Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay có các điều kiện đó không? Cho ví dụ chứng minh. Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai loại hình
kinh tế là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa .Kinh tế tự nhiên là hình thức tổ chức kinh tế mà sản phẩm làmra chỉ dùng để thỏa mãn các nhu cầu của người sản xuất trongnội bộ đơn vị kinh tế. Đó là kiểu sản xuất tự cấp, tự túc. Kinh tếhàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trìnhsản xuất và trao đổi hàng hóa.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Nền
sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay có các điều kiện đó
không? Cho ví dụ chứng minh. Rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
1. Sản xuất hàng hóa là gì?
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai loại hình
kinh tế là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.
Kinh tế tự nhiên là hình thức tổ chức kinh tế mà sản phẩm làm ra
chỉ dùng để thỏa mãn các nhu cầu của người sản xuất trong nội
bộ đơn vị kinh tế. Đó là kiểu sản xuất tự cấp, tự túc. Kinh tế hàng
hóa là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trình sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Nói cách khác,
sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm
ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực
tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác,
thông qua việc trao đổi, mua bán.
Ví dụ: người săn bắn, nuôi gà, nuôi lợn, trồng cây … để phục vụ
nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình. Nuôi tằm dệt vải là để
may mặc quần áo cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bộ tộc.
– Các kiểu sản xuất hàng hóa trong lịch sử:
• Sản xuất hàng hóa giản đơn
• Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
• Sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa lOMoAR cPSD| 45764710
2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời tồn tại dựa trên hai điều kiện:
+ Trước hết, điều kiện Phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành,
các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội. Trước
kia trong nền kinh tế tự nhiên, người ta phải làm tất cả các công
việc từ trồng trọt, chăn nuôi, may vá… thì trong sản xuất hang
hóa, mỗi người sẽ đảm nhiệm 1 công việc khác nhau. Có người
chuyên trồng trọt, có người chuyên chăn nuôi, có người chuyên
may vá… Trong phân công lao động xã hội , mỗi người sẽ chuyên
môn hóa sản xuất một công việc nhất định. Khi chuyên môn hóa,
năng suất lao động tang lên, số lượng sản phẩm có được vượt xa
so với nhu cầu của họ. Sản phẩm dư thừa đó được đem trao đổi
với nhau. Đây chính là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hóa.
Ta lấy một ví dụ như sau: người thợ chuyên dệt vải sẽ có nhiều
vải hơn so vơi nhu cầu của bản thân mình nhưng họ lại cần nhiều
loại sản phẩm khác, trong đó có lương thực. người thợ dệt vải
đem vải đổi lấy gạo và ngược lại, người nông dân cũng cần vải để
mặc nên dùng gạo đổi lấy vải.
Trong phân công lao động xã hội, do chỉ sản xuất một hoặc một
số loại sản phẩm nên người lao động có điều kiện để cải tiến công
cụ lao động, tích lũy kinh nghiệm… nhờ đó, năng suất lao động
tang lên. NHư vậy, phân công lao động xã hội biểu hiện sự phát
triển của lực lượng sản xuất và chính sự phát triển của lực lượng
sản xuất làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Phân
công lao động xã hội rất quan trọng, nhưng chỉ là điều kiện cần,
không phải là điều kiện đủ cho sản xuất hang hóa ra đời. Cần có điều kiện thứ hai:
+ Điều kiện thứ Hai đó là sự tách biệt về mặt kinh tế của các
chủ thể sản xuất.
Chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Rõ rang, người
chủ nô sở hữu nhiều nô lệ, mỗi người làm một công việc khác lOMoAR cPSD| 45764710
nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Nhưng, họ lại không có sự tách
biệt về kinh tế, sản phẩm của họ làm ra lại thuộc sở hữu của người
chủ nô. Người nô lệ không thể tự do đem sản phẩm đó đi trao đổi
mua bán được. nên sản phẩm lao động của họ không được coi là
hàng hóa. Chỉ khi, người chủ nô mang sản phẩm lao động đó ra
chợ buôn bán thì đó mới được coi là hàng hóa. Người chủ nô khác
với người nô lệ ở chỗ họ được quyền sở hữu và có sự tách biệt kinh tế.
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho
những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất độc lập nhất định
với nhau. Do đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người
kia thì phải trao đổi mua bán.
Trong lịch sử , sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu
sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm
làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Khi trao đổi hàng hóa trở nên phổ biến, thường xuyên và trở thành
mục đích của người sản xuất thì nền sản xuất hàng hóa ra đời.
Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa (sản xuất hàng
hóa giản đơn) xuất hiện ngay từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã
nguyên thủy và chúng tiếp tục tồn tại, phát triển ở các phương
thức sản xuất tiếp theo.
So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao
động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.
Ví dụ: các địa phương có các lợi thế khác nhau về mặt tự nhiên
như: Hải Phòng có lợi thế về kinh tế biển, Thái nguyên có lợi lOMoAR cPSD| 45764710
thế về quặng, tài nguyên khoáng sản, Thái Bình có lợi thế về nông
nghiệp… nên khi phân công lao động xã hội, các chủ thể kinh tế
có xu hướng tìm kiếm khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự
nhiên, xã hội …cùng từng vùng, từng địa phương. Người ta sẽ có
xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến hải sản ở
Hải Phòng, Quảng ninh thay vì ở Thái Bình, và ngược lại, người
ta sẽ đầu tư các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, phân
bón, thuốc trừ sâu.. ở Thái Bình thay vì ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ở chiều ngược lại, sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cấp tự túc, trì
trệ, lạc hậu, làm tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm
cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm nhiều hơn đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của xã hội.
Thứ hai: dưới tác động của các quy luật trong nền sản xuất hàng
hóa (ví dụ như: quy luật giá trị, cạnh tranh, cungcầu…) buộc
người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, linh hoạt, có chiến
lược kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của con người. Đồng thời tạo ra những nhà sản xuất,
kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề.
Ví dụ: Khi sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện nhiều loại mô
hình kinh doanh mới, tôi lấy ví dụ như hãng Grab. Nếu trước kia,
để kinh doanh dịch vụ taxi hay xe ôm, thì người chủ phải sở hữu
một lượng phương tiện nhất định, đó là xe máy và ô tô taxi. Tuy
nhiên, khi sản xuất hàng hóa phát triển, cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, người chủ kinh doanh loại hình vận tải đã
thay đổi tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng
mô hình Grab. Rõ ràng, bây giờ hãng Grab không phải đầu tư bất
kỳ một chiếc xe nào để kinh doanh như hàng trăm, hay hàng nghìn
chiếc taxi của hãng Mailinh taxi mà vẫn có thể khai thác chuyên
chở cho một lượng khách hàng lớn trong xã hội. Kinh tế hàng hóa
nó là động lực để tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng suất hơn, ưu việt hơn.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, kinh tế hàng hóa tạo
điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất, qua đó thúc đẩy
sản xuất phát triển. lOMoAR cPSD| 45764710
Ví dụ như: do nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin trong xã hội
ngày càng lớn. Các hãng điện thoại (như Iphon, Samsung,
oppo…) liên tục cạnh tranh với nhau, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật
nhiều loại sản phẩm ưu việt hơn. Điện thoại Smart pone ngày nay
được tích hợp nhiều tính năng như wifi, quay phim, chụp hình,
soạn thảo văn bản, chuyển tiền…. thay vì những chiếc điện thoại
cố định, máy bàn như đầu những năm 2000. Rõ ràng, sản xuất
hàng hóa đã tạo động lực rất lớn cho sự phát triển của LLSX.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất,
sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng,
giữa các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao, phong phú và đa dạng hơn.
Bất kỳ quốc gia nào có nền sản xuất hàng hóa đều mở cửa kinh
tế. Mở của kinh tế cho phép tận dụng được các nguồn lực mà
trong nước còn yếu. Ví dụ như: Việt Nam mở cửa hội nhập quốc
tế và khu vực có thể tận dụng được nguồn lực về vốn, về công
nghệ thậm chí học hỏi được các phương thức quản lý tiên tiến từ bên ngoài.
Tóm lại, nếu như sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu
và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi gia đình,
mỗi địa phương, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển. nên đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của mỗi người còn nghèo nàn, lạc hậu, thì ngược lại, sản xuất
hàng hóa tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho
sản xuất phù hợp với nhu cầu, từ đó mà góp phần nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có
những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những
người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng,
phá hoại môi trường sinh thái, xã hội…
Kinh tế hàng hóa có mặt tích cực như đã nêu trên, đồng thời có
mặt trái, mặt hạn chế biểu hiện: lOMoAR cPSD| 45764710 • Phân hóa giàu nghèo
• Điều tiết tự phát nền kinh tế (bàn tay vô hình)
• Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường,
cạnh tranh không lành mạnh, làm giàu bất chính, suy thoái
đạo đức, tệ nạn xã hội và tội phạm phát triển.
Để phát triển nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, một
mặt phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế (vùng, ngành nghề, lao động,
tăng cường đào tạo nghề) để tạo ra tính chuyên môn hóa, tăng
cường tham gia phân công và hợp tác quốc tế, xây dựng và phát
triển hệ thống thị trường; mặt khác, phải đa dạng hóa sở hữu và
các hình thức tổ chức kinh tế, hoàn thiện hệ thống luật pháp và
chính sách kinh tế – xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng…
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay có các điều kiện đó không?
Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh tế
thế giới, cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng
phát triển. Mỗi quốc gia chỉ lựa chọn phát triển một số ngành, một
số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia mình. Việt Nam trên
thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vì
vậy, những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ
yếu là sản phẩm của nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Phân công
lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền
kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn
nhau giữa những người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động.
Ví dụ như công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk (thuộc sở
hữu nhà nước) có quyền quyết định về việc thực hiện kế hoạch
quảng cáo sản phẩm. Vinamilk cũng là điển hình sự thành công
của mô hình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước.
Chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp trong
cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau. Sở dĩ như vậy là lOMoAR cPSD| 45764710
do cơ cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,
sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan.
Ở nước ta cũng đang tồn tại quan hệ sở hữu đa dạng về tư liệu sản
xuất và ứng với nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó tạo nên sự
độc lập về mặt kinh tế giữa các thành viên, doanh nghiệp. Nó cũng
có tác dụng làm cho hàng hóa phát triển.
Có thể thấy: Việt Nam hiện nay tồn tại đầy đủ hai điệu kiện của sản xuất hàng hóa. Ý NGHĨA
Theo tiến trình lịch sử, chúng ta thấy trao đổi sản phẩm với tư
cách là hàng hoá xuất hiện trước sản xuất hàng hoa Lênin đã từng
nhấn mạnh, trao đổi hàng hoá phải có trước sản xuất hàng hoá và
là một trong những điều kiện (chứ không phải là điều kiện duy
nhất) để ra sản xuất hàng hoá, Ban đầu, công xã do có lợi thế về
sản xuất một loại sản phẩm nào đó lớn hơn nhu cầu tiêu dùng của
mình, trong khi bộ laic khác thiếu sản phẩm đó, nhưng lại thừa
loại sản phẩm mà bộ laic kia can thế là nay sinh ra quan hệ trao
đổi. Sự trao đổi sản phẩm thừa giữa các bộ laic mới đầu diễn ra
mang tính ngẫu nhiên và tạm thời. Lâu dần trao đổi trở thành mục
đích của sản xuất, khi đó kinh tế hàng hoá ra đời. Lịch sử phát
triển của nền sản xuất xã hội, bắt đầu từ sản xuất tự nhiên, tự cấp,
tự túc, đặc trưng chủ yếu là lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ
lao động rất thô sơ, tư liệu lao động chỉ có ý nghĩa giống như việc
nối dài cánh tay của con người, nên năng suất lao động thấp, của
cải tạo ra chưa nhiều, mới đảm bảo đủ cho nhu cầu chính bản thân
người sản xuất. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân
công lao động xã hội, sản xuất hàng hoá ra đời đã thay thế cho
sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, sự ra đời của sản xuất hàng hoá,
đánh dấu bước phát triển của lịch sử xã hội loài người, không chỉ
về năng suất lao động, của cải được tạo ra, sản xuất ra sản phẩm
để trao đổi, mua bán, Xu thế vận động của Việt Nam được xác
định tại Đại hội DDảng toàn quốc lần thou Vĩ name 1986 là cái
mốc đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong tiến trình đổi mới tạo
cơ sở cho việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang lOMoAR cPSD| 45764710
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Trên cơ sở các
khái niệm về sản xuất hàng hoá và những nội dung cơ bản của
điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của nó, chúng ta sẽ đi phân tích phân công lao động xã hội và sự
tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể tác động đến sự hình thành
và phát triển các điều kiện của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta, cụ
thể hơn là tác động của điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá đến cơ
chế thị trường ở nước ta,