Phân tích các quy luật biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Những thành tựu và bước phát triển trong công cuộc đổi mới của đất nước ta trong thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới cả bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào thời kỳ mới. Sự phát triển mang đặc trưng của dân tộc được tạo ra để giới thiệu và quảng bá cho các dân tộc khác trên thế giới. Và như vậy, quan hệ của nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
GVHD: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU SVTH : 1. Lý Khải Huyền 22128029 2. Phan Cao Minh 20158133
3. Đặng Thị Kiều Oanh 20158094 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Điểm: …………………………….. KÝ TÊN 2 MỤC LỤC A.PHẦẦN M Đ
Ở ẦẦU...........................................................................................................1 1.
LÝ DO CHỌN ĐỀẦ TÀI.............................................................................................1 2. M C
Ụ ĐÍCH NGHIỀN CỨU...................................................................................... 1 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU................................................................................1 B. PHẦẦN N I DUNG Ộ
.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM C A TRIỀẾT H Ủ C MÁC-LỀNIN Ọ
...................................................1 VỀẦ NHÀ NƯ C
Ớ .............................................................................................................. 1 1.
QUAN ĐIỂM CỦA MÁC-LỀNIN VỀẦ TỒẦN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý TH C
Ứ XÃ HỘI:.............................1 1.1. Khái ni m tồồn t ệ i x ạ ã h i
ộ ............................................................................................................1 1.2.
Các yếếu tồế cấếu thành tồồn t i xã h ạ
ội......................................................................................2 1.3. Khái ni m ý th ệ c xã h ứ i
ộ ............................................................................................................2 1.4. Kếết cấếu c a ý th ủ c xã h ứ i
ộ .........................................................................................................2 2. Mốối quan h bi ệ n ch ệ ng gi ứ a tốồn t ữ i x ạ ã h i và ý th ộ ức xã h i
ộ ................................2 2.1. Ý th c xã h ứ i phộ n ánh tồồn t ả i xã h ạ i, do tồồn t ộ i x ạ ã h i quyếết đ ộ nh ị .......................2 2.2. Tính đ c l p ộ tậ ng đồếi c ươ a ý th ủ c xã h ứ i đồếi v ộ i t ớ ồồn t i xã h ạ i:
ộ ..............................2 2.3. Ý th c x ứ ã h i th ộ ng l ườ c h ạ u h ậ n so v ơ i tồồn t ớ i xã h ạ i:
ộ ..............................................3 2.4. Ý th c x ứ ã h i có th ộ v ể t tr ượ c tồồn t ướ
ại xã hội................................................................3 2.5. Ý th c x ứ ã h i có tnh k ộ ếế th a trong s ừ phát tri ự n ể c a mình ủ
......................................3 2.6. S tác đ ự ng qua l ộ i gi ạ a các hình thái ý th ữ c xã h ứ i
ộ .....................................................3 3. Ý nghĩa ph ng pháp lu ươ n
ậ ......................................................................................................4 CHƯƠNG 2: V N D Ậ NG Ụ TỒẦN T I XÃ H Ạ I V Ộ À Ý TH C XÃ H Ứ I V
Ộ ÀO THỰC TIỀỄN...............5 1.
VẬN DỤNG TRONG CÔNG CUỘC C I Ả CÁCH ĐỔI M I Ớ VÀ XÂY D N
Ự G CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA :..............5 2. V N Ậ D N Ụ G XÂY D N
Ự G, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC XÃ H I
Ộ VIỆT NAM VỀỀ VĂN HÓA XÃ H I Ộ :...........8
C. PHẦẦN KỀẾT LU N
Ậ .......................................................................................................12 D. PHẦẦN PH L Ụ C
Ụ ........................................................................................................12 3 4 A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu và bước phát triển trong công cuộc đổi mới của đất nước ta
trong thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới cả bên trong và bên ngoài để chúng ta
bước vào thời kỳ mới. Sự phát triển mang đặc trưng của dân tộc được tạo ra để giới
thiệu và quảng bá cho các dân tộc khác trên thế giới. Và như vậy, quan hệ của nước
ta với quốc gia khác trên thế giới đã mở rộng hơn bao giờ hết. khả năng giữ vững
độc lập, tự chủ và hội nhập cộng đồng thế giới ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng, khoa học và công nghệ
với trình độ ngày càng cao, ý thức phát triển sẽ làm cho nước ta không bị tụt hậu so
với thế giới bên ngoài. Và điều đó mang lại cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn để phát
triển. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các nước kém phát triển tụt hậu so với
các nước phát triển. Nguyên nhân cơ bản của nó là lương tâm xã hội của dân tộc
này. Điều này có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế. So với nhiều nước
trong khu vực, đây vẫn là một thách thức lớn và nặng nề bởi điểm của chúng ta còn
quá thấp và đang vươn lên trong môi trường cạnh tranh cao. tê liệt.
Trước tình hình đó, bên cạnh xu thế phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước
cần không ngừng tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ của
đất nước, trong đó đổi mới chính trị - xã hội giữ vai trò quan trọng. Nó cấp thiết vì
một đất nước phát triển cần một khuôn khổ chính trị và xã hội ổn định để công việc
này thành công, nhưng để cải cách xã hội thì điều quan trọng là hiểu được mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và lương tâm xã hội sẽ giúp chúng ta áp dụng nó vào
thực tế xã hội của chúng ta. của đất nước vì nguyên nhân của sự thay đổi. Với ý
nghĩa đó, sau một thời gian nghiên cứu, học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của 1
thầy cô giáo, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các quy luật biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Biết được tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì? Biết được mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Biết được tác động của tồn tại xã hội, ý
thức xã hội đối với công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm tài liệu, giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lenin B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Quan điểm của Mác-Lênin về tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Học thuyết Mác - Lênin xem xét nguồn gốc ra đời của nhà nước gắn liền với
sự phát triển của kinh tế, xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do công cụ lao
động thô sơ, năng suất lao động thấp nên con người không tạo ra được của cải dư
thừa không có sở hữu tư nhân. Khi con người biết chế tạo ra các công cụ lao động
bằng đồng, bằng sắt, năng suất lao động cao hơn, xuất hiện của cải dư thừa, sở hữu
tư nhân xuất hiện. Dần dần có sự phân công lao động trong xã hội, xuất hiện giai
cấp và đấu tranh giai cấp, xuất hiện người bóc lột và người bị bóc lột. Các xung đột
trong xã hội ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn
phù hợp để quản lí xã hội. Xã hội cần có một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ sức
mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Tổ chức đó ra đời chính là nhà
nước. Như vậy, nhà nước ra đời do hai nguyên nhân. 2
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con
người với tự nhiên và giữa con người với nhau.
Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa
con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong
quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
VD: Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ.
Côngcụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có
nhiều loại hình ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết và
tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…Bên cạnh
đó điều kiện khí hậu thuận lợi cộng với sự đa dạng của các loài động thực vật tạo
nênnguồn tài nguyên rất phong phú.
1.2. Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội
Một là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ: phương
thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt
vật chất truyền thống của người Việt Nam.
Hai là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều
kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn
của cộng đồng xã hội.
Ba là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân
cư, mô hình tổ chức dân cư,... 3
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn
nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức
sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì: trình độ của phương thức sản xuất
như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và
quy mô phát triển dân số như thế ấy.
Ví dụ: trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu
làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người
Việt Nam. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại
thành tổ chức dân cư làng, xã, cótính ổn định bền vững,..
1.3. Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa;truyền
thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều
thế kỷ, nhất là phong kiến là tư tưởng Nho giáo.Ta cần thấy rõ sự khác nhau tương
đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể.
Ýthức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ khác nhau.Do
đó, nó hiển nhiên là mang tính xã hội. Song, ý thức cá nhân không phải baogiờ 4
cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng,một tập
đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định.
Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình
thai khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau.
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng
vớinhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.
1.4. Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ
thống hóa, khái quát hóa.
- Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật…
- Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống
hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường
tuy thấp hơn ý thức lý luận, nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền
đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học.
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng 5 ● Tâm lý xã hội
- Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập
quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó. - Đặc điểm:
+ Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người.
+ Đây là sự phản ánh có tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội.
+ Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan
hệ xã hội của con người.
+ Vẫn còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn
yếu tố trí tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm.
- Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội
trong sự phát triển của ý thức xã hội. ● Hệ tư tưởng
- Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành
khi con người nhận thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của 6 mình. - Đặc điểm:
+ Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng
+ Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội
+ Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định
và truyền bá trong xã hội
+ Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan
điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết
quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội.
Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng
tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Chúng có
chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội.
- Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành,
truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định.
- Trái lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã
hội. Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng
đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội
- Tuy nhiên, hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội, không phải là 7
sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội.
Ví dụ: Hệ tư tưởng Mác – Lênin không trực tiếp ra đời từ tâm lý xã hội của giai cấp
công nhân lúc đó đang tự phát đấu tranh chống giai cấp tư sản, mà là sự khái quát
lý luận từ tổng số những tri thức của nhân loại, từ những kinh nghiệm của cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân, và kế thừa trực tiếp các học thuyết kinh tế, xã hội và
triết học vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
→ Như vậy, hệ tư tưởng liên hệ với tâm lý xã hội, chịu sự tác động của tâm lý xã
hội, nhưng nó không phải đơn giản là sự “cô đặc” của tâm lý xã hội
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
2.1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và
quyết định ý thức. Trong lĩnh vực xã hội mối quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại
xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, biểu hiện cụ thể là:
Toàn bộ tồn tại xã hội sẽ sinh ra ý thức xã hội này.Nghĩa là người ta không
thể tìm cội nguồn của tư tưởng trong bộ óc con người, mà phải tìm nó trong chính
tồn tại xã hội. Vì vậy phải có tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.
Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã
thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
Sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng
biểu hiện trực tiếp mà cần phải nhìn qua nhiều khâu trung gian mới thấy được, 8
bởi vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội được thể hiện dưới các hình thức sau:
2.2.1.Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội:
Do nó chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội nên thường biến đổi sau;
Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao (tâm lý xã hội, tôn giáo…)
Do có những lực lượng xã hội luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu trên (nhằm
cai trị nông dân, nô dịch nông dân…).
2.2.2.Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Với vai trò tiên phong vượt trước của tri thức khoa học, bộ phận này trong ý
thức xã hội này có khả năng nắm bắt các quy luật vận động khách quan và từ
đó đưa ra được những dự báo, dự đoán về sự phát triển của khoa học và công
nghệ, sự phát triển của xã hội, từ đó tồn tại xã hội nên có thể đi trước một bước
so với tồn tại xã hội (VD dự báo của Mác về sự sụp đổ của CNTB…).
2.2.3.Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội có thể làm cho nó có một
trình độ phát triển cao hơn so với tồn tại xã hội. Phải kể đến những dân tộc với
trình độ kinh tế và chính trị kém phát triển, nhưng đời sống tinh thần lại rất phát
triển, chẳng hạn dân tộc Đức ở thể kỷ XIX: kinh tế lạc hậu so với Châu Âu,
nhưng văn hóa tinh thần lại cực kỳ phát triển (âm nhạc, hội họa….)
2.2.4.Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội 9
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra những quy
luật cụ thể, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội, chứ không làm cho nó hoàn
toàn phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Cụ thể là ở những giai đoạn nhất định thường
nổi lên một hình thái ý thức xã hội chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức còn lại
(làm cho toàn bộ xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ đạo: thời trung cổ
thì tôn giáo chi phối xã hội, ngày nay khoa học chi phối xã hội).
Do có tính độc lập tương đối nên ý thức xã hội có thể tác động trở lại lên tồn
tại xã hội theo 2 xu hướng:
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn tại xã
hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội. Vai trò này thuộc về ý
thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng.
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tạc các quy luật khách quan của
tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Tác động này
thuộc về ý thức của những giai cấp cũ, lạc hậu, phản động. Sự tác động của ý
thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào trong
phong trào của quần chúng nhân dân. Cho nên phải thường xuyên đấu tranh để
truyền bá tri thức khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân dân, đồng
thời để đấu tranh để loại bỏ những tàn dư của văn hóa, cổ hủ, phản động ra khỏi
quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân).
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nếu chỉ nhìn nhận một cách tùy tiện về quyết định của tồn tại xã hội thì
chúng ta sẽ rơi vào duy vật tầm thường. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của
ý thức xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Trong hoạt động thực tiễn và nhận
thức phải luôn đấu tranh khắc phục cả hai khuynh hướng đó. Trong cải tạo xã hội 10
cũ, xã hội xã hội mới phải tiến hành cả trên hai lĩnh vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VÀO THỰC TIỄN
1. Vận dụng trong công cuộc cải cách đổi mới và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta:
Ở đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội
ở nước ta là “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí tinh làm chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân".
Đó vừa là mục tiêu, vừa và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Trước tình hình của đất nước lúc bấy giờ, Đảng ta chủ trương toàn Đảng phải
nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng rèn
luyện và nâng cao tính chất đạo đức cách mạng và mục tiêu của cuộc cách mạng
trên lĩnh vực tư tưởng cần đạt được là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới
Xã hội Chủ nghĩa. Để thực hiện hai nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là: nhiệm vụ
trọng tâm về tư tưởng là làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Còn nhiệm vụ cấp bách về
văn hóa là xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “Hướng mọi
hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về
chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài
hòa trong giáo dục, trong cộng đồng và xã hội" và nêu cao tinh thần trách nhiệm
của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa
làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ngăn chặn 11
việc phục hồi các thủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng
trong xã hội “VK 9 trang 114-116). Mặt khác, trong công cuộc tiến hành cách mạng
tư tưởng văn hóa, xây dựng con người mới và nền văn hóa mới, ta phải biết chọn
lọc, tiếp thu, kế thừa những thành quả văn minh, những đi sản quý giá do loài
người tạo ra bao thế hệ những thành tựu văn hóa, khoa học hiện đại đồng thời cũng
kiên quyết chống chủ nghĩa hư vô và khuynh hướng siêu giai cấp trong việc kế thừa di sản để lại.
Việc tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiệu quả kinh tế
có quan hệ mật thiết với hiệu quả xã hội. Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo cơ
hội cho mọi tầng lớp nhân dân được tự do kinh doanh theo pháp luật sẽ là một tiến
bộ về mặt xã hội, là thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, từ đó giải quyết
tốt hơn việc làm thu nhập và đời sống tạo tiền đề vật chất cho việc xử lý các vấn đề
xã hội. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế tự nó không thể giải quyết được tất cả các
vấn đề xã hội trong đó có sự phân hóa giàu nghèo là không tránh khỏi. Do đó, trong
đường lối phát triển kinh tế xã hội, một mặt Đảng và Nhà nước ta chủ trương bảo
vệ và khuyến khích công dân làm giàu hợp pháp, được hưởng thụ văn hóa, giáo dục
đào tạo, chăm lo y tế, được hưởng thụ xứng đáng với công sức, tiền của bỏ vào sản
xuất, chống tư tưởng bình quân, ý lại, đãi ngộ xứng đáng tài năng, một mặt Đảng
và Nhà nước phái chăm lo việc thực hiện phân phối công bằng theo lao động, mở
rộng phúc lợi xã hội, đổi mới tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe, nâng
cao thể lực cho nhân dân, bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh. Thực hiện tốt chính
sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, tạo phong trào đoàn kết giúp đỡ trong
nhân dân theo truyền thống “là lành đùm lá rách" tương thân tương ái đùm bọc lẫn
nhau. Đẩy mạnh hơn nữa chống tham nhũng, bất công xã hội nghiêm trọng hiện
nay. Cải cách chế độ tiền lương để người lao động hãng hải làm việc đủ sống và
nâng cao mức sống, mức đóng góp cho xã hội. Ngược lại chính việc giải quyết tốt 12
những vấn đề xã hội là điều kiện quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng
ta không thể sớm có ngay một xã hội tốt đẹp trong khi kinh tế nước. ta còn kém
phát triển, năng suất lao động thấp, kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu nhưng ta phải kết
hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tóm lại, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
Đảng đã xác định đúng đắn đường lối phát triển kinh tế gắn chặt với công bằng xã
hội và phát triển mạnh mẽ văn hóa giàu bản sắc dân tộc ở nước ta, đó là điều kiện
đảm bảo sự thành công và bền vững cho tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Ta dựa vào ví dụ cụ thể trên ta có thể rút ra kết luận là xây dựng ý thức mới
phải chú ý xây dựng tồn tại xã hội mới cải tạo tồn tại xã hội cũ, tạo mảnh đất tốt
nảy sinh các tư tưởng tốt đẹp về xã hội mới. Hiện nay Việt Nam ta đang tiến hành
cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật là nhằm tạo cơ sở vật
chất cho Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời coi trọng và đẩy mạnh Cách mạng Xã hội
Chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, vì tư tưởng tác động mạnh trở lại đối
với tồn tại xã hội để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Muốn làm tốt cách
mạng tư tưởng - văn hóa, chúng ta cần chú ý:
+ Giáo dục hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa, truyền bá tư tưởng Mac-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm cho nó không những trở thành hệ tư tưởng thống trị
mà còn làm Cho nó ăn sâu vào tâm lí thường ngày của dân +Nâng cao dân trí
+Xây dựng,củng cố những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+Đấu tranh chống tàn dư của hệ tư tưởng phong kiến, sự xuất hiện của tư sản trong
hoàn cảnh kinh tế thị trường 13
2. Vận dụng xây dựng, nâng cao đạo đức xã hội Việt Nam về văn hóa xã hội:
Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẻ, nó là một xu thế
khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của
nó. Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hóa tạo cho chúng ta
những thời cơ thuận lợi, có thể "đi tắt đón đầu” để phát triển, nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức. Đó là thách thức trong việc giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Những thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy
thoái, đặc biệt là nguy cơ suy thoái về đạo đức, lối sống của con người. Toàn cầu
hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích
cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của
người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách
nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó
một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời
lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Lối sống đó đang phần nào tác động đến
một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị
lớn. Do bị kích động bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động có tính bạo
lực qua mạng Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những hành động mang tính
bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Một số nam nữ thanh niên ở
các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm hoặc
chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong
quan hệ nam nữ. Từ đó dẫn đến những kiểu sinh hot tình dục bừa bãi giữa nam và
nữ, kể cả sinh hoạt tình đục tập thể, làm băng hoại những nguyên tắc luân lý sơ
đẳng. tạo nên lối sống xa lạ với truyền thống phương Đông và dân tộc. Đó chính là
biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam, là
biểu hiện của quan niệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm đạo đức truyền thống
tốt đẹp của người Việt Nam. 14
Hiện nay nền tảng đạo đức gia đình đang xuống cấp cũng là vấn đề được nhiều
người quan tâm. Ở nước ta, từ xa xưa, "tam tòng tử đức”, “chung thuỷ”, "trinh tiết"
đã từng là quy định của đạo đức gia đình đối với người phụ nữ, hiểu đễ đã từng là
quy định của đạo đức gia đình về quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em. Cùng với
sự phát triển của đất nước, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu
chung thuỷ đối với cả hai vợ chồng hay mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình cũng đã được coi là những quy định của đạo đức gia đình
mới. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trưởng nếp sống gia đình Việt Nam
truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một dần. Bên cạnh những người
vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã
xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đăng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng
hiểu thảo là gì. Kinh tế thị trường còn tạo ra một lối sống mới mà không ít người
coi đó là “mốt" - lối sống hướng thụ mà đi kèm với nó là tâm lý tiêu dùng. Với lối
sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức
và phẩm cách con người, nhiều phong tục, nếp sống gia đình truyền thống và đạo lý
cổ truyền bị mai một, xâm hại.
Một số nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng lệch chuẩn đạo đức gia đình là do:
- Trước hết là những vấn đề liên quan đến luật pháp Nhà nước ta đã ban hành Luật
hôn nhân - gia đình mới (năm 2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình. Song,
trên thực tế,công việc tuyên truyền, giáo dục hôn nhân và gia đình chưa được thực
hiện thưởng xuyên và rộng rãi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... Vì vậy có
thể nói, hiện tượng "mù pháp luật" đã xảy ra.
- Nguyên nhân liên quan đến vai trò của giáo dục. Việc xem thường giáo dục đạo
đức gia đình, phương pháp dạy con không cụ thể, nội dung giáo dục đạo đức chung 15
chung đã không làm cho học sinh hiểu sâu sắc trong nhà trường, không giác ngộ
được con cái (trong gia đình). Và còn có nhiều nguyên nhân khác nữa đã dẫn đến những tình trạng đó.
Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là cần phải xây dựng đạo đức gia đình
lành mạnh, tiến bộ. Về mặt nhận thức, cần coi việc xây dựng đạo đức gia đình là
công việc quan trọng có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Cần phải cải
tiến cách giảng dạy, truyền thụ nội dung giáo dục đạo đức gia đình cho học sinh ở
các cấp học trong nhà trường. Đồng thời, trong gia đình, các bậc cha mẹ cũng cần
phải hiểu biết sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và dạy
con cái. Gia đình là tế bào của xã hội. Do vậy, việc xây dựng đạo đức gia đình có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đạo đức xã hội.
Đấy chỉ là một mặt của xây dựng đạo đức con người. Với tình hình hiện nay,
để nâng cao tinh thần đạo đức mới, thiết nghĩ cần có những giải pháp sau đây:
Tiếp tục phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là
yếu tố khách để bảo đảm cho đạo đức mới - đạo đức xã hội chủ nghĩa- hình thành
và phát triển. Muốn vậy phải đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, gắn tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội.Có giải quyết tốt những vấn
đề xã hội trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì mới có khả năng để khẳng định sự bền
vững và phát triển cho những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo đức mới xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh, công
bằng của pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan chấp pháp.
Giáo dục mọi công dân có ý thức luật pháp, thực hiện nguyên tắc dân chủ để các 16