Phân tích môi trường bên ngoài - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức

Phân tích môi trường bên ngoài - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Hồng Đức 130 tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích môi trường bên ngoài - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức

Phân tích môi trường bên ngoài - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

61 31 lượt tải Tải xuống
Nội dung Phần 2: Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô – PESTN
* Môi trường chính trị, luật pháp (P)
- Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo chế thị trường dưới sự
kiểm soát của Nhà nước, vì vậy giảm bớt được những rủi ro có thể
xảy ra về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát điều
chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước.
Tuy nhiên sở hạ tầng của ta còn hạn chế, hệ thống pháp luật
chưa thực sự chặt chẽ, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập
lậu bánh kẹo, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên thị
trường. Do công tác quản không thể bao quát hết mọi địa điểm
bán hàng, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt phải đưa ra
các biện pháp tự bảo về mình trước nạn hàng giả hàng nhái.
- Đối với các sản phẩm của mình, của công ty CP Thực phẩm Hữu
Nghị luôn cho in đầy đủ thông tin thành phần, nguồn gốc xuất xứ,
địa chỉ nơi sản xuất, nhãn hiệu sản phẩm, logo của công ty… trên
bao sản phẩm. Các nhãn hiệu hàng hóa như Tipo, Arita, Salsa,
Kexo, Gorgeous… đều được đăng sở hữu trí tuệ bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp.
- Với lợi thế về giá rẻ so với hàng ngoại nhập, chất lượng đảm bảo,
thông tin minh
bạch, nguồn gốc ràng, bánh kẹo nội đang những ưu thế
trong cuộc chiến giành
thị phần. Trong vài năm gần đây, cuộc vận động “Người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt” đã trở nên thiết thực hơn thu hút nhiều
người tiêu dùng quay lại với sản phẩm “made in Việt Nam”. Xét
một cách tích cực thì đây thể một hội để những doanh
nghiệp nội tăng thêm thị phần tại thị trường trong nước.
* Môi trường kinh tế (E)
- Cơ cấu ngành kinh tế
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cấu ngành sự thay đổi
theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ thu
hẹp ngành nông nghiệp. Nhận thức được điều này giúp cho công
ty đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của
thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong những năm
gần đây
thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh
tế khá nhạy
cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như tình trạng
suy thoái kinh
tế toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch, tỷ lệ lạm phát trong vòng
5 năm gần đây đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao do chi phí
đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân Hữu Nghị
cũng gặp không ít những khó khăn nhất định.
- Thu nhập bình quân đầu người
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể
trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên,
đại bộ phận
người Việt Nam vẫn ngưỡng thu nhập trung bình thấp khi so
sánh với 1 số
nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philipin, Malaysia,
Indonesia…
Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình công ty cũng
gặp phải 1
số những khó khăn nhất định, chẳng hạn như xác định sẽ cung
cấp những loại
sản phẩm nào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Công
ty sẽ giải quyết đồng thời cả 2 vấn đề cùng 1 lúc. Đó vừa thích
nghi hóa sản phẩm của mình, vừa phải đưa ra những sản phẩm
phù hợp với thị trường, đồng thời công ty phải có lợi nhuận.
- Lạm phát
Theo đại diện công ty Hữu Nghị, các doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo trong nước
còn gặp nhiều trở ngại do lạm phát, hay khi giá điện tăng 10%,
nước tăng 50%, xăng
dầu tăng 10%, than 28% đến 41% tùy chủng loại thì người dân
buộc phải dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu như gạo,
muối, bột giặt... làm ảnh hưởng đến giá thành và tình hình tiêu thụ
bánh kẹo.
* Môi trường văn hóa xã hội (S)
Tại mỗi nước, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
các yếu tố
văn hóa và xã hội là khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố này cũng rất
cần được xem
xét, bao gồm:
- Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ mới:
Công ty nhận thấy người Việt Nam dễ chấp nhận những mới
mẻ
quan điểm cách tân, thái độ chào đón những cái mới, miễn
những cái mới
này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng
những sản
phẩm mới, luôn mới thì càng tốt, với chất lượng ngày càng được
nâng cao, thậm
chí kho họ chưa biết đến 1 sản phẩm nào đó, vấn đè quảng bá sản
phẩm của
công ty cũng không gặp nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò
mò, công ty
khi tiến hành khuếch trương, quảng bá chỉ cần kích thích sự tò
của họ sản
phầm ấy cũng sẽ thành công. Ngoài ra, công ty còn nhận thấy sở
thích của người
Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với chủng loại sản phẩm phong
phú của công
ty, người Việt Nam không thích hẳn 1 màu sắc riêng biệt, như
Trung Quốc ưa
thích màu đỏ, là màu của sự hạnh phúc. Người Việt Nam nói chung
đa đạng,
không sự bài trừ cái liên quan đến sự thẩm mỹ, trừ những
trường hợp liên
quan đến thuần phong mỹ tục của họ.
- Người Việt Nam nói chung vẫn rất quen thuộc với những sản
phẩm gắn liền
với giá trị truyền thống. Đặc biệt những sản phẩm thực phẩm
được sản xuất
theo mùa vụ. Hữu Nghị đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm mang
đậm phong cách
Việt, thể hiện cả trong sản phẩm hình thức mẫu bên
ngoài: bánh trung
thu Hữu Nghị với các vị nhân truyền thống, được bao bởi hình ảnh
đèn lồng, vỏ
hộp mứt tết hình 3 ông Phúc-Lộc-Thọ,…bên cạnh đó rất nhiều
những sản
phẩm khác mang phong cách hiện đại.
- Một bộ phận người Việt Nam nói chung có tâm lí sính hàng ngoại,
không chỉ bởi chất lượng, mẫu còn bởi uy tín thương hiêu
của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời hàng Việt Nam chưa
thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, do nhiều
nguyên nhân: chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản
phẩm vẫn còn nghèo nàn, mẫu mã kém hấp dẫn. Điều này đã tạo
cơ hội cho hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trường, và từng bước
phát triển vững chắc. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu
của công ty.
- Việt Nam 1 nước tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng
sản phầm không chịu nhiều khắt khe như 1 số nước Châu Á
khá.
* Môi trường công nghệ (T)
Mặt bằng công nghệ trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các
doanh nghiệp
trong nước hiện nay khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ
các quốc gia nổi
tiếng về công nghệ sản xuất như Đan Mạch, Đức, Ý (bánh cookies,
biscuits, wafer,
layer cake), Hàn Quốc (bánh mềm và bánh phủ socola). Đồng thời,
các nhà sản xuất có uy tín trong nước đều áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế như HACCP, ISO vào quá trình sản xuất, thông tin sản
phẩm minh bạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng...
Với sự đầu tư mạnh tay vào công nghệ kỹ thuật cũng như các dây
chuyền sản xuất
tiên tiến, các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định
được vị thế trên thị
trường với sự đa dạng sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau), chất
lượng khá tốt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt
Nam. Công nghệ cũng
giúp cho việc tăng hạn sử dụng của sản phẩm, đưa nhiều giá trị
dinh dưỡng hơn vào
sản phẩm. Ngược lại, các sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu
hẹp về quy sản
xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ hội tốt để các sản phẩm mới
của Hữu Nghi Food khẳng định chất lượng của mình cùng với công
nghệ hiện đại, bảo quản được sản phẩm lâu dài.
* Môi trường tự nhiên (N)
Vị trí địa Việt Nam nằm vị trí tương đối thuận lợi trong khu
vực, đường biển dài, nhiều cảng biển lớn, thuận lợi cho việc
xuất khẩu hàng hóa khi công ty đã bắt đầu chú trọng đến xuất
khấu trong tương lai gần.
Khí hậu
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có đầy đủ mọi loại địa hình khí
hậu,
sản phẩm của đại đa số thực phẩm, điều đó gây khó khăn cho
việc bảo quản,
vận chuyển phân phối. Để khắc phuc điều đó, Công ty đã đầu
tư rất nhiều phương tiện nhằm vận chuyển bảo quản hàng hoá
tốt nhất tới tận tay người tiêu dùng.
Địa hình đường xá, giao thông
Có nhiều bất tiện không chỉ là khó khăn riêng của Công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị khó khăn chung của tất cả các doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong việc mở rộng thị trường
về các tỉnh miền núi, vùng sâu, xùng xa. Tuy nhiên công ty cũng
đang từng bước khắc phục, đây thị trường tiềm năng rất lớn
cần được khai thác mở rộng.
| 1/6

Preview text:

Nội dung Phần 2: Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô – PESTN
* Môi trường chính trị, luật pháp (P)
- Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự
kiểm soát của Nhà nước, vì vậy giảm bớt được những rủi ro có thể
xảy ra về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát và điều
chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của ta còn hạn chế, hệ thống pháp luật
chưa thực sự chặt chẽ, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập
lậu bánh kẹo, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên thị
trường. Do công tác quản lý không thể bao quát hết mọi địa điểm
bán hàng, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt phải đưa ra
các biện pháp tự bảo về mình trước nạn hàng giả hàng nhái.
- Đối với các sản phẩm của mình, của công ty CP Thực phẩm Hữu
Nghị luôn cho in đầy đủ thông tin thành phần, nguồn gốc xuất xứ,
địa chỉ nơi sản xuất, nhãn hiệu sản phẩm, logo của công ty… trên
bao bì sản phẩm. Các nhãn hiệu hàng hóa như Tipo, Arita, Salsa,
Kexo, Gorgeous… đều được đăng ký sở hữu trí tuệ và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- Với lợi thế về giá rẻ so với hàng ngoại nhập, chất lượng đảm bảo, thông tin minh
bạch, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có những ưu thế trong cuộc chiến giành
thị phần. Trong vài năm gần đây, cuộc vận động “Người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt” đã trở nên thiết thực hơn và thu hút nhiều
người tiêu dùng quay lại với sản phẩm “made in Việt Nam”. Xét
một cách tích cực thì đây có thể là một cơ hội để những doanh
nghiệp nội tăng thêm thị phần tại thị trường trong nước.
* Môi trường kinh tế (E)
- Cơ cấu ngành kinh tế
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thay đổi
theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu
hẹp ngành nông nghiệp. Nhận thức được điều này giúp cho công
ty đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của
thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong những năm gần đây
thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh tế khá nhạy
cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như tình trạng suy thoái kinh
tế toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch, tỷ lệ lạm phát trong vòng
5 năm gần đây đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao do chi phí
đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân Hữu Nghị
cũng gặp không ít những khó khăn nhất định.
- Thu nhập bình quân đầu người
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đại bộ phận
người Việt Nam vẫn ở ngưỡng thu nhập trung bình và thấp khi so sánh với 1 số
nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philipin, Malaysia, Indonesia…
Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình công ty cũng gặp phải 1
số những khó khăn nhất định, chẳng hạn như xác định sẽ cung cấp những loại
sản phẩm nào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Công
ty sẽ giải quyết đồng thời cả 2 vấn đề cùng 1 lúc. Đó là vừa thích
nghi hóa sản phẩm của mình, vừa phải đưa ra những sản phẩm
phù hợp với thị trường, đồng thời công ty phải có lợi nhuận. - Lạm phát
Theo đại diện công ty Hữu Nghị, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước
còn gặp nhiều trở ngại do lạm phát, hay khi giá điện tăng 10%, nước tăng 50%, xăng
dầu tăng 10%, than 28% đến 41% tùy chủng loại thì người dân
buộc phải dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu như gạo,
muối, bột giặt... làm ảnh hưởng đến giá thành và tình hình tiêu thụ bánh kẹo.
* Môi trường văn hóa xã hội (S)
Tại mỗi nước, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các yếu tố
văn hóa và xã hội là khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố này cũng rất cần được xem xét, bao gồm:
- Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ mới:
Công ty nhận thấy người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có
quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới, miễn là những cái mới
này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản
phẩm mới, luôn mới thì càng tốt, với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm
chí kho họ chưa biết đến 1 sản phẩm nào đó, vấn đè quảng bá sản phẩm của
công ty cũng không gặp nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò, công ty
khi tiến hành khuếch trương, quảng bá chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản
phầm ấy cũng sẽ thành công. Ngoài ra, công ty còn nhận thấy sở thích của người
Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với chủng loại sản phẩm phong phú của công
ty, người Việt Nam không thích hẳn 1 màu sắc riêng biệt, như Trung Quốc ưa
thích màu đỏ, là màu của sự hạnh phúc. Người Việt Nam nói chung là đa đạng,
không có sự bài trừ cái gì liên quan đến sự thẩm mỹ, trừ những trường hợp liên
quan đến thuần phong mỹ tục của họ.
- Người Việt Nam nói chung vẫn rất quen thuộc với những sản phẩm gắn liền
với giá trị truyền thống. Đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm được sản xuất
theo mùa vụ. Hữu Nghị đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm mang đậm phong cách
Việt, thể hiện cả ở trong sản phẩm và hình thức mẫu mã bên ngoài: bánh trung
thu Hữu Nghị với các vị nhân truyền thống, được bao bởi hình ảnh đèn lồng, vỏ
hộp mứt tết hình 3 ông Phúc-Lộc-Thọ,…bên cạnh đó có rất nhiều những sản
phẩm khác mang phong cách hiện đại.
- Một bộ phận người Việt Nam nói chung có tâm lí sính hàng ngoại,
không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín thương hiêu
của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời hàng Việt Nam chưa
thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, do nhiều
nguyên nhân: chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản
phẩm vẫn còn nghèo nàn, mẫu mã kém hấp dẫn. Điều này đã tạo
cơ hội cho hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trường, và từng bước
phát triển vững chắc. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu của công ty.
- Việt Nam là 1 nước tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng
bá sản phầm không chịu nhiều khắt khe như 1 số nước ở Châu Á khá.
* Môi trường công nghệ (T)
Mặt bằng công nghệ và trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp
trong nước hiện nay khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi
tiếng về công nghệ sản xuất như Đan Mạch, Đức, Ý (bánh cookies, biscuits, wafer,
layer cake), Hàn Quốc (bánh mềm và bánh phủ socola). Đồng thời,
các nhà sản xuất có uy tín trong nước đều áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế như HACCP, ISO vào quá trình sản xuất, thông tin sản
phẩm minh bạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng...
Với sự đầu tư mạnh tay vào công nghệ kỹ thuật cũng như các dây chuyền sản xuất
tiên tiến, các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế trên thị
trường với sự đa dạng sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất
lượng khá tốt và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Công nghệ cũng
giúp cho việc tăng hạn sử dụng của sản phẩm, đưa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn vào
sản phẩm. Ngược lại, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản
xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ hội tốt để các sản phẩm mới
của Hữu Nghi Food khẳng định chất lượng của mình cùng với công
nghệ hiện đại, bảo quản được sản phẩm lâu dài.
* Môi trường tự nhiên (N)
Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu
vực, có đường biển dài, nhiều cảng biển lớn, thuận lợi cho việc
xuất khẩu hàng hóa khi công ty đã bắt đầu chú trọng đến xuất
khấu trong tương lai gần. Khí hậu
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có đầy đủ mọi loại địa hình khí hậu,
sản phẩm của đại đa số là thực phẩm, điều đó gây khó khăn cho việc bảo quản,
vận chuyển và phân phối. Để khắc phuc điều đó, Công ty đã đầu
tư rất nhiều phương tiện nhằm vận chuyển và bảo quản hàng hoá
tốt nhất tới tận tay người tiêu dùng.
Địa hình đường xá, giao thông
Có nhiều bất tiện không chỉ là khó khăn riêng của Công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị mà là khó khăn chung của tất cả các doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong việc mở rộng thị trường
về các tỉnh miền núi, vùng sâu, xùng xa. Tuy nhiên công ty cũng
đang từng bước khắc phục, vì đây là thị trường tiềm năng rất lớn
cần được khai thác mở rộng.