-
Thông tin
-
Quiz
Ôn tập quản trị chiến lược - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
2 Theo cách tiếp cận của F. David, quá trình xây dựng chiến lược gồm có mấy giai đoạn?A. 1 giai đoạnB. 2 giai đoạnC. 3 giai đoạnD. 4 giai đoạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Ôn tập quản trị chiến lược - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
2 Theo cách tiếp cận của F. David, quá trình xây dựng chiến lược gồm có mấy giai đoạn?A. 1 giai đoạnB. 2 giai đoạnC. 3 giai đoạnD. 4 giai đoạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
1 Quá trình quản trị chiến lược bao gồm:
A. Hoạch định chiến lược, thực hiện triển khai chiến lược, kiểm soát chiến lược.
B. Phân tích môi trường, xác định các mục tiêu, thiết lập tầm nhìn và sứ mạng.
C. Xác định các mục tiêu, hoạch định chiến lược,thực hiện chiến lược.
D. Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của tổ chức, hoạch định chiến lược các cấp, thực hiện chiến lược.
2 Theo cách tiếp cận của F. David, quá trình xây dựng chiến lược gồm có mấy giai đoạn? A. 1 giai đoạn B. 2 giai đoạn C. 3 giai đoạn D. 4 giai đoạn
3 Một trong các vai trò của Quản trị chiến lược là quan tâm đến:
A. Mục tiêu và kết quả thực hiện.
B. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
C. Hiệu suất và hiệu quả.
D. Sự tồn tại và khả năng sinh lời của công ty.
4 Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bằng các hành động khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh.
B. Chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
C. Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp, gắn bó nhịp nhàng các hoạt động trong sản xuất kinh doanh của công ty.
D. Chiến lược là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.
5 Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
A. Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện
trong nỗ lực nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức.
B. Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh bằng những hoạt động cụ thể.
C. Chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh với đối thủ cạnh tranh.
D. Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp, gắn bó nhịp nhàng giữa các thành viên và người
quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
6. Việc làm nào sau đây được xem là nỗ lực để thể hiện tầm nhìn của công ty?
A. Công bố bản tuyên bố sứ mệnh.
B. Lập kế hoạch chiến lược.
C. Xây dựng hệ thống mục tiêu.
D. Phân tích kết quả khảo sát thị trường.
7 Hoạt động nhằm định ra mục tiêu và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đã định là: A. Tổ chức. B. Hoạch định. C. Điều khiển. D. Kiểm tra.
8 Căn cứ vào phạm vi của chiến lược, người ta chia chiến lược kinh doanh làm hai loại nào?
A. Chiến lược tập trung và chiến lược dựa trên ưu thế tương đối.
B. Chiến lược tập trung và chiến lược chung.
C. Chiến lược bộ phận và chiến lược tập trung.
D. Chiến lược chung và chiến lược bộ phận.
9 Vai trò của quá trình quản trị chiến lược không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Giúp tổ chức thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình.
B. Giúp hạn chế sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn.
C. Giúp doanh nghiệp đạt kết quả tốt hơn nhiều so với kết quả trước đó.
D. Giúp doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan.
10 Quá trình hoạch định chiến lược không bao gồm nội dung nào?
A. Khảo sát thị trường để xác định cơ hội kinh doanh.
B. Xác định hệ thống mục tiêu.
C. Xác định các tiền đề để hoạch định.
D. Xác định cách thức phân bổ nguồn lực của tổ chức.
11 Điều quan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh là:
A. Sử dụng tối đa các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
B. Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
C. Tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
D. Né tránh các rủi ro, thách thức tiềm ẩn.
12 Quan niệm "Chiến lược là phát triển vị thế cạnh tranh" là của tác giả nào sau đây? A. Garry D. Smith B. Fred R. David C. Michael Porter D. Phillip Kotler
13 Điều nào dưới đây không giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững?
A. Tạo sự khác biệt về thuộc tính quan trọng trong cạnh tranh.
B. Tạo khoảng cách đủ lớn đối với đối thủ cạnh tranh.
C. Tạo sự ổn định lâu bền.
D. Tạo ra những khác biệt về nguồn nhân lực.
14 Điền từ vào chỗ trống: "Chính sách là..... để thực hiện chiến lược và là... để thực hiện mục tiêu". A. Công cụ; phương tiện B. Cơ sở; phương tiện C. Phương tiện; công cụ D. Công cụ; cơ sở
15 Hoạt động phân bổ nguồn lực là nội dung của giai đoạn nào trong quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn Hoạch định chiến lược.
B. Giai đoạn Triển khai chiến lược.
C. Giai đoạn Kiểm soát chiến lược.
D. Giai đoạn Xây dựng văn hóa hỗ trợ chiến lược.
16 Đặc điểm nào dưới đây không phải gắn với của Chiến lược đại dương xanh?
A. Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại.
B. Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới.
C. Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
D. Theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp.
17 "Khi xây dựng chiến lược cần phối hợp hài hòa 3 yếu tố: Cơ hội, thực tế và nguồn
lực" là đặc điểm của nguyên lý nào trong chiến lược?
A. Nguyên lý điểm mạnh - điểm yếu.
B. Nguyên lý tam giác phát triển. C. Nguyên lý 3R. D. Nguyên lý thích ứng.
18 Hệ thống các cấp chiến lược trong doanh nghiệp gồm:
A. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược kinh doanh quốc tế.
B. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh,
chiến lược kinh doanh quốc tế.
D. Chiến lược cấp vĩ mô, chiến lược cấp vi mô.
19 "Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần duy trì sự ổn định trong sự thay đổi của
môi trường" là đặc điểm của nguyên lý nào trong chiến lược?
A. Nguyên lý tam giác phát triển.
B. Nguyên lý thị trường ngách.
C. Nguyên lý điểm mạnh - điểm yếu. D. Nguyên lý thích ứng.
20 Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là nội dung của:
A. Chiến lược cấp chức năng.
B. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C. Chiến lược cấp công ty.
D. Chiến lược cấp phòng ban.
21 Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, ngành hàng là nội dung chính của:
A. Chiến lược cấp chức năng.
B. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C. Chiến lược cấp công ty.
D. Chiến lược tấn công thị trường mục tiêu.
22 Quan niệm "Chiến lược là phương tiện đạt được mục tiêu dài dạn" là của tác giả nào sau đây? A. Garry D. Smith B. Fred R. David C. Michael Porter D. Phillip Kotler
23 Quan niệm "Chiến lược là lợi thế cạnh tranh" là của tác giả nào sau đây? A. Phillip Kotler B. Paul Krugman C. Michael Porter D. A. Maslow
24 Chiến lược cấp toàn bộ doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, chiến lược bộ phận chức năng là:
A. Các chiến lược cơ bản trong kinh doanh.
B. Các chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.
C. Chiến lược đơn lẻ, không có sự kết hợp hay liên quan đến nhau.
D. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản trong kinh doanh.
25 Vai trò của chiến lược cấp đơn vị chức năng là:
A. Tập trung hỗ trợ việc đánh giá chiến lược kinh doanh.
B. Tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp SBU.
C. Xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
D. Lựa chọn phương thức cạnh tranh trong một ngành đặc thù.
26 Xây dựng chiến lược là một công việc:
A. Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
B. Giúp các thành viên trong doanh nghiệp cải thiện văn hóa kinh doanh.
C. Giúp doanh nghiệp xác định các bước đi dài hạn và có kế hoạch chuẩn bị.
D. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu.
27. Đâu không phải là công việc của nhà quản trị trong giai đoạn thực hiện chiến lược?
A. Thiết lập các mục tiêu hàng năm. B. Phân bổ nguồn lực.
C. Điều chỉnh cấu trúc tổ chức hiện tại.
D. Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh.
28. "Thiết lập hệ thống mục tiêu hàng năm" là công việc được thực hiện trong giai đoạn
nào của quá trình quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn hoạch định chiến lược.
B. Giai đoạn triển khai thực hiện chiến lược.
C. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá chiến lược.
D. Giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động.
29 "Đưa ra chính sách hàng năm" là công việc được thực hiện trong giai đoạn nào của
quá trình quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn hoạch định chiến lược.
B. Giai đoạn triển khai chiến lược.
C. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá chiến lược.
D. Giai đoạn xác định tiêu chí đánh giá.
30 Trong quản trị chiến lược, SBU là để chỉ:
A. Đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp.
B. Chiến lược chi phí thấp của doanh nghiệp.
C. Chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp.
D. Chiến lược đại dương xanh.
31 Tầm nhìn của tổ chức được hiểu là:
A. Những lý do, ý nghĩa sự tồn tại của tổ chức, các hoạt động của tổ chức ra sao.
B. Những cột mốc, trạng thái và những mong đợi mà tổ chức mong muốn đạt đến trong tương lai.
C. Hình ảnh, bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra cho tổ chức trong tương lai.
D. Triết lý kinh doanh của tổ chức.
32 Điền từ vào chỗ trống: ".... là bản tuyên ngôn của công ty với những nội dung cụ thể." A. Sứ mệnh B. Tầm nhìn C. Mục tiêu chiến lược
D. Thông điệp truyền thông
33 Điền từ vào chỗ trống: "Sứ mệnh là........... để xây dựng mục tiêu." A. Công cụ B. Phương tiện C. Cơ sở D. Cách thức
34 Tầm nhìn của doanh nghiệp có thể được hiểu là:
A. Mục đích, lý do và ý nghĩa tồn tại.
B. Trạng thái mong muốn trong tương lai.
C. Cột mốc đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
D. Định hướng hành động trong dài hạn.
35. Sứ mệnh của doanh nghiệp được hiểu là:
A. Trạng thái mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai.
B. Tối đa hóa giá trị của cổ đông.
C. Mục đích, lý do và ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp.
D. Các giá trị cốt lõi cần đạt tới.
36. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Sứ mệnh thường mang tính ổn định và duy trì trong một thời gian dài.
B. Tầm nhìn, sứ mệnh không thay đổi trong suốt vòng đời của doanh nghiệp.
C. Tầm nhìn chỉ dẫn cho doanh nghiệp điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát triển trong tương lai.
D. Sứ mệnh là bản tuyên bố về thái độ và triển vọng của doanh nghiệp.
37 Điền từ vào chỗ trống: "........... là cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động trong từng giai đoạn." A. Tầm nhìn B. Sứ mệnh C. Mục tiêu D. Giá trị cốt lõi
38 Thuật ngữ " mục tiêu" dùng đề chỉ:
A. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần đánh giá việc thực hiện.
B. Khả năng hoạt động của tổ chức.
C. Định hướng hoạt động của tổ chức.
D. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần phấn đấu đạt được.
39 Nguyên tắc nào dưới đây không thuộc nhóm nguyên tắc xây dựng mục tiêu?
A. Mục tiêu phải thực tế.
B. Các mục tiêu không được mâu thuẫn với nhau.
C. Mục tiêu phải đo lường được.
D. Mục tiêu phải dài hạn
40 Cấu trúc của tuyên bố tầm nhìn thường gồm 2 phần chính là:
A. Hệ tư tưởng cốt lõi và Viễn cảnh tương lai.
B. Hệ tư tưởng cốt lõi và Mục đích cốt lõi.
C. Mục đích cốt lõi và Giá trị cốt lõi.
D. Mục đích cốt lõi và Viễn cảnh về tương lai.
41 Mục tiêu chiến lược được xác định chủ yếu dựa trên:
A. Nguồn lực của tổ chức.
B. Cấu trúc của tổ chức.
C. Tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
D. Tầm nhìn và định hướng phát triển của tổ chức.
42 Mục tiêu nào dưới đây thể hiện tốt nhất các yêu cầu cần đạt được? A. Doanh thu cần
nâng cao trong thời gian tới.
B. Tăng sản lượng lên 5% trong năm tới. C. Lợi nhuận tăng 10%.
D. Tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả cao.
43 Nội dung bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Mối quan tâm của doanh nghiệp.
B. Biến động của môi trường. C. Thành tích mong muốn. D. Ngành kinh doanh.
44 Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mục tiêu hàng năm là kết quả kỳ vọng tại các mốc mà doanh nghiệp phải đạt được
trong từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
B. Mục tiêu hàng năm là những quá trình mà tổ chức kỳ vọng phải đạt được trong từng
năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
C. Mục tiêu hàng năm không có liên quan gì đến mục tiêu dài hạn.
D. Mục tiêu hàng năm là căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn.
45 Trong xác định mục tiêu chiến lược, tiêu chuẩn SMART phù hợp nhất với các từ tiếng Anh nào dưới đây?
A Specific - Measurable- Achievable- Realistic- Timely.
B Specific - Measurable- Available- Realistic- Timely.
C Special - Measurable- Achievable - Realistic- Timely.
D Special - Manageable- Agreeable- Realistic- Timely.
46 Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: " Hệ thống mục tiêu chiến lược cần đảm
bảo .............. giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, giữa mục tiêu của từng bộ
phận với mục tiêu của cả tổ chức." A. Tính hài hòa B. Tính thống nhất C. Tính chuẩn hóa D. Tính trật tự
47 Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: "Hệ thống mục tiêu của tổ chức cần đảm
bảo............giữa lợi ích chung của toàn tổ chức và của từng bộ phận, từng cá nhân trong tổ chức." A. Tính hài hòa B. Tính thống nhất C. Tính chuẩn hóa D. Tính trật tự
48 Yếu tố nào sau đây không thuộc nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh? A. Thị trường.
B. Sản phẩm hay dịch vụ. C. Công nghệ. D. Năng lực cạnh tranh.
49 Điền từ vào chỗ trống: "......................là tổng hợp các hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp tạo ra và làm tăng giá trị cho khách hàng."
A. Hoạch định chiến lược B. Kiểm tra chất lượng C. Chuỗi giá trị D. Quản trị bán hàng
50 Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là công việc không thể thiếu trong giai đoạn:
A. Xây dựng chiến lược.
B. Tổ chức thực thi chiến lược.
C. Kiểm soát chiến lược.
D. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
51 Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp là công việc thuộc giai đoạn nào của quản trị chiến lược?
A. Hoạch định chiến lược.
B. Triển khai chiến lược.
C. Kiểm soát chiến lược.
D. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
52 Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng nhất?
A. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố chủ quan ảnh hưởng, tác động
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
B. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội thị trường ảnh hưởng, tác động
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
C. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố khách quan ảnh hưởng, tác
động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
D. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố cạnh tranh của ngành ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
53 Để đóng góp vào lợi thế cạnh tranh bền vững, nguồn lực của doanh nghiệp không bao
gồm đặc điểm nào sau đây? A. Đáng giá và hiếm có. B. Khó bị bắt chước.
C. Có tính quan trọng trong chiến lược. D. Vô hạn.
54 Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong 5 áp lực cạnh tranh theo Michael Porter?
A. Áp lực của các sản phẩm thay thế.
B. Áp lực xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .
C. Áp lực của khách hàng.
D. Áp lực từ sự phát triển công nghệ.
55 Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp không bao gồm việc phân tích:
A. Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ... tác động đến doanh nghiệp.
B. Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
C. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp.
D. Các yếu tố thuộc khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.
56 Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô giúp doanh nghiệp biết được:
A. Các yếu tố thuộc về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.
B. Vị thế của doanh nghiệp.
C. Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
D. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
57 Các yếu tố tác động đến doanh nghiệp như: GDP, cơ cấu nền kinh tế, chính sách phát
triển; Lãi suất, chính sách tài chính tiền tệ là thuộc:
A. Môi trường ngành của doanh nghiệp.
B. Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
C. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
D. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.
58 Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm
của các ngân hàng thương mại là yếu tố nào của môi trường bên ngoài? A. Yếu tố chính trị. B. Yếu tố kinh tế. C. Yếu tố pháp luật.
D. Yếu tố toàn cầu hóa.
59 Trong các phát biểu sau, câu nào đúng nhất?
A. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức xác định được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức.
B. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức xác định được những cơ hội và thách
thức đối với tổ chức.
C. Nhà quản trị chỉ cần phân tích môi trường nội bộ là đủ để đưa ra chiến lược cho tổ chức.
D. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức nhận diện các áp lực cạnh tranh của tổ chức.
60 Yếu tố nào sau đây là yếu tố vi mô? A. Nhà cung cấp.
B. Công nghệ và kỹ thuật. C. Yếu tố xã hội. D. Yếu tố tự nhiên.
61 Hàng rào thương mại và đầu tư quốc tế giảm là do sự tác động của yếu tố: A. Văn hoá - xã hội. B. Công nghệ. C. Kinh tế.
D. Chính trị - pháp luật.
62 Sức ép của người mua đối với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm nếu:
A. Nhà cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp và số lượng người mua ít.
B. Người mua mua số lượng lớn và tập trung.
C. Người mua khó thay đổi nhà cung cấp.
D. Khi doanh số mua của người mua chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của doanh nghiệp.
63 Sức ép của các nhà cung cấp sẽ giảm nếu:
A. Chỉ có một số ít các nhà cung cấp.
B. Doanh số mua của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp.
C. Sản phẩm của người cung cấp được khác biệt hoá cao.
D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
65 Chính sách thương mại nằm trong nhóm yếu tố: A. Chính trị-pháp luật. B. Kinh tế. C. Công nghệ.
D. Sự toàn cầu hóa kinh tế.
64 Yếu tố môi trường tác động đến chất lượng sản phẩm, chi phí của các doanh nghiệp là: A. Văn hóa xã hội. B. Công nghệ. C. Kinh tế. D. Chính trị-pháp luật.
66 Sức ép của các nhà cung cấp sẽ tăng nếu:
A.Trong ngành tồn tại lợi ích kinh tế nhờ quy mô.
B. Sản phẩm mà nhà cung cấp bán có rất ít sản phẩm thay thế.
C. Sản phẩm của người cung cấp được khác biệt hóa thấp.
D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
67 Sức ép của người mua đối với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm nếu:
A. Ngành cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ và số lượng người mua ít.
B. Người mua mua số lượng lớn và tập trung.
C. Người mua khó thay đổi nhà cung cấp.
D. Sản phẩm của ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua.
68 Xây dựng phương án chiến lược để phát huy điểm mạnh và khai thác cơ hội là sự phối
hợp của cặp các nhóm yếu tố nào dưới đây? A. Phối hợp S-O. B. Phối hợp W-O. C. Phối hợp S-T. D. Phối hợp W-T.
69 Một tổ chức có cả nguồn nhân lực và nguồn vốn để phát triển sản phẩm nhưng các nhà
phân phối đều không đáng tin cậy hay không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu của công ty
thì chiến lược hữu hiệu có thể áp dụng là:
A. Chiến lược phối hợp SO.
B. Chiến lược phối hợp ST.
C. Chiến lược phối hợp WO.
D. Chiến lược phối hợp WT.
70 Trong quản trị chiến lược, ma trận EFE là ma trận giúp doanh nghiệp đánh giá:
A. Các yếu tố môi trường bên trong.
B. Các yếu tố môi trường bên ngoài.
C. Các cơ hội của thị trường.
D. Các cơ hội, thách thức của môi trường.
71 Thách thức có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh nhưng không bao gồm:
A. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.
B. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ diễn ra với tốc độ như vũ bão.
C. Kinh doanh và cạnh tranh mang tính chất toàn cầu.
D. Khó khăn trong khai thác nguồn lực của doanh nghiệp.
72 Môi trường vi mô còn được gọi là:
A. Môi trường tác nghiệp. B. Môi trường bên ngoài. C. Môi trường dân số. D. Môi trường bên trong.
73 Môi trường vi mô không bao gồm: A. Đối thủ cạnh tranh. B. Khách hàng. C. Nhà cung cấp.
D. Cơ quan quản lý nhà nước. 74
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Môi trường vĩ mô tác động lâu dài, ảnh hưởng đến tính chất và đặc điểm của môi trường vi mô.
B. Môi trường vi mô mang tính đặc thù của ngành và hình thành tính chất cạnh tranh của từng ngành.
C. Môi trường vi mô không thể tác động và ảnh hưởng tới các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
D. Môi trường vĩ mô thường tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua ảnh
hưởng của nó đến môi trường vi mô..
75 Môi trường có tác động trực tiếp và thường xuyên đến sự thành bại của doanh nghiệp là: A. Môi trường vi mô. B. Môi trường vĩ mô.
C. Môi trường chính trị.
D. Môi trường pháp luật.
76 "Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty" là một bước thực hiện của ma trận nào dưới đây? A. Ma trận SWOT. B. Ma trận QSPM. C. Ma trận EFE. D. Ma trận IFE.
77 Đâu không phải là một trong các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp? A. Lãi suất ngân hàng.
B. Giai đoạn của chu kỳ kinh tế. C. Cán cân thanh toán.
D. Chính sách chống bán phá giá.
78 Ma trận nào thường để dùng phân tích nội bộ? A. Ma trận IFE. B. Ma trận SWOT. C. Ma trận BCG. D. Ma trận GE.
Câu nào sau đây không thuộc môi trường kinh tế vi mô?
A. Mặt hàng sữa đang lên giá.
B. Thương hiệu đang được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng.
C. Nạn thất nghiệp đang diễn ra diện rộng.
D. Công ty Tân Hiệp Phát mới tung ra sản phẩm.
80 Nhà cung cấp ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, không bao gồm: A. Tăng chi phí đầu vào.
B. Giảm chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng. C. Giảm lợi nhuận.
D. Thay đổi kênh phân phối 81
. Tổng mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp trong ma trận EFE là: A. 0,25 B. 0,5 C. 0,75 D. 1,0
82 Trong ma trận EFE, doanh nghiệp có số điểm ma trận lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn
2.5 được xếp vào mức độ phản ứng nào?
A. Phản ứng ở mức yếu.
B. Phản ứng ở mức trung bình.
C. Phản ứng ở mức khá. D. Không có phản ứng.
83 Yếu tố nào dưới đây không thuộc các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp? A. Chính phủ. B. Lạm phát.
C. Sự khan hiếm tài nguyên, năng lượng. D. Đối thủ cạnh tranh.
84 Đâu là nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp?
A. Thông tin môi trường kinh doanh.
B. Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường.
C. Cơ cấu tổ chức hữu hiệu.
D. Ý tưởng sáng tạo của nhân viên.
85 Phân tích môi trường vi mô không gồm vấn đề:
A. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
B. Nguy cơ xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
C. Áp lực từ nhà cung cấp.
D. Áp lực từ chính quyền địa phương.
86 Sự khác biệt về văn hóa, thể chế là vấn đề thuộc yếu tố môi trường vĩ mô nào? A. Nhân khẩu học. B. Chính trị-pháp luật. C. Văn hóa xã hội. D. Toàn cầu.
87 Mô hình năm áp lực cạnh tranh là quan điểm của tác giả nào sau đây? A. Garry D. Smith B. Fred R. David C. Michael Porter D. Maslow
88 Công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược là:
A. Ma trận EFE, ma trận BCG, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
B. Ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
C. Ma trận SWOT, ma trận EFE, ma trận chiến lược chính.
D. Ma trận SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận QSPM.
89 Điền từ vào chỗ trống: "Bất kể ma trận EFE có bao nhiêu cơ hội và đe doạ thì tổng
điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là...., trung bình là.... và thấp nhất là...." A. 10 - 5 - 1 B. 5 - 2,5 - 1 C. 4 - 2 - 1 D. 4 - 2,5 - 1
90 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter giúp phân tích:
A. Môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp.
B. Môi trường ngành tác động đến doanh nghiệp.
C. Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
D. Môi trường kinh tế và hội nhập toàn cầu tác động đến doanh nghiệp.
91 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không bao gồm yếu tố:
A. Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành. B. Nhu cầu thị trường.
C. Rào cản rút lui khỏi ngành.
D. Trình độ và năng lực quản lý, quản trị của nhà quản trị.
92 Việc phân tích môi trường công nghệ nhằm mục đích gì?
A. Giúp nhà quản trị đánh giá sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới vòng đời của sản phẩm.
B. Giúp nhà quản trị nhận thức được những cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
C. Giúp nhà quản trị nhận thức được những cơ hội khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
D. Giúp nhà quản trị nhận thức được những rào cản về văn hóa trong kinh doanh toàn cầu.
93 Việc giáo dục cho các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng: A. Khả năng đổi mới.
B. Khả năng định hướng khách hàng.
C. Khả năng tự hoàn thiện.
D. Khả năng định hướng chiến lược.
94 Trong ma trận EFE, tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy :
A. Chiến lược mà công ty đã đề ra không tận dụng được cơ hội và né tránh được các đe doạ bên ngoài.
B. Chiến lược mà công ty đề ra đã tận dụng được cơ hội nhưng không tránh né được các đe doạ bên ngoài.
C. Chiến lược mà công ty đã đề ra không tận dụng được các cơ hội nhưng có thể né tránh các đe doạ bên ngoài.
D. Chiến lược mà công ty đề ra đã tận dụng được cơ hội và tránh né được các đe doạ bên ngoài .
95 Tổng số điểm quan trọng của Doanh nghiệp A khi thực hiện ma trận EFE là 3,19. Từ
đó, rút ra được nhận định nào sau đây?
A. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường nội bộ.
B. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài.
C. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường vi mô.
D. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường vĩ mô.
96 Ma trận nào giúp doanh nghiệp xác định được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của mình
trong ngành kinh doanh hiện tại? A. Ma trận IFE. B. Ma trận IE. C. Ma trận EFE. D. Ma trận CPM.
97 Sự giảm chi phí đơn vị của một sản phẩm/dịch vụ diễn ra khi khối lượng sản xuất tăng là biểu hiện của: A. Hiệu quả sản xuất.
B. Quản trị vận hành hiệu quả.
C. Hiệu quả kinh tế theo quy mô. D. Đổi mới công nghệ.
98 Khi chi phí chuyển đổi cao:
A. Khách hàng ít có khả năng chuyển sang giao dịch với một doanh nghiệp mới.
B. Các công ty chi tiêu nhiều hơn cho công nghệ.
C. Các công ty tìm các nhà cung cấp mới để giảm chi phí.
D. Các công ty tìm kiếm các kênh phân phối mới.
99 Sản phẩm thay thế được hiểu là:
A. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác có giá rẻ hơn.
B. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác có chất lượng tốt hơn.
D. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác chất lượng tương đương.
100 Hãy sắp xếp thứ tự đúng khi tiến hành ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp:
(1) Liệt kê các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp
(2) Phân loại mức độ phản ứng của các yếu tố
(3) Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố
(4) Tính tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp
(5) Tính điểm quan trọng của mỗi yếu tố A. 1 - 2 - 3 - 5 - 4 B. 1 - 3 - 2 - 5 - 4 C. 1 - 3 - 2 - 4 - 5 D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5