Phân tích chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin, liên hệ định hướng phát triển của bản than trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin

Thế giới loài người đã và đang không ngừng phát triển. Lịch sử nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn, nó đã làm thay đổi cuộc sống của mỗi người chúng ta. Và hiện tại, thế kỉ XXI, xã hội loài người đang thực hiện quá trình toàn cầu hóa và cách mạng 4.0. Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN, LIÊN HỆ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Triết học Mác – Lênin
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT130105_14CLC
GVHD: GVC. TS. Đặng Thị Minh Tuấn
NHÓM THỰC HIỆN: Hội bạn cùng tiến
HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2021 – 2022
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG…/NĂM …
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1. Lâm Xuân Minh Nhật - 21151142
2. Bùi Tiến Phát - 21151144
3. Phan Tấn Huy - 21151463
4. Trịnh Xuân Nam - 21151136
ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GV:
GV ký tên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài1
3. Phương pháp thực hiện đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC –
LÊNIN TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 3
1.1. Tiền đề khoa học của triết học và triết học Mác – Lênin 3
1.2. Chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin 4
1.3. Vai trò của triết học và triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống con
người 5
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 7
2.1. Sơ lược về bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 7
2.2. Vai trò của thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng
công nghiệp 4.0 11
2.3. Định hướng cho bản thân 13
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới loài người đã và đang không ngừng phát triển. Lịch sử nhân loại
đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn, nó đã làm thay đổi cuộc sống của
mỗi người chúng ta. Và hiện tại, thế kỉ XXI, xã hội loài người đang thực hiện
quá trình toàn cầu hóa và cách mạng 4.0. Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế song hành với khoa học kĩ thuật – công nghệ đã đẩy mạnh
kinh tế trên toàn thế giới tăng trưởng không ngừng. Lịch sử nhân loại đã thể hiện
rằng, nền kinh tế phát triển là một quy luật khách quan và bất cứ thời kì nào, ở
bất kì quốc gia nào, bất kể giàu mạnh hay suy yếu, nền kinh tế đều được phát
triển từ sản xuất và khoa học kĩ thuật. Hiểu rõ được tác động to lớn của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, ta cần đề ra những chiến lược phù hợp để áp dụng
vào thực tiễn nhằm đưa xã hội phát triển cả về chất lượng cuộc sống và giá trị
tinh thần. Vì vậy, nhóm “Hội bạn cùng tiến” chúng em xin chọn vấn đề: Phân
tích chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin, liên hệ định hướng
phát triển của bản than trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp 4.0 làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu chức năng của triết học và triết
học Mác – Lênin. Từ đó, tìm được sự liên hệ nhằm định hướng phát triển bản
thân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin trong cuộc sống
con người.
2
- Trình bày khái quát bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, phân tích tầm
quan trọng của cách mạng 4.0 trong xã hội hiện đại. Từ đó liên hệ định hướng
cho sự phát triển của bản thân trong tình hình hiện tại.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết của triết học và triết học
Mác – Lênin, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể có thể kể đến như: lịch
sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch…
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
1.1. Tiền đề khoa học của triết học và triết học Mác – Lênin
Nguồn gốc của “Triết học”: là bắt nguồn từ các điều đơn giản nhất của
con người, triết học ra đời rất rộng rãi nhiều nơi trên toàn thế giới (Từ Thế kỉ
VIII đến Thế kỉ thứ VI Trước Công Nguyên) xuất hiện ở các trung tâm văn minh
lớn của cổ đại đầy nguy nga và tráng lệ. Con người luôn tìm kiếm và kiên trì tìm
hiểu với kì vọng được đáp về nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn nhằm tạo
ra những thuyết có tính hệ thống, chung nhất và phản ánh thế giới xung quanh
của chính con người. Triết học là 1 loại hình thức xuất hiện sớm nhất trong các
hình thức lý luận của nhân loại, được chia làm 2 loại nguồn gốc: Nguồn gốc
nhận thức: là nhận thức theo một cách tự nhiên về thế giới thông qua đó con
người dần cải thiện, có kinh nghiệm và tri thức từng bước phát triển. Sự phát
triển về tư duy trù tượng sẽ phát triển nhiều về nhận thức nhằm tạo ra những cái
chung nhất về thế giới và sau đó sẽ hình thành tư duy logic. Nguồn gốc ra đời từ
xã hội của Triết học ra đời khi xã hội đã có sự phân công lao động, loài người đã
xuất hiện phân hóa giai cấp. Tri thức xuất hiện với tư cách là tầng lớp xã hội và
đã có một vị trí xác định. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội xuất hiện
dẫn đến sự ra đời Triết học và chỉ sự phân chia có tính chất tương đối để hiểu
triết học ra đời trong điều kiện nào?
Khái niệm về “Triết học”:
Nó là nghiên cứu và đưa ra lí lẻ chung nhất về các hoạt động và hoạt động
của con người trong thế giới thực nơi con người có thể chinh phục. Đó là quá
trình học hỏi những gì thống nhất về con người và thế giới quan. và mọi người
4
đang ở đâu trên thế giới và biết cách nhìn nhận đúng đắn về sự tồn tại và phát
triển.
Tiền đề khoa học: những sự phát triển mạnh mẽ của khoa học chính là tiền
đề để Triết học Mác ra đời, sự phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản cũng góp phần
xây dựng phần nào đó và công cuộc hình thành Triết Học Mác. Cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân yêu cầu phải có sự ra đời một lý luận khoa học. Trong
khi đó có vô số trào lưu không mấy tích cực đã thâm nhập vào phong trào công
nhân và dân tộc. Khoa học phát triển dẫn đến nhiều thứ cũng phát triển.
1.2. Chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin
Thế giới quan: thế giới quan thể hiện tổng quan về thế giới trong ý thức
của chúng ta. Bao gồm thế giới bên ngoài, con người và những mối quan hệ
giữa con người với thế giới này. Nó là tiền đề cho sự phát triển hành động đi đôi
với thái độ của chúng ta đối với thế giới bên ngoài. Nguồn gốc của thế giới quan
bắt nguồn từ cuộc sống. Mọi hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một
tầm nhìn nhất định về thế giới. Các yếu tố chính tạo nên thế giới quan là tri thức,
lý trí, niềm tin và cảm xúc. Chúng liên kết với nhau thành một khối thống nhất
và tác động đến cả về nhận thức lẫn hành động thực tiễn của con người. Thế giới
quan tôn giáo luôn có điều chắc chắn rằng sức mạnh của những thế lực siêu
nhiên đối với thế giới và đối với con người, điều này được thể hiện thông qua
các hoạt động có tổ chức tín ngưỡng, thờ cúng lực lượng siêu nhiên này. Tất cả
các tôn giáo đều là những phản ánh ảo tưởng trong tâm trí con người về những
phạm trù tiêu biểu bên ngoài còn ăn sâu trong tâm trí họ; chỉ đơn giản là sự phản
ánh trong đó các lực trên mặt đất có dạng các lực siêu mặt đất. Đặc điểm chính
của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào một thế giới hoàn hảo khác giúp giảm
bớt đau khổ của thế giới.
Phương pháp luận: học thuyết tìm kiếm những phương pháp chung nhất,
hệ thống quan điểm giúp con người nghiên cứu tìm tòi, lựa chọn và vận dụng
những phương pháp trong hoạt động trao đổi ý thức để giải quyết vấn đề. Giải
5
quyết vấn đề đặt ra rất hiệu quả. Phương pháp biện chứng duy vật được áp dụng
trong mọi lĩnh vực khoa học khác nhau, trong mọi khía cạnh của thực tiễn, có
vai trò quyết định đến kết quả nghiên cứu và cải tạo sự vật, hiện tượng. Chúng
được xem là phương pháp phổ biến vì phép biện chứng này không đơn giản về
hình thức và điều chung nhất, trình bày các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện
tượng nghiên cứu mà còn là xuất phát điểm trong quan điểm đánh giá thế giới.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này và thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ là
yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn.
1.3. Vai trò của triết học và triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống con
người
Triết học đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta bởi đó
là một hệ thống tư duy lý luận, cơ sở phương pháp luận phổ biến, hình thái ý
thức xã hội đặc biệt. Từ đó, con người nhận biết được thế giới và thấu hiểu được
các ứng xử trong thế giới. Một số vai trò có thể kể đến như sau:
Vai trò thứ nhất chúng ta xét đến là chức năng nhận thức. Nhận thức được
hiểu theo quan điểm triết học Mác – Lênin là quá trình phản ánh biện chứng
hiện thực khách quan vào sự hiểu biết của con người, có sự tích cực, sáng tạo và
năng động, dựa trên cơ sở của thực tiễn. Người ta có thể chia nhận thức thành
nhiều loại. Dựa theo trình độ thâm nhập vào bản chất đối tượng, nhận thức được
chia thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Còn nếu ta dựa vào tính
tự phát hoặc tự giác của việc thâm nhập vào bản chất sự vật, nhận thức được
chia thành hai loại bao gồm nhận thức tiền khoa học và nhận thức khoa học. Có
thể nói rằng, chức năng nhận thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống của từng cá nhân bởi lẽ chúng thể hiện vai trò rõ nét về phản ánh hiện
thực. Từ đó, chức năng này đưa con người đến với nguồn tri thức vô tận về đời
sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của nhân loại từ thuở sơ khai đến xã hội
hiện đại ngày nay. Ngoài ra, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên ở không
chỉ trên đất nước quê hương mà còn trên khắp thế giới. Với sự phát triển của nền
6
khoa học hiện tại, ngày càng có nhiều lượng kiến thức mới không chỉ về công
nghệ mà còn về văn hóa, tinh thần ra đời. Con người cần có nhận thức sâu sắc
để có thể lãnh hội được nhiều nhất có thể tinh hoa nhân loại, từ đó phát triển bản
thân theo hướng tốt đẹp, tránh bị bỏ rơi hay cô lập trên con đường tăng trưởng
đến mức chóng mặt của thời đại mới. Vì vậy, ta có thể nói rằng: Chức năng nhận
thức là chức năng nền tảng, chi phối mạnh mẽ đến sự thay đổi của con người và
xã hội.
Vai trò thứ hai ta đề cập chính là chức năng giáo dục. Như đã đề cập ở
phía trên, kiến thức nhân loại được tích lũy qua thời gian sẽ tiếp tục được bối
đắp và bổ sung ngày càng nhanh chóng bởi lẽ với sự phát triển của khoa học
công nghệ, ngày càng có nhiều điều mới lạ mà con người chưa thể khai phá.
vậy, chức năng giáo dục là một công cụ hữu hiệu để có thể mang lại những kiến
thức ấy đến với toàn nhân loại, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai
của thế giới. Giáo dục là một hình thức học tập thông qua việc giảng dạy, nghiên
cứu, tìm tòi để có thể tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng đã được khám phá
từ trước nhằm giúp người học có kinh nghiệm và thông tin để áp dụng vào cuộc
sống. Theo dòng chảy lịch sử, khoảng thế kỷ VII - V trước Công nguyên, tầng
lớp quý tộc, tăng lữ, nhà buôn, điền chủ, binh lính... đã lưu tâm đến vấn đề học
tập. Hoạt động giáo dục cũng từ đó mà trở thành một ngành nghề trong xã hội.
Từ điều này, ta có thể thấy rằng giáo dục từ lâu đã được xem là một trong những
ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển của xã hội. Với sự phát triển của xã hội hiện
tại, vai trò của giáo dục ngày càng được củng cố. C.Mác và Ph.Ăngghen là
những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu giáo dục một cách khoa học.
Như vậy, chức năng giáo dục là một công cụ hữu hiệu có thể đưa xã hội đi lên
với việc đào tạo nguồn nhân lực trí thức, có tay nghề, kinh nghiệm cùng với thể
chất đủ tốt để có thể đương đầu với những thách thức mới trong tương lai.
Vai trò thứ ba ta bàn luận đến chức là chức năng đánh giá. Có thể nói,
chức năng đánh giá là kim chỉ nam cho sự phát triển của xã hội loài người theo
hướng tích cực. Bất cứ sản phẩm hay ý tưởng nào cũng cần được đánh giá cụ thể
7
và chính xác để trở nên hiệu quả và có ích cho sự thăng tiến của nhân loại. Nhờ
việc đánh giá, ta có thể so sánh và phản hồi cho vấn đề, từ đó có thể dự đoán
trước được xu thế hoặc kết quả mà điều đó mang lại. Nhờ đó, nhiều ý tưởng và
sản phẩm được áp dụng vào thực tế để rồi mang lại lợi ích cho con người. Bên
cạnh đó, những ý tưởng hay sản phẩm phi thực tế, vô thưởng vô phạt sẽ bị thải
loại, tiết kiệm được nhân lực và vật lực. Chức năng đánh giá cũng góp phần
không nhỏ trong việc hình thành niên tư tưởng triết học Mác – Lenin. C. Mác và
Ph. Ăngghen đều đã từng là những người theo học triết học Hegel. Sau này, dù
cho đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel, các ông vẫn đánh giá cao tư
tưởng biện chứng của nó. Từ đó, các ông đã khắc phục và phát triển, tạo nên
một học thuyết đồ sộ và vĩ đại. Vì lẽ đó, ta có thể khẳng định chức năng đánh
giá là một công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu để giúp cho chúng ta phát triển
được nhiều điều mới mẻ và đồng thời loại bỏ được những thứ phi thực tế.
CHƯƠNG 2:
ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1. Sơ lược về bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
2.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
Trước khi đi vào tìm hiểu vai trò của thế hệ trẻ và định hướng của bản thân,
ta cùng nhau tìm hiểu toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 là gì. Toàn
cầu hóa là một định nghĩa dùng để chỉ những sự thay đổi về mặt xã hội cũng
như kinh tế, dẫn đến sự tăng cường các mối quan hệ, liên kết giữa các cá nhân,
tập thể hay tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa được hiểu nhiều
nhất là về thương mại với góc độ kinh tế, từ đó kéo theo dòng chảy công nghệ -
thông tin, kỹ thuật, văn hóa… Từ lâu, khái niệm về toàn cầu hóa đã được đề cập
đến khi những cuộc thám hiểm bằng đường hàng hải được diễn ra liên tục vào
khoảng thế kỉ thứ XV. Trong đó, cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới của nhà
hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan được xem là cuộc thám hiểm
8
có quy mô lớn đầu tiên hoàn thành vào năm 1522 đã mở đường cho sự ra đời
của toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, những cuộc thông thương, trao đổi giữa các
nước trên thế giới diễn ra và không ngừng phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Trong khi đó, dùng để chỉ thuật ngữ “cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”
việc ứng dụng kỹ thuật số cùng với sự kết nối thông qua Internet vạn vật, từ đó
cung cấp cho con người một phương pháp kết nối và tiếp cận một cách toàn diện
hơn trong công việc. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng góp phần không nhỏ vào
quá trình thông minh hóa các nhà máy, xí nghiệp, chuỗi cung ứng hay sản phẩm
để rồi từ đó mang lại các dịch vụ ưu việt và linh hoạt, khiến người dùng luôn hài
lòng với những sự hỗ trợ. Trong hiện tại và tương lai, cách mạng 4.0 được dự
đoán sẽ có những bước phát triển vượt bậc để để có thể cung cấp những dịch vụ
tốt nhất cũng như mang lại một cuộc sống hiện đại hơn. Do đó, từng cá nhân, tổ
chức cần không ngừng cố gắng trau dồi cho bản thân những kĩ năng, kiến thức
và trên hết là thái độ để có thể bắt kịp với xu hướng này.
Cả hai khái niệm trên đã và đang làm kim chỉ nam cho sự phát triển kinh tế
và xã hội của các quốc gia trên thế giới. Chúng là những hướng đi chính xác
nhằm đến với tương lai tươi đẹp với sự hiện đại và tiện nghi. Do đó, việc hòa
mình vào xu thế chung là điều cần thiết đối với sự tiến bộ của Việt Nam ta.
2.1.2. Tác động đối với sự phát triển của xã hội
Bối cảnh toàn cấu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến sức
ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển về mọi mặt của cuộc sống con người, nổi
trội hơn cả là sự thăng tiến về xã hội. Trong tình hình hiện tại, kinh tế là một
trong những yếu tố tiên quyết trong việc quyết định sự tăng trưởng về mọi mặt
cuộc sống. Chính vì lí do đó, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 có tác
động to lớn, mạnh mẽ và toàn diện đối với sự phát triển của xã hội. Những thành
tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bối cảnh toàn cầu hóa đã đạt được
tạo một tác động to lớn đến xu hướng sử dụng sản phẩm của con người, gây ra
sự thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng. Sự phổ biến và lớn mạnh của Internet
9
đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển toàn diện rồi nhờ đó, người tiêu dùng
có nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm các sản phẩm, hàng hóa bởi số lượng
cực lớn cũng như tính đa dạng của chúng. Chính nhờ điều này, người tiêu dùng
Việt Nam được tiếp cận với thương mại thế giới, từ đó có them nhiều sự lựa
chọn hơn trong việc mua sắm. Bên cạnh đó, con người có thêm những phương
thức giao tiếp tiện lợi và dễ tiếp cận hơn. Giờ đây, khoảng cách về mặt địa lý đã
được thu hẹp một cách đáng kể. Với sự hỗ trợ của những trang mạng xã hội mà
việc trò chuyện hay gặp gỡ giữa những người cách xa nhau trở nên đơn giản hơn
rất nhiều. Không chỉ vậy, sự tiến bộ của khoa học – công nghệ còn mang lại cho
con người những công việc mà có thể thực hiện từ xa, từ đó tạo sự thoải mái mà
công việc vẫn được hoàn thành một cách trọn vẹn. Sự thay đổi này góp phần
làm thay đổi quy tắc và thói quen làm việc của con người, giúp họ có nhiều thời
gian hơn cho gia đình và cho bản thân. Và một trong những sự tác động to lớn
và có ý nghĩa nhất của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự
phát triển của xã hội là những ứng dụng của các thành tựu mà con người đã và
đang được vào sản xuất và những công việc. Tính chính xác và năng suất khổng
lồ mà máy móc mang lại có thể tăng khả năng làm việc lên gấp nhiều lần. Từ đó,
ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn nhân công mà công việc vẫn có thể hoàn
thành với năng suất cao hơn gấp nhiều lần. Nền kinh tế nhờ vậy mà phát triển
với một số lượng lớn các sản phẩm được tiêu thụ, cuộc sống con người cũng trở
nên ngày một tiện nghi và đầy đủ hơn. Tóm lại, sự phát triển của xã hội có một
phần đóng góp không nhỏ là nhờ vào sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Con người và đặc biệt là thế hệ trẻ có một vai
trò to lớn và quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước rồi từ đó tiến tới
một tương lai tươi sáng.
2.1.3. Cơ hội và thách thức đối với thế hệ trẻ
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của
nền kinh tế, giới trẻ chúng ta ngày càng lạc quan và tự tin hơn trong cách thể
10
hiện bản thân. Hiện tượng này đã chứng tỏ mỗi chúng ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để khám phá những điều mới lạ, đồng thời được tiếp cận với các
phương tiện thông tin hiện đại. Bên cạnh nhiều bạn trẻ chúng ta đang bị cuốn
vào vòng xoáy tri thức, thì một bộ phận không nhỏ đang lao vào vòng xoáy
hưởng thụ. Thật vậy, xã hội chúng ta đang sống là một xã hội tôn sùng chủ nghĩa
duy vật, chủ nghĩa khoái lạc. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ giới trẻ chạy
theo dòng xoáy văn hóa tốc độ.
Thách thức đối với giới trẻ ngày càng lớn. Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của
thời đại toàn cầu hóa, những người trẻ của chúng ta ngày nay dường như khao
khát một điều gì đó khác hơn là những cử hành thánh lễ ảm đạm. Có thể thấy
vào ngày chủ nhật, một số bạn trẻ thường đến các giáo xứ với thánh lễ trang
nghiêm, bài giảng hay, sinh động, ca từ hoàn mĩ dễ khiến họ bị lệ thuộc quá
nhiều vào đó. Tuy công nghiệp hóa phát triển nhưng thế hệ trẻ không biết tiếp
cận đúng đắn thì thường sẽ gây ra hậu quả khôn lường hơn là hệ quả tích cực.
thế thế hệ trẻ chúng ta hiện nay phải cần có kiến thức và trình độ càng cao và
đương nhiên thái độ là phần không thể thiếu trong bất kì tình huống nào trong
đời sống. Thách thức ở đây được hiểu như khi bộ máy robot những thiết bị tự
động hóa tiếp cận vào bên trong giới trẻ làm cho những giới trẻ hiện nay lạm
dụng. Sinh ra những thói hư,những điều đơn giản nhất cũng phải nhờ đến máy
móc: ví dụ như việc rửa chén thì để tiện cho việc lười biếng,con người lại chế
tạo ra công cụ giúp rửa chén tự động. Điều đó tùy vào những thú vui của con
người.vậy cơ hội và thách thức lớn của công nghiệp 4.0 hiện nay đem tới cho
chúng ta là gì? Câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng lại khó vô cùng. Đối với giới trẻ
cần tiếp thu vừa đủ lượng thông tin mà sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đem lại
và đào thải những thông tin tiêu cực từ những hệ lụy của việc chuyển đổi số hóa.
11
2.2. Vai trò của thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp 4.0
2.2.1. Thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp
4.0
Thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 có
vai trò vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ ngày nay chiếm một phần lớn trong dân
số nước ta, làm nên tương lại của đất nước, họ có mặt ở tất cả mọi người, văn
hóa và xã hội, có một sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Có thể nói, thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của thế hệ thanh niên đi trước. Như
trong các cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, thanh niên luôn giữ vững tinh
thần đanh thép, hi sinh, xả thân vì đất nước, đặc biệt họ luôn có mặt và đóng góp
rất nhiều trong các cuộc chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp, thời kì xây dựng
đất nước sau chiến tranh và đổi mới đất nước trong thời bình. Kế thừa tất cả các
đức tính, tinh thần đanh thép đó, thế hệ trẻ ngày nay rất năng động tích cực trong
các hoạt động tình nguyện, nêu cao tinh thần xung phong và luôn có mặt khi đất
nước cần, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao để bảo vệ chủ quyền đất
nước.
Hơn thế nữa, thế hệ trẻ còn tích cực học tập, rèn luyện để xây dựng một đội
ngũ tri thức cho nước nhà và thi đấu trên những đấu trường quốc tế, mang lại sự
vinh quang, tự hào cho Việt Nam… Chính vì vậy, thế hệ trẻ rất xứng đáng để ca
ngợi, để tin tưởng và giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp phát huy nguồn lực con
người.
2.2.2. Tiềm năng vươn xa của thế hệ trẻ
Giới trẻ ngày càng chiếm ưu thế trên các nền tảng xã hội, họ biết cách tận
dụng thế mạnh của mình, tiếp thu nhanh thông tin, ưa chuộng những thay đổi
mới và tính năng độc đáo trên thiết bị thông minh. Vì vậy, thế hệ trẻ chính là
nguồn nhân lực chủ chốt trong tương lai của các doanh nghiệp trong và ngoài
12
nước. Ngoài ra, thế hệ trẻ đang từng bước làm chủ công nghệ thông tin và phát
triển mạnh mẽ các kỹ năng của mình. Sinh ra trong một xã hội tiến bộ, kế thừa
mọi thành tựu của thế hệ đi trước, thế hệ trẻ ngày nay không ngừng học hỏi,
phát triển theo hướng mới, nâng cao tư duy. Thế hệ trẻ được tiếp xúc ngay từ
nhỏ với những công cụ hiện đại, thông minh góp phần tạo nên khả năng sàng lọc
và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Thời đại 4.0 là thời đại công nghệ số lên
ngôi, điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của những chiếc smartphone, nó
giúp chúng ta cập nhật mọi thông tin công việc một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất, giải quyết vấn đề và giải quyết công việc tức thì mà không tốn quá
nhiều thời gian. Điển hình là trong mùa dịch Covid-19 hiện nay, mọi công việc
đều được số hóa trên các website giúp doanh nghiệp, trường học… không bị
đình trệ mà còn tiếp tục phát huy tối đa năng suất làm việc của mọi người. Nói
đến điện thoại, thế hệ trẻ sẽ rất tin tưởng vào khả năng hiểu biết về công nghệ
thông tin, số hóa và nhiều ứng dụng hiện đại. Nó giúp họ nâng cao trình độ cho
bản thân cũng như trong công việc, mang đến cho họ nhiều cơ hội thành công
trong cuộc sống. Hơn nữa, nó còn giúp thế hệ trẻ nắm bắt được những thông tin
cần thiết khi tìm việc, từ đó tự hình thành khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp để phát huy bản thân một cách toàn diện. Thế hệ trẻ hiện nay đại diện cho
khoảng 25% lực lượng lao động toàn cầu và con số đó sẽ tiếp tục tăng lên khi xã
hội phát triển. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thường ưu
tiên tuyển dụng những người bắt kịp xu hướng hiện đại và không ngừng cải tiến.
Họ được đặc trưng bởi khả năng làm chủ công nghệ, ưu tiên phát triển nghề
nghiệp và sự đa dạng của họ trong mọi lĩnh vực. Nói tóm lại, trong tương lai
gần, thế hệ trẻ sẽ trở thành “đầu tàu” cải cách và phát triển xã hội không chỉ trên
các nền tảng mạng xã hội hiện đại mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
13
2.3. Định hướng cho bản thân
2.3.1. Tăng cường trau dồi kiến thức và năng lực sáng tạo
Những phân tích trên cho ta thấy được tầm quan trọng của bối cảnh toàn
cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 trong sự phát triển của loài người cũng
như vai trò to lớn của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên chúng ta trong xu thế hiện
tại. Từ đó, ta nên đưa ra những định hướng phát triển cho bản thân nhằm bắt kịp
và nhanh chóng làm quen với tình hình hiện tại. Đầu tiên, ta cần tăng cường trau
dồi lượng kiến thức (đặc biệt là những kiến thức mới) và năng lực tư duy, sáng
tạo.
Trước hết, ta bàn về kiến thức. Từ xưa đến nay, kiến thức được xem là nền
tảng cơ bản và tất yếu cho sự phát triển của vạn vật. Chỉ khi có kiến thức, ta mới
có thể nắm đủ thông tin nhằm thấu hiểu từ đó phát triển những sản phẩm, ý
tưởng mới. Kiến thức là yếu tố cốt lõi để hướng chúng ta đến thành công. Vì lẽ
đó, việc trau dồi kiến thức là bước đầu tiên trên con đường tiến đến toàn cầu hóa
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để thực hiện hiệu quả bước đi này, con
người cần có nhận thức và hiểu rõ về thế giới. Nhận thức về thế giới là một nhu
cầu hết sức khách quan và mang tính tự nhiên của con người. Trong quá trình
tồn tại và cải biến thế giới, từng bước con người tích lũy kinh nghiệm và mài
dũa tri thức về thế giới. Những tri thức ấy chính là nền móng, là kinh nghiệm
quý báu giúp chúng ta học tập được nhiều điều từ quá khứ để rồi từ đó rút ra
những bài học nhằm tránh xa những sai lầm mà thế hệ trước đã mắc phải. Đó
được xem là những kiến thức cơ bản ban đầu mà mỗi người cần nắm được để
tiếp tục phát triển sự hiểu biết lên một tầm cao mới. Tiếp đến, ta cần tích cực tìm
tòi tư liệu, thông tin và dữ liệu mới mà ta chưa biết hoặc chưa được tiếp cận. Với
sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học, vô số kiến thức mới được ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Lượng kiến thức khổng lồ ấy
là gốc rễ cho ta sáng tạo nên những thứ mới mẻ. Bên cạnh đó, đó còn là cơ sở
cho tính thực tế và hiệu quả của những sản phẩm hay ý tưởng của chúng ta đối
14
với đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu ta không tích cực và chủ động tìm tòi, học tập thì ta sẽ nhanh chóng bị thải
loại khỏi sự thăng tiến không ngừng của khoa học và xã hội.
Tiếp đến, ta bàn về năng lực tư duy, sáng tạo. Như đã phân tích ở trên, kiến
thức là nền móng cho sự phát triển của vạn vật. Tuy nhiên, nếu muốn thúc đẩy
cuộc sống của chúng ta thăng tiến vượt bậc thì từng đó là chưa đủ. Khi đó, năng
lực tư duy, sáng tạo chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa ta đến sự phát triển
vượt bậc trong cuộc sống. Vì vậy, rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo là rèn
luyện bước nhảy vọt trong việc hội nhập bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Tư duy sáng tạo là khả năng tìm tòi ra những chủ đề,
phương án mới mà chưa được nhắc đến liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
Người có khả năng trên sẽ luôn được trọng dụng bởi những ý tưởng đầy sáng tạo
mà họ mang lại. Ta có thể ra sức rèn luyện năng lực trên bằng một số phương
thức sau. Đầu tiên, ta hãy thử tìm đến những trò chơi mang tính trí tuệ có thể kể
đến như cờ vua, xếp hình, giải đố ô chữ… Trò chơi luôn là điều tạo nên sự hứng
thú cho con người bởi sự thú vị và chúng có khả năng giải trí cao mà không gây
nhàm chán, gò bó. Đặc biệt, những trò chơi trí tuệ luôn được mọi người đề cao
với những sự ưu việt của chúng. Chúng cũng góp một phần không nhỏ trong
việc hỗ trợ con người rèn luyện một cách hữu hiệu năng lực tư duy và sáng tạo.
Luyện tập chơi thành thạo một bộ môn trí tuệ là một phương pháp đáng học tập
nhằm nâng cao năng lực bản thân. Bên cạnh đó, ta có thể rèn luyện óc sáng tạo
bằng cách thay đổi những thói quen và việc làm theo hướng tích cực. Ta có thẻ
thử nấu một món mới lạ từ những nguyên liệu mà ta vẫn sử dụng hàng ngày
hoặc tập trang trí một món ăn trông thu hút và hấp dẫn hơn. Có thể món ăn đó
không ngon như ta nghĩ hoặc chưa để lại ấn tượng sâu sắc lắm, nhưng sau mỗi
lần thất bại ta sẽ có được kinh nghiệm rồi từ đó tạo ra những tác phẩm ẩm thực
tuyệt vời hơn vào lần tới. Tóm lại, việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo là
một trong những bước đi quan trọng nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài của
bản thân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
15
2.3.2. Ứng dụng kiến thức, chủ động thực hành và nâng cao kỹ năng
Mác – Lênin đã khẳng định vai trò của tư duy đối với nhận thức và cải tạo
thế giới. Ý thức của con người có khả năng tác động đến thế giới quan. Một mặt,
con người có thể nhận thức đúng đắn thế giới khách quan qua hoạt động tư duy.
Có thể chắc chắn rằng, tư duy khoa học và năng lực tư duy khoa học có vai trò
quan trọng trong cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy,
nhờ vào sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghệ 4.0, sinh viên có thể
chủ động tìm kiếm các kiến thức, thực hành và nâng cao kỹ năng của mình như
sau:
Thứ nhất, sinh viên hãy luôn tiếp nhận kiến thức một cách khoa học và
sáng tạo. Tư duy biện chứng giúp họ hiểu biết đầy đủ, phân biệt đúng sai, chỉ ra
nguyên nhân sai sót, khẳng định và phát triển kiến thức đúng và tự tìm hiểu, lý
giải thực tế thay đổi và đưa ra giải pháp thiết thực…
Thứ hai, nhờ vào phương pháp học tập và làm việc đúng đắn, học sinh
không còn phải ghi nhớ, học thuộc mà có khả năng áp dụng, đánh giá và tạo ra
kiến thức mới và bỏ tư duy siêu hình, bảo thủ… Sinh viên nên biết trau dồi tầm
nhìn toàn diện trong nhận thức, hoạt động thực tiễn và sử dụng các phương
pháp, phương tiện khác nhau. Cái nhìn toàn diện đòi hỏi sinh viên phải biết nhận
thức xử lý những tình huống thực tế, cần phải xem xét sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt khác nhau,
bản thân sự vật, hiện tượng và sự vật hoặc sự tác động qua lại giữa các sự vật,
hiện tượng.
Thứ ba, sinh viên có thể áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể trong hành động
và nhận thức để giải thích các hiện tượng một các chi tiết như: Sự tồn tại, xác
định rõ vai trò, sự đặc thù, sự phát triển…
Thứ tư, trau dồi quan điểm phát triển của sinh viên trong ý thức và hoạt
động thực tiễn. Để làm được điều đó, sinh viên không chỉ nắm bắt được sự tồn
tại hiện tại mà còn phải thấy được xu hướng phát triển trong tương lai của bản
thân; họ phải có khả năng nhìn thấy những thay đổi đi lên và đi xuống. Ngoài ra,
16
sinh viên nên biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành các giai đoạn,
từ đó mới có những cách thức phù hợp để thúc đẩy sự phát triển sự vật.
Thứ năm, nghiên cứu quy luật của phép biện chứng duy vật như chuyển
hóa sự thay đổi về chất thành những thay đổi về lượng và ngược lại. Đồng thời,
cần phải biết khắc phục tư tưởng hữu khuynh và tả khuynh. Vì vậy, sinh viên
cần tìm ra những sự đối lập, mâu thuẫn, tương đồng, tác động qua lại để tìm ra
phương pháp giải quyết thích hợp nhất.
Thứ sáu, sinh viên cần phải phê phán chủ nghĩa giáo điều, nắm vững quan
điểm thực tiễn, hiểu sâu sắc về chân lý lẽ phải, thống nhất giữa thực tiễn và lý
luận để nâng cao nhân thức về con người, thế giới quan.
2.3.3. Tích cực rèn luyện thái độ, đạo đức, phẩm chất trong bối cảnh toàn
cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ xung
quanh chúng ta đều đang phát triển, bước lên tầm cao mới. Để có thể thích nghi
tốt với sự chuyển biến này, ngoài những định hướng trên thì thái độ sống
phẩm chất đạo đức cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi người chúng ta.
Trong cuộc sống, chúng ta chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Thái
độ sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của ta. Thế nên giữ một thái độ
sống tích cực là rất quan trọng. Thái độ sống tích cực chính là sự lạc quan, vui
vẻ, vô tư trong cuộc sống kể cả lúc gặp những khó khăn, trở ngại hay những
chuyện không vui. Chính vì thế, mỗi người chúng ta cũng nên rèn luyện cho
mình một thái độ sống tốt. Phải xác định được mục tiêu trong cuộc sống, có ước
mơ, hoài bão và từ đó tích cực phấn đấu để đạt được điều đó, sẵn sàng đối diện
với mọi khó khăn, thử thách; luôn vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân.
Rèn luyện cho mình một ý chí, tinh thần mạnh mẽ, đối diện trước mọi thất bại
và đứng lên sau những lần vấp ngã. Có như vậy thì cơ hội thành công trong cuộc
sống của chúng ta mới được tăng cao, chúng ta sẽ có thể tạo ra được những
thành quả từ chính sức lực, trí tuệ và lối sống riêng của mình. Từ đó, những giá
17
trị vật chất mà ta đạt được sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và
đóng góp cho xã hội. Cuộc đời chúng ta là một quãng đường dài, chúng ta
không thể biết sẽ gặp khó khăn ở đoạn nào và cũng không thể thay đổi được
những gì đã qua, thế nên chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tại mà phấn đấu. Một
cuộc sống hoàn hảo không thể không có những thách thức nên đừng bao giờ hi
vọng thành công sẽ tự đến mà hãy cố gắng phấn đấu, tích cực để tạo ra thành
công cho chính bản thân mình. Thái độ sống tích cực sẽ cho ta thấy một cuộc
sống muôn màu muôn vẻ và tận hưởng được ý nghĩa mà cuộc sống mang lại.
Bên cạnh đó, không những sống tốt mà chúng ta cũng cần phải rèn luyện
cho bản thân những . Trong suốt quá trình thăng phẩm chất đạo đức tốt đẹp
tiến của một con người, phẩm chất đạo đức là rất cần thiết trong cuộc sống đặc
biệt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phẩm chất đạo đức là những
chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của con người mà qua đó có thể đánh giá
được các hành vi của con người đó là tốt hay xấu, lợi hay hại. Trong thời đại
mới chúng ta hãy rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi
người. Một là, biết yêu nước và ra sức giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát
triển; chúng ta không chỉ yêu thương cha mẹ của mình mà còn yêu thương cả
mọi người xung quanh mình, đối xử tốt với họ, có như vậy chúng ta sẽ có được
lòng tin và sự yêu mến từ mọi người góp phần cho sự nghiệp của ta ngày càng
phát triển. Hai là, không phân biệt chủng tộc, màu da, ở thời đại mới nhận thức
của mỗi người cũng đã tiến bộ hơn, ai trên thới giới này cũng đều có quyền được
sống, quyền được yêu thương… ai cũng có giá trị riêng của bản thân, chúng ta
không nên giới hạn mối quan hệ của mình mà hãy mở rộng tấm lòng với những
người xung quanh, không kì thị họ bởi có lúc chính họ sẽ là người giúp mình
đứng lên sau những thất bại. Có như thế chúng ta mới nâng cao được giá trị cho
bản thân. Ba là, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” – Hồ Chí Minh, “cần”
là cù lao động, siêng năng sáng tạo sẽ giúp ta tang năng suất, hiểu quả trong
công việc; “kiệm” là tiết kiệm tiền bạc, không tiêu xài phung phí, tiết kiệm sức
lao động, phân chia thời gian hợp lí, không cố ràng buộc bản thân tránh tạo sức
| 1/23

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN, LIÊN HỆ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Triết học Mác – Lênin
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT130105_14CLC
GVHD: GVC. TS. Đặng Thị Minh Tuấn
NHÓM THỰC HIỆN: Hội bạn cùng tiến
HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2021 – 2022
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG…/NĂM …
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1. Lâm Xuân Minh Nhật - 21151142 2. Bùi Tiến Phát - 21151144 3. Phan Tấn Huy - 21151463 4. Trịnh Xuân Nam - 21151136 ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: GV ký tên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài1
3. Phương pháp thực hiện đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC –
LÊNIN TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 3

1.1. Tiền đề khoa học của triết học và triết học Mác – Lênin 3
1.2. Chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin 4
1.3. Vai trò của triết học và triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống con người 5
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
7
2.1. Sơ lược về bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 7
2.2. Vai trò của thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 11
2.3. Định hướng cho bản thân 13 PHẦN KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới loài người đã và đang không ngừng phát triển. Lịch sử nhân loại
đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn, nó đã làm thay đổi cuộc sống của
mỗi người chúng ta. Và hiện tại, thế kỉ XXI, xã hội loài người đang thực hiện
quá trình toàn cầu hóa và cách mạng 4.0. Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế song hành với khoa học kĩ thuật – công nghệ đã đẩy mạnh
kinh tế trên toàn thế giới tăng trưởng không ngừng. Lịch sử nhân loại đã thể hiện
rằng, nền kinh tế phát triển là một quy luật khách quan và bất cứ thời kì nào, ở
bất kì quốc gia nào, bất kể giàu mạnh hay suy yếu, nền kinh tế đều được phát
triển từ sản xuất và khoa học kĩ thuật. Hiểu rõ được tác động to lớn của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, ta cần đề ra những chiến lược phù hợp để áp dụng
vào thực tiễn nhằm đưa xã hội phát triển cả về chất lượng cuộc sống và giá trị
tinh thần. Vì vậy, nhóm “Hội bạn cùng tiến” chúng em xin chọn vấn đề: Phân
tích chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin, liên hệ định hướng
phát triển của bản than trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp 4.0 làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu chức năng của triết học và triết
học Mác – Lênin. Từ đó, tìm được sự liên hệ nhằm định hướng phát triển bản
thân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin trong cuộc sống con người. 2
- Trình bày khái quát bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, phân tích tầm
quan trọng của cách mạng 4.0 trong xã hội hiện đại. Từ đó liên hệ định hướng
cho sự phát triển của bản thân trong tình hình hiện tại.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết của triết học và triết học
Mác – Lênin, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể có thể kể đến như: lịch
sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch… 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
1.1. Tiền đề khoa học của triết học và triết học Mác – Lênin
Nguồn gốc của “Triết học”: là bắt nguồn từ các điều đơn giản nhất của
con người, triết học ra đời rất rộng rãi nhiều nơi trên toàn thế giới (Từ Thế kỉ
VIII đến Thế kỉ thứ VI Trước Công Nguyên) xuất hiện ở các trung tâm văn minh
lớn của cổ đại đầy nguy nga và tráng lệ. Con người luôn tìm kiếm và kiên trì tìm
hiểu với kì vọng được đáp về nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn nhằm tạo
ra những thuyết có tính hệ thống, chung nhất và phản ánh thế giới xung quanh
của chính con người. Triết học là 1 loại hình thức xuất hiện sớm nhất trong các
hình thức lý luận của nhân loại, được chia làm 2 loại nguồn gốc: Nguồn gốc
nhận thức: là nhận thức theo một cách tự nhiên về thế giới thông qua đó con
người dần cải thiện, có kinh nghiệm và tri thức từng bước phát triển. Sự phát
triển về tư duy trù tượng sẽ phát triển nhiều về nhận thức nhằm tạo ra những cái
chung nhất về thế giới và sau đó sẽ hình thành tư duy logic. Nguồn gốc ra đời từ
xã hội của Triết học ra đời khi xã hội đã có sự phân công lao động, loài người đã
xuất hiện phân hóa giai cấp. Tri thức xuất hiện với tư cách là tầng lớp xã hội và
đã có một vị trí xác định. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội xuất hiện
dẫn đến sự ra đời Triết học và chỉ sự phân chia có tính chất tương đối để hiểu
triết học ra đời trong điều kiện nào?
Khái niệm về “Triết học”:
Nó là nghiên cứu và đưa ra lí lẻ chung nhất về các hoạt động và hoạt động
của con người trong thế giới thực nơi con người có thể chinh phục. Đó là quá
trình học hỏi những gì thống nhất về con người và thế giới quan. và mọi người 4
đang ở đâu trên thế giới và biết cách nhìn nhận đúng đắn về sự tồn tại và phát triển.
Tiền đề khoa học: những sự phát triển mạnh mẽ của khoa học chính là tiền
đề để Triết học Mác ra đời, sự phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản cũng góp phần
xây dựng phần nào đó và công cuộc hình thành Triết Học Mác. Cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân yêu cầu phải có sự ra đời một lý luận khoa học. Trong
khi đó có vô số trào lưu không mấy tích cực đã thâm nhập vào phong trào công
nhân và dân tộc. Khoa học phát triển dẫn đến nhiều thứ cũng phát triển.
1.2. Chức năng của triết học và triết học Mác – Lênin
Thế giới quan: thế giới quan thể hiện tổng quan về thế giới trong ý thức
của chúng ta. Bao gồm thế giới bên ngoài, con người và những mối quan hệ
giữa con người với thế giới này. Nó là tiền đề cho sự phát triển hành động đi đôi
với thái độ của chúng ta đối với thế giới bên ngoài. Nguồn gốc của thế giới quan
bắt nguồn từ cuộc sống. Mọi hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một
tầm nhìn nhất định về thế giới. Các yếu tố chính tạo nên thế giới quan là tri thức,
lý trí, niềm tin và cảm xúc. Chúng liên kết với nhau thành một khối thống nhất
và tác động đến cả về nhận thức lẫn hành động thực tiễn của con người. Thế giới
quan tôn giáo luôn có điều chắc chắn rằng sức mạnh của những thế lực siêu
nhiên đối với thế giới và đối với con người, điều này được thể hiện thông qua
các hoạt động có tổ chức tín ngưỡng, thờ cúng lực lượng siêu nhiên này. Tất cả
các tôn giáo đều là những phản ánh ảo tưởng trong tâm trí con người về những
phạm trù tiêu biểu bên ngoài còn ăn sâu trong tâm trí họ; chỉ đơn giản là sự phản
ánh trong đó các lực trên mặt đất có dạng các lực siêu mặt đất. Đặc điểm chính
của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào một thế giới hoàn hảo khác giúp giảm
bớt đau khổ của thế giới.
Phương pháp luận: học thuyết tìm kiếm những phương pháp chung nhất,
hệ thống quan điểm giúp con người nghiên cứu tìm tòi, lựa chọn và vận dụng
những phương pháp trong hoạt động trao đổi ý thức để giải quyết vấn đề. Giải 5
quyết vấn đề đặt ra rất hiệu quả. Phương pháp biện chứng duy vật được áp dụng
trong mọi lĩnh vực khoa học khác nhau, trong mọi khía cạnh của thực tiễn, có
vai trò quyết định đến kết quả nghiên cứu và cải tạo sự vật, hiện tượng. Chúng
được xem là phương pháp phổ biến vì phép biện chứng này không đơn giản về
hình thức và điều chung nhất, trình bày các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện
tượng nghiên cứu mà còn là xuất phát điểm trong quan điểm đánh giá thế giới.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này và thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ là
yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn.
1.3. Vai trò của triết học và triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống con người
Triết học đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta bởi đó
là một hệ thống tư duy lý luận, cơ sở phương pháp luận phổ biến, hình thái ý
thức xã hội đặc biệt. Từ đó, con người nhận biết được thế giới và thấu hiểu được
các ứng xử trong thế giới. Một số vai trò có thể kể đến như sau:
Vai trò thứ nhất chúng ta xét đến là chức năng nhận thức. Nhận thức được
hiểu theo quan điểm triết học Mác – Lênin là quá trình phản ánh biện chứng
hiện thực khách quan vào sự hiểu biết của con người, có sự tích cực, sáng tạo và
năng động, dựa trên cơ sở của thực tiễn. Người ta có thể chia nhận thức thành
nhiều loại. Dựa theo trình độ thâm nhập vào bản chất đối tượng, nhận thức được
chia thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Còn nếu ta dựa vào tính
tự phát hoặc tự giác của việc thâm nhập vào bản chất sự vật, nhận thức được
chia thành hai loại bao gồm nhận thức tiền khoa học và nhận thức khoa học. Có
thể nói rằng, chức năng nhận thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống của từng cá nhân bởi lẽ chúng thể hiện vai trò rõ nét về phản ánh hiện
thực. Từ đó, chức năng này đưa con người đến với nguồn tri thức vô tận về đời
sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của nhân loại từ thuở sơ khai đến xã hội
hiện đại ngày nay. Ngoài ra, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên ở không
chỉ trên đất nước quê hương mà còn trên khắp thế giới. Với sự phát triển của nền 6
khoa học hiện tại, ngày càng có nhiều lượng kiến thức mới không chỉ về công
nghệ mà còn về văn hóa, tinh thần ra đời. Con người cần có nhận thức sâu sắc
để có thể lãnh hội được nhiều nhất có thể tinh hoa nhân loại, từ đó phát triển bản
thân theo hướng tốt đẹp, tránh bị bỏ rơi hay cô lập trên con đường tăng trưởng
đến mức chóng mặt của thời đại mới. Vì vậy, ta có thể nói rằng: Chức năng nhận
thức là chức năng nền tảng, chi phối mạnh mẽ đến sự thay đổi của con người và xã hội.
Vai trò thứ hai ta đề cập chính là chức năng giáo dục. Như đã đề cập ở
phía trên, kiến thức nhân loại được tích lũy qua thời gian sẽ tiếp tục được bối
đắp và bổ sung ngày càng nhanh chóng bởi lẽ với sự phát triển của khoa học
công nghệ, ngày càng có nhiều điều mới lạ mà con người chưa thể khai phá. Vì
vậy, chức năng giáo dục là một công cụ hữu hiệu để có thể mang lại những kiến
thức ấy đến với toàn nhân loại, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai
của thế giới. Giáo dục là một hình thức học tập thông qua việc giảng dạy, nghiên
cứu, tìm tòi để có thể tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng đã được khám phá
từ trước nhằm giúp người học có kinh nghiệm và thông tin để áp dụng vào cuộc
sống. Theo dòng chảy lịch sử, khoảng thế kỷ VII - V trước Công nguyên, tầng
lớp quý tộc, tăng lữ, nhà buôn, điền chủ, binh lính... đã lưu tâm đến vấn đề học
tập. Hoạt động giáo dục cũng từ đó mà trở thành một ngành nghề trong xã hội.
Từ điều này, ta có thể thấy rằng giáo dục từ lâu đã được xem là một trong những
ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển của xã hội. Với sự phát triển của xã hội hiện
tại, vai trò của giáo dục ngày càng được củng cố. C.Mác và Ph.Ăngghen là
những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu giáo dục một cách khoa học.
Như vậy, chức năng giáo dục là một công cụ hữu hiệu có thể đưa xã hội đi lên
với việc đào tạo nguồn nhân lực trí thức, có tay nghề, kinh nghiệm cùng với thể
chất đủ tốt để có thể đương đầu với những thách thức mới trong tương lai.
Vai trò thứ ba ta bàn luận đến chức là chức năng đánh giá. Có thể nói,
chức năng đánh giá là kim chỉ nam cho sự phát triển của xã hội loài người theo
hướng tích cực. Bất cứ sản phẩm hay ý tưởng nào cũng cần được đánh giá cụ thể 7
và chính xác để trở nên hiệu quả và có ích cho sự thăng tiến của nhân loại. Nhờ
việc đánh giá, ta có thể so sánh và phản hồi cho vấn đề, từ đó có thể dự đoán
trước được xu thế hoặc kết quả mà điều đó mang lại. Nhờ đó, nhiều ý tưởng và
sản phẩm được áp dụng vào thực tế để rồi mang lại lợi ích cho con người. Bên
cạnh đó, những ý tưởng hay sản phẩm phi thực tế, vô thưởng vô phạt sẽ bị thải
loại, tiết kiệm được nhân lực và vật lực. Chức năng đánh giá cũng góp phần
không nhỏ trong việc hình thành niên tư tưởng triết học Mác – Lenin. C. Mác và
Ph. Ăngghen đều đã từng là những người theo học triết học Hegel. Sau này, dù
cho đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hegel, các ông vẫn đánh giá cao tư
tưởng biện chứng của nó. Từ đó, các ông đã khắc phục và phát triển, tạo nên
một học thuyết đồ sộ và vĩ đại. Vì lẽ đó, ta có thể khẳng định chức năng đánh
giá là một công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu để giúp cho chúng ta phát triển
được nhiều điều mới mẻ và đồng thời loại bỏ được những thứ phi thực tế. CHƯƠNG 2:
ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1. Sơ lược về bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
2.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
Trước khi đi vào tìm hiểu vai trò của thế hệ trẻ và định hướng của bản thân,
ta cùng nhau tìm hiểu toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 là gì. Toàn
cầu hóa là một định nghĩa dùng để chỉ những sự thay đổi về mặt xã hội cũng
như kinh tế, dẫn đến sự tăng cường các mối quan hệ, liên kết giữa các cá nhân,
tập thể hay tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa được hiểu nhiều
nhất là về thương mại với góc độ kinh tế, từ đó kéo theo dòng chảy công nghệ -
thông tin, kỹ thuật, văn hóa… Từ lâu, khái niệm về toàn cầu hóa đã được đề cập
đến khi những cuộc thám hiểm bằng đường hàng hải được diễn ra liên tục vào
khoảng thế kỉ thứ XV. Trong đó, cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới của nhà
hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan được xem là cuộc thám hiểm 8
có quy mô lớn đầu tiên hoàn thành vào năm 1522 đã mở đường cho sự ra đời
của toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, những cuộc thông thương, trao đổi giữa các
nước trên thế giới diễn ra và không ngừng phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Trong khi đó, thuật ngữ “cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” dùng để chỉ
việc ứng dụng kỹ thuật số cùng với sự kết nối thông qua Internet vạn vật, từ đó
cung cấp cho con người một phương pháp kết nối và tiếp cận một cách toàn diện
hơn trong công việc. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng góp phần không nhỏ vào
quá trình thông minh hóa các nhà máy, xí nghiệp, chuỗi cung ứng hay sản phẩm
để rồi từ đó mang lại các dịch vụ ưu việt và linh hoạt, khiến người dùng luôn hài
lòng với những sự hỗ trợ. Trong hiện tại và tương lai, cách mạng 4.0 được dự
đoán sẽ có những bước phát triển vượt bậc để để có thể cung cấp những dịch vụ
tốt nhất cũng như mang lại một cuộc sống hiện đại hơn. Do đó, từng cá nhân, tổ
chức cần không ngừng cố gắng trau dồi cho bản thân những kĩ năng, kiến thức
và trên hết là thái độ để có thể bắt kịp với xu hướng này.
Cả hai khái niệm trên đã và đang làm kim chỉ nam cho sự phát triển kinh tế
và xã hội của các quốc gia trên thế giới. Chúng là những hướng đi chính xác
nhằm đến với tương lai tươi đẹp với sự hiện đại và tiện nghi. Do đó, việc hòa
mình vào xu thế chung là điều cần thiết đối với sự tiến bộ của Việt Nam ta.
2.1.2. Tác động đối với sự phát triển của xã hội
Bối cảnh toàn cấu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến sức
ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển về mọi mặt của cuộc sống con người, nổi
trội hơn cả là sự thăng tiến về xã hội. Trong tình hình hiện tại, kinh tế là một
trong những yếu tố tiên quyết trong việc quyết định sự tăng trưởng về mọi mặt
cuộc sống. Chính vì lí do đó, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 có tác
động to lớn, mạnh mẽ và toàn diện đối với sự phát triển của xã hội. Những thành
tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bối cảnh toàn cầu hóa đã đạt được
tạo một tác động to lớn đến xu hướng sử dụng sản phẩm của con người, gây ra
sự thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng. Sự phổ biến và lớn mạnh của Internet 9
đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển toàn diện rồi nhờ đó, người tiêu dùng
có nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm các sản phẩm, hàng hóa bởi số lượng
cực lớn cũng như tính đa dạng của chúng. Chính nhờ điều này, người tiêu dùng
Việt Nam được tiếp cận với thương mại thế giới, từ đó có them nhiều sự lựa
chọn hơn trong việc mua sắm. Bên cạnh đó, con người có thêm những phương
thức giao tiếp tiện lợi và dễ tiếp cận hơn. Giờ đây, khoảng cách về mặt địa lý đã
được thu hẹp một cách đáng kể. Với sự hỗ trợ của những trang mạng xã hội mà
việc trò chuyện hay gặp gỡ giữa những người cách xa nhau trở nên đơn giản hơn
rất nhiều. Không chỉ vậy, sự tiến bộ của khoa học – công nghệ còn mang lại cho
con người những công việc mà có thể thực hiện từ xa, từ đó tạo sự thoải mái mà
công việc vẫn được hoàn thành một cách trọn vẹn. Sự thay đổi này góp phần
làm thay đổi quy tắc và thói quen làm việc của con người, giúp họ có nhiều thời
gian hơn cho gia đình và cho bản thân. Và một trong những sự tác động to lớn
và có ý nghĩa nhất của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự
phát triển của xã hội là những ứng dụng của các thành tựu mà con người đã và
đang được vào sản xuất và những công việc. Tính chính xác và năng suất khổng
lồ mà máy móc mang lại có thể tăng khả năng làm việc lên gấp nhiều lần. Từ đó,
ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn nhân công mà công việc vẫn có thể hoàn
thành với năng suất cao hơn gấp nhiều lần. Nền kinh tế nhờ vậy mà phát triển
với một số lượng lớn các sản phẩm được tiêu thụ, cuộc sống con người cũng trở
nên ngày một tiện nghi và đầy đủ hơn. Tóm lại, sự phát triển của xã hội có một
phần đóng góp không nhỏ là nhờ vào sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Con người và đặc biệt là thế hệ trẻ có một vai
trò to lớn và quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước rồi từ đó tiến tới
một tương lai tươi sáng.
2.1.3. Cơ hội và thách thức đối với thế hệ trẻ
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của
nền kinh tế, giới trẻ chúng ta ngày càng lạc quan và tự tin hơn trong cách thể 10
hiện bản thân. Hiện tượng này đã chứng tỏ mỗi chúng ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để khám phá những điều mới lạ, đồng thời được tiếp cận với các
phương tiện thông tin hiện đại. Bên cạnh nhiều bạn trẻ chúng ta đang bị cuốn
vào vòng xoáy tri thức, thì một bộ phận không nhỏ đang lao vào vòng xoáy
hưởng thụ. Thật vậy, xã hội chúng ta đang sống là một xã hội tôn sùng chủ nghĩa
duy vật, chủ nghĩa khoái lạc. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ giới trẻ chạy
theo dòng xoáy văn hóa tốc độ.
Thách thức đối với giới trẻ ngày càng lớn. Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của
thời đại toàn cầu hóa, những người trẻ của chúng ta ngày nay dường như khao
khát một điều gì đó khác hơn là những cử hành thánh lễ ảm đạm. Có thể thấy
vào ngày chủ nhật, một số bạn trẻ thường đến các giáo xứ với thánh lễ trang
nghiêm, bài giảng hay, sinh động, ca từ hoàn mĩ dễ khiến họ bị lệ thuộc quá
nhiều vào đó. Tuy công nghiệp hóa phát triển nhưng thế hệ trẻ không biết tiếp
cận đúng đắn thì thường sẽ gây ra hậu quả khôn lường hơn là hệ quả tích cực. Vì
thế thế hệ trẻ chúng ta hiện nay phải cần có kiến thức và trình độ càng cao và
đương nhiên thái độ là phần không thể thiếu trong bất kì tình huống nào trong
đời sống. Thách thức ở đây được hiểu như khi bộ máy robot những thiết bị tự
động hóa tiếp cận vào bên trong giới trẻ làm cho những giới trẻ hiện nay lạm
dụng. Sinh ra những thói hư,những điều đơn giản nhất cũng phải nhờ đến máy
móc: ví dụ như việc rửa chén thì để tiện cho việc lười biếng,con người lại chế
tạo ra công cụ giúp rửa chén tự động. Điều đó tùy vào những thú vui của con
người.vậy cơ hội và thách thức lớn của công nghiệp 4.0 hiện nay đem tới cho
chúng ta là gì? Câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng lại khó vô cùng. Đối với giới trẻ
cần tiếp thu vừa đủ lượng thông tin mà sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đem lại
và đào thải những thông tin tiêu cực từ những hệ lụy của việc chuyển đổi số hóa. 11
2.2. Vai trò của thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
2.2.1. Thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
Thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 có
vai trò vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ ngày nay chiếm một phần lớn trong dân
số nước ta, làm nên tương lại của đất nước, họ có mặt ở tất cả mọi người, văn
hóa và xã hội, có một sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Có thể nói, thế hệ trẻ trong công cuộc toàn cầu hóa và cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của thế hệ thanh niên đi trước. Như
trong các cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, thanh niên luôn giữ vững tinh
thần đanh thép, hi sinh, xả thân vì đất nước, đặc biệt họ luôn có mặt và đóng góp
rất nhiều trong các cuộc chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp, thời kì xây dựng
đất nước sau chiến tranh và đổi mới đất nước trong thời bình. Kế thừa tất cả các
đức tính, tinh thần đanh thép đó, thế hệ trẻ ngày nay rất năng động tích cực trong
các hoạt động tình nguyện, nêu cao tinh thần xung phong và luôn có mặt khi đất
nước cần, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Hơn thế nữa, thế hệ trẻ còn tích cực học tập, rèn luyện để xây dựng một đội
ngũ tri thức cho nước nhà và thi đấu trên những đấu trường quốc tế, mang lại sự
vinh quang, tự hào cho Việt Nam… Chính vì vậy, thế hệ trẻ rất xứng đáng để ca
ngợi, để tin tưởng và giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp phát huy nguồn lực con người.
2.2.2. Tiềm năng vươn xa của thế hệ trẻ
Giới trẻ ngày càng chiếm ưu thế trên các nền tảng xã hội, họ biết cách tận
dụng thế mạnh của mình, tiếp thu nhanh thông tin, ưa chuộng những thay đổi
mới và tính năng độc đáo trên thiết bị thông minh. Vì vậy, thế hệ trẻ chính là
nguồn nhân lực chủ chốt trong tương lai của các doanh nghiệp trong và ngoài 12
nước. Ngoài ra, thế hệ trẻ đang từng bước làm chủ công nghệ thông tin và phát
triển mạnh mẽ các kỹ năng của mình. Sinh ra trong một xã hội tiến bộ, kế thừa
mọi thành tựu của thế hệ đi trước, thế hệ trẻ ngày nay không ngừng học hỏi,
phát triển theo hướng mới, nâng cao tư duy. Thế hệ trẻ được tiếp xúc ngay từ
nhỏ với những công cụ hiện đại, thông minh góp phần tạo nên khả năng sàng lọc
và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Thời đại 4.0 là thời đại công nghệ số lên
ngôi, điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của những chiếc smartphone, nó
giúp chúng ta cập nhật mọi thông tin công việc một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất, giải quyết vấn đề và giải quyết công việc tức thì mà không tốn quá
nhiều thời gian. Điển hình là trong mùa dịch Covid-19 hiện nay, mọi công việc
đều được số hóa trên các website giúp doanh nghiệp, trường học… không bị
đình trệ mà còn tiếp tục phát huy tối đa năng suất làm việc của mọi người. Nói
đến điện thoại, thế hệ trẻ sẽ rất tin tưởng vào khả năng hiểu biết về công nghệ
thông tin, số hóa và nhiều ứng dụng hiện đại. Nó giúp họ nâng cao trình độ cho
bản thân cũng như trong công việc, mang đến cho họ nhiều cơ hội thành công
trong cuộc sống. Hơn nữa, nó còn giúp thế hệ trẻ nắm bắt được những thông tin
cần thiết khi tìm việc, từ đó tự hình thành khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp để phát huy bản thân một cách toàn diện. Thế hệ trẻ hiện nay đại diện cho
khoảng 25% lực lượng lao động toàn cầu và con số đó sẽ tiếp tục tăng lên khi xã
hội phát triển. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thường ưu
tiên tuyển dụng những người bắt kịp xu hướng hiện đại và không ngừng cải tiến.
Họ được đặc trưng bởi khả năng làm chủ công nghệ, ưu tiên phát triển nghề
nghiệp và sự đa dạng của họ trong mọi lĩnh vực. Nói tóm lại, trong tương lai
gần, thế hệ trẻ sẽ trở thành “đầu tàu” cải cách và phát triển xã hội không chỉ trên
các nền tảng mạng xã hội hiện đại mà còn trong cuộc sống hàng ngày. 13
2.3. Định hướng cho bản thân
2.3.1. Tăng cường trau dồi kiến thức và năng lực sáng tạo
Những phân tích trên cho ta thấy được tầm quan trọng của bối cảnh toàn
cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 trong sự phát triển của loài người cũng
như vai trò to lớn của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên chúng ta trong xu thế hiện
tại. Từ đó, ta nên đưa ra những định hướng phát triển cho bản thân nhằm bắt kịp
và nhanh chóng làm quen với tình hình hiện tại. Đầu tiên, ta cần tăng cường trau
dồi lượng kiến thức (đặc biệt là những kiến thức mới) và năng lực tư duy, sáng tạo.
Trước hết, ta bàn về kiến thức. Từ xưa đến nay, kiến thức được xem là nền
tảng cơ bản và tất yếu cho sự phát triển của vạn vật. Chỉ khi có kiến thức, ta mới
có thể nắm đủ thông tin nhằm thấu hiểu từ đó phát triển những sản phẩm, ý
tưởng mới. Kiến thức là yếu tố cốt lõi để hướng chúng ta đến thành công. Vì lẽ
đó, việc trau dồi kiến thức là bước đầu tiên trên con đường tiến đến toàn cầu hóa
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để thực hiện hiệu quả bước đi này, con
người cần có nhận thức và hiểu rõ về thế giới. Nhận thức về thế giới là một nhu
cầu hết sức khách quan và mang tính tự nhiên của con người. Trong quá trình
tồn tại và cải biến thế giới, từng bước con người tích lũy kinh nghiệm và mài
dũa tri thức về thế giới. Những tri thức ấy chính là nền móng, là kinh nghiệm
quý báu giúp chúng ta học tập được nhiều điều từ quá khứ để rồi từ đó rút ra
những bài học nhằm tránh xa những sai lầm mà thế hệ trước đã mắc phải. Đó
được xem là những kiến thức cơ bản ban đầu mà mỗi người cần nắm được để
tiếp tục phát triển sự hiểu biết lên một tầm cao mới. Tiếp đến, ta cần tích cực tìm
tòi tư liệu, thông tin và dữ liệu mới mà ta chưa biết hoặc chưa được tiếp cận. Với
sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học, vô số kiến thức mới được ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Lượng kiến thức khổng lồ ấy
là gốc rễ cho ta sáng tạo nên những thứ mới mẻ. Bên cạnh đó, đó còn là cơ sở
cho tính thực tế và hiệu quả của những sản phẩm hay ý tưởng của chúng ta đối 14
với đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu ta không tích cực và chủ động tìm tòi, học tập thì ta sẽ nhanh chóng bị thải
loại khỏi sự thăng tiến không ngừng của khoa học và xã hội.
Tiếp đến, ta bàn về năng lực tư duy, sáng tạo. Như đã phân tích ở trên, kiến
thức là nền móng cho sự phát triển của vạn vật. Tuy nhiên, nếu muốn thúc đẩy
cuộc sống của chúng ta thăng tiến vượt bậc thì từng đó là chưa đủ. Khi đó, năng
lực tư duy, sáng tạo chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa ta đến sự phát triển
vượt bậc trong cuộc sống. Vì vậy, rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo là rèn
luyện bước nhảy vọt trong việc hội nhập bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Tư duy sáng tạo là khả năng tìm tòi ra những chủ đề,
phương án mới mà chưa được nhắc đến liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
Người có khả năng trên sẽ luôn được trọng dụng bởi những ý tưởng đầy sáng tạo
mà họ mang lại. Ta có thể ra sức rèn luyện năng lực trên bằng một số phương
thức sau. Đầu tiên, ta hãy thử tìm đến những trò chơi mang tính trí tuệ có thể kể
đến như cờ vua, xếp hình, giải đố ô chữ… Trò chơi luôn là điều tạo nên sự hứng
thú cho con người bởi sự thú vị và chúng có khả năng giải trí cao mà không gây
nhàm chán, gò bó. Đặc biệt, những trò chơi trí tuệ luôn được mọi người đề cao
với những sự ưu việt của chúng. Chúng cũng góp một phần không nhỏ trong
việc hỗ trợ con người rèn luyện một cách hữu hiệu năng lực tư duy và sáng tạo.
Luyện tập chơi thành thạo một bộ môn trí tuệ là một phương pháp đáng học tập
nhằm nâng cao năng lực bản thân. Bên cạnh đó, ta có thể rèn luyện óc sáng tạo
bằng cách thay đổi những thói quen và việc làm theo hướng tích cực. Ta có thẻ
thử nấu một món mới lạ từ những nguyên liệu mà ta vẫn sử dụng hàng ngày
hoặc tập trang trí một món ăn trông thu hút và hấp dẫn hơn. Có thể món ăn đó
không ngon như ta nghĩ hoặc chưa để lại ấn tượng sâu sắc lắm, nhưng sau mỗi
lần thất bại ta sẽ có được kinh nghiệm rồi từ đó tạo ra những tác phẩm ẩm thực
tuyệt vời hơn vào lần tới. Tóm lại, việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo là
một trong những bước đi quan trọng nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài của
bản thân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 15
2.3.2. Ứng dụng kiến thức, chủ động thực hành và nâng cao kỹ năng
Mác – Lênin đã khẳng định vai trò của tư duy đối với nhận thức và cải tạo
thế giới. Ý thức của con người có khả năng tác động đến thế giới quan. Một mặt,
con người có thể nhận thức đúng đắn thế giới khách quan qua hoạt động tư duy.
Có thể chắc chắn rằng, tư duy khoa học và năng lực tư duy khoa học có vai trò
quan trọng trong cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy,
nhờ vào sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghệ 4.0, sinh viên có thể
chủ động tìm kiếm các kiến thức, thực hành và nâng cao kỹ năng của mình như sau:
Thứ nhất, sinh viên hãy luôn tiếp nhận kiến thức một cách khoa học và
sáng tạo. Tư duy biện chứng giúp họ hiểu biết đầy đủ, phân biệt đúng sai, chỉ ra
nguyên nhân sai sót, khẳng định và phát triển kiến thức đúng và tự tìm hiểu, lý
giải thực tế thay đổi và đưa ra giải pháp thiết thực…
Thứ hai, nhờ vào phương pháp học tập và làm việc đúng đắn, học sinh
không còn phải ghi nhớ, học thuộc mà có khả năng áp dụng, đánh giá và tạo ra
kiến thức mới và bỏ tư duy siêu hình, bảo thủ… Sinh viên nên biết trau dồi tầm
nhìn toàn diện trong nhận thức, hoạt động thực tiễn và sử dụng các phương
pháp, phương tiện khác nhau. Cái nhìn toàn diện đòi hỏi sinh viên phải biết nhận
thức xử lý những tình huống thực tế, cần phải xem xét sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt khác nhau,
bản thân sự vật, hiện tượng và sự vật hoặc sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng.
Thứ ba, sinh viên có thể áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể trong hành động
và nhận thức để giải thích các hiện tượng một các chi tiết như: Sự tồn tại, xác
định rõ vai trò, sự đặc thù, sự phát triển…
Thứ tư, trau dồi quan điểm phát triển của sinh viên trong ý thức và hoạt
động thực tiễn. Để làm được điều đó, sinh viên không chỉ nắm bắt được sự tồn
tại hiện tại mà còn phải thấy được xu hướng phát triển trong tương lai của bản
thân; họ phải có khả năng nhìn thấy những thay đổi đi lên và đi xuống. Ngoài ra, 16
sinh viên nên biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành các giai đoạn,
từ đó mới có những cách thức phù hợp để thúc đẩy sự phát triển sự vật.
Thứ năm, nghiên cứu quy luật của phép biện chứng duy vật như chuyển
hóa sự thay đổi về chất thành những thay đổi về lượng và ngược lại. Đồng thời,
cần phải biết khắc phục tư tưởng hữu khuynh và tả khuynh. Vì vậy, sinh viên
cần tìm ra những sự đối lập, mâu thuẫn, tương đồng, tác động qua lại để tìm ra
phương pháp giải quyết thích hợp nhất.
Thứ sáu, sinh viên cần phải phê phán chủ nghĩa giáo điều, nắm vững quan
điểm thực tiễn, hiểu sâu sắc về chân lý lẽ phải, thống nhất giữa thực tiễn và lý
luận để nâng cao nhân thức về con người, thế giới quan.
2.3.3. Tích cực rèn luyện thái độ, đạo đức, phẩm chất trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ xung
quanh chúng ta đều đang phát triển, bước lên tầm cao mới. Để có thể thích nghi
tốt với sự chuyển biến này, ngoài những định hướng trên thì thái độ sống
phẩm chất đạo đức cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi người chúng ta.
Trong cuộc sống, chúng ta chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Thái
độ sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của ta. Thế nên giữ một thái độ
sống tích cực là rất quan trọng. Thái độ sống tích cực chính là sự lạc quan, vui
vẻ, vô tư trong cuộc sống kể cả lúc gặp những khó khăn, trở ngại hay những
chuyện không vui. Chính vì thế, mỗi người chúng ta cũng nên rèn luyện cho
mình một thái độ sống tốt. Phải xác định được mục tiêu trong cuộc sống, có ước
mơ, hoài bão và từ đó tích cực phấn đấu để đạt được điều đó, sẵn sàng đối diện
với mọi khó khăn, thử thách; luôn vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân.
Rèn luyện cho mình một ý chí, tinh thần mạnh mẽ, đối diện trước mọi thất bại
và đứng lên sau những lần vấp ngã. Có như vậy thì cơ hội thành công trong cuộc
sống của chúng ta mới được tăng cao, chúng ta sẽ có thể tạo ra được những
thành quả từ chính sức lực, trí tuệ và lối sống riêng của mình. Từ đó, những giá 17
trị vật chất mà ta đạt được sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và
đóng góp cho xã hội. Cuộc đời chúng ta là một quãng đường dài, chúng ta
không thể biết sẽ gặp khó khăn ở đoạn nào và cũng không thể thay đổi được
những gì đã qua, thế nên chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tại mà phấn đấu. Một
cuộc sống hoàn hảo không thể không có những thách thức nên đừng bao giờ hi
vọng thành công sẽ tự đến mà hãy cố gắng phấn đấu, tích cực để tạo ra thành
công cho chính bản thân mình. Thái độ sống tích cực sẽ cho ta thấy một cuộc
sống muôn màu muôn vẻ và tận hưởng được ý nghĩa mà cuộc sống mang lại.
Bên cạnh đó, không những sống tốt mà chúng ta cũng cần phải rèn luyện
cho bản thân những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trong suốt quá trình thăng
tiến của một con người, phẩm chất đạo đức là rất cần thiết trong cuộc sống đặc
biệt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phẩm chất đạo đức là những
chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của con người mà qua đó có thể đánh giá
được các hành vi của con người đó là tốt hay xấu, lợi hay hại. Trong thời đại
mới chúng ta hãy rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi
người. Một là, biết yêu nước và ra sức giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát
triển; chúng ta không chỉ yêu thương cha mẹ của mình mà còn yêu thương cả
mọi người xung quanh mình, đối xử tốt với họ, có như vậy chúng ta sẽ có được
lòng tin và sự yêu mến từ mọi người góp phần cho sự nghiệp của ta ngày càng
phát triển. Hai là, không phân biệt chủng tộc, màu da, ở thời đại mới nhận thức
của mỗi người cũng đã tiến bộ hơn, ai trên thới giới này cũng đều có quyền được
sống, quyền được yêu thương… ai cũng có giá trị riêng của bản thân, chúng ta
không nên giới hạn mối quan hệ của mình mà hãy mở rộng tấm lòng với những
người xung quanh, không kì thị họ bởi có lúc chính họ sẽ là người giúp mình
đứng lên sau những thất bại. Có như thế chúng ta mới nâng cao được giá trị cho
bản thân. Ba là, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” – Hồ Chí Minh, “cần”
là cù lao động, siêng năng sáng tạo sẽ giúp ta tang năng suất, hiểu quả trong
công việc; “kiệm” là tiết kiệm tiền bạc, không tiêu xài phung phí, tiết kiệm sức
lao động, phân chia thời gian hợp lí, không cố ràng buộc bản thân tránh tạo sức