Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể và sự vận dụng quan điểm này trong đời sống và học tập của bản thân | Bài tập môn Triết học Mác -Lênin
. Một là, sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau, điều này quyết định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Hai là, mối liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau điều này quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Vậy, một phạm trù dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.a Câu
hỏi: phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử
cụ thể và sự vận dụng quan điểm này trong đời sống và học tập của bản thân. BÀI LÀM
• Khái niệm mối liên hệ:
. Một là, sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau, điều này quyết định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
. Hai là, mối liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau điều này quyết định sự phát . triển của sự vật, hiện tượng.
. Vậy, một phạm trù dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng ; giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau; giữa các sự vật, hiện tượng với môi trường; mà trong đó có sự
biến đổi của sự vật, hiện tượng này sẽ kéo theo sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khác.
• Tính chất của mối liên hệ:
. Mối liên hệ có tính khách quan, phố biến và đa dạng, phong phú.
- Thứ nhất, tính khách quan:
. Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân các
sự vật, hiện tượng chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của
con người, dù muốn hay không muốn thì bản thân các sự vật, hiện tượng hay các mặt, các bộ
phận trong một sự vật, hiện tượng luôn luôn chứa đựng các mối liên hệ.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể
sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải ai sáng
tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất. - Thứ hai, tính phổ biến:
. Xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới vật chất. Mối liên hệ có trong mọi sự vật,
hiện tượng; mọi giai đoạn, mọi quá trình; có cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Ví dụ: trong tự nhiên ( cây muốn phát triển phải qua quá trình trao đổi chất, quảng hợp,..). -
Thứ ba, tính đa dạng, phong phú:
. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ xuất phát từ tính đa dạng, muôn hình muôn vẻ của
thế giới vật chất. Trong thế giới có nhiều kiểu mối liên hệ, mà mỗi kiểu mối liên hệ có đặc
điểm riêng, có vị trí, vai trò riêng đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Các loài cá, chim và thú đều có mối quan hệ với nước nhưng cá có quan hệ với
nước khác chim và thú. Cá sống thường trong nước nếu k có nước cá sẽ không tồn tại được
nhưng chìm và thú không thể sống trong nước thường xuyên được.
Thực chất của khoa học là nhận thức các mối liên hệ, vì thông qua các mối liên hệ mà sự
vật hiện tượng mới bộc lộ các thuộc tính và thông qua các thuộc tính ấy mới nắm bắt được
bản chất của các sự vật hiện tượng. -
Có mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài -
Có mối liên hệ cơ bản- mối liên hệ không cơ bản -
Có mối liên hệ chủ yếu – mối liên hệ thứ yếu -
Có mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất -
Có mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên -
Có mối liên hệ trực tiêp- mối liên hệ gián tiếp
Mốii liên hệ diễn ra phức tạp trong đời sống xã hội, vì ở đó có sự tham gia của con người có
ý thức, nhưng tổng hợp các mối quan hệ trong đời sống xã hội vạch ra đường đi cho mình
theo những xu hướng nhất định, đó là các quy luật xã hội.
. Sự vận động, phát triển của SV,HT do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành
quyết định, mà trước hết là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Ý nghĩa phương pháp luận
. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.
. Quan điểm toàn diện yêu cầu:
+ Một là, cần phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ, kể cả những mắt khâu trung
gian trong những điền kiện không gian, thời gian nhất định.
+ Hai là, trong vô vàn các mlh, trước hết cần rút ra những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu.
+ Ba là, phải đối chiếu với các mối quan hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.
+ Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều.
+ Năm là, chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải.
+ Sáu là, chống lại thuật ngụy biện.
. Quan điểm lịch sự - cụ thể yêu cầu:
+ Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Thứ hai, cần xem xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức và các tình huống khác
nhau phải giải quyết trong thực tiễn.
+ Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể nhất định.
Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo khổ. Theo luật hình
sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ tội mà thôi, tên trộm vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý
về hành vi ăn trộm của mình.
Vận dụng trong cuộc sống học tập của bản thân:
Là sinh viên của đại học sư phạm để có thể tốt nghiệp và trở thành một giáo viên tốt bản thân
em cần phải đưa ra kế hoạch, mục tiêu trong các học kì và hoàn thành tốt các mục tiêu đó.
Muốn làm được điều đó , em phải giữ mối quan hệ tốt với bạn bè và giáo viên , hòa đồng với
tất cả bạn bè ,để có thể giúp đỡ hay nhận được sự giúp đỡ lúc cần thiết nhưng em phải có một
người bạn thân để chia sẽ . Hơn nữa, em phải rèn cho mình các tính cách như: kiên nhẫn, bao
dung, tự tin,...Và điều quan trọng nhất là có phẩm chất đạo đức tốt vì người giáo viên không
chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng về đạo đức để học trò nói theo. Khi đã trở
thành người giáo viên trong tương lai khi nhận xét đánh giá học sinh, đồng nghiệp phải xem
xét họ trong các mối quan hệ với bạn vè và gia đình, xã hội không nên đánh giá, nhận xét mọi
người chỉ qua vẻ bề ngoài hay một mặt nào đó mà phải đánh giá toàn diện và quan trọng nhất
là phẩm chất đạo đức của người đó .Khi bước vào một môi trường mới có sự thay đổi về yếu
tố không gian, thời gian, một môi trường học tập khác nhiều với cách dạy truyền thống ở phổ
thông, chính vì thế không thể áp dụng quá trình học cũ : „ thầy đọc trò chép . Vì vậy bản thân ‟
em cần phải tìm tòi, áp dụng phương pháp học tập mới khi bước vào giảng đường như:
1. Tự học : là quá trình LĐ trí óc , giúp em tìm kiếm và giải quyết vấn đề được đặc ra.
Sau khi giải quyết được sẽ giúp cho quá trình nhận thức phát triển.
2. Trong quá trình học ở giảng đường cần tập trung nghe giảng. Vì mỗi sự vật, hiện
tượng luôn có sự liên hệ nên tập trung nghe giảng sẽ giúp sinh viên nắm được qui luật
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
3. Luôn tìm tòi kiến thức mới ; sự vật, HT là phong phú, phổ biến.
4. Cần xem xét yếu tố: khả năng, mục đích,.. từ đó bản thân em sẽ sử dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
5. Phân chia quá trình học tập thành các giai đoạn nhỏ khác nhau, từ đó nhận thức và tìm
ra được phương pháp học tập hiệu quả nhất, hiệu suất cao nhất, từ đó nhằm thúc đẩy
quá trình tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Vận dụng trong cuông cuộc đổi mới hiện nay
+Đảng ta đưa ra những đổi mới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội ( kinh tế ,chinh trị, xã
hội văn hóa, gíao dục tư tưởng,......) chứ không ở 1 lĩnh vực nào. Như đại hội 7 của đảng nêu
kinh nghiệm bước đầu đổi mới ‘’Một là phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi
mới, 2 laf đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trên từng
lĩnh vực nội dung đổi mới bao gồm nhiêù mặt đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức, cán bboj,
phong cách và lề lối làm việc.
+Đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm như xây dừng
Và phát triển nền kinh tế thị trường để tạo ra động lực nhằm phát huy, kiến trúc nền kinh tế
trong nhân dân, khai thác vốn đauaf tư và trình độ như vốn của nước ngoài, nâng cao tay
nghề, tiếp thu khoa học trong cong nghệ tiên tiến của thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, tạo ra rất nhiều thuận lợi cho kinh tế
VN ngày càng đi lên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng VN đặc biệt là vận dụng của mối liên hệ phổ biến.
2b Đề : NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Quan điểm siêu hình về sự phát triển
Thứ nhất, quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển.
Thứ hai, nếu có phát triển thì đó chỉ là sự thay đổi về lượng chứ không có sự thay đổi về chất.
Thứ ba, sự phát triển diễn ra theo đường thẳng hoặc theo đường tròn khép kín.
Thứ tư, phát triển chẳng qua chỉ là sự vận động đi tới “cõi chết” mà thôi.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển
Khái niệm phát triển:
Phát triển là một phạm trù dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh
hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Ví dụ: Học sinh -> Sinh viên
Tính chất của sự phát triển
Thứ nhất, tính khách quan:
Phát triển là thuộc tính vốn có, tất yếu của bản thân các sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc
vào ý thức con người, dù muốn hay không muốn thì bản thân sự vật, hiện tượng luôn luôn
nằm trong quá trình phát triển.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể
sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do ai
sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất.
Thứ hai, tính phổ biến:
Quá trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vật tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Ví dụ: Trong tự nhiên ( mlh mặt trời và mặt trăng-> xem thêm định luật vạn vật hấp dẫn)
trong xã hội (các hình thái kinh tế xã hội: CXNT-CHNL-PK-TBCNCS); trong tư duy (LỚP 1- 2-3-5 V.V..) Thứ ba, tính đa dạng:
Sự phát triển không hoàn toàn giống nhau ở các sự vật, hiện tượng khác nhau, trong những
điều kiện không gian và thời gian khác nhau, trong những lĩnh vực hiện thực khác nhau. Chẳng hạn:
Trong giới tự nhiên, sự phát triển thể hiện ở mức độ hoàn thiện của tổ chức vật chất; ở sự
xuất hiện của những giống loài mới ngày càng phức tạp hơn…
Trong lĩnh vực xã hội, sự phát triển thể hiện ở trình độ của nền sản xuất xã hội; ở khả năng
chinh phục giới tự nhiên của con người; ở quá trình nhân đạo hoá đời sống xã hội loài người
và hoàn thiện bản chất con người…
Trong tư duy, sự phát triển thể hiện ở trình độ nhận thức của con người; ở trình độ tư duy
lôgic; ở khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa...
Ví dụ: các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước khác với
chim và thú. Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì cá không
thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.
Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng.
Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, có thể trải qua những khâu trung gian, thậm
chí có những bước thụt lùi tạm thời, những chính sự thụt lùi ấy lại đóng vai trò là tiền đề,
điều kiện trong một vận động đi lên.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển còn chỉ ra rằng:
Cách thức của sự phát triển là sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Nguồn gốc, động lực của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Khuynh hướng của sự phát triển là phủ định của phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân theo quan điểm
phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm phát triển yêu cầu:
-Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
- Hai là, cần vạch ra cái tương lai trong cái hiện tại, phát hiện ra những nhân tố mới tiến bộ
đang tìm ẩn trong cái cũ, vạch ra xu hướng phát triển của cái mới và tạo mọi điều kiện cho
cái mới tiến bộ được ra đời.
- Ba là, cần phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, nghiên cứu để vạch ra đặc
điểm, nội dung của từng giai đoạn.
-Bốn là, quan điểm phát triển chống lại quan điểm chủ quan, nóng vội, duy ý chí, vội vàng
xóa bỏ cái cũ, vũ khí tạo ra cái mới khi chưa có đầy đủ điều kiện chín muồi.
-Năm là, quan điểm phát triển chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, gây cản trở sự phát triển,
cứ giữ khăng khăng cái cũ, không chịu tạo ra cái mới khi đã hội đủ điều kiện chín muồi.
Như vậy, quan điểm phát triển là cơ sở trí tuệ của tinh thần lạc quan của những người cách mạng.
Quan điểm lịch sử yêu cầu
+ Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Thứ hai, cần xem xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức và các tình huống khác
nhau phải giải quyết trong thực tiễn.
+ Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể nhất định.
Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo khổ. Theo luật hình
sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ tội mà thôi, tên trộm vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý
về hành vi ăn trộm của mình.
Trong cuộc đổi mới đất nước
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn,
nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những bệnh chung của các
nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan duy ý chí … dẫn
đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng định ““CNXH trên
thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnh
của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa
của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội IX, trang 65).
Nhận định này xuất phát từ nguyên lý về sự phát triển và quan điểm phát triển trong triết học
Mác Lênin và thực tiễn tình hình thế giới cũng như tình hình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn
bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi
sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với
quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có viết : “... Xóa bỏ mặc
cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở,
tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai” (trang 124)
Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo con đường XHCN là
căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở tin tưởng vào sự
tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dù trong bối cảnh lịch sử hiện nay CNXH trên thế giới
đang ở giai đoạn thoái trào và công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như các nước XHCN.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các sự
vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự
vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là quá
trình khó khăn, phức tạp. Do đó vận dụng quan điểm về sự phát triển vào thực tiễn xây dựng
CNXH ở nước ta hiện nay, trong điều kiện CNXH đã thoái trào và sụp đổ; CNĐQ và các thế
lực thù địch không ngừng chống phá các nước XHCN còn lại thì quan điểm của Đảng CSVN
là kiên quyết chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, định kiến và nhận định:
Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua
những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là
quy luật phát triển tất yếu của lịch sử.
Vận dụng trong đời sống học tập của bản thân
Ngay khi là sv năm nhất, em luôn mong muốn đạt được mục tiêu: đó là tốt nghiệp với loại
bằng từ khá trở lên. Muốn đạt được điều trên, em phải xác định, lập ra một kế hoạc cụ thể,
một phương pháp học tập đúng đắn. Có thể bây giờ năng lực vẫn còn hạn chế nhưng nếu em
nỗ lực hết sức, chăm chỉ hơn nữa thì sẽ cải thiện được chất lượng học tập. Tuy nhiên nếu vì
vội vã muốn cải thiện chất lượng ngay mà ép bản thân mình học tập học cả ngày lẫn đêm thì
sẽ khôgn có hiệu quả, dẫn đến tình trạng căng thẳng mệt mỏi mỗi khi học trên lớp, kết quả
cũng sẽ không được cải thiện hơn mà lại hao phí thời gian, công sức. Do đó, em sẽ học từ từ,
đi từ cái cơ bản cho đến cái phưc tạp; cái nào chưa biết thì sẽ đi hỏi thầy cô, bạn bè, tìm thêm
trên các trang mạng, cố gắng tự mình suy nghĩ thêm cho đến khi vượt qua được vấn đề này
rồi mới đi qua vấn đề khác khó hơn. Tất nhiên sau những giờ học căng thẳng vẫn cần có lúc
nghỉ ngơi, vào các dịp lễ, ngày tết là cơ hội tốt để em thoải mái, thư giãn đầu óc, nạp lại năng
lượng cho giai đonạ học tiếp theo.
Tuy lúc đầu có khó khăn, dễ gây thất vọng vì bản thân em vẫn chưa đạt được những điều
mong muốn khiến cho tinh thần dễ lung lay nhưng em tin chắc rằng nếu mình kiên trì thì
mình sẽ vượt qua một cách dễ dàng. Có khi, sau 4 năm ra trường nhìn lại bản thân sẽ thấy
khó hiểu tại sao hồi đó mình cứ khăng khăng giữ mãi tư tưởng sẽ không học được.
Để có thể học tốt các môn học thì việc lắng nghe thầy cô giảng bài ở trên lớp là chưa đủ; em
cần phải tự mình kiếm thêm các nguồn tài liệu khác, có thể từ thư viện hoặc các anh chị khóa
trên, bạn bè, suy nghĩ theo hướng mới, sáng tạo, chủ động tìm hiểu và tự khai khác các vấn
đề.Tuy nhiên tiếp thu tri thức từ sách vở là chưa đủ bởi vì xã hội luôn yêu cầu con người phải
có nguồn kinh nghiệm dày dặn.Do đó, em phải tham gia các hoạt động tình nguyện hay cụ
thể hơn là giáo viên tương lai thì em phải biết cách giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu bài
bằng cách mở lớp học nhỏ với vài em học sinh.
Mặt khác, muốn làm được những điều trên, em phải bỏ qua điều tiêu cực, bảo thủ là mình sẽ
không học được, môn học quá khó đối với mình, ráng được bao nhiêu thì ráng. Vì nếu như
vậy em sẽ mãi không vươtj qua được khó khăn trong khi nhiều lúc bản thân đã đủ khả năng
để tiếp thu môn học này, đủ khả năng vượt qua nó
Như vậy, ngoài chuyện cố gắng học thôi chưa đủ, em sẽ xây dựng tinh thần lạc quan, luôn
giữ vững niềm tin vững chắc mình nhất định sẽ thành công. Có như vậy, mình mới có hứng
thú, vui vẻ mỗi khi học trên lớp thay vì căng thẳng, áp lực, mệt mỏi.
1 ) Đề: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, từ đó rút
ra ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong cuộc sống học tập của bản thân. Bài làm *Lý luận:
- Khái niệm vật chất, ý thức:
+ Vật chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
+ Ý thức: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào trong bộ não con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. -
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: vật chất quyết định ý thức và ý thức
có sự tác động trở lại đối với vật chất:
+ Vật chất quyết định ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, vật chất có trước ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ óc người.
Biểu hiện của mối quan hệ này trong đời sống xã hội, đó là tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, tức là lĩnh vực vật chất quyết định lĩnh vực tình thần.
Vật chất quyết định ý thức ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Thứ tư, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức.
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
Ý thức là ý thức của con người, gắn liền với tính năng động, sáng tạo của
nhân tố con người, nhân tố chủ quan.
Ý thức là sự phản ánh sáng tạo đối với thế giới.
Nếu ý thức phản ánh phù hợp với vật chất thì nó sẽ thúc đẩy các quá
trình vật chất phát triển.
Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với vật chất thì nó sẽ kiềm hãm
sự phát triển của các quá trình vật chất.
Ví dụ: Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần vì vậy bản thân cần phải chủ động hơn,
năng nổ trong từng tiết học. -
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức cần phải tôn trọng tính khách quan.
Ví dụ: khi học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học lớp chúng em đã phải chia
thành hai nhóm học ở hai tuần khác nhau vì không đủ lớp học,do thiếu thốn về trang thiết bị
nên việc giảng dạy cũng như học tâp của sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn. Một ví dụ khác
là các trang web online của trường hoạt động rất chậm và dễ bị lỗi, đặc biệt là khi học sinh tra
cứu kết quả trúng tuyển mỗi mùa thi đại học hay khi đăng ký học phần hay lúc xem thông tin
thời khóa biểu,lịch thi,tra cứu điểm thi,… điều đó cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình
học tập của học sinh. Mặt khác, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan
và hành động theo các qui luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như:
tuân thủ theo thời khóa biểu mà mỗi khoa đã giao cho học sinh để đi học đúng giờ ,tham dự
các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướ ndẫn. Ngoài ra, cần phải
tuân thủ theo đúng nội qui nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật đặc biệt là những qui chế vế
việc cấm thi, học lại…
+ Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng
động chủ quan, nghĩa là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức.
Ví dụ: Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần vì vậy bản thân cần phải chủ động hơn,
năng nổ trong từng tiết học.
+ Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí là đã tuyết đối hoá, thổi phòng tính tích
cực, sáng tạo của ý thức.
Ví dụ: Sau một bài thuyết trình thì phải nán lại lắng nghe ý kiến chỉnh sửa của cả lớp và
giảng viên hay khi làm bài hoặc họp nhóm cần phải sáng tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng
không nên quá cầu toàn. Khi đăng kí học phần không nên đăng kí quá nhiều tránh việc không kham nổi.
+ Thứ tư, cần phải chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ là đã hạ thấp tính tích cực, sáng tạo của ý thức.
Ví dụ: Khi có được những kiến thức hay cách giải mới cần chọn lọc và áp dụng chứ không
được cứ đi theo lối giải cũ, lạc hậu thì sẽ k thể tích cực sáng tạo ra những điều mới.
+ Thứ năm, khi xem xét các hiện tượng xã hội cần phải tính đến cả điều kiện vật chất lẫn
nhân tố tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
Ví dụ: đối với việc đăng lý học phần, sinh viên cần phải tính đến năng lực học tậ p của bản
thân,điều kiện tài chính của gia đình, cân nhắc quỹ thời gian, không đăng ký học phần một
cách tràn lan vớ i mục đích tốt nghiệp sớm tránh trườ ng hợp học không theo kịp, dẫn đến
hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không đực như ý muốn.
Vận dụng trong cuộc sống học tập của bản thân: Em là sinh viên năm nhất của đại học sư phạm
TP.HCM, vì mới bước vào môi trường học hành mới nên em vẫn chưa thể tự lập , còn phụ
thuộc vào gia đình. Để phụ giúp cha mẹ và kiếm tiền đi học nên phải đi làm thêm, giảm bớt
gánh nặng ra đình. Từ đó em thấy mình phải cố gắng học tập để có một tương lai tốt đẹp hơn
và có thể phụ giúp thêm cho gia đình. Để làm được điều đó em cần phải phát huy được tính
năng động, sáng tạo như khi đăng ký học phần một cách khoa học để có thể vừa đi học vừa đi
làm mà việc học vẫn có hiệu quả. Hơn nữa, em phải có niềm tin vào bản thân, luôn giữ ý chí
mạnh mẽ để có thể vượt qua được khó khăn để có thể tốt nghiệp và có được cuộc sống tốt
đẹp hơn. Hơn nữa , em phải có sự đam mê với môn học , ham hiểu biết, tin tưởng thầy cô ,
bạn bè , vươn lên cố gắng hết sức của bản thân mình. Ngoài ra , em cần phải giữ mối quan
hệ tốt với bạn bè luôn có lòng yêu thương, biết ơn thầy cô để có thể được bạn bè thầy cô giúp
đỡ để bản thân em ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành một sinh viên tự lập và đạt kết quả cao trong học tập .
Vận dụng trong công cuộc đổi mới
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp rất khó và phức tạp, có thể coi nó như m
ột công cuộc kháng chiến trường kỳ của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta. Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những biến động nhiều của đất nước ta
trong quá trình đổi mới toàn diện xã hội càng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải kiên trì,kiên đ
ịnh, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn đồng thời phải tỉnh táo, thông
minh nhạy bén để thích ứng kịp thời với tình hình thực tế biến đổi từng ngày, từng giờ.
Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng t
hành thạo phép duy vật duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu và quản lý kinh tế, phát huy
mạnh mẽ hơn nữa quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị
trongcông cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, nhất định chúng ta sẽ trở thà
nh những cán bộ quản lý kinh tế giỏi góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh, để từ đó nâng cao
hơn nữa vị trí Việt Nam
trên chiến trường quốc tế, góp phần củng cố hơn nữa sự ổn định về chính trị của đất nước. Đó
là đường lối là trách nhiệm của những nhà quản lí kinh tế, chính trị của chúng ta. Nâng cao
hơn nữa vị trí Việt Namtrên chiến trường quốc tế, góp phần củng cố hơn nữa sự ổn định về c
hính trị của đất nước. Đó là đường lối là trách nhiệm của những nhà quản lí kinh tế, chính trị của chúng ta. 3)
Đề : Quy luật lượng chất
1) khái niệm về lượng và chất - Khái niệm chất :
. Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện
tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải các khác.
. Ví dụ về chất: nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083,
nhiêt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính ( tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân
biệt nó với các kim loại khác. - Khái niệm lượng:
. Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng về các phương tiện: biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
. Ví dụ về lượng: đối với mỗi phân tử nước (H O), 2
lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là
2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
1) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát
triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu
từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các
phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong
mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi
. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hoá về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. . Chất và
lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi
xong hai mặt đó không còn thể tách rời nhau mà còn tác động qua lại với nhau một cách biện
chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
• Độ: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
• Điểm nút: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
• Bước nhảy: Dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trư
ớc đó gây ra. Các hình thức của bước nhảy:
+ Bước nhảy đột biến: là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất
cả các bộ phận cấu thành sự vật.
+ Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
+ bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ
phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố một số bộ phận của sự vật.
VD: Ví dụ về lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy: Xét “nước” (H20)
nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được
quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt
độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì
tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng
sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy)..
b)Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật.
. Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng: chất mới của sự vật chỉ suất hiện khi sự
thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới
phù hợp tạo nên sự thống nhất mới với chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng
mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua
bước nhảy. Đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng
của sự vật, hiện tượng.
2) Ý nghĩa phương pháp luận
:
. Nhận thức đúng mqh biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất sẽ rút ra
được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để có tri thức đúng về sự vật, thì phải nhận thức cả về mặt lượng và mặt chất của nó, và đặc
biệt về sự thống nhất giữa chất và lượng .
. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ với nhau, do vậy trong hoạt
động thực tiễn phải hiểu đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi của lượng và
chất, đặc biệt trong sự phát triển xã hội.
. Xem xét tiến hoá và cách mạng trong quan hệ biện chứng là một trong những nguyên tắc
phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng. Hiểu đúng mqh
đó là cơ sở để chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh, cũng như chủ nghĩa “tả” khuynh. Vận dụng
Đời sống học tập bản thân
1) Tri thức là một hành trang không thể thiếu của mỗi con người . Khi còn là học sinh
THPT ( chất ), chúng ta phải tích lũy lượng kiến thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự
nhiên và xã hội , những kĩ năng mềm thiết yếu và những kiến thức học được trên ghế nhà
trường( lượng ) để có thể vượt qua kì thi THPTQG (điểm nút) và từ học sinh trở thành
( bước nhảy) sinh viên trường đại học mình mong muốn( chất mới) . Sau khi lên đại học ,
sinh viên sẽ tiếp thu một lượng kiến thức lớn hơn , phương pháp học được đổi mới( lượng
mới ) . Sau 4 năm tích lũy đủ số tín chỉ , kĩ năng , kiến thức sẽ tố nghiệp (thực hiện bước
nhảy) trở thanh cử nhân đại học ( chất mới) . Nhưng trong quá trình đó, bản thân em phải
chắc lại bênh chủ quan duy ý chí khi tích lũy chưa đủ lượng kiến thức đã vội vàng thực hiện
bước nhảy và bệnh bảo thủ trì trệ đã tích lũy đủ lượng kiến thức nhưng lại không chịu thực
hiện bước nhảy (không đi thi THPTQG ) để trở thành chất mới ( sinh viên) .
2) Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng
không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng
(kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm
sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,
những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh
sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức
là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn
là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau.
Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi
lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới
(tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi
đại học để trở thành một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong
mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy
nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với
một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về
lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy
lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp
thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên
cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm
hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ,
các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó
là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc. Cứ
như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không
ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt
đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
Công cuộc đổi mới Việt Nam
Chúng ta sẽ xem xét việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật này trong thực tiễn của
đất nước qua 2 khía cạnh là
1. Con đường đi lên của chủ nghĩa xã hội của nước ta
Ở nước ta, lịch sử đã đặt ra vấn đề lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ TBCN từ
những năm 20 của TK XX, khi Cn yêu nước truyền thống VN bắt gặp con đường CmT10
Nga, hòa nhập vào xu hướng tiến hóa chung của nhân loại: quá độ lên CNXH bor qua chế độ
TBCN. Qua thực tiễn đấu tranh CM và nhâts là từ khi tiếp cận bản sơ thảo luận cương của
Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, HcM đã đi đến kết luận: muốn cứu nước giải phóng
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Để có 1 bước nhảy
cách mạng đó đưa đất nước VN sang 1 chế độ khác (chất khác) là đất nước XHCN, cương
lĩnh đầu tiên(1930) của Đảng ta cũng đã khẳng định:”Sau khi hoàn thành CMDT, DCND,
nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là sự lưaj chọn dứt khoát và đúng đắng của Đảng, đáp
ứng nguyện vọng thiết tha ngàn đời của dân tộc, phản ánh đáng xu thế của thời đại phù hợp
với quan điểm cách mạng và KHCN Mác-lênin.
Cả quá trình tich lũy đủ lượng để có 1 sự biến đổi về chất, chất mới đc tạo nên nhưng đồng
thời nó lại tạo nên lượng mới . Chúng ta cứ tưởng rằng sau khi chiến thắng đé quốc Mĩ sẽ có
1 nước XHCN đích thực thắng đé quốc thực dân được thì thắng nghèo nàn , lạc hậu cũng chỉ
là vấn đề thời gian, rằng chúng ta có thể dễ ràng tiến thẳng lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát
triển TBCN . Có thể nói nhận thức đó của chúng ta về sự phát triển qua độ lên XHCN là ấu
trĩ , sai lệch và duy ý chí . Vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu lượng mới ở đây là chúng ta
cần phải có một thời kì quá độ lên XHCN , chính trong thời kì này chúngta sẽ có những thay
đổi phát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Chính vì nhận thức được điều
đó Đảng ta chủ trương xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN , tạo ra sự biến đổi về chất của
xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp cho nên phải trải qua một
thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặn đường , nhiều hình thức tổ chức kinh tế , xã hội có tính
chất quá độ . Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đáu tranh giữa cái mới và cái cũ .
Với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhưng k làm thay đổi mục tiêu XHCN mà trái lại, làm
cho mục tiêu đó thực hiện 1 cách có kết quả hơn trên cơ sở nhận thức đúng về CNXH, đề ra
những hình thức vaf bước đi thích hợp, thấm thuần quan điểm thực tiễn, lịch sử cụ thể và
phát triển, chúng ta cần chủ động khác phục nhứng cách hiểu sai, cách nghĩ, cách làm đơn
giản, siêu hình, giáo điều, duy ý chí, trái quy luật. Trên cơ sở quan niệm đúng về CNXH, với
tinh thần phê phán cách mạng, với sự kiên định mục tiêu lí tưởng và 1 nền văn hóa VN tiên
tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, tương lai tươi sáng của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã và sẽ tùngư bước đc thực hiện 1
cách sinh động trên đất nước.
2. Về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Bên cạnh việc nhận thức về con đường đi lên CNXH của đất nước ta một cách đúng đắn
cungx là việc nhận thức đúng đắn về sự phát triển đất nước nên đâts nước ta những năm qua
đã có những đổi mới và phát triển rõ rệt.
Giữa thập niên 70, nền kinh tế phổ biến lá sản xuất nhỏ lại bị chiến tranh kéo dài, tàn phá
nặng nề, bằng việc cải tạo XHCN, tổ chức lại sản xuất và mở rộng quy mô hợp tác xã, áp
dụng mô hình CNXH của Liên Xô hi vọng nhanh chóng với nhiều CNXH hơn, chúng ta đã
nộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí cả về lí luận lẫn trong chỉ đạo thực tiễn. Điều
đó đã làm các mục tiêu của đại hội IV của Đảng đề ra đều k đạt. Và tiếp đó đại hội V đề ra
những chủ trương lớn: tập trung phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đc xem là mătj trận
hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng, tiếp tục xây dựng 1 số công nghiệp nặng quan
trọng,... tuy vậy đại hội V vẫn tiếp tục đường lối đại hội IV vạch ra không phản đc đầy đủ tạo
nên sự thay đổi. Điều đó làm cho tình hình kinh tế của VN và những thập niên 80 dường như
càng lao nhanh vào khủng hoảng. Đầu 1985 đến cuối 1986, tình hình trở nenn nghiêm trọng
hơn. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục trì trệ lương thực k đủ dùng. Các xí nghiệp đang trong
tình trạng lãi giả lỗ thực. Nhà nước bao cấp tràn lan. Luư thông, phân phối ách tắt. Đời sống
nhân dân khó khăn đến cùng cực. Tiêu cực xã hội có điều kiện sinh sôi nảy nở. Nhân dân bất
bình, họ cảm thấy k thể tiếp tục sống như cũ đc nữa. Đảng và nhà nước cũng thấy k thể duy
trì những chính sách và cơ chế cũ. Khủng hoảng kinh tế xã hội đã đến độ nguy hiểm. Chính
thời điểm này là điểm nút của sự biến đổi về chất( kinh tế xã hội) sau 1 quá trình dài thay đổi
và tích lũy đủ về lượng. Và bước nhảy của sự biến đổi này đc tạo nên do sự sáng tạo và nhận
thức đúng đắn của Đảng nhà nước và nhân dân khi thực hiện công cuộc đổi mới. Việc đó
được nêu rõ trong đại hội VI tháng 12 /1986 đó là : chuyển đổi nền kinh tế của nước ta từ mô
hình kế hoạch hóa tập trung , quan liêu bao cấp, dựa trên chế độ công hữu về tu liệu sản xuất
sang nên kinh tế thi trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Đổi mới là đương LỐI sáng tạo độc đáo , độc lập , tự chủ của VN , phù hợp với hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của dân tộc VN . Và cũng vì nhận thứ đúng đắn đến việc thực hiện thành công
quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ mang lại bước nhảy về chất trong
các phạm vi tương ứng đó . Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các
mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội ta nói chung . Những
bước nhảy trong quá trình đổi mới cũng chỉ có thể là quá trình về lượng thích hợp nên đảng ,
nhà nươc và nhan dân đã nắm bắt được những thách thức trong công cuộc đổi mới từ đó có
những bước đi đúng đắn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn . Nhờ đó nước ta sẽ có tiền đề
bước vào giai đoạn mới đó là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước
xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp và có thể hội
nhập kinh tế quốc tế , phát triển văn hóa đời sống nhân dân được cải thiện thực hiện tiến bộ
công bằng xã hội , bảo vệ và cải thiện môi trường tăng cường quốc phòng an ninh.
3) Đề: Quy luật mâu thuẫn
Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản và là quy luật quan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật
Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của phát triển. Nội dung quy luật
Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập.
-Mâu thuẫn là một phạm trù dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt
đối lập trong cùng một sự vật hiện tượng. Ví dụ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
-Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ nững mặt, những thuộc tnh, những khuynh hướng
vân động trái ngược nhau và làm nên chỉnh thể một sự vật, một hiện tượng. Ví dụ điện tích
âm và điện tích dương trong cùng một nguyên tử, sản xuất và tiêu dùng trong cùng hoạt động sản xuất kinh doanh,...
-Như vậy, điều kiện để hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn là vận động trái ngược nhau,
làm nên chỉnh thể một sự vật, hiện tượng. Hai mặt đối lập còn gọi là hai mặt đối lập biện
chứng chúng liên hệ với nhau hình thành nên mâu thuẫn biện chứng
Tính chất chung của mâu thuẫn -Một , tính khách quan -Hai, tính phổ biến
-Ba, tính đa dạng phong phú
Mâu thuẫn là một chỉnh thể , trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
-Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, đòi hỏi ở nhau giữa
các mặt đối, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại.
-Là sự đồng nhất giữa các mặt đối lập
-Là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập
-Là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập khi chúng có lực lượng ngang nhau.
Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng
trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng, ngược lại
nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập L
à sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu
hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất,
mâu thuẫn được hình thành.
Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt
đối lập xung đột gay gắt với nhau.
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.
Mối quan hệ giữa sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập
Sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập gắn liền với nhau.Nếu ko có thống nhất sẽ
ko có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh , đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
Mặc dù vậy, chúng có sự khác biệt: Sự thống nhất phản ánh trạng thái ổn định, trạng thái
đứng im tương đỐI; còn sự đấu tranh phản ánh trạng thái vận động tuyệt đối của sự vật, hiện
tượng. Nhờ có thống nhất, sự vật, hiện tượng mới tồn tại, còn nhờ có đấu tranh, sự vật, hiện tượng mới phát triển.
Theo V. I. Lênin, sự thống nhất là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối. V. I.
Lênin viết: “Sự thống nhất (phù sự hợp đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập
là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn
nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. V. I. Lênin khẳng định:
“Phát triển là một “cuộc đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Vận dụng
Cuộc sống học tập của bản thân
Trong quá trình học tập của em trong trường đại học sư phạm TP.HCM có rất nhiều sự mâu
thuẫn biện chứng tồn tại. Mâu thuẫn khi em muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp loại khá
giỏi nhưng năng lực bản thân còn hạn chế. Hay sự bất đồng quan điểm khi giải quyết một bài
tập khó, trong mối quan hệ với bạn bè hay trong cách ứng xử từ đó sẽ có những cuộc tranh
luận, cãi vã, ai cũng muốn bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Để giải quyết được những
mâu thuẫn đó bản thân em phải không ngừng cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, đưa ra
những ý kiến hợp lý tìm được vấn đề của mâu thuẫn, luôn sẵn sàng thừa nhận cái sai của
mình, có lòng khiêm nhường, khoan dung thì mâu thuẫn mới có thể được giải quyết. Khi mâu
thuẫn được giải quyết rồi thì sẽ kéo theo sự phát triển là kết quả học tập tốt hơn, nhiều câu
hỏi bài tập khó tìm được cách giải quyết phù hợp, tình cảm với bạn bè được cải thiện hiểu
nhau nhiều hơn để cùng giúp đỡ nhau học tập và phát triển
Công cuộc đổi mới đát nước
Cùng với xu thế của thời đại và thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt
Nam là tất yếu. Vào những năm 70 , cuối những năm 80 của thế kỷ XX , khi mà những
khủng hoảng kinh tế trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển đến đỉnh điểm,
Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này . Trước tình hình này , Đảng và Nhà nước ta
đã quyết định chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu , bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, mà mốc đánh dấu là Đại hội Đảng VI (tháng 12 năm 1986). Kinh tế thị
trường là một nền kinh tế phát triển nhất cho tới nay với rất nhiều mặt ưu đIểm. Tuy nhiên,
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường , nước ta không tránh khỏi những khó
khăn . Theo quan đIển triết học duy vật biện chứng thì bất cứ một sự vật , hiện tượng nào
cũng chứa đựng trong nó những mâu thuẫn của các mặt đối lập . Điều này cũng đúng trong
nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam hiện nay, trong lòng nó đang chứa đựng các mâu thuẫn .
Trong giai đoạn chuyển tiếp này , trước hết đó là mâu thuẫn của sự xuất hiện cơ chế mới của
nền kinh tế thị trường và cơ chế cũ trong nền kinh tế tập trung , quan liêu , bao cấp ; mâu
thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị , pháp lý , quan
điểm , tư tưởng . Mâu thuẫn giữa tính tự phát của sự phát triển kinh tế thị trường (theo chủ
nghĩa tư bản) với định hướng xã hội chủ nghĩa , mâu thuẫn giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường… Những mâu thuẫn này đang hiện diện và tác động mạnh mẽ tới quá
trình phát triển nền kinh tế đất nước . Việc nhận thức rõ vấn đề này và giải quyết chúng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay . Đây là
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta .
5) Đề : Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật, vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
a) Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
- Khái niệm phủ định: Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện
tượng khác trong quá trình vận động, phát triển.
- Khái niệm phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói
chung, mà nó chỉ bao hàm những phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong
của sự vật, hiện tượng, tạo ra bước nhảy về chất, tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cái
mới ra đời thay thế cho cái cũ. Ví dụ:
Chặt một cái cây hay giết chết một con vật chính là phủ định cái cây, con vật đó. (phủ định siêu hình)
Chủ nghĩa xã hội ra đời phủ định chủ nghĩa tư bản. (phủ định biện chứng)
b) Đặc điểm của phủ định biện chứng
- Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay bên trong bản thân sự vật, hiện
tượng. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng, là kết quả
của quá trình tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Như vậy, phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định.
Ví dụ: Chủ nghĩa xã hội là phủ định của chủ nghĩa tư bản. Đó chính là kết quả của
việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản, vốn có, khách quan trong lòng xã hội tư bản, đó là mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
- Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chứ không phải từ hư vô, cái mới không
xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, nó chỉ gạt bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp ở cái
cũ; đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ, còn phù hợp ở cái cũ dưới dạng “lọc bỏ”,
cải tạo cho phù hợp với điều kiện mới. Vì vậy, phủ định biện chứng đồng thời là sự khẳng
định. Ví dụ: Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích
cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.
c) Ý nghĩa của quan điểm phủ định biện chứng:
- Quan điểm phủ định biện chứng chống lại quan điểm siêu hình về phủ định.
- Quan điểm siêu hình khi phủ định thì phủ định sạch trơn, xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây
dựng lại toàn bộ cái mới; khi kế thừa thì kế thừa một cách nguyên xi, lắp ráp rập khuân toàn bộ cái cũ vào cái mới.
- Kết quả của phủ định biện chứng là cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, nhưng rồi cái mới
này lại trở nên cũ và chứa đựng yếu tố nội sinh để dẫn đến khuynh hướng phủ định lần thứ
hai. Đó chính là phủ định của phủ định. d) Nội dung quy luật:
- Thứ nhất, trong sự vận động, phát triển của thế giới vật chất, cái mới phủ định cái cũ,
nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định.
Cứ như vậy, sự vận động, phát triển được diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định.
Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ
nhưng trên cơ sở cao hơn.
Ví dụ: Hạt thóc → Cây lúa → Hạt thóc mới
Hạt thóc đóng vai trò là chất khẳng định ban đầu, khi gặp điều kiện thuận lợi nó phát triển
thành cây lúa, cây lúa là phủ định của hạt thóc (phủ định lần thứ nhất). Cây lúa phát triển
thành hạt thóc mới, những hạt thóc mới là phủ định của cây lúa (phủ định lần thứ hai). Những
hạt thóc mới là phủ định của phủ định hạt thóc.
Những hạt thóc mới ra đời dường như là những hạt thóc ban đầu nhưng số
lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.
- Thứ hai, phủ định của phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
- Thứ ba, phủ định của phủ định là kết quả của sự tổng hợp các giai đoạn đã qua, vì vậy về
nguyên tắc, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn so với cái khẳng định ban đầu, cái
phủ định lần thứ nhất và các giai đoạn trước đó.
Ví dụ: Con sinh ra không giống cha, không giống mẹ nhưng lại giống ông bà tổ tiên
đời trước. Đó là sự tổng hợp các giai đoạn đã qua.
- Thứ tư, phủ định của phủ định đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ vận động, phát triển mới tiếp theo.
- Thứ năm, số lần phủ định trong một chu kỳ có thể nhiều hơn hai lần phủ định, song về
nguyên tắc, vẫn có thể quy về hai lần phủ định.
Ví dụ: Dòng đời phát triển của con tôm: Trứng → Ấu trùng → Ấu niên → Tôm
trưởng thành, có thể quy về hai lần phủ định Trứng → Ấu trùng → Tôm trưởng thành
- Thứ sáu, phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự phát điển, sự phát triển diễn
ra theo đường “xoáy ốc”. Mô hình đường “xoáy ốc” biểu thị tính vô tận, tiến lên và lặp lại của sự phát triển.
e) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Một là, cần tuân theo quan điểm phủ định biện chứng, chống lại quan điểm siêu hình về phủ định.
- Hai là, cần nắm bắt điều kiện khách quan thuận lợi, phát huy nhân tố chủ quan tích cực để
tạo ra cái mới phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội.
- Ba là, trong đời sống xã hội, cần nhận thức đúng và vận dụng một cách logic của tiến trình
phủ định biện chứng, đó là phủ định về tư tưởng sau đó tiến hành phủ định trong thực tiễn. *Vận dụng Bản thân
Trong phương pháp học tập của bản thân, em đã gạt bỏ thói học vẹt, thụ động, ít tìm tòi
nghiên cứu ở phương pháp học tập cũ; giữ lại và kế thừa những yếu tố tích cực ở phương
pháp học tập cũ như tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết trong học tập, chú ý lắng nghe thầy
cô giảng bài, có kế hoạch cụ thể, tích cực tham gia trao đổi học tập cùng các bạn.
Ngoài việc loại bỏ những cái lỗi thời và kế thừa những cái tích cực trong phương pháp học
tập cũ, em đã hoàn thiện phương pháp học tập mới bằng cách rèn luyện cho bản thân tính
siêng năng, cần cù ý chí, kiên trì vượt qua những khó khăn, khắc phục trở ngại trong quá
trình học tập. Cùng với đó, em luôn tự nhắc nhở bản thân phải có ý thức nâng cao phương
pháp học tập, thay đổi để phù hợp, giúp phát triển bản thân hơn.
Để có thành công, trong hoạt động học tập, cả hoạt động nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động,
sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động học tập mới có chất lượng và hiệu quả cao. Công cuộc đổi mới
Vận dụng với quá trình đỏi mới ở nước ta: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng
ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự
vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao
gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá
trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề
phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong
tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được
vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng không vì thế mà
chúng ta không trân trọng cái cũ.
6) ĐỀ :QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LLSX
a) Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, khẳng định khả
năng chinh phục giới tự nhiên của con người. Người lao động thể hiện ở ý thức, phẩm chất
và trình độ về trí tuệ, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm... của mình. Đối tượng lao
động là một phần của giới tự nhiên được con người tác động tới trong quá trình lao động.
Đối tượng lao động bao gồm đối tượng lao động có sẵn và đối tượng lao động nhân tạo.