Phân tích môi trường ngành của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm | Bài tập môn Quản trị nhân lực
Phân tích môi trường ngành của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm | Tiểu luận môn Quản trị nhân lực được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài: “Phân tích môi trường ngành của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm” Tên thành viên
Trần Minh Huyền Trần Bảo Huyền
Nguyễn Thị Ngọc Khuyên Nịnh Dương Hân
Trần Thị Thu Hà Chu Thị Giang Vũ Mai Hương Eam Inoeu
Tạ Thùy Dương Phạm Văn Hoàng Mạ Thị Huệ Leang Huy
A, TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC PHẨM
1, Ngành dược ở Việt Nam tăng trưởng nhanh lOMoAR cPSD| 45834641
Hiện nay Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á,
là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất.
Theo thống kê mới nhất cho thấy chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại
Việt Nam đã tăng 37,97 USD vào năm 2015, khoảng 56 USD năm 2017 và duy
trì chi tiêu dành cho dược phẩm ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025.
Có thể nói, ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với
sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng hai con
số trong vòng 5 năm tới, đạt 7,7 tỷ USD tổng giá trị ngành vào 2021 (theo thống
kê từ Cục quản lý Dược Việt Nam (DAV)), và đạt 16, 1 tỷ USD năm 2026 (theo
IBM), với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.
Tổng quan ngành dược Việt Nam 2020 – Sản lượng tiêu thụ dược phẩm theo dự
báo của BMI (Nguồn: SSI, IBM)
Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục
nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.
2, Hạn chế về công nghệ trong dây chuyền sản xuất, giá nguyên phụ liệu tăng cao:
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển là thế, nhưng theo nhận định, công nghiệp
Dược Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc
tân dược của người dân, còn lại phải nhập khẩu. Nguyên nhân:
Do Việt Nam chưa phát triển cũng như áp dụng được công nghệ hóa dược hiện đại.
chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn.
Chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém.
Việt Nam hiện đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu cho sản
xuất dược phẩm, có tới 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. Phần lớn doanh nghiệp 1 lOMoAR cPSD| 45834641
tập trung sản xuất những loại thuốc thông thường, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu
tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt và thuốc chuyên khoa đặc trị.
Số liệu thống kê năm 2019 bởi SSI (Nguồn: SSI, IQVIA)
Theo SSI, các công ty trong ngành dược có thể phải đối mặt với việc giá nguyên
phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.
3, Chặng đua khốc liệt của các chuỗi bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam: Hiện
nay, hệ thống phân phối thuốc được trải rộng khắp cả nước với trên 2.200 đơn vị
và 43.000 cơ sở bán lẻ.
Pharmacity có lẽ là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất kể từ thời
điểm dịch Covid-19 được công bố mức độ nguy hiểm hồi cuối tháng 1 vừa qua,
nhờ chiến dịch bình ổn giá khẩu trang, nước sát trùng cùng việc tự công bố mức
đầu tư 31,8 triệu USD (hơn 700 tỷ đồng) từ đối tác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Pharmacity có hơn 250 cửa hàng trên toàn quốc và
đang phấn đấu đạt con số 350 vào cuối năm nay. Tuyên bố mới nhất từ nhà đầu tư
Mekong Capital hồi tháng 5/2019, họ còn có “tham vọng” đạt hơn 1.000 cửa hàng vào năm 2021.
Tình hình ngành dược hiện nay (Nguồn: SSI)
Cạnh tranh gay gắt là thế, nhưng xét về mặt lâu dài, nếu muốn tồn tại và phát triển,
các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc chạy đua tăng độ phủ, mà còn
phải liên tục nâng cao chất lượng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo
vệ sức khỏe của khách hàng. Đó mới là mục tiêu hàng đầu các chuỗi bán lẻ dược phẩm nên theo đuổi. lOMoAR cPSD| 45834641 4, Tạm kết.
Nhìn chung, ngành dược ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên
hiện nay việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển,
các chiến lược marketing còn hạn chế.
Các doanh nghiệp trong ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù
hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác dự trữ nguyên liệu,
ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, nhằm đạt được mục
tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành
và hội nhập kinh tế toàn cầu.
B, PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM
I, ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN NGÀNH DƯỢC PHẨM.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp chưa xuất hiện trên lĩnh vực của
bạn hoặc đã xuất hiện nhưng chưa cung cấp bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào cho
thị trường. Đây được xem là mối đe dọa lớn có thể ảnh hưởng tới thị trường và
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Khả năng cạnh tranh của các đối thủ này được đánh giá qua rào cản gia nhập. Nếu
chi phí tham gia vào ngành của đối thủ tiềm ẩn bỏ ra càng cao thì rào cản gia nhập càng lớn.
Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn cạnh tranh với doanh nghiệp thường có đặc điểm về tài chính mạnh và công nghệ mới.
• Về tài chính, họ sẽ sử dụng các chương trình khuyến mãi hoặc quảng cáo ồ
ạt để đẩy nhanh tốc độ chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng sẽ dễ dàng bị thu
hút bởi các chương trình hấp dẫn đó và dùng thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
• Về công nghệ, họ đã có một khoảng thời gian dài tìm hiểu về các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành và sự vận hành của thị trường để gia nhập
với những bước tiến về công nghệ mới có chất lượng vượt trội hơn hẳn so
với các doanh nghiệp khác.
Lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 3 lOMoAR cPSD| 45834641
Khi tiến hành phân tích các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể nhận được một số
những lợi ích nhất định dưới đây.
Nhìn nhận được đối thủ cạnh tranh
Khi đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn gia nhập thị trường sẽ tiến hành gia tăng năng lực
cung ứng, lực lượng sản xuất và nhanh chóng cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác bằng các chương trình khuyến mãi, tiện ích dịch vụ và thuộc tính của sản phẩm.
Khi phân tích và nắm rõ được sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp
sẽ có được những phương án dự phòng và phát triển kịp thời cho giai đoạn kế tiếp.
Xác định được rào cản khi tham gia thị trường
Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác
định được rào cản tham gia thị trường của mình. Bởi những rào cản mà đối thủ gặp
phải cũng chính là rào cản mà doanh nghiệp bạn cũng phải đối mặt. Bạn cần phải
có sự phân tích kịp thời để đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
Cải thiện chất lượng sản phẩm kịp thời
Doanh nghiệp sẽ nhận thêm áp lực khi xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh. Đây
được xem là động lực để doanh nghiệp của bạn có thể gia tăng năng suất hoạt động,
phát triển thêm nhiều tiện ích, nhiều tính năng mới.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm được cải thiện để có thể phục vụ và đáp ứng
được những nhu cầu cao hơn của khách hàng. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ngành dược phẩm:
Đối với ngành Dược nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao vì
rào cản xâm nhập ngành hiện nay còn cao do ngành chịu tác động mạnh bởi sự
quản lý của nhà nước và các tổ chức thế giới.
Theo quyết định 27/2007/ QĐ – BYT của bộ y tế và yêu cầu của tổ chức y tế thế
giới thì các doanh nghiệp muốn sản xuất thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn
nhất định như: GMP theo khuyến cáo của WHO, hệ thống bảo quản kho đạt tiêu
chuẩn GSP, thực hành tốt thí nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP), thực hành tốt
và phân phối tốt (GDP) và thực hành tốt về quản lý nhà thuốc GPP,
=> Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu trên thì mới có thể tồn tại
và phát triển được. Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của ngành
dược phẩm là không cao. lOMoAR cPSD| 45834641 II, KHÁCH HÀNG
1. Sơ lược về khách hàng ngành dược.
a, Định nghĩa khách hàng.
• Khách hàng thường là những người có tiềm năng tiêu thụ hàng hóa hoặc
dịch vụ y tế, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Những người này có thể là
bất kỳ ai có nhu cầu hoặc mong muốn — và có khả năng chi trả — cho một
sản phẩm (một hàng hóa hoặc dịch vụ) có thể được coi là một khách hàng tiềm năng.
• Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây đó là khách hàng ngành y tế, dược phẩm
và chăm sóc sức khỏe có nhiều điểm khác biệt với khách hàng, người tiêu dùng thông thường.
2. Đặc thù của khách hàng ngành dược. a, Cân nhắc kỹ càng
• Đầu tiên, việc mua và lựa chọn các sản phẩm y tế, dược phẩm và chăm sóc
sức khỏe phần lớn là đều cần cân nhắc kỹ càng, do hậu quả tiêu cực ó thể
xảy ra nếu họ không quyết định hoặc quyết định không được cân nhắc, xem xét kỹ càng.
b, Người lựa chọn dịch vụ có thể không phải là khách hàng
• Thứ hai, một chuyên gia y tế thường là người đề xuất hoặc yêu cầu các dịch
vụ, hàng hóa vì lợi ích của bệnh nhân – đây là một điểm rất khác biệt và duy
nhất chỉ có ở ngành này. Thông thường, hàng hóa hoặc dịch vụ có trước
được lên lên danh sách cho người tiêu dùng và sau đó người tiêu dùng sẽ
tuân thủ điều trị theo quy định.
c, Giá – đôi khi không quan trọng
• Ở ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, giá đôi khi công còn là yếu tố cân nhắc
như chúng ta thường thấy ở các ngành khác. Khách hàng lựa chọn và sử
dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường không biết giá của dịch vụ mà
họ sử dụng. Tuy nhiên, không thể vì lý do đó mà doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm (hàng hóa, dịch vụ) bỏ qua chiến lược định giá khi định hướng chiến
lược marketing, kinh doanh được.
d, Trải nghiệm khách hàng
• Một nhược điểm của ngành y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe đó là sự
hạn chế trong việc khách hàng có ít hoặc gần như không có trải nghiêm thử
trực tiếp với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ), chưa kể đến các loại dịch vụ y
tế, chăm sóc sức khỏe vô hình. 5 lOMoAR cPSD| 45834641
• Do khách hàng thường có ít hiểu biết hoặc không có trải nghiệm trực tiếp
trước khi ra quyết định lựa chọn nên họ thường có ít cơ sở để đánh giá chất
lượng của các dịch vụ họ nhận được và thường là các đánh giá mang tính
chủ quan. Chính vì vậy, đôi khi khách hàng lựa chọn một phòng khám/bệnh
viện chỉ bởi nơi đó tiện lợi khi đỗ xe hoặc nhân viên thân thiện, …
e, Cảm xúc khi lựa chọn
• Một đặc điểm vô cùng khác biệt của khách hàng ngành y tế, chăm sóc sức
khỏe đó là yếu tố, thành phần cảm xúc trong quá trình sử dụng sản phẩm
(hàng hóa, dịch vụ). Rõ ràng rằng, khi một khách hàng sử dụng sản phẩm y
tế, chăm sóc sức khỏe thường liên quan đến tâm lí, cảm xúc như lo lắng, sợ
hãi, hy vọng,…đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quyết
định của bệnh nhân và gia đình họ.
2 . Chi phí và sức ép của khách hàng trong ngành dược.
a, Chi phí của khách hàng trong ngành dược.
Theo thống kê của IMS Health, sau đây là chi của khách hàng dành cho ngành
dược của 17 quốc gia đang phát triển trong ngành, được chia thành 3 nhóm:
• Nhóm 1: Trung Quốc, quốc gia này ghi nhận hơn 40 tỷ USD tổng tiền sử
dụng thuốc trong năm 2013. Tăng trưởng chính chủ yếu đến từ các thuốc
generic được sản xuất và tiếp thị bởi các doanh nghiệp nội địa, bên cạnh nhu
cầu đối với các thuốc phát minh mới ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị.
• Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ. Nhóm quốc gia này ghi nhận tổng tiền sử dụng
thuốc từ 5 – 15 tỷ USD trong năm 2013. Brazil và Nga đang đạt được mức
tăng trưởng “hai con số” trong các năm gần đây, trong khi Ấn Độ ghi nhận
sự nổi lên của nhóm dân cư thuộc tầng lớp trung lưu với sự cải thiện đáng
kể của hệ thống cơ sở hạ tầng y tế và nhận thức về chăm sóc sức khỏe.
• Nhóm 3: Gồm 13 quốc gia: Venezuela, Ba Lan, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ,
Mexico, Việt Nam, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Rumani, Ai Cập, Pakistan
và Ucraina. Các quốc gia này ghi nhận tổng tiền thuốc sử dụng từ 1 – 5 tỷ
USD trong năm 2013. Nhóm này cũng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong
3 nhóm, có thể đến 20%/năm với sự linh hoạt và chủ động thay đổi để thích
nghi với các biến động trong chính sách, vốn chưa được hoàn thiện, của cơ quan quản lý sở tại.
Tốc độ tăng trưởng. lOMoAR cPSD| 45834641
b, Phân tích sức ép của khách hàng trong ngành dược.
• Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
là mối quan hệ giữa người mua và người bán là mối quan hệ tương quan thế
lực. Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược
kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
• Trong ngành dược, áp lực đến từ 2 trường hợp khách hàng sau:
• Khách hàng nhỏ lẻ: Là người tiêu thụ tiêu dùng qua 2 kênh chính là từ sự kê
toa thuốc của bác sĩ tại các phòng khám, trung tâm y tế và bệnh viện hoặc
mua từ các nhà thuốc bên ngoài. Tại đây, sự tiêu dùng của các loại thuốc
hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ, dược sĩ bởi đây là lĩnh vực đặc thù, người
tiêu dùng rất ít hiểu biết về các loại thuốc nên phải mua thuốc với giá được
ấn định sẵn. Đồng thời thuốc là hàng hóa, là nhu cầu cần thiết của toàn thế
giới mà không có sản phẩm nào thay thế được. Bởi vậy khách hàng không
thể thương lượng, mặc cả cho sức khỏe và tính mạng của mình.
=> Áp lực, sức ép gây ra thấp.
• Khác hàng là tổ chức: Trường hợp này, khách hàng là các bệnh viện, phòng
khám, trung tâm y tế, nhà thuốc tư nhân với lượng thuốc mua vào lớn để
phân phối tới các nhà tiêu dùng nhỏ lẻ. Đây là những kênh phân phối mà các
doanh nghiệp sản xuất thuốc thường nhắm vào để cung cấp bán ra số lượng
lớn thuốc, đây cũng là những vị khác mà các doanh nghiệp cung cấp rất ưu
ái. Với lí do như vậy và với bản chất là các tổ chức, trường hợp khách hàng
này có thể liên kết với nhau và mặc cả, ép giá đến các doanh nghiệp.
=> Áp lực, sức ép gây ra lớn. 7 lOMoAR cPSD| 45834641
III. SẢN PHẨM THAY THẾ
Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ
khác có cùng một giá trị lợi ích công dụng.
Sự tồn tại của sản phẩm thay thế luôn là rào cản hạn chế mức lợi nhuận tiệm năng
của ngành với một ngưỡng giá tối đa mà các doanh nghiệp trong ngành có thể đặt ra.
Điều này được các nhà kinh doanh và các nhà khoa học kinh tế gọi là “độ co giãn
chéo”. Do các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau nên chúng cạnh tranh với
nhau để được khách hàng lựa chọn.
Điều kiện đe dọa bởi sản phẩm thay thế : Doanh nghiệp sẽ bị đe dọa nghiêm trọng
bởi các ngành kinh doanh khác cung cấp các sản phẩm có thể thay thế cho sản phẩm
của doanh nghiệp trong các điều kiện sau:
Xuất hiện những công nghệ mới sẽ làm cho những công nghệ hiện tại lỗi thời.
Sự thay đổi sản phẩm nhanh chóng, liên tục xuất hiện những sản phẩm mới dựa
trên đột biến công nghệ có thể làm biến mất nhiều ngành kinh doanh truyền thống.
Chúng ta dễ nhận thấy nhiều nghề truyền thống đã và đang mất đi vì đã bị những
ngành sản xuất hiện đại thay thế.
Một chiến lược marketing trong dài hạn phải tính đến sản phẩm thay thế. Biến sản
phẩm của doanh nghiệp thành một sản phẩm khó có khả năng thay thế là ý tưởng
mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp tồn tại lâu hơn và thành công hơn trên thương trường.
Sự đe dọa của sản phẩm thay thế ngành dược phẩm :
Nếu thuốc vẫn còn trong thời kỳ sáng chế, không có sự thay thế. Tuy nhiên, một
khi thời hạn bằng sáng chế hết hạn, sản xuất chung của nó bắt đầu và một số sản
phẩm thay thế phát triển.
Mối đe dọa thứ hai là các loại thuốc thay thế và phương pháp điều trị cho các loại
thuốc này bao gầm yoga, thiền, và các liệu pháp khác. Ngoài ra, phương pháp
điều trị từ các thảo dược là một thay thế cho các loại thuốc được sản xuất bời các
công ty dược phẩm. Thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn như chế độ ăn uống cân
bằng, tập thể dục và các hoạt động thể chất khác là sự thay thế cho nhiều loại thuốc.
IV. NHÀ CUNG ỨNG CHO DƯỢC PHẨM Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Các thành phần chính của mạng lưới phân phối, cung ứng dược phẩm là nhà sản xuất,
nhà phân phối bán buôn và hệ thống bán lẻ (nhà thuốc).
1. Nhà sản xuất kê đơn dược phẩm 1
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Nói chung, các nhà thuốc thuộc các nhóm sản xuất sau:
Biệt dược (sản phẩm được cấp bằng sáng chế). Ví dụ như Pfizer, Merck, Novartis.
Thuốc gốc (generic, Roxane, Barr) Sản phẩm sinh học
Sản phẩm tương tự sinh học (các sản phẩm tương tự sinh học của sản phẩm sinh học)
Các nhà sản xuất thuốc biệt lập dược (đa số là các tập đoàn đa quốc gia: GSK, Sanofi,
Merck, …dành một phần ngân sách của họ cho việc nghiên cứu và phát triển các liệu pháp
điều trị bằng thuốc mới trong khi các nhà sản xuất thuốc gốc thì không. Các nhà sản xuất
thuốc gốc tập trung vào sản xuất các hợp chất gốc cạnh tranh trực tiếp với phiên bản được
cấp bằng sáng chế ban đầu sau khi bằng sáng chế tương ứng hết hạn.
Các nhà sản xuất dược phẩm quản lý việc phân phối các sản phẩm thuốc từ nơi sản xuất
đến các nhà phân phối thuốc và trong một số trường hợp, trực tiếp phân phối tới các nhà
thuốc, nhà thuốc chuyên khoa, kênh bệnh viện.
Các nhà sản xuất kê đơn có ảnh hưởng lớn nhất đến việc định giá thuốc theo toa. Họ phân
tích mức độ cạnh tranh trong tương lai và dự báo chi phí tiếp thị để định giá bán niêm yết,
trước khi áp dụng bất kỳ khoản chiết khấu, giảm giá hoặc giảm giá nào khác. Đây là giá
cơ bản mà tại đó các nhà phân phối bán buôn mua các sản phẩm thuốc theo đơn. Các nhà
sản xuất có thể áp dụng một số chiết khấu và giảm giá dựa trên các yếu tố bao gồm thị
phần, % thanh toán nhanh chóng. Các nhà phân phối bán buôn được trả phí dịch vụ phân
phối cho các dịch vụ của mình, dựa trên tỷ lệ phần trăm thanh toán giá niêm yết. Phí dịch
vụ phân phối bao gồm quản lý tài chính, dịch vụ phân phối, quản lý hàng tồn kho và xử lý
dữ liệu. Thỏa thuận hợp đồng giữa nhà phân phối bán buôn và nhà sản xuất có thể bao
gồm chiết khấu khi thanh toán nhanh chóng và số lượng mua lớn.
1. Nhà phân phối bán buôn dược phẩm.
Vai trò của nhà phân phối trong quản lý chuỗi cung ứng ngành dược phẩm và chăm sóc
sức khỏe là làm cho quá trình mua sản phẩm thuốc từ các nhà sản xuất dược phẩm trở nên
hiệu quả hơn. Các nhà phân phối bán buôn kết nối khoảng 60.000 nhà thuốc trên toàn
quốc. Điều này cho phép các nhà sản xuất vận chuyển số lượng lớn thuốc đến một khối
lượng tương đối nhỏ các kho của nhà phân phối so với việc vận chuyển đến hàng chục 2 Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
nghìn nhà thuốc. Một số nhà phân phối chuyên kinh doanh một số nhóm sản phẩm cụ thể
chẳng hạn như sinh học hoặc cho các nhóm khách hàng cụ thể hoặc theo khu vực/vùng miền.
Ngày nay các nhà phân phối bán buôn cung cấp một loạt dịch vụ chuyên biệt như phân
phối thuốc đặc biệt đóng gói lại sản phẩm thực phẩm, dán nhãn phụ, dịch vụ đơn hàng
trực tuyến online, chương trình mua lại hay thu hồi sản phẩm thuốc, dịch vụ quản lý bệnh nhân.
Bằng cách kết hợp sức mua, nhà phân phối có thể giúp các nhà thuốc nhỏ hơn đàm phán
tốt hơn với các nhà sản xuất thuốc gốc. Doanh thu của các nhà phân phối dược phẩm
thường được tính dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền họ dự kiến phải trả cho nhà sản xuất
dược phẩm và số tiền họ nhận được khi bán thuốc cho khách hàng bán lẻ (nhà thuốc) hoặc nhóm khách hàng khác.
Do áp lực giảm chi phí, các nhà phân phối bán buôn hiện tập trung vào việc chuyển đổi
từng bước mô hình phân phối truyền thống thành một mô hình kinh doanh có tỷ suất lợi
nhuận thấp. Điều này được thực hiện bằng cách tối đa hóa lợi thế theo quy mô, tối ưu hóa
hiệu quả vận hành trong mô hình phân phối và ghi nhận hiệu quả tài chính như chiết khấu thanh toán nhanh chóng.
2. Kênh bán lẻ (Nhà thuốc)
Kênh bán lẻ nhà thuốc có thể bao gồm các nhà thuốc độc lập hoặc chuỗi nhà thuốc
Kênh nhà thuốc chiếm khoảng 30% thị trường thuốc kê đơn. Kênh bệnh viện (bệnh viện
công, bệnh viện tư nhân, phòng khám) chiếm khoảng 70% thị trường thuốc kê đơn còn lại
.Trong chục năm qua, chuỗi nhà thuốc đã có những bước phát triển đáng kể.
Dẫn đầu thị trường là chuỗi Pharmacity. Đến thời hết năm 2022, đơn vị này sẽ có 1.750
nhà thuốc, mục tiêu đến năm 2025 sẽ có một hệ thống 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc. 3
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Cạnh tranh sít sao với Pharmacity là chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu. Chuỗi nhà thuốc
FPT Long Châu chính thức vượt mốc 600 nhà thuốc ngay trong tháng 4-2022, hoàn
thành 60% kế hoạch mở rộng quy mô hệ thống của cả năm 2022.
Đóng vai trò quan trọng giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối bán buôn, các nhà thuốc
tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin, tư vấn sản phẩm thuốc, lập hóa đơn và thanh toán
của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất thuốc cạnh tranh để bán thuốc cho các nhà
thuốc. Do các nhà thuốc dự trữ nhiều loại thuốc trong kho để có thể chuẩn bị đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng ngay lập tức, nên họ có ít đòn bẩy hơn trong việc thương
lượng giảm giá hoặc chiết khấu với các nhà sản xuất thuốc kê đơn.
Thông thường, các nhà thuốc mua thuốc kê đơn từ những người bán buôn với mức chiết
khấu theo hợp đồng từ mức giá niêm yết của nhà sản xuất. Tỷ lệ thay đổi tùy theo quy mô
và sức mua của nhà thuốc. Các nhà thuốc ký hợp đồng với nhà phân phối bán buôn để dự
trữ thuốc kê đơn và thỏa thuận sử dụng với điều kiện thanh toán đầy đủ, kịp thời cho việc
mua sản phẩm thuốc và thực hiện các nghĩa vụ khác để đổi lấy chiết khấu.
Thuốc nhập khẩu chính ngạch (mũi tên màu xanh dương):
Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa ->Đấu thầu bệnh viện -> bệnh nhân
Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa ->Nhà thuốc/phòng mạch -> bệnh nhân
Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa -> Chợ sỉ -> Nhà
thuốc/phòng mạch -> bệnh nhân
Thuốc sản xuất tại Việt Nam (mũi tên màu xanh lá cây):
Thuốc sản xuất -> Đầu thầu -> Bệnh viện -> Bệnh nhân
Thuốc sản xuất -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân
Thuốc sản xuất -> Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa -> Chợ sỉ -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân
Thuốc sản xuất -> Chợ sỉ -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân 4 Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Ngoài ra còn có thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu (mũi tên màu da cam):
Nhóm thuốc này chủ yếu qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch
hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng
V. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN TẠI
Cơ hội cho các DN trong nước thời kì COVID
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của
việc chăm sóc sức khỏe và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe theo những cách
chưa từng có trong tiền lệ. Một mặt, nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dược
phẩm và các loại thuốc cải tiến trong việc đảm bảo an toàn và an ninh toàn cầu.
Mặt khác, nó cũng bộc lộ những lỗ hổng trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trước tác động của đại dịch, ngành dược cũng gặp những
khó khăn nhất định khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển tăng
cao, sự thay đổi thói quen, nhu cầu sử dụng thuốc cùng với đó là các quy định phòng
chống dịch bệnh siết chặt của Chính phủ, người dân hạn chế đến các cơ sở điều trị
bệnh đã làm cho thị trường dược phẩm bị trì trệ nặng nề.
Nhưng bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch cũng mở ra cơ hội lớn thúc đẩy các
doanh nghiệp trong ngành dược tái cấu trúc hoạt động và chuỗi cung ứng, số hóa các
quy trình, tăng cường công tác quản trị rủi ro, chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ bình thường tiếp theo.
Tuy vậy, trong “cái khó ló cái khôn”, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh
nghiệp trong nước đã nhạy bén, biến nguy thành cơ, nhanh chóng nghiên cứu, sản xuất
các sản phẩm mới như tăng cường sức đề kháng, sát khuẩn, trang thiết bị y tế nhằm
khai thác thị trường tiềm tăng mới không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các
thị trường có yêu cầu rất nghiêm ngặt như: Mỹ, Đức, Nhật… trong bối cảnh dịch bệnh.
Một trong những tiến bộ của ngành dược phẩm trong đại dịch chính là công nghệ nano
trong sản xuất vắc-xin mRNA Covid-19. Đây là một kỹ thuật mới đã được hai hãng
Moderna và BiONTech phát triển thành công, mRNA mã hóa cho một protein được
tìm thấy trên bề mặt của vi-rút buộc các tế bào của cơ thể sản xuất ra protein đó, từ đó
thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi-rút Covid-19.
Hiện nay, có 5 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được nghiên cứu, sản xuất tại Việt
Nam, trong đó 2 loại vắc-xin do chính Việt Nam nghiên cứu phát triển đã bước đầu cho kết quả khả quan. 5
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Sự tăng tốc của các thủ tục cấp phép thuốc:
Do nhu cầu cấp thiết, một số nhà phát triển vắc-xin đã nén quá trình lâm sàng cho
SARS-CoV-2 bằng cách chạy đồng thời các giai đoạn thử nghiệm và quá trình nộp hồ
sơ đến các cơ quan y tế được tiến hành cùng lúc với quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Điều này đã giúp cho vắc-xin Covid-19 được tăng tốc quy trình cấp phép trong chưa
đầy một năm so với thời gian trước đây phải cần đến 10 năm.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11/2021, trên thế giới có
326 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vắc-xin đang được thử
nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau, có 24 loại vắc-xin đã được phê duyệt
sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép.
Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận. Đến thời điểm này, Việt
Nam có 9 loại vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp và Chính
phủ cũng đang thúc đẩy việc tăng tốc sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước. Bên cạnh
đó, quy trình phê duyệt nhiều loại thuốc khác cũng đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với trước đây.
Theo thống kê từ cơ quan chức năng và SSI, số lượng phê duyệt thuốc đã tăng lên từ
171 trường hợp trong 8 tháng năm 2020 lên 335 trường hợp trong 8 tháng năm 2021
và thời gian phê duyệt trung bình đối với một số loại thuốc đã giảm từ 22 tháng xuống 18 tháng.
Tăng cường sự hợp tác giữa các hãng dược phẩm trên toàn cầu:
Đại dịch cho thấy ngành dược phẩm có thể vừa cạnh tranh vừa hợp tác như thế nào.
Covid-19 tấn công, đe dọa toàn nhân loại, nhưng cũng cho thấy những nỗ lực toàn
cầu, đoàn kết và sẻ chia để đẩy lùi đại dịch. Nhiều hãng dược đã cùng nhau hợp tác
để sản xuất vắc-xin, mặc dù trước đó có thể là đối thủ của nhau.
Bên cạnh vắc-xin Covid-19 được nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm
sàng trong nước như Nano Covax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vắc-
xin do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển, Bộ Y tế đang hướng dẫn các đơn vị
trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 từ các quốc gia khác như
Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia
chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO. 6 Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Đẩy mạnh số hóa trong ngành dược phẩm:
Ngành công nghiệp dược phẩm đã áp dụng cách kỹ thuật số hóa trước khi đại dịch xảy
ra, và Covid-19 đã tạo cú hích mạnh mẽ hơn cho tiến trình số hóa của ngành. Các công
ty dược phẩm hàng đầu đang trang bị cho nhân viên của họ các công cụ kỹ thuật số
giúp họ tiếp tục làm việc từ các địa điểm xa. Các công cụ kỹ thuật số cũng giúp các
công ty truy cập dữ liệu đã phân loại theo yêu cầu mà không ảnh hưởng đến việc vi
phạm tính bảo mật. Số hóa cũng giúp các chính phủ theo dõi các đợt tiêm chủng, dữ
liệu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và quản lý các cơ sở y tế quốc gia một cách hiệu
quả như việc triển khai ứng dụng PC Covid.
Các chương trình, quyết sách của Chính phủ:
Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực vào tháng 11/2018 đã giúp các doanh nghiệp
tiếp cận thị trường dược phẩm nhanh chóng hơn, với các quy định cấp giấy phép nhập
khẩu trở nên rõ ràng và đơn giản hơn. Theo nghị định, để được cấp phép nhập khẩu,
không cần phải có đầy đủ tài liệu lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn. Trường hợp
thuốc đã được cấp phép nhập khẩu trước đó thì không cần nộp hồ sơ lâm sàng khi đề
nghị cấp phép nhập khẩu mới, trừ trường hợp thuốc đã có những thay đổi lớn trong thành phần…
Việc nới lỏng các tiêu chí nhập khẩu và dự kiến có sự gia tăng hiện diện của các nhà
sản xuất dược phẩm toàn cầu sẽ thúc đẩy thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe
phát triển hơn. Ngoài ra, trong nỗ lực thu hút hơn nữa các công ty dược, Chính phủ đã
ban hành luật, theo đó chỉ các cơ sở kinh doanh dược phẩm mới được phép thuê đại
diện y tế: về cơ bản, văn phòng đại diện không được thuê đại diện y tế mới, như định
nghĩa của cơ sở kinh doanh thuốc không bao gồm văn phòng đại diện. Những thay đổi
về chính sách cùng với một số xu hướng thuận lợi, chẳng hạn như dân số ngày càng
tăng và già hóa, việc triển khai ổn định hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ nâng
cao sự tích cực trong giới kinh doanh dược phẩm.
* Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước
Để góp phần đảm bảo tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, Chính phủ Việt
Nam xác định trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp
dược trong nước, đặc biệt là đẩy mạnh tính chủ động trong nguồn nguyên liệu sản
xuất. Trên tinh thần đó, tháng 3/2021, Chính phủ đã ban hành quyết định số 376/QĐ-
TTg, phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong
nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045. 7
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
*Chương trình cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị
thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm
ít nhất 10% so với năm 2020. Xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu
tự nhiên. Xây dựng được 02 - 05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng
khai thác hoặc vùng trồng có 01 - 02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến
sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái
cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).
Đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng và 70%
giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng
thêm ít nhất 30% so với năm 2020, phát triển được 10 - 15 dược liệu di thực đáp ứng
nhu cầu trong nước. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10 - 15 giống cây
dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn. Chuyển giao công nghệ sản xuất ít
nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt
Nam chưa sản xuất được. Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong
khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 01 tỷ USD.
Đến năm 2045, Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên
cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược
đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu về: Thể chế, pháp luật; Đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; Khoa học công
nghệ, nhân lực và đào tạo; Kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu; Hợp tác và hội nhập
quốc tế; Thông tin và truyền thông.
Trong đó, Chương trình áp dụng các ưu đãi đặc biệt theo quy định của pháp luật đối
với hoạt động đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất nguyên liệu làm thuốc đặc
biệt là nguyên liệu làm thuốc nguồn gốc sinh học, nguyên liệu làm thuốc sử dụng
nguồn dược liệu có giá trị kinh tế cao trong nước. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu,
thử nghiệm, sản xuất thuốc. Quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp
để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc phát minh còn bản
quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc
xin, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 8 Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, Chương trình tập trung đầu tư
phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam theo hướng
sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát triển nguồn
gen cây thuốc, quý, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên
tiến đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc.
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước, trong thời gian tới sẽ huy động mọi
nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất thuốc
trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin, sinh phẩm
y tế và các sản phẩm từ dược liệu. Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình hóa dược
để sản xuất nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong nước, giảm sự phụ
thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại.
Với hàng loạt các giải pháp cụ thể trên của Chương trình phát triển công nghiệp dược,
dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với các
yếu tố nền kinh tế trong nước mở cửa trở lại, giá hoạt chất đầu vào dược phẩm toàn
cầu (API) trên thị trường dược phẩm thế giới “hạ nhiệt” do Ấn Độ đã nối lại sản xuất
và chuẩn bị tăng thêm công suất kéo theo đó giá nguyên liệu đầu vào giảm xuống,
ngành dược Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại ngay trong
những tháng cuối năm 2021 và những năm tiếp theo.
IV. Cơ hội cho các DN trong nước thời kì COVID
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của
việc chăm sóc sức khỏe và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe theo những cách
chưa từng có trong tiền lệ. Một mặt, nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dược
phẩm và các loại thuốc cải tiến trong việc đảm bảo an toàn và an ninh toàn cầu.
Mặt khác, nó cũng bộc lộ những lỗ hổng trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trước tác động của đại dịch, ngành dược cũng gặp những
khó khăn nhất định khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển tăng
cao, sự thay đổi thói quen, nhu cầu sử dụng thuốc cùng với đó là các quy định phòng
chống dịch bệnh siết chặt của Chính phủ, người dân hạn chế đến các cơ sở điều trị
bệnh đã làm cho thị trường dược phẩm bị trì trệ nặng nề. 9
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Nhưng bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch cũng mở ra cơ hội lớn thúc đẩy các
doanh nghiệp trong ngành dược tái cấu trúc hoạt động và chuỗi cung ứng, số hóa các
quy trình, tăng cường công tác quản trị rủi ro, chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ bình thường tiếp theo.
Tuy vậy, trong “cái khó ló cái khôn”, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh
nghiệp trong nước đã nhạy bén, biến nguy thành cơ, nhanh chóng nghiên cứu, sản
xuất các sản phẩm mới như tăng cường sức đề kháng, sát khuẩn, trang thiết bị y tế
nhằm khai thác thị trường tiềm tăng mới không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu
sang các thị trường có yêu cầu rất nghiêm ngặt như: Mỹ, Đức, Nhật… trong bối cảnh dịch bệnh.
Một trong những tiến bộ của ngành dược phẩm trong đại dịch chính là công nghệ
nano trong sản xuất vắc-xin mRNA Covid-19. Đây là một kỹ thuật mới đã được hai
hãng Moderna và BiONTech phát triển thành công, mRNA mã hóa cho một protein
được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút buộc các tế bào của cơ thể sản xuất ra protein
đó, từ đó thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi-rút
Covid-19. Hiện nay, có 5 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được nghiên cứu, sản
xuất tại Việt Nam, trong đó 2 loại vắc-xin do chính Việt Nam nghiên cứu phát triển
đã bước đầu cho kết quả khả quan.
Sự tăng tốc của các thủ tục cấp phép thuốc
Do nhu cầu cấp thiết, một số nhà phát triển vắc-xin đã nén quá trình lâm sàng cho
SARS-CoV-2 bằng cách chạy đồng thời các giai đoạn thử nghiệm và quá trình nộp
hồ sơ đến các cơ quan y tế được tiến hành cùng lúc với quá trình thử nghiệm lâm
sàng. Điều này đã giúp cho vắc-xin Covid-19 được tăng tốc quy trình cấp phép trong
chưa đầy một năm so với thời gian trước đây phải cần đến 10 năm.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11/2021, trên thế giới
có 326 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vắc-xin đang được thử
nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau, có 24 loại vắc-xin đã được phê
duyệt sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép. 10 Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45834641
Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận. Đến thời điểm này, Việt
Nam có 9 loại vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp và Chính
phủ cũng đang thúc đẩy việc tăng tốc sản xuất vắc-xin Covid-19 trong nước. Bên
cạnh đó, quy trình phê duyệt nhiều loại thuốc khác cũng đang diễn ra nhanh hơn
nhiều so với trước đây.
Theo thống kê từ cơ quan chức năng và SSI, số lượng phê duyệt thuốc đã tăng lên từ
171 trường hợp trong 8 tháng năm 2020 lên 335 trường hợp trong 8 tháng năm 2021
và thời gian phê duyệt trung bình đối với một số loại thuốc đã giảm từ 22 tháng xuống 18 tháng.
Tăng cường sự hợp tác giữa các hãng dược phẩm trên toàn cầu:
Đại dịch cho thấy ngành dược phẩm có thể vừa cạnh tranh vừa hợp tác như thế nào.
Covid-19 tấn công, đe dọa toàn nhân loại, nhưng cũng cho thấy những nỗ lực toàn
cầu, đoàn kết và sẻ chia để đẩy lùi đại dịch. Nhiều hãng dược đã cùng nhau hợp tác
để sản xuất vắc-xin, mặc dù trước đó có thể là đối thủ của nhau.
Bên cạnh vắc-xin Covid-19 được nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm
lâm sàng trong nước như Nano Covax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V,
vắc-xin do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển, Bộ Y tế đang hướng dẫn các đơn
vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 từ các quốc gia khác
như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham
gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.
Đẩy mạnh số hóa trong ngành dược phẩm:
Ngành công nghiệp dược phẩm đã áp dụng cách kỹ thuật số hóa trước khi đại dịch
xảy ra, và Covid-19 đã tạo cú hích mạnh mẽ hơn cho tiến trình số hóa của ngành.
Các công ty dược phẩm hàng đầu đang trang bị cho nhân viên của họ các công cụ kỹ
thuật số giúp họ tiếp tục làm việc từ các địa điểm xa. Các công cụ kỹ thuật số cũng
giúp các công ty truy cập dữ liệu đã phân loại theo yêu cầu mà không ảnh hưởng đến
việc vi phạm tính bảo mật. Số hóa cũng giúp các chính phủ theo dõi các đợt tiêm
chủng, dữ liệu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và quản lý các cơ sở y tế quốc gia một
cách hiệu quả như việc triển khai ứng dụng PC Covid. 11
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com)