Phân tích lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Liên hệ với những yêu cầu đặt ra cho sinh viên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà dẫn đến xuất hiện càng nhiều các mối quan hệ các quy luật về quan hệ sản xuất. Với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình là “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” trong công cuộc xây dựng đất nước rất cần thiết, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ This Photo by Unknown Author is licensed under CC BY-NC-ND
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ
QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT; LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
CHO SINH VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
GVHD: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU SVTH:
1. Trần Quang Minh Bảo.................. 23142007
MÃ LỚP HỌC: 23142FIE3
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2023
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024
Tên đề tài: Phân tích lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; liên hệ với những yêu cầu
đặt ra cho sinh viên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
______________________________________________________________________
Nhận xét của giảng viên
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2023
Điểm của giảng viên:........................ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................1 NỘI DUNG
Chương 1. PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
LỊCH SỬ VỀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT.................2
1. Vị trí...................................................................................................................2
2. Nội dung............................................................................................................2
2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.............2
2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất............3
2.3. Ý nghĩa trong đời sống xã hội........................................................................5
Chương 2. LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO SINH
VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................6
1. Khái niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao....................6
2. Quan điểm và thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước
trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay ......................................................6
3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................................7
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ...........................................................8
5. Liên hệ bản thân ...............................................................................................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay tùy thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất mà dẫn đến xuất hiện càng nhiều các mối quan hệ các quy luật
về quan hệ sản xuất. Với việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà
điển hình là “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất” trong công cuộc xây dựng đất nước rất cần thiết, sự phù hợp hay mâu thuẫn
trong mối quan hệ đều có tác động rất lớn đến nền kinh tế, giữa chúng tồn tại mối quan
hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Và việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn là yếu tố tất yếu của một chế độ xã
hội, kinh tế quốc gia. Vì thế mục đích nghiên cứu của nhóm chúng em là để hiểu thêm
về các quan hệ sản xuất đó và từ đó với vai trò là sinh viên, là những người nắm giữ
tương lai của đất nước chúng em phải hiểu và thực hiện được những yêu cầu đặt ra để
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này cũng như quy luật vận động của nền văn minh xã
hội ở Việt Nam, em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Phân tích lý luận của chủ nghĩa
duy vật lịch sử về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; liên hệ với những yêu cầu đặt ra cho sinh viên trong phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”. Từ đó thể hiện quan điểm của bản thân
em cũng như giúp cho mọi nguời hiểu rõ hơn về đường lối phát triển kinh tế và xây
dựng nhà nước đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Chúng em chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp lý
thuyết có nghĩa là nhóm chúng em sẽ tìm các tài liệu lý thuyết đã có sẵn trong các tài
liệu, sách tham khảo ... sau đó phân tích về đề tài và tổng hợp lại tất cả các nội dung
liên quan đến đề tài đã chọn. 1 NỘI DUNG Chương 1:
PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ QUY LUẬT
QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 1. Vị trí:
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định sự vận
động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng,
trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác
động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại,
nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật
cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội. 2. Nội dung:
2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực
lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng
động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức
xã hội của quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối. Trong sự vận động của mâu
thuẫn biện chứng đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Cơ sở khách
quan quy định sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là do biện
chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; do tính năng động và cách mạng của sự
phát triển công cụ lao động; do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực
lượng sản xuất hàng đầu; do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản
xuất trong tiến trình lịch sử.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi
hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không 2
ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản
xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở
thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của
nền sản xuất xã hội là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển. C. Mác đã nêu tư
tưởng về vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ
xã hội: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất.
Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của
mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay
đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch
sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Bằng năng lực nhận thức và
thực tiễn, con người phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm
cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương
đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò của quan hệ sản
xuất đối với lực lượng sản xuất đ ợc ƣ
thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi
hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản
xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng
sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự phù hợp bao
gồm sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cầu thành lực lượng sản xuất; giữa các yếu tố
cấu thành quan hệ sản xuất; giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự phù hợp
bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sư dụng và kết hợp giữa người lao động
và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và
hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần lao động. 3
Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất đều là không phù hợp. Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà chỉ
là tương đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt. Sự phù hợp diễn ra trong sự vận
động và phát triển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xu
hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều
hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan
hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng
hướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học và công nghệ
được áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình, hăng hái sản xuất, lợi ích của
người lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu quan
hệ sản xuất không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy
nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.
Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ
cao hơn. C. Mác khẳng định: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực
lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có...
trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích
của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự tác động biện
chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho lịch sử xã hội loài người
là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất cộng
sản nguyên thủy qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất
phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang phát triển đến phương 4
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ quan quy
định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có những đặc điểm tác động riêng. Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu phải thiết lập chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần loại trừ đối
kháng xã hội. Sự phù hợp không diễn ra “tự động”, đòi hỏi trình độ tự giác cao
trong nhận thức và vận dụng quy luật. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa có thể bị “biến dạng” do nhận
thức và vận dụng không đúng quy luật.
2.3. Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế
phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hê là phát triển lực lượng lao động
và công cụ lao động. Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản
xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết
quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu
kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận
dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi
mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình cách mạng Việt
Nam, đặc biết trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng đắn,
sáng tạo quy luật này đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong
phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 5 Chương 2:
LIÊN HỆ VỚI NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO SINH VIÊN TRONG PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Khái niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung những người tinh tú nhất của các
nhóm nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát
triển thông qua quá trình đào tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng
lực tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực
tiễn đất nước, của thị trường lao động hiện nay
2. Quan điểm và thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước
trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ mới, tư tưởng
chỉ đạo cơ bản của Đảng ta là lấy con người làm trung tâm của quá trình phát triển, coi
con người là hai mục tiêu, cũng là động lực của sự phát triển Quốc gia. Quan điểm này
của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng phổ biến quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất
sớm đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng
người”. Trong Di chúc trước toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Việc trước hết là
vì dân”; “Việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho thế hệ sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết” . Tinh thần này được phản ánh trong quá trình phát triển nhận thức và
tư tưởng của Đảng về phát triển con người và nguồn nhân lực kể từ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (1986).
Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”, “là một đột phá chiến lược, là
yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại
nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,
bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Những quan điểm này đánh dấu
sự chuyển hướng từ nhận thức có tính chất lý luận về vị trí, vai trò của nhân tố con
người và nguồn nhân lực đến coi phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lượng cao là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước. 6
Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
không thể tách rời nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, những con người
có “đức” và “tài”. Ở góc độ nguồn nhân lực, có thể thấy so với các nước láng giềng,
khoảng cách nhân lực nghiên cứu khoa học của nước ta vẫn còn rất lớn và rất khó để
thu hẹp. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng đất nước ta hiện đang phải đối mặt với ba trở
ngại lớn: chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu cơ sở hạ tầng, công nghệ vật chất, hệ
thống và năng lực, và quản lý nguồn nhân lực không đủ về nhiều mặt. Nhìn chung, số
lượng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực còn tương đối ít, chưa
đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Có rất ít công trình khoa học
chất lượng cao được Đảng, Nhà nước và xã hội tôn vinh, ghi nhận. Bên cạnh đó, nhiều
đề tài các cấp đã được nghiệm thu nhưng tính ứng dụng, khả thi và chất lượng nhìn chung còn thấp.
Phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ, công chức chưa tương xứng, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu công việc; tính chủ động, tinh thần trách nhiệm còn thấp, năng lực quản lý còn
hạn chế. Một số cán bộ công chức có biểu hiện sa đọa, tham ô, tham nhũng, buôn lậu,
sách nhiễu, phiền hà, thiếu công bằng, khách quan trong giải quyết công việc; Đảng ta
nhận xét: “Đội ngũ cán bộ hiện nay chưa tương xứng với thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu nhiều mặt”; “Năng lực
và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn rất hạn chế”. yếu kém, một bộ phận
không nhỏ đã thoái hóa”. Những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả
lãnh đạo của công ty. Phải có niềm tin Đảng, đồng thời phải đổi mới, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép
tận dụng tốt nhất vận hội, thời cơ đang đến với đất nước. Nếu không nhanh chóng
khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ phải đối diện với những nguy cơ, những
thách thức mới, sẽ kéo theo sự tụt hậu của đất nước. Nếu không giải quyết được bài
toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt
với nguy cơ khủng hoảng chất lượng nguồn nhân lực, mà hệ quả của nó là sụt giảm
sức cạnh tranh của nền kinh tế; khó thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”; đánh mất cơ
hội tham gia thị trường lao động quốc tế.
3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nguồn nhân lực của
Việt Nam đã từng bước đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong tình hình mới. Song so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong
thời gian tới, nguồn nhân lực của Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng, có mặt còn
chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được
xem là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu
rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới. Trong
xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0, khi nền kinh tế chủ yếu dựa
trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng
thể hiện vai trò của mình. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, chiến
lược phát triển con người luôn được đặc biệt quan tâm, coi đó là vừa là mục tiêu, vừa 7
là động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. chiến lược nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát huy tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ngày càng đúng đắn, đầy đủ hơn. ‘bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn
của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa’ tức là chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ theo
chiều rộng sang chiều sâu. đặc biệt coi trọng phát triển khoa học và công nghệ. Để
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Đảng nhấn mạnh phải đổi mới hệ thống giáo
dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ cơ cấu chuyển
đổi lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành.
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ:
Để khắc phục tình trạng : “Nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng
kinh tế vẫn dựa nhiều hơn vào các yếu tố vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp và ít
dựa vào các yếu tố tri thức, công nghệ, tay nghề cao. năng suất lao động tăng chậm,
còn thấp xa so với một số nước trong khu vực”; “Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa còn chậm và chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức”; “Chất lượng nguồn nhân
lực thấp và việc điều chỉnh cơ cấu lao động không phù hợp với việc điều chỉnh cơ cấu
sản xuất”, Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá, hiện nay cần có một hệ
thống giải pháp toàn diện và đồng bộ hơn.
Trước hết, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải chú trọng đến sự gắn kết
giữa ba khâu đào tạo, sử dụng lao động và tiền lương. Việc đào tạo phải được thực
hiện đúng nơi, phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam,
bám sát thông lệ thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để đạt được thành
công trong chiến lược phát triển đất nước, chúng ta phải quan tâm đến vai trò quan
trọng của con người, đặc biệt là nhân tài với tư cách là nguồn lực tạo lợi thế cạnh
tranh. Vì vậy, thu hút nhân tài nên là ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức. Tuy nhiên, các
tổ chức cũng phải đối mặt với ba áp lực lớn: thay đổi về con người, thay đổi về vốn và
thay đổi về kiến thức. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý nhân tài.
Tiếp đến, để tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, chúng
ta phải có phương pháp quản lý phù hợp. Trong đó, hai nhóm nhân tố cần được đặc
biệt quan tâm: nhân tố nguồn nhân lực (bao gồm sự phù hợp của con người và tổ chức,
thu nhập tiền lương, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, cơ hội thực hiện các nhiệm vụ
mang tính thử thách) và nhân tố tổ chức (hành vi lãnh đạo, năng lực tổ chức, v.v..). các
mối quan hệ, văn hóa và chính sách của tổ chức, môi trường làm việc). Cần có chính
sách phù hợp về cơ chế lương, thưởng, nhất là đối với nhân tài. Cần nghiên cứu thành
lập và sử dụng hiệu quả nhất các “quỹ nhân tài” để khuyến khích phát triển tài năng,
cống hiến, sáng tạo, kiên trì và đồng hành. Về lâu dài, cần xây dựng các cơ chế, chính
sách về nhà ở, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tối ưu để người tài có thể làm việc,
cống hiến cho sự phát triển của tổ chức và đất nước. 8
Cuối cùng là phải hiểu biết sâu sắc về đội ngũ trí thức tài năng: “Thực hành dân
chủ, tôn trọng và phát huy quyền tự do tư tưởng của đội ngũ trí thức trong hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo... tạo môi trường và điều kiện cho trí thức hoạt động. Trong
đánh giá đúng trí thức Trí thức được sử dụng trên cơ sở phẩm chất, năng lực và thành
tích của họ; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài đất nước”; đồng thời, ý thức trách
nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhân tài đối với sự nghiệp chung Được cải
thiện. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải đổi mới nhiều mặt,
phải có môi trường tôn trọng sự công bằng, kỷ cương, đạo đức, pháp luật làm chuẩn
mực; tạo môi trường nhân văn dẫn dắt phát triển nguồn nhân lực.
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận kinh
tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì yêu cầu nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi
mới. Đảng ta xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
Do đó, trong chiến lược phát triển đất nước, nguồn nhân lực phải được quan tâm tạo
mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý chí và niềm tin... Nguồn
nhân lực có chất lượng cao, với số lượng và cơ cấu hợp lý, giàu trí tuệ, giàu ý chí và
khát vọng, có lý tưởng cách mạng soi sáng, sẽ là động lực để sớm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
5. Liên hệ bản thân
Tích cực tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nhân lực chất
lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tích cực đổi mới,
hoàn thiện bản thân để phù hợp với điều kiện trở thành một phần nhỏ trong nguồn
nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng đất nước, tổ quốc. Không ngừng nỗ lực,
cố gắng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, tay nghề, góp phần làm thành công
hơn công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuyên truyền cho mọi người
về các chính sách của Đảng, Nhà nước. KẾT LUẬN:
Để đất nước phát triển nhanh, bền vững, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đặc biệt để Việt Nam trở thành thành viên nhóm các nước có thu
nhập cao vào năm 2045, việc ưu tiên tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao là
cấp thiết, quan trọng hơn hết. Muốn vậy, phải tập trung tối đa nguồn lực cho lĩnh vực
này trong những chiến lược phát triển đất nước trong tương lai để “nguồn nhân lực
chất lượng chất lượng cao thực sự là khâu đột phá trong những khâu đột phá”. Là bản
thân của mỗi người, là các mầm non của đất nước, là chủ nhân tương lai, cố gagnws
nỗ lực để làm nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng mạnh mẽ, đông và tay nghề cao. 9
Alvin Toffler: Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1992, tr. 41
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 528
tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi
https://vhnt.org.vn/vai-net-ve-chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-hien-nay/
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-giai-phap-nham-phat-trien-
nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-phuc-vu-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-
hoa-dat-nuoc-den-nam-2030-tam-nhin-2045--%E2%80%8B.html 10