-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Bài tập giữa kỳ lý thuyết truyền thông
COVID-19 là bệnh do vi-rút SAR-CoV-2 gây ra, được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đây là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp, truyền nhiễm giữa con người với con người chủ yếu qua con đường không khí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Bài tập giữa kỳ lý thuyết truyền thông
COVID-19 là bệnh do vi-rút SAR-CoV-2 gây ra, được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đây là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp, truyền nhiễm giữa con người với con người chủ yếu qua con đường không khí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BÀI TẬP GIỮA KỲ Đề bài:
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid mà Việt Nam đã
thực hiện trong thời gian qua. Đánh giá những thành công và hạn chế.
Môn: Lý thuyết truyền thông
Họ và Tên: Nguyễn Đức Mạnh
Chuyên ngành: Báo Truyền hình K41 Lớp: BC02801_5
Mã sinh viên: 2156050036
Số điện thoại: 0967802126 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU:.....................................................................................................1
II. NỘI DUNG:................................................................................................2
1. Một số khái niệm cơ bản:............................................................................2
1.1 Khái niệm truyền thông...................................................................2
1.2 Các yếu tố của quá trình truyền thông..... ..... ..... .........................2
1.3 Phân loại truyền thông.....................................................................4
2. Truyền thông trong phòng, chống COVID-19:........................................5
2.1 Các yếu tố trong quá trình truyền thông phòng chống COVID
-19 tại........................................................................................................6
Việt Nam:.................................................................................................6
2.2 Các hình thức truyền thông phòng chống COVID -19 tại Việt
Nam..........................................................................................................7
2.3 Sáng tạo các hình thức truyền thông phòng, chống COVID-19...9
2.4 Các chiến dịch truyền thông phòng, chống COVID-19 tại Việt
Nam:.......................................................................................................12
3. Đánh giá các hoạt động truyền thông phòng, chống COVID-19 tại Việt
Nam:...........................................................................................................20
3.1 Mặt thành công:..............................................................................20
3.2 Mặt hạn chế:....................................................................................23
III. KẾT LUẬN:............................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................27 1 I. MỞ ĐẦU:
COVID-19 là bệnh do vi-rút SAR-CoV-2 gây ra, được phát hiện tại Vũ Hán,
Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đây là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp,
truyền nhiễm giữa con người với con người chủ yếu qua con đường không
khí. Hiện tại, căn bệnh này đã lây lan rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều
biến thể mới. Tổ chứ Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là “Đại
dịch toàn cầu”. Đầu năm 2020, ca bệnh COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại
Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại đã gần hai năm nhưng dịch bệnh vẫn
còn căng thẳng tại nhiều địa phương. Dịch bệnh tác động đến mọi mặt của
đời sống và trở thành mối lo ngại của mỗi người dân cũng như toàn xã hội.
Để có thể đẩy lùi dịch bệnh, các Bộ ban ngành Chính phủ, Ban Chỉ đạo
Quốc gia phòng, chống COVID-19, các tỉnh, thành phố, địa phương trên cả
nước, các ngành đã cùng vào cuộc. Hiện tại, Việt Nam đã khống chế cơ bản
dịch bệnh để không xảy ra tình trạng lây lan trên diện rộng. Đó là thành công
đáng ghi nhận của hệ thống y tế Việt Nam. Và một trong những yếu tố góp
phần vào thành công ấy không thể không kể đến truyền thông, với đội ngũ
phóng viên, biên tập viên hùng hậu, sẵn sàng xông pha trên nhiều mặt trận,
kể cả những “điểm nóng” COVID-19. Báo chí, truyền thông đã thể hiện sự
chủ động, chính xác, trách nhiệm, góp phần cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo mặt trận phòng chống
COVID-19 cũng đã lập ra những kế hoạch truyền thông hiệu quả, kịp thời
nhằm phổ biến kiến thức, thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận
thức về phòng chóng dịch bệnh. Việc phân tích và đánh giá những hoạt động,
giải pháp của công tác truyền thông đã thực hiện sẽ giúp chúng ta học hỏi,
rút ra những kinh nghiệm, bài học, phát huy những ưu điểm đồng thời khắc
phục những hạn chế còn tồn tại để từ đó có những bước phát triển, tạo nên
những chiến dịch truyền thông thành công hơn nữa trong thời gian tới, khi
dịch bệnh vẫn còn kéo dài và phức tạp. 2 II. NỘI DUNG:
1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1 Khái niệm truyền thông
- Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…
chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm
tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành
vi phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.
- Truyền thông là một hoạt động mang tính quá trình. Đó không phải là hoạt
động nhất thời, giai đoạn mà mang tính liên tục. Đó là quá trình trao đổi,
chia sẻ thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông. Mục tiêu của
truyền thông là tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi.
1.2 Các yếu tố của quá trình truyền thông
- Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao
gồm các yếu tố tham dự như:
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung
thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác.
+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn,
đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật…
được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả
bên phát và bên nhận cùng chung cách hiểu. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống
biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp. 3
+ Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức truyền tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chât, đặc
điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như:
truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
+ Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong
quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cở sở
những biến đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng
những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại. Trong quá trình truyền
thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác
và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi
phát quá trình truyền thông trước.
+ Phản hồi/ Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ
người nhận gửi về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của quá
trình truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không
hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít
tạo được sự quan tâm của công chúng.
+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá
trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến
tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch.
- Quá trình truyền thông còn tính đến hai yếu tố nữa, đó là: hiệu lực và hiệu
quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý
cho công chúng- nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng
xã hội về nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng- nhóm đối tượng do
truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và
hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. 4
1.3 Phân loại truyền thông
- Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau cho truyền thông:
+ Căn cứ vào tính chủ đích trong truyền thông có thể phân chia thành:
truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ đích và truyền thông có chủ đích.
+ Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền
thông, có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.
+ Căn cứ vào phạm vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông có thể chia
ra thành: truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông
nhóm, truyền thông đại chúng
● Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông, giap tiếp xã hội trên
phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công
nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu là:
sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng
cáo, các dạng thức truyền thông trên mạng Internet, băng, đĩa hình và âm
thanh…Nhờ công nghệ số, truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là xu hướng chính hiện nay.
+ Các loại truyền thông có chủ đích: thông tin – giáo dục – truyền thông,
truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông – vận
động xã hội, truyền thông phát triển…
● Thông tin – giáo dục – truyền thông: là loại hình truyền thông có chủ
đích sử dụng phối hợp 3 dạng truyền thông ứng với ba mục đích: thông tin
(cung cấp những thông tin cơ bản, bao gồm những kiến thức nền, kiến thức
chuyên biệt và các kỹ năng cần thiết nhất, những thông tin cập nhật…về vấn
đề cần truyền thông), giáo dục (không chỉ hướng vào các đối tượng đang cần
những thông tin này mà cả những người cần đến trong tương lai, nhằm tạo
nên sự thông hiểu, chia sẻ) và truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến 5
thức nhằm nhân lên những kiến thức – kỹ năng – kinh nghiệm nhằm thúc
đẩy những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi)
● Truyền thông vận động: là sự hỗ trợ tích cực một vấn đề, một sự nghiệp
và cố gắng làm cho những người khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp đó.
● Truyền thông thay đổi hành vi: là hoạt động truyền thông lấy việc thay
đổi hành vi làm mục đích trực tiếp, có kế hoạch nhằm tác động vào tình cảm,
lý trí của các nhóm đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng, hình thành
thái độ tích cực, làm cho đối tượng chấp nhận và duy trì hành vi mới có lợi
cho các vấn đề truyền thông trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
2. Truyền thông trong phòng, chống COVID-19:
- Theo thống kê của Google – trang tìm kiếm thông tin lớn nhất thế giới,
trong thời gian Việt Nam xuất hiện dịch COVID-19 thì “corona” hay
“Covid-19” chính là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Gõ trên
“google.com” cho thấy, chỉ trong vòng 0,78s đã cho ra gần 4 triệu kết quả
liên quan đến cụm từ này. Báo chí, truyền thông đã trở thành kênh thiết yếu
để người dân có thể theo dõi diễn biến dịch bệnh, các chỉ đạo mới của cơ
quan chức năng, các khuyến cáo về sức khỏe…
- Từ trước tới nay, chúng ta vẫn luôn có một quan niệm rằng khi đại dịch
xảy ra thì nhiệm vụ chính để phòng, chống dịch thuộc về đội ngũ y tế. Tuy
nhiên trong đợt dịch lần này, bên cạnh đội ngũ y tế, vấn đề truyền thông cũng
là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần không nhỏ vào công cuộc
đẩy lùi dịch bệnh. Chỉ khi chúng ta làm tốt công tác truyền thông, chúng ta
mới có thể giành được thắng lợi.
- Gần hai năm cả nước chống đại dịch COVID-19 cũng là thời gian mà đội
ngũ cán bộ phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông đồng hành với
các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch không ngại vất vả ngày đêm, gian
khó, hiểm nguy. Bằng những kiến thức cùng với sự sự quyết tâm của mình,
đội ngũ truyền thông cũng như các cơ quan báo chí đã sớm nắm bắt các 6
thông tin, giúp khán giả, thính giả, độc giả có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về
đại dịch, góp phần vào công cuộc chống dịch nói chung của cả nước.
- Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, truyền thông phòng chống dịch bệnh
COVID-19 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và
Truyền thông phối hợp tổ chức, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đưa ra nhận
định: “ Công tác truyền thông từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt
Nam cho đến nay đã góp phần tạo nên sự đồng thuận xã hội, xây dựng được
niềm tin của nhân dân, khơi dậy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc và góp
phần lan tỏa năng lượng tích cực nhằm chung tay phòng, chống đại dịch thành công.”
2.1 Các yếu tố trong quá trình truyền thông phòng chống COVID -19 tại Việt Nam:
- Những yếu tố cơ bản trong hoạt động truyền thông phòng chống COVID – 19 ở Việt Nam bao gồm:
+ Nguồn: Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID -19 cùng một
số các cơ quan ban ngành khác…
+ Thông điệp: xuyên suốt quá trình thực hiện phòng chống COVID – 19,
có thể nhận thấy rõ thông điệp được sử dụng nhiều nhất để tuyên truyền, phổ
biến, tới người dân đó là “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế, trong đó bao gồm:
Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế.
+ Kênh truyền thông: để có thể phổ biến, khuyến cáo rộng rãi thông điệp
tới người dân, Bộ Y tế cùng với Bộ Thông tin và truyền thông đã sử dụng đa
dạng các kênh truyền thông như: Truyền thông đại chúng ( thông qua các
bản tin trên truyền hình, radio; các tờ báo, băng rôn, khẩu hiệu…), Truyền thông đa phương tiện…
+ Người nhận: là toàn bộ những người dân đang sinh sống tại Việt Nam
cũng như những kiều bào tại nước ngoài. 7
+ Phản hồi/ Hiệu quả: ngay sau khi phát hành thông điệp 5K, Bộ Y tế đã
nhận được những phản hồi tích cực. Hầu hết mọi người dân đã hiểu được
mối nguy hại của dịch bệnh đồng thời đã áp dụng và chấp hành nghiêm
những quy tắc được đề ra, không tụ tập ở những nơi đông người, thực hành
đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn…
+ Nhiễu: lã những tin đồn, những thông tin sai sự thật, giả mạo (fake news)
được đưa ra nhằm mục đích đánh lừa, kích động người dân, chống phá nhà nước…
2.2 Các hình thức truyền thông phòng chống COVID -19 tại Việt Nam
- Ngay từ khi những ca bệnh COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam,
công tác truyền thông đã được triển khai thực hiện kịp thời, nhanh chóng
trên tất cả các hình thức truyền thông như: trên báo chí, truyền hình, truyền
thông qua tin nhắn SMS, qua các ứng dụng, mạng xã hội như: Zalo,
Facebook, Youtube, các trang thông tin điện tử… và truyền thông trực tiếp trong cộng đồng.
- Có thể thấy rằng chưa bao giờ những thông tin báo chí lại được người dân
theo dõi sát sao như thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19. Theo báo cáo
của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin,
tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 1/2 đến ngày
31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch COVID-19.
Khi Việt Nam bước sang trạng thái bình thường mới, tỷ lệ bài viết liên quan
đến đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục được các cơ quan báo chí duy trì ở mức 28-40% tin, bài.
- Công tác truyền thông được Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo mặt
trận phòng, chống COVID -19 sử dụng qua nhiều biện pháp, nhiều hình thức
vô cùng đa dạng như: Thông tin – giáo dục – truyền thông ( thực hiện đồng
thời 3 mục đích: cung cấp những thông tin cơ bản về mối nguy hại của dịch
bệnh cùng những cách thức, biện pháp phòng chống COVID -19 hiệu quả;
giáo dục, hướng dẫn cho toàn thể người dân, đặc biệt là cho học sinh, cha mẹ 8
học sinh, sinh viên, học viên… thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
khi đi học tại trường, truyền thông rộng rãi tới mọi tỉnh, thành trên cả nước
để mọi người nắm rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch bệnh nhằm thay đổi nhận thức hành vi của những cá nhân lơ là,
chủ quan..), Truyền thông vận động; Truyền thông thay đổi hành vi…
- Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện truyền thông báo chí, truyền
thông đại chúng thì hiệu quả sẽ không đạt được cao. Chính vì vậy, trong
đợt dịch mới đây, Bộ Y tế cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác
định phải nhanh chóng triển khai truyền thông nguy cơ
+ Truyền thông nguy cơ là một ứng dụng đặc biệt của mô hình truyền
thông và là một quá trình tương tác giữa các cá nhân, các tổ chức và các bên
liên quan về bản chất, mức độ nghiêm trọng, khả năng chấp nhận nguy cơ và
các quyết định được đưa ra để quản lý nguy cơ. Truyền thông nguy cơ có thể
giúp xác định và đáp ứng những sự quan tâm của cộng đồng, giảm sự căng
thẳng giữa các bên có liên quan, cũng như cho phép truyền tải các thông tin
nguy cơ sức khỏe đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất
- Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
công tác truyền thông đã đảm bảo sự thống nhất, kịp thời, hiệu quả, quyết
liệt với phương châm xuyên suốt là “ Chống dịch như chống giặc, lấy xã,
phường là pháo đài, người dân là chiến sỹ, người dân vừa là trung tâm phục
vụ, vừa là chủ thể thực hiện, mọi chính sách, xét nghiệm thần tốc, nhiều
vòng nhằm phát hiện sớm nguồn lây, cách lý, khoanh vùng, dập dịch kịp
thời, hạn chế phong tỏa kéo dài trên diện rộng; triển khai quyết liệt các biện
pháp điều trị, giảm tử vong”. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh
Chính – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID -19 đã nhấn
mạnh: “Truyền thông là để dân biết – dân hiểu – dân tin – dân theo – dân
làm. Chỉ có như vậy thì mới chống dịch thành công”. Trên cơ sở đó, các cơ
quan báo chí, truyền thông đã sáng tạo, vận dụng linh hoạt để tuyên truyền, 9
phổ biến tới người dân những khẩu hiệu phù hợp, linh hoạt với từng giai
đoạn và tình hình thực tế. Tiêu biểu như: “Chống dịch như chống giặc”,
“Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch
COVID -19”, “Phòng, chống đại dịch COVID -19 là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội”…
- Ở thời điểm hiện tại, khi đất nước đang trong trạng thái bình thường mới,
Ban Tuyên giáo trung ương đã đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh công tác truyền
thông, bám sát mục tiêu, tư tưởng xuyên suốt của Đảng, Nhà nước: “Chống
dịch như chống giặc”, phản ánh kịp thời công tác chỉ đạo, cập nhật các chính
sách của Nhà nước. Chú trọng thông tin, tuyên truyền về mục tiêu phòng,
chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tăng thời lượng thông
tin các kết quả tích cực, các mô hình phòng dịch hiệu quả và cách phòng
tránh dịch. Đồng thời cần tuyên truyền các chỉ dẫn của Bộ Y tế về các kỹ
năng cần thiết để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; chủ động, tích cực,
tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID -19, phổ biến tầm
quan trọng của việc tiêm vaccine trong việc đạt được mục tiêu miên dịch
cộng đồng với quan điểm “Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”
2.3 Sáng tạo các hình thức truyền thông phòng, chống COVID-19
- Bên cạnh những cách tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng
như: các bản tin thời sự, phát tờ rơi, quảng cáo… thì công tác truyền thông
tại Việt Nam đã được sáng tạo trên nhiều hình thức khác nhau, đa dạng
nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực
- Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều mẫu
tranh cổ động tuyên truyền phòng chống dịch đã được Cục Văn hóa cơ sở,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành rộng rãi. Trong thời gian qua trên
khắp cả nước, không khó để bắt gặp những bức tranh cổ động đa kích cỡ, sắc
màu kèm thông điệp cổ động phòng, chống dịch COVID-19 như: “Phòng,
chống dịch COVID-19, đừng chủ quan, đừng hoang mang”, “Chung sức 10
đồng lòng đẩy lùi COVID-19”, “Không để dịch COVID-19 lây lan ra cộng
đồng”… Những bức tranh này được chọn lựa từ cuộc thi sáng tác tranh cổ
động phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ
chức. Mỗi thông điệp từ những bức tranh cũng phần nào giúp mọi người ý
thức, trách nhiệm hơn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Hình ảnh tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19 (Nguồn: Google image)
- Ngoài việc hướng dẫn người dân phòng bệnh thông qua các cơ quan y tế thì
hình thức tuyên truyền thông tin về dịch bệnh, phòng, chống COVID-19 qua
hệ thống loa truyền thanh ở địa phương đã phát huy hiệu quả. Những nội
dung thông báo về tình hình và cách phòng chống dịch bệnh được phát đi
đều đặn, thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh. Việc tuyên truyền để
làm thay đổi nhận thức của người dân được xác định là nhiệm vụ quan trọng
trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, do đó việc phát huy tối đa vai
trò của hệ thống truyền thanh cơ sở là vô cùng cần thiết. Từ đó, giúp người
dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nâng cao ý thức phòng, chống
dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Công tác truyền thanh cơ sở đã
góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng 11
chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ, kêu gọi người dân chung tay
đẩy lùi đại dịch, đấu tranh phản bác lại các thông tin trái chiều, sai sự thật.
- Tại thời điểm các tỉnh thành thực hiện chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội
của Thủ tướng Chính phủ, các nhà làm phim đã lên ý tưởng và thực hiện
những bộ phim nhằm truyền tải thông điệp phòng, chống dịch bệnh tới khán
giả. Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam cũng đã lên ý tưởng và
cho ra mắt những bộ phim truyền hình, phim tài liệu đầy ý nghĩa để gửi gắm,
ủng hộ tinh thần tới người dân. Những bộ phim truyền hình như: “Những
ngày không quên”, “Ngày mai bình yên”… đã góp phần thể hiện một cách
khéo léo những khuyến cáo, cách phòng chống cũng như ứng phó với đại
dịch đến với khán giả. Cùng với đó, bộ phim tài liệu “Ranh giới” cũng đã lan
tỏa một cách mạnh mẽ, được ví như một “cơn địa chấn mạng xã hội” khi
khai thác những câu chuyện tại bệnh viện Hùng Vương, nơi các bác sĩ giành
giật sự sống cho những thai phụ mắc COVID-19 để từ đó tuyên truyền
truyền về sự khắc nghiệt của COVID-19 đồng thời là lời cảm ơn, tri ân tới
các bác sĩ tuyến đầu chống dịch
- Bên cạnh những bộ phim thì những tác phẩm âm nhạc cũng được các ca sĩ,
nhạc sĩ sáng tác để góp phần truyền tải thông điệp tích cực tới mọi người
trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việt Nam đã được đánh giá là
quốc gia có nhiều bài hát về đề tài COVID-19 nhất thế giới, đằng sau mỗi
bài hát ấy là một thông điệp về sự lạc quan, tích cực, khuyến cáo mọi người
cần đoàn kết, chung tay phòng chống dịch. Theo con số thống kê của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thì đã có tới gần 1000 bài hát về đề tài COVID-19
được sáng tác trong vòng hai năm qua. Đã có những bài hát tạo được hiệu
ứng truyền thông mạnh mẽ và trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên thế giới. Với giai điệu vui tươi, bắt tai, lại xuất hiện đúng thời điểm,
ca khúc “Ghen Cô vy” đã trở thành xu hướng toàn cầu. Sức nóng của bài hát
này là không thể phủ nhận khi được truyền thông quốc tế ca ngợi liên tiếp
trong nhiều ngày. Thử thách “Vũ điệu rửa tay” với hashtag 12
#ghencovychallenge trên Tiktok cũng đã được hưởng ứng nhiệt tình từ trẻ
em, học sinh, người lớn cho đến các tổ chức y tế thế giới đều hào hứng thực
hiện thử thách này. Sau khi xuất hiện trên kênh truyền hình HBO của Mỹ,
“Ghen cô vy” cùng với “Vũ điệu rửa tay” đã trở thành cơn sốt trên toàn thế
giới với hàng triệu lượt xem trên Youtube, hơn 200 nghìn người dùng bắt
trước trên Tiktok. Không dừng lại ở đó, rất nhiều bản cover bài hát bằng
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật đã được các nghệ sĩ quốc tế thể hiện. Ca
khúc không chỉ giúp tuyên truyền về việc tự bảo vệ sức khỏe mà còn giúp
mọi người lạc quan, tích cực hơn trong đại dịch COVID-19. Ngoài ra, những
ca khúc như: “Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!”, “Việt Nam sẽ chiến thắng”,
“COVID nhanh đi đi”… cùng với vũ điệu 5K của Bộ Y tế đã được đăng tải
rộng rãi trên khắp các nền tảng mạng xã hội, vừa góp phần tuyên truyền, kêu
gọi người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, vừa là
sự cổ vũ, động viên tinh thần tới mọi người trong thời điểm dịch bệnh
Ca khúc “Ghen Cô vy” xuất hiện trên kênh HBO (Nguồn: VOV)
2.4 Các chiến dịch truyền thông phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam:
- Để công tác truyền thông trở nên có hiệu quả trong từng thời điểm, Bộ Y tế
cùng các cơ quan lãnh đạo mặt trận phòng, chống dịch COVID-19 đã lập ra 13
những kế hoạch truyền thông phù hợp với từng giai đoạn dịch bệnh. Mục
tiêu chung của những chiến dịch truyền thông này là:
+ Tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện tốt các biện
pháp phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng
+ Chủ động trong việc phòng, chống ảnh hưởng của dịch bệnh, tránh lây
lan và bùng phát thành ổ dịch lớn trong cộng đồng
+ Hạn chế tối đa tỉ lệ mắc và tử vong do vi rút corona gây ra
2.4.1 Chiến dịch “Vững vàng Việt Nam”
- Đặt mục tiêu tiếp cận thông tin đến ít nhất 25 triệu người Việt, ngày
23/04/2020, Bộ Y tế phối hợp cùng quỹ Unilever Việt Nam (UVN) tổ chức
thực hiện chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” nhằm cổ vũ và biểu dương
quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lạc quan của người dân, đồng lòng cùng Đảng,
Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và chính
quyền địa phương chiến thắng dịch bệnh.
- Chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” gồm các hoạt động truyền thông giúp
người dân duy trì các biện pháp an toàn sức khỏe, lối sống lành mạnh, quyết
tâm bảo vệ những thành quả mà Việt Nam đã đạt được và từng bước thích
nghi để sẵn sàng cho trạng thái bình thường mới.
- Các nội dung được truyền thông trong chiến dịch bao gồm: cập nhật thông
tin tình hình dịch bệnh, cung cấp các khuyến cáo của Bộ Y tế, lời khuyên từ
chuyên gia, kiến thức khoa học để vệ sinh phòng, chống dịch, những câu
chuyện truyền cảm hứng của đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Những nội dung,
thông điệp, khuyến cáo này sẽ được xây dựng theo hình thức đa dạng và
sáng tạo với sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng trong cộng
đồng, những câu chuyện người thật, việc thật trong cuộc chiến chống COVID-19. 14
- Chiến dịch được ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao nhận
thức, thay đổi thói quen của người dân về phòng, chống COVID-19, giúp
người dân và cộng đồng chung sống an toàn với dịch bệnh như chiến lược
của chính phủ đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát
triển kinh tế xã hội. Chiến dịch mong muốn sẽ tiếp cận và hỗ trợ những
thông tin bổ ích đến hàng triệu người Việt Nam từ thành thị đến nông thôn để
không một ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống đại dịch
- Với những mục tiêu đã đề ra và các hoạt động đã được triển khai thực hiện,
chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” đã nhận được kết quả hết sức ấn tượng:
tiếp cận hơn 37 triệu người dân, mang đến những kiến thức về phòng chống
dịch bệnh hữu ích tới cộng đồng, trao tặng 550 tấn sản phẩm cho hơn 1,6
triệu người tại 3000 bệnh viện, trường học, các khu cách ly, đặc biệt là đội
ngũ y bác sĩ và tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Hỗ trợ hơn 300
nghìn sản phẩm vệ sinh khử khuẩn và 10.000 tài liệu truyền thông cho 500
bệnh viện trên khắp các tỉnh thành trong cả nước….
2.4.2 Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng”
- Nhằm kêu gọi mọi tầng lớp người dân cùng chung tay thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch bệnh, xây dựng lối sống phù hợp, tạo thói quen có
lợi cho sức khỏe để chung sống với dịch bệnh, thiết lập trạng thái “bình
thường mới” và truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, kêu gọi
những hành động lan tỏa yêu thương đến cộng đồng, Bộ Y tế đã phát động
và triển khai chiến dịch “Niềm tin chiến thắng” diễn ra từ ngày 06/08 đến
ngày 30/09/2020 với các chuỗi hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
- Theo ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế, đây là chiến dịch
truyền thông phòng chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp với diễn biến của
dịch bệnh trong giai đoạn mới, khi những ca mắc trong nước liên tục tăng
nhanh, nguy cơ lây lan ra cộng đồng ngày càng cao. Bộ Y tế kêu gọi mọi
người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên cần nâng cao ý thức, thực hiện đầy đủ 15
các biện pháp phòng chống dịch. Từ đó chia sẻ những trải nghiệm của mình
để thay đổi nhận thức, tạo những thói quen có lợi cho sức khỏe, xây dựng
cuộc sống bình thường trong trạng thái mới.
- Bộ Y tế đã phối hợp với nhiều đơn vị, đối tác, tổ chức, sử dụng đa nền tảng
mạng xã hội tại Việt Nam để thực hiện chuỗi hoạt động chiến dịch vì cộng
đồng. Rất nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai như:
+ Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch,
hoặc bằng dung dịch có ít nhất 60% cồn
+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài: nơi công cộng, trên các phương tiện giao
thông công cộng và khi đến các cơ sở y tế.
+ Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt
hơi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay áo.
+ Tăng cường vận động rèn luyện thể lực. Xây dựng lối sống lành mạnh
+ Thường xuyên vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
+ Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi và khó thở, hãy tự cách ly ở nhà, đeo
khẩu trang và gọi điện cho cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn khám và điều trị.
+ Nếu đi từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe và khai báo y tế.
+ Thường xuyên thực hiện khai báo y tế và cập nhật sức khỏe của bản thân
+ Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm
COIVD-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình
+ Cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, không kỳ thị và phân biệt đối xử với
những người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.
- Chiến dịch đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng với hàng triệu người
tham gia và hưởng ứng. Đơn cử như bài hát chính thức của chiến dịch mang
tên “Vững tin Việt Nam” do Bộ Y tế phối hợp và truyền thông trên các nền
tảng âm nhạc trong nước và quốc tế với ý nghĩa và thông điệp được gửi gắm 16
trong ca từ của bài hát, chỉ tính riêng trên nền tảng Youtube, video ca nhạc đã
đạt hơn 3 triệu lượt xem.
- Ngoài ra trong suốt cuộc hành trình của chiến dịch, các tư liệu khuyến cáo
phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn mới liên tục được Bộ Y tế đưa ra và
truyền tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông báo chí, mạng xã hội,
các nền tảng nội dung số như: các khuyến cáo về việc sử dụng khẩu trang
phòng chống dịch, các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới tại
các hộ gia đình, khuyến cáo chung các biện pháp phòng chống dịch tại nơi
công cộng,… Các khuyến cáo được triển khai phù hợp với từng giai đoạn
dịch bệnh, đặc biệt là khuyến cáo phòng chống dịch trong trường học, hướng
dẫn xử lý nếu dịch bệnh xuất hiện trong môi trường giáo dục được đưa ra
trong thời điểm năm học mới. Qua đó giúp phụ huynh, học sinh và các
trường học sẵn sàng bước vào một năm học mới an toàn.- Bên cạnh đó, chiến
dịch còn nhận được sự hưởng ứng của các KOLs như: ca sĩ Tóc Tiên, hoa
hậu Trần Tiểu Vy, diễn viên Tiến Luật, nhạc sĩ Khắc Hưng, fashionista Châu
Bùi, Youtuber Dino Vũ, trung vệ Bùi Tiến Dũng, siêu mẫu Minh Tú… qua
đó lan tỏa mạnh mẽ thông điệp của chiến dịch. Đặc biệt, thông qua hoạt động
“Bạn vẫn đẹp khi đeo khẩu trang”, chỉ với hành động đơn giản là chụp một
tấm ảnh khi đeo khẩu trang đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo,
Facebook hoặc thay đổi ảnh đại diện với khuôn viền và hashtag
#Banvandepkhideokhautrang nhằm kêu gọi mọi người hãy tự tin, tự giác đeo
khẩu trang khi đến những nơi công cộng. Đây cũng là một trong những biện
pháp phòng chống dịch đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả
cao trong mọi giai đoạn của dịch bệnh mà Bộ Y tế đã khuyến cáo. Hoạt động
đã tạo nên trào lưu mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội với hàng chục
nghìn người tham gia, chia sẻ rộng rãi, đặc biệt là giới trẻ. Cùng với đó, mini
game “Đẩy lùi COVID - Rinh quà mê tít” do Bộ Y tế phối hợp với các đơn
vị truyền thông tổ chức cũng đã nhận được sự hưởng ứng với 10.000 lượt tham gia. 17
Mini game “Đẩy lùi COVID – Rinh quà mê tít” (Nguồn: Google image)
-Với những hoạt động đã được triển khai, chiến dịch đã kêu gọi mọi người
dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và
phát triển kinh tế. Trong hành trình gần 2 tháng, chiến dịch đã hoàn thành sứ
mệnh truyền tải những thông điệp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, thông qua chiến dịch Bộ Y tế đã nhận được nhiều sự tài trợ, ủng hộ
vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như:
máy móc, khẩu trang, quần áo bảo hộ… của các đơn vị đối tác.
Chiến dịch “Niềm tin chiến thắng” (Nguồn: Bộ Y tế) 18
2.4.3 Chiến dịch truyền thông “Tiêm vắc xin – Vững niềm tin”
- Tiếp nối thành công của những chiến dịch đi trước, tối ngày 08/10/2021,
Bộ Y tế phối hợp với Facebook chính thức phát động chiến dịch truyền thông
“Tiêm vắc xin – Vững niềm tin”. Sự kiện nhằm kêu gọi sự ủng hộ, tham gia
và chung tay của toàn xã hội với việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
- Chiến dịch gồm nhiều nội dung và hoạt động như: đàm thoại hàng tháng
trên Facebook nhằm cung cấp thông tin chuyên môn hoặc giao lưu trực
tuyến giữa ngành y tế và người dân về chủ đề tiêm chủng vắc xin cùng với
nhiều video, clip ngắn được xây dựng theo chủ đề, giúp tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến dịch COVID-19.
Đồng thời cho ra mắt video ca nhạc “Thank you” với sự tham gia của nhiều
nghệ sĩ nhằm thể hiện sự cộng hưởng ý chí toàn dân trong hoạt động tiêm
chủng. Đây được coi là một phần nỗ lực của Facebook nhằm giúp Việt Nam
sớm đẩy lùi dịch bệnh và nắm bắt những cơ hội phát triển bền vững, giúp
người dân trên toàn thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng
được an toàn và có đầy đủ thông tin về đại dịch. Dự kiến chiến dịch sẽ được
thực hiện đến cuối năm 2021
Chiến dịch “Tiêm vắc xin – Vững niềm tin” (Nguồn: Bộ Y tế)