Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra làphù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chấtkhác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từđó Người đã khái quát thành những phẩm chất chung,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù
hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là
nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó Người
đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời
đại mới. Nói cách khác, đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức
cách mạng Việt Nam. Dưới đây là bốn phẩm chất chung, cơ bản nhất:
1.Trung với nước, hiếu với dân
Về quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước mình, với nhân
dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất. Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu
với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đã có
trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử
dụng và đưa vào nội dung mới. Trước kia là trung quân, là trung thành với vua; trung thành
với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước
là nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo
với cha mẹ. Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa
giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế
của truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt
vấn đề "bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "bao nhiêu lợi ích đều vì dân", "bao nhiêu
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân", Đảng và Chính phủ là "đày tớ nhân dân chứ không
phải "quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân", thì quan niệm về nước và dân đã hoàn
toàn đảo lộn so với trước. Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy. Nhưng
vấn đề không phải chỉ là nói mà là làm như thế nào, có làm hay không, điều này càng làm
cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước.
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là lOMoAR cPSD| 45148588
định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu
tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.
2. Yêu thương con người
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng
sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc thể nghiệm
của chính bản thân mình qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình
yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương
đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động
bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột
bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành. Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể
nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tình
yêu thương con người còn được thế hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người
bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm
khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người,
phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con
người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.
3. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người. Vì vậy,
Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách
mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng. Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam.
Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa
vào những nội dung mới, do sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng
chủ nghĩa xã hội đặt ra. Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí
Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đời với mọi người. Đây không phải chỉ là yêu
cầu về đạo đức, mà còn là yêu cầu của chính sự phát triển kinh tế. Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lOMoAR cPSD| 45148588
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của
bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to:
"không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên
hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không
tham lam". Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình - không tự cao,
tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều này, sửa đổi
điều dở của bản thân mình. Đối với người dưới - không nịnh hót người trên, không xem
khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá,
lừa lọc. Đối với việc - để công việc lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc
gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm: việc
thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một
việc lợi cho nước, cho dân. Về Chí công vô tư , Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà
đối với người, với việc", "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng
thụ thì mình nên đi sau"; "phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" (tiên thiên hạ chi ưu nhi
ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Đối lập với "chí công vô tư" là "dĩ công vi tư" đó là điều
mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại. Chí công vô tư, về thực chất là nối tiếp Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là tinh thẩn đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề
"Bốn phương vô sản đều là anh em". Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức,
với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động
cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đó
là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì
hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời
đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn
được gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, hay chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. lOMoAR cPSD| 45148588
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa
phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Nếu tinh
thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng
bá quyền, như thế giới thường nói hiện nay. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể
dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ
tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đôi đầu, đối địch.
5. Lý tưởng cao cả và hoài bão cứu dân, cứu nước khỏi cảnh lầm than, cơ cực
đểđuổi kịp các nước tiên tiến trên TG.
Bác dám đi ra nước ngoài khảo sát quốc tế chỉ với 2 bàn tay trắng, thể hiện ở sự khổ
công học tập nhằm tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh
nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với
cái mới, có đầu óc thực tiễn. Trước khi trở thành Chủ tích nước, Hồ Chí Minh đã sống, học
tập, hoạt động công tác ở khoảng 30 nước trên thế giới. Hành trình tìm đường cứu nước và
quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện sâu sắc của phong
cách thực tiễn. Động lực đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh được hội tụ ở lòng yêu
nước, ý thức dân tộc, tình yêu thương con người, sự khát khao giải phóng dân tộc, giải
phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột, bất công, đưa con người vươn tới cuộc
sống tốt đẹp, “tự do, bình đẳng, bác ái”.
Bác được coi là nhà một nhà tư tưởng có năng lực hoạt động và trải nghiệm thực
tiện nhiều nhất trên thế giới: với cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước 3 đại dương, 4
châu lục và gần 30 quốc gia trên thế giới. Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là những đặc điểm riêng có trong cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy
nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống.
6. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầu óc phê bình tinh tường.
Vận dụng đúng quy luật của xã hội loại người, của cách mạng thế giới vào hoàn
cảnh phù hợp của Việt Nam (học hỏi có sàng lọc) để đáp ứng đúng như cầu thực tiễn của CMVN. lOMoAR cPSD| 45148588
7. Bản lĩnh chính trị kiên định, luôn tin tưởng vào dân, nhạy bén với cái mới.
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường
Người luôn hướng nhận thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá trình đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt
Nam để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Suốt quá trình tìm đường
cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh đạo chính quyền, xây dựng nhà nước
mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút ra những nhận định, giải đáp những yêu cầu
của thực tiễn, khái quát thành lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Trong cuộc hành trình
qua các châu lục, từ châu Âu đến châu Phi, châu Mỹ La tinh, qua các nước từ Việt Nam
đến Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh… Người luôn muốn tìm hiểu thực tiễn cuộc sống của
nhân dân lao động, bằng việc trực tiếp làm những công việc của họ.
8. Khổ công rèn luyện, học tập, sẵn sàng hy sinh…
Người đã làm nhiều ngành nghề như bồi bàn, quét tuyết, thuỷ thủ, dịch sách,…; học
ngoại ngữ và âm thầm hoạt động Cách mạng. Thực tiễn cuộc sống của nhân dân các nước
thuộc địa và các nước tư bản đã giúp Người có những nhận thức mới. Đó là những tài liệu
sống vô cùng quý giá, chân thực cho những bài tố cáo tội ác của thực dân, là cơ sở để Người
viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”; đồng thời, là cơ sở để Người phác họa con đường cách
mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phong cách thực tiễn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong
nhận thức và hành động. Khi đến với chủ nghĩa Mác, Người không áp dụng một cách máy
móc, giáo điều, mà luôn đứng trên “mảnh đất hiện thực” cách mạng Việt Nam, trên nền của
văn hóa phương Đông để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người luôn tư duy biện chứng,
bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trên cơ sở những vấn đề thực tiễn ở nước ta
nói riêng và các nước phương Đông nói chung.
Kết hợp học ở nhà trường, qua sách vở, qua thực tế, qua nhân dân (cả ngaoij ngữ và
cả nề văn hoá, lối sống của người dân ở đó). Khi ở cương vị là lãnh đạo cao nhất của nhà
nước, mặc dù phải giải quyết bộn bề công việc của chính quyền non trẻ, nhưng Người luôn lOMoAR cPSD| 45148588
luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân. Từ năm 1955 đến năm 1965,
Người đã nhiều lần đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông
dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung
phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học…Phong cách thực tiễn của Người là sự vận
dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động.
Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh
chống bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. lOMoAR cPSD| 45148588
Tài liệu tham khảo
Giáp, V. N. (2003). Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. Chính trị quốc gia.
Giàu, V. V. (2012). Tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Phan, M. T. (2014). TỪ PHẠM TRÙ “NHÂN” CỦA NHO GIÁO ĐẾN PHẠM TRÙ “NHÂN” TRONG TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Hoa, Đ. T. T. (2019). SỰ KẾT TINH PHONG CÁCH SỐNG CẦN, KIỆM, LIÊM CHÍNH TRONG DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. TNU Journal of Science and Technology, 201(08), 3-8.