Phân tích đặc điểm của dịch vụ logistics? So sánh sự khác biệt giữa dịch vụ logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hoá | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Dịch vụ logistics là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện đại, giúp tối ưu hóa quy trình cung ứng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Trong khi đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ là một phần của tổng thể logistics, có vai trò thiết yếu nhưng không đầy đủ.
Môn: Luật thương mại quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân tích đặc điểm của dịch vụ logistics? So sánh sự khác biệt giữa
dịch vụ logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hoá
* Đặc điểm của dịch vụ logistics
1, Đặc điểm về chủ thể tham gia dịch vụ logistics( Chủ thể tham gia DV
logistics gồm: thương nhân kinh doanh DV logistics và khách hàng).
- Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện một cách chuyên nghiệp
- Dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụ
liên quan đến hang hóa như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận hang hóa, lưu
kho, lưu bãi. - Dịch vụ logistics là dịch vụ mang tính quá trình được thực hiện
liên hoàn, dịch vụ logistics không mang tính chất đơn lẻ
2, Đặc điểm về tính chất
- Dịch vụ logistics là dịch vụ bồ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp do thương nhân thực hiện để hưởng thù lao
- Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp
* So sánh sự khác biệt giữa dịch vụ logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hoá - Khái niệm:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là dịch vụ
trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công
việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo
thỏa thuận với những tổ chức , cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ.
Dịch vụ logistics: Điều 233 (Luật thương mại 2005): “Dịch vụ logistics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” - Chủ thể:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa:
+ Bên cung ứng dịch vụ và khách hàng đều không bắt buộc là thương nhân. Dịch vụ logistics:
+ Bên cung ứng dịch vụ: thương nhân có đăng ký kinh doanh các dịch vụ
trong chuỗi dịch vụ logistics. lOMoAR cPSD| 46884348
+ Khách hàng: Không bắt buộc là thương nhân
- Phạm vi công việc hợp đồng:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: Bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng
hóa phải đảm bảo hàng hóa được chuyển từ nơi mua đến nơi nhận. Theo
đó, bên cung ứng phải thực hiện tất cả các khâu từ nhận hàng, bốc xếp,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các loại giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, giao hàng đến nơi nhận.
Dịch vụ logistics: Bên cung ứng dịch vụ không nhất thiết phải thực hiện
tất cả các khâu trong quá trình vận chuyển đến nơi nhận mà chỉ cần thực
hiện một hoặc nhiều công việc trong quá trình đó. - Đối tượng:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: các loại hàng hóa, dịch vụ thông thường
vận chuyển trong nước; ít mang tính chất thương mại quốc tế; vận chuyển dễ dàng hơn.
Dịch vụ logistics: các hàng hóa, dịch vụ mang tính thương mại, thường
phải vận chuyển ra nước ngoài có thủ tục phức tạp hơn.
- Trách nhiệm pháp lý:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa:
+ Bên cung ứng dịch vụ phải chịu trách nhiệm đối với số hàng hóa trong suốt
quá trình vận chuyển cho đến khi giao đến khách hàng.
+ Không có bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển hàng hóa.
+ Không giới hạn trách nhiệm pháp lý. Dịch vụ logistics:
+ Bên cung ứng dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm ở một hoặc nhiều công việc mà
mình đảm nhiệm, chứ không chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
+ Có bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa.
+ Trách nhiệm pháp lý được giới hạn theo điều kiện hợp đồng logistics. Thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất
khoản lợi được hưởng của khách hàng về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ
logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
2. Trình bày quyền, nghĩa vụ cơ bản của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có các quyền và nghĩa vụ sau đây: lOMoAR cPSD| 46884348
+ Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác
với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
+ Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
+ Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Ngoài ra, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng
hoá còn có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 239 và 240 Luật Thương mại 2005.
Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng
hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi
tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá
hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc
chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu
bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt
hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải
thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ
việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các
chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các
khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm
đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối
với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của
Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ
hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá; lOMoAR cPSD| 46884348
2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định
tại Điều 239 của Luật này không còn;
4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc
hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Câu 1. Nhượng quyền thương mại là gì? Hãy cho biết các đặc điểm của nhượng quyền thương mại. (T13)
Về nhượng quyền thương mại, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh.”.
* Đặc điểm nhượng quyền thương mại (Theo Luật Thương mại 2005):
-Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại: Quyền thương
mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức
của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền
thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận
quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.
– Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ
trợ mật thiết: Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên
nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng
quyền thương mại. Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc
cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền,bên nhượng quyền phải
thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với
những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống. lOMoAR cPSD| 46884348
– Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc
của bên nhận quyền: Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều
hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc
gia trên thế giới thừa nhận.