-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích bản chất của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Quản lý học
Phân tích bản chất của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------***---------
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI: Phân tích bản chất của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực
tiễn Việt Nam và hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát
huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
Hà Nội, tháng 03/2023 MỤC LỤC
LỜI MỜI ĐẦU ......................................................................................................... 2 lOMoAR cPSD| 45474828
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 3
I. LÝ LUẬN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ............................................... 3
1. Quan niệm về dân chủ .................................................................................. 3
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ............................................................................. 3
2.1. Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa ..................................................... 3
2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ......................................... 3
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÁ
NHÂN TRONG PHÁT HUY DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5
1. Thực trạng thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay ................................. 5
1.1. Kết quả thực hiện phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ......................... 5
1.2. Những hạn chế, bất cập cần khắc phục ................................................. 6
2. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở .... 7
Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 7
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 8 LỜI MỜI ĐẦU
Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa
vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân
dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng,
bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến
và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh.
Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường
lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn có ý thức sử dụng phạm trù dân
chủ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân
chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp. Tư
tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mạng dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà lOMoAR cPSD| 45474828
nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân, vì dân. Dân
chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ
rộng rãi. Điều đó có nghĩa là gì, bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện nào để
có dân chủ rộng rãi, hiện nay dân chủ thật sự rộng rãi chưa, mở rộng và thực chất
chưa? Để có cái nhìn rộng và sâu hơn về vấn đề này, em đã chọn phân tích đề bài
“Phân tích bản chất của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam và
hãy cho biết trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở
Việt Nam hiện nay”.
Với đề bài trên, em mong rằng có thể nhận được những đánh giá, nhận xét của
giảng viên để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN NỘI DUNG I.
LÝ LUẬN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Quan niệm về dân chủ
Trên cơ sở những quan niệm dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ
bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước
của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời phát triển
của lịch sử xã hội nhân loại.
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.1. Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ
tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân
làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện
bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã
hội chủ nghĩa có những bản chất cơ bản sau:
• Bản chất chính trị: lOMoAR cPSD| 45474828
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản, thực hiện quyền lực của nhân
dân trên tất cả mọi lĩnh vực, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con
người, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.
Nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã
hội. Họ có quyền giới thiệu đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương
tới địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng
bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc
quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính
nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
• Bản chất kinh tế:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu
sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng
sản xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao
những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính
trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Mác – Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ
phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
• Bản chất tư tưởng – văn hoá – xã hội:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ
đạo với mọi hình thức ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời nó kế thừa,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng
- văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn
hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá
nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. lOMoAR cPSD| 45474828
Với những bản chất trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được
thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác
của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội
chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất
của Đảng Cộng sản. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân mới đấu
tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược
lại lợi ích của nhân dân.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÁ
NHÂN TRONG PHÁT HUY DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay
1.1. Kết quả thực hiện phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
Về phát huy dân chủ trong Đảng, Đảng ta và Bác Hồ luôn xác định thực hành
dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ trong tổ chức
và hoạt động của cả hệ thống chính trị gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội,
có dân chủ mới có đồng thuận xã hội, có đồng thuận xã hội mới tạo ra sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung phát huy dân chủ được Đảng ta quy định rất rõ, bảo
đảm thật sự tự do tư tưởng trong sinh hoạt đảng, khuyến khích và tôn trọng sự suy
nghĩ độc lập, sáng tạo, thảo luận, tranh luận dân chủ nhằm phát huy trí tuệ của toàn
Đảng, của từng cán bộ, đảng viên trong việc chuẩn bị các nghị quyết và tổ chức thực
hiện nghị quyết. Trong đại hội đảng các cấp, trong các hội nghị của Đảng, mỗi đảng
viên đều có quyền thảo luận, bàn bạc, tham gia các công việc của Đảng, phê bình,
chất vấn các cán bộ, đảng viên khác, được trình bày hết ý kiến của mình, có quyền
bảo lưu ý kiến hoặc đề xuất ý kiến lên các cơ quan cấp trên cho đến Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng. Các nghị quyết, quyết định của tổ chức đảng được thảo luận
tập thể và biểu quyết theo đa số. Việc bầu cử trong Đảng đều được tiến hành dân chủ
theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, không gò ép, áp đặt...
Việc phát huy dân chủ trong các tổ chức nhà nước có nhiều chuyển biến, tiến
bộ. Quốc hội có những đổi mới quan trọng, từ bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn
thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, làm tốt hơn chức năng lập pháp,
công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội hoạt
động ngày càng dân chủ, hiệu quả. Để nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật,
Quốc hội đã có nhiều hình thức để lấy ý kiến góp ý, như tổ chức hội thảo, tọa đàm, phát phiếu... lOMoAR cPSD| 45474828
Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước. Sau tiếp xúc đều tổng hợp, phân tích
những kiến nghị xác đáng để yêu cầu Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.
Phát huy dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội cũng có nhiều tiến bộ
rõ, thể chế thực thi các quyền dân chủ của nhân dân từng bước được xác lập và cụ
thể hóa. Nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp
nhân dân được Quốc hội thông qua, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công
đoàn, Luật Thanh niên, Luật Trưng cầu ý dân... Những bảo đảm dân chủ về quyền
và nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội được luật hóa cụ thể
hơn và từng bước thực hiện có kết quả; nhiều chủ trương, biện pháp đã phát huy vai
trò tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa xã hội.
1.2. Những hạn chế, bất cập cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện phát huy dân chủ cũng còn nhiều hạn
chế, bất cập. Nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn
hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ kịp thời nhiều vấn đề
do thực tiễn đặt ra, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ
cương; chưa coi trọng đúng mức phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp. Hiện nay,
vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức về dân chủ còn phiến
diện, nhất là thực hành dân chủ trong Đảng. Có người cho rằng dân chủ trong Đảng
thì đảng viên được tự do phát ngôn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng quan điểm riêng của mình. Ngược lại, có một bộ phận đảng viên lại hiểu
dân chủ trong Đảng một cách cứng nhắc, coi dân chủ như là phương tiện để đạt đến
sự tập trung, không muốn đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới độc lập suy nghĩ, tìm
tòi khoa học, đồng nhất khoa học với chính trị, đồng nhất ý kiến nghiên cứu, trao đổi
với quan điểm, đường lối của Đảng. Một số người đối lập dân chủ với tập trung, tách
rời việc phát huy sáng kiến, sáng tạo của đảng viên với việc thực hiện kỷ luật, giữ
gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Việc phát huy dân chủ ngoài xã hội còn nhiều hạn chế, một bộ phận nhân dân
còn bức xúc, khiếu kiện phức tạp. Số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân
gửi đến các cơ quan chức năng, như Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính
phủ còn rất cao, nhưng tỷ lệ đơn, thư được giải quyết chưa được như mong muốn. lOMoAR cPSD| 45474828
2. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
Thực hiện dân chủ nhân dân là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Từ ngày thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh quyền
làm chủ của nhân dân. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân
dân, không có sự đoàn kết, sáng tạo của quần chúng nhân dân thì sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội sẽ thất bại. Dân chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt lõi của
chủ nghĩa xã hội, là nhân tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ ngày nay, phải nhận thức rõ ràng về
trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục
đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được
học tập tốt là yêu nước, trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để
tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng,
thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là
một động lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá
trị tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng.
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin,
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng,
khô Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống
mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ,
bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là sống tách biệt
với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị. Bên cạnh đó, nhiều
bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa được
kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội
cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà
nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình thành suy nghĩ
sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội. Mỗi người
phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng
và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực lOMoAR cPSD| 45474828
khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp
nhận thông tin chính xác.
Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát
triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của
dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống. Nhiệm
vụ học tập khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp trẻ ngày nay phải
nhanh chóng trang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ
ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất
nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn
luyện để phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. PHẦN KẾT LUẬN
Nền dân chủ ở nước ta là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền dân
chủ ấy chính là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu chân chính của
cách mạng, vừa giữ vai trò động lực phát triển trong quá trình xây dựng đất nước.
Dù còn những hạn chế nhất định, nhưng bản chất chế độ dân chủ ở nước ta là tốt đẹp
và ưu việt. Bản chất tốt đẹp và tính chất ưu việt đó không phải tự nhiên mà có, đó là
kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả máu xương của nhiều thế hệ người Việt
Nam. Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên phải ra sức
rèn luyện và học tập để bảo vệ, giữ gìn, nâng cao và phát huy dân chủ trong sự nghiệp
đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB.
Chính trị quốc gia Sự thật. 2.
GS.TS Phạm Văn Đức, PGS.TS Bùi Nguyên Khánh (09/10/2019), Dân chủ
và thực trạng thực hiện dân chủ những năm qua, Trang thông tin điện tử Hội đồng lOMoAR cPSD| 45474828
Lý luận Trung ương trangthuc-hien-dan-chu-nhung-nam-qua.html> 3.
PGS.TS Lê Trọng Hanh, ThS Nguyễn Mạnh Hùng (09/11/2021), Xây dựng
nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ
trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam, Tạp chí Mặt trận
quyenluc-thuc-su-thuoc-ve-nhan-dan-la-mot-nhiem-vu-trong-yeu-lau-dai-cua-
cachmang-viet-nam-41838.html> 4.
Nguyễn Thế Trung (24/10/2019), Thực hiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện
nay: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Dân vận chedan-chu/10917/Thuc-hien-phat-huy-dan-chu-o-nuoc-ta-hien-nay-Thuc-trang- vagiai-phap> 5.
PGS.TS Mai Hải Oanh (21/08/2022), Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nm hiện nay, Tạp chí Cộng sản
huydan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay.aspx>