt đến trình
độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, nhiều chủng loại. Đặc biệt là
luyện kim đồng đạt đến đỉnh cao phong phú, đa dạng. Với sự tiến bộ về mặt kĩ
thuật, người ta đã tìm thấy các mỏ đồng hoặc mua đồng ở nơi khác.
-Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hóa đông sơn.
+ Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, có tiến bộ về sử dụng chất
liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng.
+ Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển như nghề thủy tinh, nghề mộc, nghề dệt...
2. Về văn hóa sinh hoạt vật chất:
- Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là Cơm- Rau- Cá biết tận dụng môi trường tự nhiên.
-. Khác với cư dân trước đó (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân Đông Sơn bắt đầu ăn
gạo tẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu lí giải bằng sự bùng nổ dân số vào
giai đoạn đầu của văn hoá Đông Sơn; khiến cho cư dân phải mở rộng diện cư trú
đến những vùng đất mới. Ngoài gạo họ còn ăn các loại hoa màu; rau quả; thuỷ sản.
- Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng,
đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi, chõ, mâm, chậu...
- Đặc trưng nhà ở người Việt cổ:
+ Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lứa.. có sẵn trong tự nhiên. Tre được dùng để làm
kèo, uốn, hoặc chẻ ra để đan; gỗ lim, gỗ xoan.. để làm cột nhà. Rơm, rạ, lá cọ, lá
dừa... dùng để lợp mái. Đất nung để xây tường.
+ Kiểu dáng mang đậm dấu ấn sông nước, chủ yếu là nhà sàn hình mai rùa, hoặc hình thuyền.
+ Quy mô nhà ở vừa phải, hài hòa với thiên nhiên. Nhà chú ý tới chiều ngang,
rộng theo số lẻ là 3 gian, 5 gian; bậc nhà cũng theo số lẻ. Nhà 5 gian thì gian
giữa để thờ, 2 gian bên để sinh hoạt, còn 2 gian trái là buồng ngủ.
+ Vị trí chọn hướng sông, suối, hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà không
được xây chính giữa với cửa nhà mà được xây lệch sang bên trái hoặc bên phải.
Cửa nhà thường chọn hướng nam, hoặc đông nam có gió biển mát. Còn bếp
chọn hướng tây tránh gió bắc.
- Không gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng, xung quanh nhà là vườn cây, ao cá...
* Văn hóa trang phục:
- Trang phục chất liệu chủ yếu là bằng tơ tằm, sợi bông..phù hợp với điều kiện
thời tiết và công việc đồng áng.
- Phụ nữ mặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi trần.Ngày hội trang phục cầu
kỳ hơn, cả nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằng lông vũ hoặc là cây,
đầu đội mũ lông chim. Thời kỳ này đã xuất hiện trang phục của giới quý tộc.
- Người Đông Sơn ưu thích đồ trang sức; họ đeo đồ trang sức ở tay; cổ tay và cả
ở chân. Đồ trang sức thường được làm bằng đồng; thuỷ tinh; song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý.
- Phụ nữ thườn để tóc cắt tóc ngắn để xõa ngang vai, bới tóc trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng.
* Trang sức khá đặc trưng như nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo
vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn và phổ biến là vòng chân.
* Vê phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là
đường sông, ven biển. Thuyền có 2 loại là thuyền độc mộc và thuyền ván ghép
từ đó mà hình thành các điệu lý, điệu hò hát giao duyên.
3. Về văn hóa sinh hoạt tinh thần:
- Về tư duy và nhận thức: người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng
như công cụ sản xuất( cuốc, cày..), công cụ sinh hoạt( dao, bình..), công cụ chiến đấu( giáo, mác...).
- Về tư duy toán học: đạt đến trình độ nhất định như tuy duy đối xứng gương,
đối xứng trục. Con người thời này đã có tri thức thiên văn học.
- Về nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và
nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông- đàn bà, núi biển...
- Xuất hiện huyền thoại: Con rồng cháu tiên, sơn tinh thủy tinh, thánh gióng, sự
tích bánh chưng bánh dày.
- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc là ngành nghệ thuật quan trọng đã
khá phát triển thể hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn, nghệ thuật
tạc tượng, nghệ thuật kiến trúc đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là
sự phát triển vượt bậc, là 1 biểu tưởng văn hóa, cũng là 1 nghệ thuật giá trị đặc
sắc. Trống đồng xuất hiện đầu tiên từ thời Việt cổ, Thể hiện một trình độ nghệ
thuật và điêu khắc tài tình của những người xưa, Thể hiện lại những sinh hoạt
đời thường, nét văn hóa độc đáo của người dân, Được dùng nhiều trong chiến
tranh, lễ mai táng, nhạc cụ dân tộc.
- Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề trồng lúa nước
(Ví dụ: tục thờ mặt trời, tục thả diều....)
- Về chữ viết: chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí đồng
thau, các đường nét còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra, còn có các
dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ gốm. Trong đó có loại hình văn tự thắt nút
dùng 1 số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin.
- Về kỹ thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc
đáo về hình dáng, phong phú về số lượng. Vũ khí văn hóa Đông Sơn, bên cạnh
những loại vũ khí có tính kế thừa truyền thống từ giai đoạn trước như giáo, lao,
qua, mũi tên, rìu chiến, đã có thêm loại vũ khí tiến bộ nhất lúc bấy giờ là nỏ và
mũi tên ba cánh - một loại vũ khí vừa để phòng thủ vừa tấn công tầm xa. Những
hình ảnh cỗ máy bắn nỏ được đặt trên các lâu thuyền được khắc họa trên hoa
văn trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ… Có thành quách với các bức thành kiên
cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ mà tiêu biểu là thành
Cổ Loa nay thuộc huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Về phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma
chay, phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội cầu, hội nước..
* Vị trí của văn hoá Đông Sơn trong tiến trình và phát triển của văn hóa việt nam:
- Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng với văn hóa Óc
EO, văn hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa" của người Việt.
- Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với
các nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ
đầu sau công nguyên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3: Tính nông nghiệp trong các thành tố văn hóa Việt Nam
Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn được biết tới là một quốc gia có nên văn
hóa vô cùng phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Sự khác biệt
về cấu trúc địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư và sự khác nhau về
lối sống, lối sản xuất đã tạo ra nhiều vùng văn hóa có những nét đặc trưng
riêng tại Việt Nam.Và đó cũng là nguyên do hình thành nên loại hình văn
hóa gốc nông nghiệp mà hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. Việt Nam
là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á - khu vực điển hình của vùng
văn hóa Phương Đông. Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ
nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng
đồng bằng trú phú nên đã hình thành nghề trồng trọt. Chính vì vậy mà
chúng ta có những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp:
3.1. Thành tố văn hoá vật chất
a, Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên
+, Thời kinh tế nông nghiệp thì trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi. Tính
chất thực vật và môi trường sông nước xét từ góc độ môi trường tự nhiên
ảnh hưởng khá rõ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam ở nhiều
phương diện như: ăn, mặc, ở, đi lại…
-Văn hóa ăn uống của người Việt Nam Ăn uống (ẩm thực) là một trong
những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người để duy trì sự sống.
Nhưng, khác xa với con vật, ăn uống của con người còn là một hành động
mang tính văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn.
-Nếu các cư dân của nền văn hóa gốc du mục (phương Tây) thiên về ăn
thịt và các chế phẩm từ sữa động vật thì ăn uống của người Việt Nam lại
bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.
- Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn: có thể nói, văn minh Việt
Nam là nền văn minh thực vật. Người Việt Nam không có truyền thống
chăn nuôi đại gia súc lấy thịt ăn nên cơ cấu bữa ăn truyền thống được mô
hình: cơm - rau - cá (mắm). Trong bữa ăn thiên về thực vật ấy, lúa gạo
đứng đầu bảng. Tục ngữ có những câu như: Người sống về gạo, cá bạo về
nước; Cơm tẻ là mẹ ruột; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi
mọi đường. Người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm.
-Trong bữa ăn của người Việt Nam, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở
một trong những trung tâm trồng trọt, rau quả của Việt Nam mùa nào thức
ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì Đói ăn rau, đau uống
thuốc; Ăn cơm không rau như đau không thuốc; Anh đi anh nhớ quê nhà,
nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương; Tương cà là gia bản…
-Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam là các loại thủy hải
sản- sản vật của vùng sông nước: Con cá đánh ngã bát cơm; Có cá đổ vạ
cho cơm… Từ các loài thủy hải sản, người Việt Nam chế tạo ra một thứ
đồ chấm đặc biệt là nước mắm. Với người Việt Nam, từ bữa cơm thường
trong gia đình cho đến những bữa tiệc đãi khách sang trọng, nhất định
không thể thiếu bát nước mắm.
-Ở vị trí cuối cùng trong bữa ăn người Việt Nam là các loại quả cây tráng
miệng, rồi đồ uống, hút như trầu cau, thuốc lào, nước chè, nước vối… hầu
hết đều là những sản vật của nghề trồng trọt Đông Nam Á.
+, Mỗi dân tộc có cách mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành
biểu tượng của văn hóa dân tộc. Văn hóa mặc của người Việt Nam mang
đậm dấu ấn nông nghiệp. Để đối phó với khí hậu nóng ẩm, người Việt
Nam ưa sử dụng chất liệu may mặc mềm, mỏng, nhẹ, thoáng, thấm mồ
hôi; cũng là những chất liệu có nguồn gốc thực vật, sản phẩm của nghề
trồng trọt nông nghiệp: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, the, đũi, gai, bông,
đay… Trong khi đó, người phương Tây ưa dùng chất liệu là da, lông thú…
+,Để ứng phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm nên người Việt Nam ưa
thích nhà hướng Nam, nhà cao cửa rộng. Tục ngữ có câu: Lấy vợ hiền
hòa, làm nhà hướng nam… Cấu trúc nhà như vậy, tạo không gian thoáng
mát, giao hòa với tự nhiên, khác với kiến trúc nhà phương Tây ở xứ lạnh,
nhà đóng kín, trần thấp, tường dày, cửa ít để giữ hơi ấm. Nhà của người
Việt “cao” là để ứng phó với lụt lội, ẩm ướt, côn trùng…; “cửa rộng” là để
đón gió mát và tránh nắng.
+ Tính cộng đồng của văn hóa nông nghiệp thể hiện ở việc trong nhà
không chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như nhà ở của người phương
Tây. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách, cho
nên đặc biệt chú ý đến không gian dành để thờ cúng tổ tiên và không gian
dành cho việc tiếp khách.
- Về đi lại, trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp
sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì chỉ đi
gần (từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương). Nhiều cụ già ở nông thôn, suốt
đời không hề bước chân ra khỏi làng mình. Vì vậy, dễ hiểu là tại sao ở
Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ kém phát triển.
b, Văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng:
Con người không thể sống riêng lẻ mà phải sống cùng nhau, sống với
nhau và tạo thành cộng đồng. Xã hội chính là sự tổ chức mối quan hệ giữa
người với người. “Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Tương ứng
với mỗi hình thức tổ chức xã hội sẽ hình thành những chuẩn mực, quan
niệm, lối sống... Con người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp và
tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối sống... được cộng đồng thừa
nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ
con người với xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau,
trong đó xã hội giữ vai trò quyết định.
Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để cá nhân phát triển.
Và cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể thúc đẩy
sự phát triển xã hội. Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội
nông nghiệp, nền văn hoá của nó cũng là văn hoá nông nghiệp. Trong xã
hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc đã tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều
này làm nảy sinh nguyên tắc: giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên
giá trị cá nhân. Cá nhân bị hoà tan trong cộng đồng, nếu tách riêng ra cá
nhân không có ý nghĩa. “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ
có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc
của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả” (1) .
Có ba nguyên lí cơ bản tập hợp cá nhân thành xã hội là cùng dòng máu
(gia đình), cùng chỗ ở (làng xóm), cùng lợi ích dân tộc (quốc gia)
Về cách thức tổ chức cộng đồng, lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng
với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho
phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến xuất hiện nhiều triết lí sống:
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Hay như: “Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy”
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng,
dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ
phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống
trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập
thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co
giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng
tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: “Một bồ cái lí
không bằng một tí cái tình”… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết
công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…Ví dụ như người Việt
chúng ta thường có thói quen vi phạm các quy tắc giao thông như vượt
đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay gian lận
điểm thi THPTQG ở tỉnh Hà Giang
3.2. Thành tố văn hoá tinh thần a, Tín ngưỡng
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy tính nông nghiệp có ảnh hưởng rất rõ tới tín
ngưỡng và các tục lệ thờ cúng của người dân ta. Một trong những biểu
trưng rõ ràng nhất là tín ngưỡng phồn thực. Con người cần sinh sôi, mùa
màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ
sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và
thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có
dân tộc thờ việc này). Các nghi lễ thờ cúng thần nông nghiệp, các ma
thuật phục vụ mùa màng, các hình thức khác nhau của tục hèm, kiêng cấm
trong trồng trọt, những dị đoan về mối liên hệ tình dục con người với sự
mắn đẻ sinh sôi của vật nuôi và cây trồng đều gắn liền với tín ngưỡng phồn thực.
Nói đến tín ngưỡng phồn thực, chúng ta đều hiểu rằng đó là nói đến tiếng
vang nào đó của tín ngưỡng nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu nhiên
giữa con người và đất đai, cây trồng với vật nuôi. Không những thế, nghề
lúa nước cũng rất trọng phụ nữ. Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm
1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không
những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là
Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v...). Trong đó, bà Trời, bà Đất, bà
Nước là những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất,
thân thiết nhất với cuộc sống của người nông dân trồng lúa nước. Ba vị
này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ. Tiếp theo trời, đất và nước là
những nữ thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp – các hiện tượng tự nhiên có
ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, nhóm nữ thần này trở thành hệ
thống Tứ Pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần
Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng và
Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Bên cạnh đó, trong quá trình
lao động, con người và tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau. Tự nhiên cung
cấp cho ta môi trường, các thành phần để trồng trọt như: nắng, nước,
đất,... và chúng ta khai thác thế mạnh của thiên nhiên, đồng thời cũng
chống lại các thiên tai của tự nhiên.
Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa
đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là tín ngưỡng dân gian thuần Việt,
có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi
của xã hội. Trong tín ngưỡng này có việc thờ thực vật và động vật. Về
thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa. Ở mọi miền đất nước, dù là người
Việt hay các vùng dân tộc thiểu số, đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn
Lúa, Mẹ Lúa, … Tục thờ hạt lúa thần, gọi vía lúa, rước lúa, cầu mưa, rước
nước, tịch điền, hạ điền,... là sự biểu hiện lòng tôn kính “Thần Lúa” của người nông dân.
Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, đặc biệt là thờ các
loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu. Người
Việt có câu: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng”. Thiên tướng nghệ
thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức
biểu trưng: Tiên, Rồng. Theo như truyền thuyết thì tổ tiên người Việt
thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên”. Như vậy, ta có thể thấy
rằng, nghề trồng lúa ảnh hưởng rất nhiều tới tập tục thờ cúng và tín ngưỡng của nhân dân ta.
b, Tư tưởng – Tôn giáo *Tư tưởng
Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc
vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất, nước, mưa, nắng…Nắng, mưa
nhiều quá hoặc không nắng, không mưa đều nguy hiểm cả. Nên Người
Việt có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông
ngày, trông đêm.” Hay: “Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên biển lặng
mới yên tấm lòng” Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình thành
lối tư duy tổng hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm).
Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm
không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa
chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú
trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta quan sát từng
yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm trong sản xuất,
trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng, có thể truyền lại cho nhiều
đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô khan đó thành
những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Ví dụ
như: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa” “Cơn đằng Đông vừa trông vừa
trông vừa chạy Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi. Cơn đằng Bắc, đổ thóc
ra phơi Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.” “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Đó chính là đặc trưng tư tưởng của văn hóa gốc nông nghiệp mà nông
nghiệp lúa nước là điển hình. *Tôn giáo
Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn
quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố: ở Việt Nam không
những không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới
(Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận và
đều bình đẳng giữa các tôn giáo. Việt Nam là một nước đa tông giáo với
khoảng 13 đạo khác nhau. Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công nhận
thì đều bình đẳng trước pháp luật và điều này đã được ghi lại tại điền 24
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c, Phong tục, lễ tết , lễ hội *Phong tục
Ngoài ra trong các phong tục tập quán của người Việt tính nông nghiệp
cũng được thể hiện rõ nét. Như mục đích của kết hôn đối với cư dân nông
nghiệp hôn là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát
triển nguồn nhân lực từ đó có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của nghề
trồng lúa, khi xem xét con người trong quan hệ hôn nhân, người nông
nghiệp Việt Nam quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ: “Mua
heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”, “Ăn mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con. *Lễ tết
Bởi vì tính nông nghiệp mang tính thời vụ cao và có lúc phải bận tối mặt
tối mũi nên người việt thường mang tâm lí ăn bù, nghỉ bù bằng những đợt
lễ dài này như lễ Tết. Trong những ngày này dân ta thường có tục gói
bánh chưng, bánh dày với cây lúa và hình ảnh chiếc bánh chưng vuông
vắn, đầy đặn với đủ nguyên liệu từ thực vật như gạo nếp, đậu xanh đến
thịt mỡ là động vật thể hiện tính hài hoà và mang ước vọng sống hài hoà
với thiên nhiên, cầu mong một năm mới với vụ mùa bội thu. *Lễ hội
Lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên nét riêng của
bản sắc văn hóa Việt Nam, và đất nước ta có rất nhiều lễ hội với những
mục đích, hoạt động khác nhau. Đặc biệt, những lễ hội về nông nghiệp rất
đa dạng và phong phú. Các hoạt động văn hóa xoay quanh nghề trồng lúa
trải dài từ Bắc chí Nam, có ở trong cả cộng đồng người Việt tới buôn làng
của những người dân tộc thiểu số.
Một trong những lễ hội tiêu biểu về lúa nước là Lễ hội Vua Hùng dạy
dân cấy lúa ở phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đề cập đến truyền
thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội này được tổ chức nhằm tri ân
công lao của các Vua Hùng đã có công khai sáng nghề nông trong những
buổi đầu dựng nước. Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa gồm hai phần:
phần lễ và phần hội. Phần lễ có rất nhiều nghi thức trang nghiêm: tất cả
các bậc chức sắc trong làng cùng các quan viên, bô lão, dân làng tề tựu
làm lễ tế thành hoàng làng và cáo yết Thần Nông ở các ngôi đền Thượng,
Trung và Hạ, cầu cho mùa màng tươi tốt, rồi sau đó kéo nhau ra khu
ruộng Tịch điền để thực hiện một nghi lễ đặc trưng tiêu biểu là tái diễn
“Vua Hùng dạy dân cấy lúa”. Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao
niên làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền. Lễ vật
gồm có xôi gà, trầu cau, vài bó mạ và cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì
sẽ làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này sẽ vào vai Vua
Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng
ra ruộng cấy lúa. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng,
cấy xong bó mạ thì lên bờ. Tiếp theo đó, dân làng sẽ xuống cấy trong
không khí náo nhiệt tươi vui với mong muốn mùa màng bội thu và nhà nhà no đủ.
Các lễ hội về nông nghiệp còn xuất hiện trong những vùng dân tộc ít
người. Chẳng hạn như người H’rê ở làng Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê, huyện Kon
Plong, tỉnh Kontum thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa do
họ có truyền thống trồng lúa nước. Hàng năm, đồng bào H’rê vẫn duy trì
việc tổ chức nhiều nghi lễ đến trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu
nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho… Trước khi
bắt tay vào việc gieo giống, dân làng tổ chức một nghi lễ khá long trọng là
lễ đón bầu nước thiêng đánh dấu cho sự mở đầu của một năm trồng cấy.
Sau nghi lễ này, vào tháng Ba, già làng uy tín nhất trong Hội đồng già
làng sẽ chọn ngày để mở cửa kho thóc và chuẩn bị cho lễ gieo mạ. Đến
tháng Tám, khi lúa bắt đầu chín, Hội đồng già làng sẽ họp bàn để chọn ra
một ngày thực hiện lễ đón lúa từ ruộng về kho thóc.
Đây mới chỉ là những lễ hội tiêu biểu nhất, ngoài ra còn có vô vàn những
lễ hội lớn nhỏ khác nhau về nông nghiệp trên mọi vùng miền đất nước ta.
Chính vì vậy, nông nghiệp xuất hiện ở hầu hết các lễ hội, không chỉ ở
phương diện là chủ thể hướng tới của buổi lễ, mà còn xuất hiện trong lễ
vật thờ cúng. Tính nông nghiệp đã đi sâu vào văn hóa người Việt, tạo nên
những nét riêng độc đáo. d, Văn hoá giao tiếp
Trong giao tiếp người Việt Nam đề cao tình cảm, đề cao tình hơn lí. Điều
này là do cội nguồn của nền văn hóa gốc nông nghiệp vốn đề cao tình
cảm trong ứng xử cộng đồng. Khi giao tiếp với những người xung quanh,
người Việt Nam thường quy về mối quan hệ thân tình và xưng hô thân
mật như: anh, chị, cô, chú, bác, cháu…; hay cười để thể hiện sự thân thiện…
Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa quan tâm tìm hiểu đối tượng giao
tiếp của mình nên thường hỏi thăm tuổi tác, gia đình, quê quán, trình độ
học vấn… Điều này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò.
Vì ưa sự tế nhị, ý tứ, tránh làm mất lòng người khác nên khi giao tiếp
người Việt Nam thường đắn đo cân nhắc trước khi nói, hoặc nói vòng vo
khéo léo mà không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây.
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm
là thiếu tính quyết đoán. Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa sự khiêm
nhường và lịch sự nên thường hạ thấp khi nói về mình, còn đề cao đối
tượng giao tiếp… Điều này khiến người Việt Nam thiếu tự tin vào cá nhân mình.
Tóm lại, bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều và hội nhập ngày nay, đòi hỏi
người Việt Nam cần ý thức đầy đủ về ưu điểm và hạn chế trong văn hóa
giao tiếp của dân tộc. Từ đó, biết khắc phục hạn chế, biết tiếp thu và học
hỏi để nâng cao tầm hiểu biết, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp. 2.4.2. Đặc điểm nghệ thuậ
e, Nghệ thuật ngôn từ
Không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng và lễ hội, nghề trồng lúa nước còn ảnh
hưởng tới ngôn ngữ của người dân ta.
Vì nghề trồng lúa nước gắn bó với thiên nhiên, nên từ cách nói trong việc
đồng áng, ngôn ngữ dần dần hình thành với vốn từ ngữ phong phú để
miêu tả sự vật, hiện tượng và cả cảm xúc lẫn tâm tư của con người. Chẳng
hạn như từ “Đất nước” – từ vựng chỉ Tổ quốc, quốc gia – được cấu thành
từ hai từ “đất” và “nước”, cũng là hai yếu tố quan trọng trong trồng lúa.
Với cư dân làm nông nghiệp lúa nước, lúc cần thiết, người Việt lại lấy yếu
tố quan trọng đầu tiên trong bốn yếu tố chính của sản xuất nông nghiệp là
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để gọi Quốc gia: “Nước Việt
Nam”. Khi nhìn từng nhúm thóc được gieo trên đồng ruộng, con người ta
đã nghĩ ra một cách nói để miêu tả vốn hiểu biết của mình là “Một nhúm
kiến thức còm cõi”. Rồi đến những mùa vụ thu hoạch lúa, người nông dân
thường dùng cái ang để đong đo, từ đó, danh từ “ang” không chỉ dùng để
nói đến một đơn vị đo lường số cân lúa mà mà còn được dùng theo một
cách nói khác rất dễ thương: “Ngủ được một ang rồi”. Từ những chuyển
động, biến chuyển của cây lúa hay những hoạt động gieo trồng lúa nước
mà có những từ mang đậm chất nhà nông đã được chuyển nghĩa trong quá
trình giao tiếp của con người. Lấy ví dụ như thao tác ươm hạt giống đã
được đưa vào ngôn ngữ giao tiếp trong những cụm từ như “Ươm mầm
ước mơ” để chỉ việc con người nuôi dưỡng những ước mơ khát vọng của
mình. Hay với hiện tượng hạt giống ngoi lên khỏi mặt đất để bắt đầu quá
trình sinh trưởng, người Việt ta hay gọi là “mọc”.
Tuy nhiên động từ này không chỉ dùng cho mỗi cây lúa mà còn dùng cho
những hoạt động khác như khi Mặt trời xuất hiện ở phía Đông, ta sẽ nói là
“Mặt trời mọc”. Khi muốn nói đến những ngôi nhà mới thay phiên nhau
được xây dựng liên tục trên một vùng đất ta có thể nói là “Những ngôi
nhà mọc lên trên vùng đất mới”.
+Nghề trồng lúa nước không chỉ ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói hàng
ngày mà còn có đi sâu vào ca dao, tục ngữ, thơ ca và cả các tác phẩm văn chương.
-Về ca dao, tục ngữ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu có liên quan đến
nghề trồng lúa như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay,
giầm, sàng” hay là dùng hình ảnh cây lúa để ví von so sánh với con người
như câu: “Thân em như lúa nếp tơ/Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu”.
-Trong thơ ca, những yếu tố của nghề trồng lúa nước như đồng ruộng, cây
lúa, đất, nước,… cũng xuất hiện không ít. Trong những vần thơ của
Nguyễn Đình Thi, cánh đồng lúa cũng hiện lên đầy chất thơ mộng: “Mênh
mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/Cánh cò bay lả rập rờn”.
-Cả những người nông dân cũng đi vào những trang văn trong những tác
phẩm văn học nổi bật như: “Làng” và “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân,
“Dân quê” của tác giả Phi Vân, và vô vàn những áng văn xuôi khác. Nghề
trồng lúa nước đã ghi dấu ấn vào câu chữ và lời ăn tiếng nói của người
Việt ta, mở rộng và đa dạng hóa kho từ ngữ của dân tộc không chỉ trong
quá trình giao tiếp bình thường mà còn cả trong những vần thơ và câu văn đầy ý nghĩa.