-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích môi trường ngành của Trường Hải | Bài tập nhóm môn Quản lý học
Phân tích môi trường ngành của Trường Hải | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- BÀI TẬP NHÓM
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Chủ đề: Phân tích môi trường ngành của Trường Hải
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Duy Hòa – 11222420
Trần Thị Thanh Tâm – 11225703
Đặng Vân Trang – 11226343
Nguyễn Trần Phương Anh – 11220489
Vũ Ngọc Ánh – 11220754 Lớp HP: 19
Hà nội, tháng 10 năm 2023 I.
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: lOMoAR cPSD| 45474828 1. Giới thiệu chung
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI ( TRUONG HAI GROUP) tiền thân là Công ty Cổ
phần Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 tại Đồng Nai. Người sáng lập là ông Trần
Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tên đầy đủ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải Tên viết tắt THACO Logo Ngày thành lập 29/04/1997 Loại hình doanh Công ty Cổ phần nghiệp Mã doanh THA nghiệp Trụ sở chính
Tòa nhà SOFIC, Khu Đô thị Sala, Số 10 Mai Chí Thọ, P.Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Văn phòng giao
Tại Hà Nội : 541 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, HN dịch
Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 10 Mai Chí Thọ, Phường Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tại Chu Lai: Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam Lĩnh vực hoạt
Ô tô, Cơ khí, Nông Lâm nghiệp, Đầu tư xây dựng, Logistics và Thương mại dịch động vụ. Slogan
“THACO – Phát triển cùng đất nước “ Điện thoại (028) 39.977.824/25/26 Website www.thacogroup.vn Email
vanhoatruyenthong@thaco.com.vn
Bảng 1: Sơ lược về THACO
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa
chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với
khoảng 60.000 nhân sự làm việc tại 4 quốc gia, tham gia sản xuất kinh doanh trên 6 lĩnh vực gồm: THACO
AUTO (Ô tô), THACO AGRI (Nông Lâm nghiệp); THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ),
THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ). Trong đó Ô tô và Cơ
khí vẫn là ngành chủ lực, các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao. Sản phẩm của công ty có đầy đủ
các chủng loại, đầy đủ phân khúc từ trung cấp đến cao cấp với doanh số và thị phần luôn dẫn đầu thị trường
Việt Nam trong nhiều năm qua. 2.
Quá trình hình thành và phát triển : lOMoAR cPSD| 45474828 -
Năm 1997: THACO được thành lập tại Đồng Nai, với các chức năng mua bán, sửa chữa xe đã qua sd. -
Năm 1999: Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, địa chỉ số 2A Ngô Gia Tựng Biên). - Gia Lâm (nay là Long Biên) -
Năm 2001, bắt đầu lắp ráp xe tải nhẹ mang thương hiệu KIA – Hàn Quốc -
Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng và mở Showroom trực thuộc tại
Phan Thiết, Cần Thơ, Bình Triệu. Cũng trong thời gian này. Công ty chuyển văn phòng đại diện về số 76 Trương
Định, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. -
Năm 2003: Đầu tư vào Khu KTM Chu Lai, Quảng Nam. -
Năm 2006: Chuyển Văn phòng đại diện công ty về địa chỉ G3, Điện Biên Phủ, Phường 25, Bình Thạnh,
TP. Hồ Chí Minh. Chính thức khai thác vận chuyển đường thủy bằng việc đưa vào hoạt động tàu TRUONG
HAI STAR 1 (chặng Chu Lai- Bình Dương). -
Năm 2007: Công ty TNHH Trường Hải chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, vốn điều lệ
680 tỷ đồng. Trụ sở công ty đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai. Cũng trong năm, Trường Hải
chính thức hợp tác với KIA Motors, xây dựng Nhà máy lắp ráp xe du lịch Trường Hải – KIA tại Khu kinh tế mở -
Năm 2012: Đầu tư vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh bất động sản thông qua việc góp
vốn vào Công ty Đại Quang Minh. -
Năm 2015: Trường Hải phát triển mạnh mẽ về doanh số xe với 137 showroom và đại lý trên toàn quốc. -
Năm 2018: Chiến lược phát triển trở thành tập đoàn đa ngành trong đó các ngành kinh doanh bổ trợ cho
nhau và có tính tích hợp cao. -
Năm 2020, Thành lập Công ty TNHH MTV Giao nhận Vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) và THACO AUTO -
Năm 2021: Thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty thành tập đoàn công nghiệp đa ngành. Cùng với đó
thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Quốc tế (THISO) và Tổng Công ty Cơ khí & CNHT (THACO Industries). 3. Thành tựu -
Năm 2007, nhận được Huân chương Lao động hạng Ba -
Năm 2012, nhận được Huân chương Lao động hạng Nhì -
Năm 2012 – 2015, 4 năm liên tiếp được Nhà nước tặng Cờ thi đua xuất sắc -
Từ 2012 – 2016, 5 lần đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt“ -
Năm 2017, nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất -
Từ 2012 – 2022, 6 lần đạt “Thương hiệu Quốc Gia” -
Năm 2020, được Tổng Cục Thuế tuyên dương Doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu -
Năm 2022, nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2) 4.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt
lõi và chiến lược lOMoAR cPSD| 45474828 a. Tầm nhìn
“Là Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới” b. Sứ mệnh
“Mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, xã hội và phát triển kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ”. c. Giá trị cốt lõi
Sự nỗ lực vượt khó, tự tin, trí tuệ, kỷ luật và ý chí, nghị lực của người sáng lập cùng với đội ngũ nhân sự có thái
độ làm việc tích cực, ý thức đóng góp cống hiến đã hình thành nên VĂN HÓA THACO thể hiện qua giá trị cốt
lõi 8T: Tận tâm – Trung thực – Trí tuệ - Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện.
THACO đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội“ thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện
“trách nhiệm với xã hội”. Đồng thời, công ty cũng tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát
triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. d. Chiến lược
THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành có các tập đoàn thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: ô tô, nông
nghiệp; cơ khí & CNHT; đầu tư & xây dựng; thương mại & dịch vụ và logistics có tính bổ trợ và tích hợp cao
trong từng Tập đoàn & giữa các tập đoàn thành viên và THACO.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn thành viên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt chuỗi giá
trị theo phương pháp quản trị công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu & chuyển đổi số với lộ trình nhanh và phù hợp.
Để hướng tới trở thành một tập đoàn công nghiệp đa ngành, THACO đã phát triển sản xuất kinh doanh trên 6
lĩnh vực, trong đó ở đây chúng tôi xin chỉ đề cập và đi sâu vào phân tích môi trường ngành công nghiệp ô tô của THACO II.
TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
Theo hoạt động kinh doanh chính, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được chia làm 2 bộ phận là sản xuất và
phân phối và THACO tham gia cả hai bộ phận này.
Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của
các ngành công nghiệp khác. Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô
được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn
phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản
phẩm ép nhựa đơn giản), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ). Chính vì vậy trong số các
ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công
nghệ cao nhất, từ đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, ngành
công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế. Vì vậy,
sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành
có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. lOMoAR cPSD| 45474828 III.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh để phân tích 1.
Đối thủ hiện tại: a)
Tính đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành
Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đang được đánh giá có nhiều triển vọng và sức hút lớn, đầy hứa hẹn khi
đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt
khoảng 15 - 20%. Cụ thể, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2022, tổng
sản lượng ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 439.600 xe, tăng 20,7% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng
ô tô lắp ráp trong nước đạt 396.876 xe, tăng 23,4%. Bên cạnh đó, nhu cầu mua ô tô của người dân Việt Nam
đang tăng lên nhanh chóng, do thu nhập và mức sống ngày càng được cải thiện. Thị trường ô tô Việt Nam ghi
nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán hàng. Theo thống kê của VAMA trong năm 2022 tổng lượng ô
tô được tiêu thụ là 490.495 xe ô tô các loại. Như vậy, tính trên con số thống kê của VAMA cộng với kết quả
bán hàng của 2 hãng xe Hyundai Thành Công và VinFast, tổng dung lượng thị trường ô tô Việt Nam năm 2022
đã đạt con số kỷ lục 509.141 chiếc.
Tuy nhiên đến năm 2023, thị trường ô tô Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm, doanh nghiệp ngành ô tô Việt
chồng chất khó khăn. Theo VAMA đánh giá doanh số ô tô tiếp đà giảm sút trong các tháng đầu năm 2023 là tín
hiệu đáng lo ngại với nhiều doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, một số địa phương có thể bị hụt thu ngân sách, lao
động mất việc làm. Tuy nhiên nhìn chung thị trường ô tô tiêu thụ ô tô Việt Nam rất tiềm năng trong khu vực.
Từ đó ta có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam khá cao nhưng không ổn định . b)
Số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh
Số lượng khá lớn, nhiều hãng xe quốc nội và ngoại nhập như : Honda, Ford,…
Đáng nhắc tới là hai nhà cung cấp đang nắm giữ vị trí top 2 và top 3 trên bảng xếp hạng thị phần ô tô của thị
trường Việt Nam với thống kê lần lượt là 17,9% và 16% thị phần năm 2022. Hai thương hiệu đó chính là Toyota
và Hyundai đại diện cho hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc.
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam được thành lập ngày 5/9/1995 đã có mặt tại thị trường Việt Nam gần 3 thập
kỷ, một thời gian đủ dài để toyota ghi lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng Việt. Đến nay Toyota đã có 76 đại
lý chính thức tại 38 tỉnh thành với năng lực sản xuất 70000 xe/năm. Toyota Việt Nam hiện đang cung cấp 16
dòng xe với nhiều phân khúc khác nhau kiểu dáng mẫu mã đa dạng, điều này giúp toyota dễ dàng tiếp cận với
nhiều tệp khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của hãng
Một thương hiệu khác cũng khá có tiếng nói tại thị trường Việt Nam đó chính là Hyundai - một đại diện đến
từ Hàn Quốc. Liên doanh Hyundai Thành Công hiện đang sản xuất và phân phối nhiều dòng xe trong đó nhiều
mẫu xe luôn nằm trong nhóm dẫn dắt thị trường hoặc từng phân khúc như SantaFe, Elantra và đặc biệt là mẫu xe cỡ nhỏ Grand i10. lOMoAR cPSD| 45474828
Hầu hết các đơn vị phân phối xe tại thị trường Việt Nam đều có sự đa dạng trong mẫu mã kiểu dáng, phân
khúc tầm giá. Những năm gần đây xuất hiện một làn sóng mới trong việc sản xuất ô tô đó chính chính là sản
xuất ô tô điện. VinFast là doanh nghiệp tiên phong, mở đường xe điện tại thị trường Việt Nam. Hãng đã lắp đặt
các trạm sạc, thúc đẩy dịch vụ xe ôm công nghệ, taxi thuần điện. Điều này đã giúp Vinfast ghi dấu ấn của mình
trong lòng khách hàng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với THACO để có thể thay đổi thích nghi phù
hợp với nhu cầu của thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác
Không dừng lại ở xu hướng nhập khẩu phân phối xe nguyên chiếc như khoảng 10 năm về trước, các doanh
nghiêp đã thúc đẩy nội địa hóa, ngày càng nhiều mẫu xe được lắp ráp trong nước. Tháng 6/2022, Toyota Việt
Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đã ký Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong
nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp
hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô, triển khai trong năm 2022 - 2023. Tập đoàn Thành Công (TC Group)
và Tập đoàn ô tô Hyundai năm qua đã chính thức khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2
(HTMV2) tại khu công nghiệp Gián Khẩu (Gia Viễn, Ninh Bình). Việc Chính phủ ban hành Nghị định 125 giảm
thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện ôtô xuống 0% và kéo dài thời hạn được áp dụng đến ngày 31 tháng
12 năm 2027 càng động lực giúp các doanh nghiệp tăng tỉ lệ nội địa hóa. Từ đây cũng làm tăng mức độ cạnh
tranh của THACO trong ngành.
Ngoài việc cạnh tranh trong việc tiêu thụ xe trong nước, xuất khẩu cũng là một khía cạnh được nhiều thương
hiệu trong nước chú trọng phát triển. VinFast chính thức bấm nút xuất khẩu 999 chiếc VF 8 sang thị trường Mỹ,
thị trường khó tính hàng đầu trên thế giới, Từ đó có thể đánh giá áp lực từ đối thủ cạnh tranh khá lớn. c)
Sự khác biệt giữa các đối thủ
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô thường không có sự khác biệt quá lớn. Đối với các
thương hiệu xe chiếm thị phần lớn, các doanh nghiệp đều có xu hướng tham gia và chú trọng đầu tư phát triển.
Tuy nhiên cũng có sự khác biệt đến từ một số đối thủ, điển hình là Vinfast với sự phát triển các dòng xe điện và
thương hiệu riêng biệt. d) Các rào cản rút lui
Về công nghệ vốn đầu tư, để có thể sản xuất lắp ráp ô tô cần một nguồn vốn lớn để xây dựng nhà xưởng đầu tư
máy móc. Ngoài ra cần có các đợt chuyển giao công nghệ từ các thương hiệu để có thể lắp ráp ra một chiếc ô
tô hoàn chỉnh. Các đại lý phân phối ô tô cũng cần một không gian trưng bày sản phẩm .
Trước những biến động của nền kinh tế và sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, môi trường
công việc cũng đang ngày càng thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Máy móc, công nghệ dần thay thế sức
lao động của con người, khiến nhiều lĩnh vực trong ngành công nghiệp ô tô ngày càng có tính đào thải cao.
Theo xu hướng “chất lượng hơn số lượng”, nhiều nhà sản xuất không ngừng tìm kiếm, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao và có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Doanh nghiệp để có thể nhận các công nghệ mới cần
đầu tư đội ngũ nhân sự đủ khả năng và nắm vững chuyên môn Như vậy, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là cao 2.
Quyền thương lượng của khách hàng: lOMoAR cPSD| 45474828
Khách hàng ở đây có thể là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Đối
với mỗi doanh nghiệp, khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Tuy vậy trong các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những khách hàng quan trọng hơn và những đối tượng
này có xu hướng thể hiện sức ép mạnh hơn với doanh nghiệp. Cụ thể có thể gây sức ép về giá và thậm chí là xu
hướng phát triển sản phẩm. a) Loại khách hàng:
Khách hàng trong ngành công nghiệp ô tô chủ yếu là các khách hàng lẻ và nhà phân phối, cụ thể có thể chia
làm hai nhóm là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân hay khách hàng lẻ, họ thường quan tâm nhiều đến giá cả, kiểu dáng, mẫu mã
và tính bền lâu, ổn định của sản phẩm. Ngoài ra họ cũng quan tâm đến thương hiệu và đẳng cấp của sản phẩm,
các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty khi mua xe.
Tại Việt Nam với dân số gần 95 triệu người và đang trong giai đoạn dân số vàng, tỷ trọng lớp trẻ chiếm đa số,
với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu đã tạo nên tiềm năng phát triển của xe cá nhân, làm tăng số
lượng khách hàng trong nhóm này.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, ở đây có thể là nhà phân phối và nhà mua công nghiệp, thường họ mua
xe hay phụ tùng lắp ráp để thực hiện hoạt động kinh doanh, họ quan tâm đến giá cả, tính đa dạng của sản phẩm,
quan tâm tính ổn định và kinh tế của sản phẩm và các chính sách ưu đãi của công ty. b) Số lượng khách hàng nhỏ:
Đối với thu nhập trung bình của người Việt Nam thì chi phí để mua một chiếc xe ô tô là không nhỏ khiến người
tiêu dùng thường nhạy cảm với giá cả của mặt hàng này. Cụ thể theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc
làm Quý I và Quý II năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân tháng của người lao động
là 7,0 triệu đồng, giảm 79 nghìn đồng so với quý I/2023 và tăng 355 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022. Theo
đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới và thứ
6/11 nước khu vực Đông Nam Á.
Hình 1: Thu nhập bình quân tháng của lao động và Tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng của lao động
quý II so với cùng kỳ năm trước, giai đoạn 2020-2023
Nguồn: Thông cáo báo chí
tình hình lao động việc làm
quý II năm 2023 của Tổng cục Thống kê. lOMoAR cPSD| 45474828 Hình 2: Nguồn: IMF
Trong khi đó, THACO mặc dù hoạt
động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực
nhưng lĩnh vực chính vẫn là về sản
xuất và phân phối ô tô – THACO
AUTO. Đối với lĩnh vực này,
THACO phân phối đa dạng các
chủng loại xe ô tô từ xe du lịch (KIA, Mazda, Peugeot, BMW,
MINI), xe tải và tải chuyên dụng (
Mitshubishi Fuso, KIA Frontier,
Foton, Sinotruk, ...) đến xe bus (THACO Bus, Iveco Daily,
Mercedes – Benz). Từ đó ta có thể
nhận thấy, THACO AUTO chủ yếu
kinh doanh các phân khúc xe trung và cao cấp. Chính vì vậy gắn với thị trường Việt Nam hiện tại, không chỉ do
thu nhập của người tiêu dùng bắt đầu chững lại bởi sự trì trệ của hoạt động sản xuất vào quý IV năm 2022, ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID – 19 tới thu nhập bình quân của người dân mà còn các chính sách pháp luật, thuế
làm giá xe ở thị trường Việt Nam tăng cao càng làm nhu cầu giảm và thị trường ô tô tại Việt Nam càng ảm đạm,
đồng thời thị hiếu của người Việt Nam đa phần là sử dụng xe gắn máy.
Đó cũng là lý do để những khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô, đặc biệt các dòng xe du lịch ép giá, , từ đó gây
áp lực lớn tới doanh nghiệp. Đồng thời đòi hỏi THACO cũng cần bám sát xu hướng của thị trường, thị hiếu của
người tiêu dùng để đưa ra hướng phát triển phù hợp. c) Khách hàng mua số lượng lớn:
Với số lượng lớn, các khách hàng hay đối tác thân thiết này có thể tạo ra những sức ép nhất định về chính sách
ưu đãi, giá cả,… bởi đây có thể là nguồn thu to lớn và vững chắc của cả doanh nghiệp. Điển hình ta có thể kể
đến là các công ty vận tải như VOLVO Buses, Công ty Cổ phần Vận tải Thọ Lam, Công ty Cổ phần đầu tư vận
tải Việt Hoàng,… ; các công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe ô tô như Công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Chiến Thắng,…; các đối tác nước ngoài… đối với THACO đều là những đối tác quan trọng. Và
cũng chính điều đó đã tạo lợi thế cho các khách hàng doanh nghiệp trên bàn đàm phán và gây sức ép không nhỏ tới doanh nghiệp. d)
Là hàng hóa xa xỉ và giao dịch lớn:
Đối với các mặt hàng về xe như ô tô là những hàng hóa xa xỉ và cần chi một khoản tiền lớn trong giao dịch so
với các hàng hóa thông thường khác như quần áo, thực phẩm,… Chính điều này có thể khiến khách hàng bận
tâm tới giá cả hơn và sẽ dành nhiều nỗ lực để mua sắm với giá tốt nhất đối với những mặt hàng này. Tuy nhiên, lOMoAR cPSD| 45474828
việc loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp là hàng hóa xa xỉ cũng khiến cho khách hàng phải quan tâm nhiều
hơn vào nơi mà họ mua hàng, cùng với đó số lượng nhà cung cấp cũng không quá nhiều như các hàng hóa thiết
yếu thông thường và vô hình chung cũng giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp. e) Thông tin của khách hàng:
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin
cần thiết khi quyết định mua một chiếc xe cho bản thân mình như về nhãn hiệu, giá cả (trong và ngoài nước),
thuế, khuyến mãi, thông tin nhà cung cấp, chi phí,… Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng tìm được chiếc xe phù
hợp với sở thích và túi tiền của mình, lựa chọn nhà cung cấp chất lượng. Và khi khách hàng càng nắm được
nhiều thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, họ có thể có lợi thế hơn trong quá trình đàm phán về giá
cả cũng như các chính sách ưu đãi,… f)
Chi phí chuyển đổi khách hàng
Chi phí chuyển đổi xe khá thấp, tùy theo nhu cầu người tiêu dùng có thể bán đi chiếc xe ô tô cũ của mình và
mua một chiếc mới. Một số hãng xe còn cho phép người tiêu dùng được mua xe trả góp làm cho chi phí chuyển
đổi giảm xuống. Cùng một dòng xe, khách hàng có thể chuyển đổi từ một người bán này sang một người bán
khác. Người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn chiếc xe riêng của mình. Không cần chỉ phải
mua của THACO mà cũng có thể đến với nhà cung cấp khác.
Như vậy, khả năng thương lượng của khách hàng ảnh hưởng đến THACO từ trung bình đến cao. 3.
Quyền thương lượng của nhà cung cấp: a)
Số lượng và quy mô nhà cung cấp
Nhà cung ứng của doanh nghiệp
Nhà cung ứng về công nghệ, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, vật tư và linh kiện phụ tùng (Quốc tế) •
Máy móc sản xuất, thiết bị, công nghệ •
Linh kiện và phụ tùng oto: động cơ, hộp số, khung gầm, hệ thống điện, hệ thống truyền
động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh,... •
Dịch vụ tư vấn, đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng cho các nhà máy sản xuất ô tô của THACO.
Chủ yếu đến từ nhà cung ứng quốc tế, đối tác liên doanh, đầu tư vốn FDI… các hãng xe lớn trên thế giới như:
Hyundai Motor Company, Kia Motors Corporation, Mazda Motor Corporation, Isuzu Motors Limited, Hino
Motors Ltd, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso... •
Trong lĩnh vực linh kiện, phụ tùng ô tô: o
Hyundai Motor Company (Hàn Quốc)
Hyundai Motor Company là đối tác chiến lược của THACO trong lĩnh vực sản xuất ô tô. THACO đã ký kết
hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với Hyundai Motor Company, đồng thời hợp tác sản xuất các
mẫu xe ô tô Hyundai tại Việt Nam. o
Kia Motors Corporation (Hàn Quốc)
Kia Motors Corporation là đối tác chiến lược của THACO trong lĩnh vực sản xuất ô tô. THACO đã ký kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với Kia Motors Corporation, đồng thời hợp tác sản xuất các mẫu xe ô tô Kia tại Việt Nam. lOMoAR cPSD| 45474828 o
Mazda Motor Corporation (Nhật Bản)
Mazda Motor Corporation là đối tác chiến lược của THACO trong lĩnh vực sản xuất ô tô. THACO đã ký kết
hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với Mazda Motor Corporation, đồng thời hợp tác sản xuất các
mẫu xe ô tô Mazda tại Việt Nam. o
Isuzu Motors Limited (Nhật Bản)
Isuzu Motors Limited là đối tác chiến lược của THACO trong lĩnh vực sản xuất ô tô. THACO đã ký kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với Isuzu Motors Limited, đồng thời hợp tác sản xuất các mẫu xe ô tô Isuzu tại Việt Nam. o
Hino Motors Ltd (Nhật Bản)
Hino Motors Ltd là đối tác chiến lược của THACO trong lĩnh vực sản xuất ô tô. THACO đã ký kết
hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với Hino Motors Ltd, đồng thời hợp tác sản xuất các
mẫu xe ô tô Hino tại Việt Nam. Robert Bosch GmbH (Đức) Continental AG (Đức)
Magna International Inc. (Canada) Valeo (Pháp) o
Trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật: Siemens AG (Đức) ABB (Thụy Sĩ) Schneider Electric (Pháp)
Honeywell International Inc. (Mỹ)
Johnson Controls International PLC (Mỹ) Aptiv PLC (Mỹ) Valeo (Pháp)
Magna International Inc. (Canada) Lear Corporation (Mỹ) o
Trong lĩnh vực dịch vụ:
McKinsey & Company (Mỹ)
Boston Consulting Group (Mỹ) Bain & Company (Mỹ)
Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Anh) PricewaterhouseCoopers (Anh)
Ernst & Young Global Limited (Anh) KPMG International (Hà Lan) Willis Towers Watson (Anh) Aon plc (Ireland)
Nhà cung ứng nguyên vật liệu (Trong nước) lOMoAR cPSD| 45474828
Một số linh kiện phụ tùng THACO AUTO có thể tự sản xuất hoặc gia công tại nhà máy, chủ yếu là các
chi tiết, phụ tùng bằng kim loại, nhựa, cao su…ứng, nhà cung ứng trong nước.
Linh kiện, phụ tùng ô tô: •
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) •
Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô Việt Nam (VAMA) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Đà Nẵng (DME) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Hà Nội (HASCO)
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Việt Nam (VICO) •
Công ty Cổ phần Ô tô Thăng Long (Thăng Long) •
Công ty Cổ phần Cơ khí và Công nghệ Thăng Long (Thăng Long) •
Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Đà Nẵng (DNCONS) •
Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật ô tô (Autotech) •
Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật Việt Nam (Techcom) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Nam Định (DMC) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Thành Nam (TSN) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô An Giang (AGK) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Bình Dương (BDC) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Phú Yên (PYC) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Cần Thơ (CTC) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Đồng Nai (DNK) •
Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Long An (LAN)
Công nghệ, kỹ thuật: •
Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật ô tô (Autotech) •
Công ty Cổ phần Cơ khí và Công nghệ Thăng Long (Thăng Long) •
Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật Việt Nam (Techcom) Vật liệu thô
THACO AUTO có mạng lưới nhà cung ứng vật liệu thô rộng khắp, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Các nhà cung ứng vật liệu thô của THACO AUTO cung cấp đa dạng các sản phẩm, bao gồm: •
Thép: Thép là vật liệu chính trong sản xuất ô tô, được sử dụng để sản xuất khung gầm, thân xe,... •
Nhựa: Nhựa là vật liệu được sử dụng để sản xuất nội thất, ngoại thất,... •
Gỗ: Gỗ được sử dụng để sản xuất nội thất,... •
Rubber: Rubber được sử dụng để sản xuất lốp xe,... •
Kính: Kính được sử dụng để sản xuất kính chắn gió,... •
Kim loại: Kim loại được sử dụng để sản xuất các chi tiết nhỏ,... lOMoAR cPSD| 45474828
Một số nhà cung ứng vật liệu thô lớn của THACO AUTO bao gồm: Trong nước: •
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (Hòa Phát) •
Công ty Cổ phần Thép Việt Nam (VNSTEEL) •
Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng (DNR) •
Công ty Cổ phần Nhựa Đông Á (Dong A Plastics) •
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) •
Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (An Cường) •
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) •
Công ty Cổ phần Kính nổi Việt Nam (Vitro) •
Công ty Cổ phần Kim loại màu Việt Nam (Vinacomin) Quốc tế: • ArcelorMittal (Luxembourg) • Nippon Steel (Nhật Bản) • ThyssenKrupp (Đức) • BASF (Đức) • Bayer (Đức) • Dow (Mỹ) • ExxonMobil (Mỹ) • Sinopec (Trung Quốc) • PetroChina (Trung Quốc)
Dưới đây là một số ví dụ về hợp tác giữa THACO AUTO và các nhà cung ứng vật liệu thô:
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (Hòa Phát): Hòa Phát là nhà cung ứng thép lớn nhất Việt Nam. Hòa Phát
cung cấp cho THACO AUTO nhiều loại thép, bao gồm thép tấm, thép cuộn, thép ống,...
Công ty Cổ phần Nhựa Đông Á (Dong A Plastics): Dong A Plastics là nhà cung cấp nhựa lớn nhất Việt Nam.
Dong A Plastics cung cấp cho THACO AUTO nhiều loại nhựa, bao gồm nhựa ABS, nhựa PP, nhựa PE,...
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC): DRC là nhà cung cấp cao su lớn nhất Việt Nam. DRC cung cấp
cho THACO AUTO nhiều loại cao su, bao gồm cao su tự nhiên, cao su tổng hợp,...
Các hợp tác này đã góp phần giúp THACO AUTO đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu thô ổn định, đáp ứng nhu
cầu sản xuất của công ty. Nhà cung ứng Vốn
THACO AUTO có nguồn vốn đầu tư đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: • Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của THACO AUTO đến từ các cổ đông của công ty, bao gồm các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. • Vốn vay lOMoAR cPSD| 45474828
Vốn vay của THACO AUTO đến từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. •
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
THACO AUTO đã nhận được vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm Hyundai Motor
Company, Kia Motors Corporation, Mazda Motor Corporation, Isuzu Motors Limited, Hino Motors Ltd,...
Dưới đây là một số nhà cung ứng vốn cho THACO AUTO: •
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) •
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) •
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) •
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) •
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) •
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) •
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) •
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) •
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) Cụ thể; •
Vietinbank đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 10.000 tỷ đồng với THACO AUTO để tài trợ
cho dự án sản xuất xe ô tô điện tại Chu Lai. •
Vietcombank đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 6.000 tỷ đồng với THACO AUTO để tài trợ
cho dự án sản xuất xe bus điện tại Chu Lai. •
BIDV đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 5.000 tỷ đồng với THACO AUTO để tài trợ cho dự
án sản xuất xe tải điện tại Chu Lai. •
ACB đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng với THACO AUTO để tài trợ cho dự án
sản xuất xe máy điện tại Chu Lai. •
NCB đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 3.000 tỷ đồng với THACO AUTO để tài trợ cho dự án
sản xuất xe ô tô thương mại tại Chu Lai. •
Các khoản đầu tư này đã góp phần giúp THACO AUTO mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Ngoài ra, THACO AUTO còn nhận được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm: • Hyundai Motor Company • Kia Motors Corporation • Mazda Motor Corporation • Isuzu Motors Limited • Hino Motors Ltd
Thông qua việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, THACO AUTO đã có được nguồn lực tài chính vững
mạnh, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của công ty. lOMoAR cPSD| 45474828
Theo nguồn tin của Reuters, Tập đoàn Trường Hải (THACO Group) có thể bán khoảng 20% cổ phần Thaco
Auto. THACO cùng với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) đang làm việc với các
nhà đầu tư về kế hoạch phát hành cổ phần mới cho các nhà đầu tư chiến lược lên tới 10% cổ phần của
THACO AUTO. Hiện vốn điều lệ Thaco Auto là 7.835 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch phát hành thêm cho các
cổ đông bên ngoài để tăng vốn điều lệ lên 11.500 tỷ đồng, đồng thời đáp ứng điều kiện trở thành công ty đại
chúng. -> THACO huy động vốn linh hoạt hơn, giảm áp lực khi phân chia rủi ro cho các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán. Nhà cung ứng nhân lực
THACO có mạng lưới nhà cung ứng nguồn nhân lực rộng khắp trên cả nước, bao gồm các doanh nghiệp trong
nước và quốc tế. Các nhà cung ứng nguồn nhân lực của THACO cung cấp đa dạng các dịch vụ, bao gồm:
• Tuyển dụng: Tuyển dụng lao động phổ thông, lao động có tay nghề, lao động kỹ thuật, lđ quản lý.
• Đào tạo: Đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, đào tạo nâng cao trình độ.
• Giới thiệu việc làm: Giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp.
Một số nhà cung ứng nguồn nhân lực lớn của THACO bao gồm:
• Trong nước: Công ty Cổ phần Cung ứng Lao động và Dịch vụ Thương mại (TeccoPro), Công ty Cổ phần
Cung ứng nhân lực và Thương mại Quốc tế (Humans Group), Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực và Dịch vụ (VinHR),...
• Quốc tế: Adecco, ManpowerGroup, Randstad,...
Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, THACO luôn thực hiện các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng chặt chẽ, bao gồm:
• Chất lượng dịch vụ: Nhà cung ứng phải cung cấp dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và giới thiệu việc làm chất lượng cao.
• Uy tín: Nhà cung ứng phải có uy tín trên thị trường.
• Khả năng đáp ứng nhu cầu: Nhà cung ứng phải có khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của THACO.
THACO luôn coi trọng việc hợp tác với các nhà cung ứng nguồn nhân lực để cùng nhau phát triển, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Dưới đây là một số ví dụ về hợp tác giữa THACO AUTO và các nhà cung ứng nguồn nhân lực:
• TeccoPro: TeccoPro là nhà cung ứng nguồn nhân lực hàng đầu Việt Nam, cung cấp đa dạng các dịch vụ
tuyển dụng, đào tạo và giới thiệu việc làm. THACO AUTO và TeccoPro đã hợp tác trong nhiều năm qua,
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà máy của THACO AUTO trên cả nước.
• Humans Group: Humans Group là một tập đoàn cung ứng nhân lực đa quốc gia, có trụ sở tại Việt Nam.
Humans Group cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và giới thiệu việc làm cho nhiều ngành nghề
khác nhau, bao gồm cả ngành ô tô. THACO AUTO và Humans Group đã hợp tác trong năm 2023 để cung
cấp nguồn nhân lực cho dự án sản xuất xe ô tô điện của THACO AUTO tại Chu Lai.
• VinHR: VinHR là công ty cung ứng nhân lực của Tập đoàn Vingroup. VinHR cung cấp các dịch vụ tuyển
dụng, đào tạo và giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vingroup, bao gồm cả THACO lOMoAR cPSD| 45474828
AUTO. THACO AUTO và VinHR đã hợp tác trong nhiều năm qua, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các nhà máy của THACO AUTO trên cả nước.
Các hợp tác này đã góp phần giúp THACO AUTO đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, đảm
bảo sản xuất kinh doanh của công ty.
Số lượng cũng như quy mô nhà cung ứng lớn, đều là các doanh nghiệp thuộc top đầu khu vực cũng như quốc
tế ->sức ép từ thấp đến trung bình
Số lượng doanh nghiệp nhà cung ứng thay thế nhiều-> áp lực thấp b)
Mối quan hệ với nhà cung cấp
Mối quan hệ của THACO với các doanh nghiệp cung ứng tốt, bền chặt. THACO AUTO là một doanh nghiệp
lớn, có sức mua lớn, có thể đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng với các nhà cung ứng, có mối quan hệ hợp
tác lâu dài với nhiều nhà cung ứng, có thể tạo ra sự gắn kết và tin tưởng giữa hai bên. -> dễ thương lượng-> áp lực thấp. c)
Sự phụ thuộc với nhà cung cấp
Bên cạnh đó, THACO AUTO có thể tự sản xuất một số linh kiện và phụ tùng, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào
nhà cung Cụ thể, THACO AUTO đã phát triển sản phẩm phù hợp, đẩy mạnh chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng
và cơ khí cho nhiều hãng ô tô, xe máy và các doanh nghiệp FDI như Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio, Amann,
Makitech. Nắm bắt xu thế này, THACO AUTO đã liên kết với các doanh nghiệp FDI để cung cấp linh kiện
OEM, OEM là hình thức sản xuất linh kiện cho công ty khác và sản phẩm được đưa ra thị trường sẽ dưới tên
của công ty đặt làm sản phẩm, tức là THACO ngày càng độc lập hơn trong việc cung ứng cũng như xuất khẩu
linh kiện, phụ tùng xe oto. hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu d) Tính khan hiếm và sự khác biệt các yếu tố đầu vào
Sản phẩm ít sự khác biệt, các sản phẩm và dịch vụ này có tính cạnh tranh cao, dễ bị thay thế bởi các nhà cung
ứng khác.-> dễ chuyển đổi. e)
Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
Chi phí chuyển vẫn tương đối cao
Dựa trên số liệu công bố chính thức từ VAMA, TC Group và VinFast, trong tháng 6 vừa qua Hyundai đã vượt
qua Toyota vươn lên là thương hiệu tiêu thụ nhiều xe nhất ở Việt Nam khi đạt 5.108 xe (tăng 42,9% so với tháng
5), đẩy Toyota xuống vị trí thứ 2 khi tiêu thụ được 5.090 xe (tăng 36% so với tháng 5). Những vị trí tiếp theo
thuộc về các thương hiệu: Kia (3.290 xe, tăng 22%), VinFast (3.155 xe, tăng 6,38%), Ford (3.121 xe, tăng 34%),
Mazda (2.750 xe, tăng 19%)…
Mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vừa là điểm mạnh cũng như là điểm yếu của THACO khi mà THACO có
mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung ứng cũng như có hệ thống sản xuất lắp ráp phụ thuộc vào nhà cung
ứng. Một lần nữa chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tương đối cao 4.
Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng:
Hiện nay, thị trường xe ôtô tại Việt Nam đang tồn tại rất nhiều các nhà sản xuất có danh tiếng cùng với
những dòng xe chất lượng cao khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với thị phần khá lớn so với các đối lOMoAR cPSD| 45474828
thủ còn lại, THACO có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, THACO cũng không thể lơ là với các đối thủ tiềm ẩn. a)
Sức hấp dẫn của ngành:
Sau thời gian chùng xuống do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp ô tô nói chung và thị trường
Việt Nam nói riêng đã có những bước phục hồi. Số liệu từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô
tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, trong nửa đầu năm 2023 tổng doanh số bán ô tô của các thành viên
thuộc VAMA đạt 137.327 xe. Tính cả lượng xe VinFast, Hyundai bán ra, tổng lượng ô tô mới tiêu thụ tại Việt
Nam trong nửa đầu năm 2023, người Việt đã mua sắm tổng cộng 176.976 xe ô tô các loại..
Theo Bộ Công thương, đến hết năm 2022, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô (OEM) và 259
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô. Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm, trong đó
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%. Mặc dù
quy mô “đông đúc” như thế và mục tiêu của Chính phủ là phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nhưng theo chuyên
gia ô tô Huỳnh Tấn Công, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), thực tế tỷ
lệ nội địa hóa ô tô du lịch tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8-10%. Điều này thể hiện các hoạt động sản xuất,
lắp ráp ô tô ở Việt Nam vẫn là nơi lý tưởng để các doanh nghiệp trong nước đầu tư và tham gia. Nhu cầu tiêu
thụ ô tô tăng cùng với tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp ô tô cho thấy thị trường ô tô Việt Nam đang
ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh hơn. b) Những rào cản gia nhập ngành:
Đòi hỏi về vốn và kỹ thuật:
Việc đòi hỏi lượng vốn ban đầu rất lớn và khả năng thu hồi vốn chậm là một trong những lý do gây nên rào cản
gia nhập cao của ngành sản xuất kinh doanh ô tô. Điển hình như sự gia nhập ngành của Vingroup với Vinfast -
được đầu tư hơn 4,2 tỷ USD, chưa kể thương vụ thâu tóm nhà máy GM Việt Nam, bắt tay nhận chuyển giao
công nghệ với hàng loạt các công ty thiết kế, kỹ thuật và linh kiện hàng đầu châu u để tạo ra sản phẩm đáp ứng
tiêu chuẩn quốc tế và sử dụng hệ thống phân phối Vincom sẵn có - nhưng hiện tại vẫn chưa chắc chắn về sự
thành công của thương hiệu này.
Tuy nhiên so với các ngành đặc thù khác như hàng không, thì kỹ thuật của ngành ô tô không quá cao do các
linh kiện, máy móc,… doanh nghiệp có thể nhập từ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp và chỉ cần tiền hành
lắp ráp. Nhưng nhìn chung, đòi hỏi về vốn và kỹ thuật của ngành này là cao và gây rào cản gia nhập ngành lớn.
Lợi thế chi phí tuyệt đối, tính kinh tế về quy mô: lOMoAR cPSD| 45474828
Một trong những rào cản khi gia nhập ngành mà các thương hiệu mới phải đối mặt đó chính là lợi thế mà các
doanh nghiệp khác trong ngành đang có: tính hiệu quả về mặt chi phí sản xuất và vận hành hệ thống. Các ông
lớn có tuổi đời lâu như Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, GM Daewoo, Hyundai Motor Việt
Nam… đều có quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm với số lượng lớn do đó chi phí trên
một đơn vị sản phẩm được giảm đáng kể. Các doanh nghiệp mới muốn nhập ngành sẽ phải đầu tư với quy mô
xấp xỉ với các công ty hiện hữu và sẽ phải mất một thời gian dài để đạt được hiệu quả chi phí. Đặc biệt với quy
mô lớn, chi phí thấp cũng đòi hỏi doanh nghiệp tham
gia không thể nâng giá cả cao hơn so với thị trường,
và điều này cũng gây trở ngại cho doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.
Nhiều thương hiệu lớn và sự trung thành nhãn hiệu:
Rào cản gia nhập thị trường ô tô trong nước là khá lớn
do đã có sự phân chia thị phần ô tô rõ ràng của các
thương hiệu lớn. Trong đó THACO dẫn đầu với 31,8%
thị phần và theo sau lần lượt là Hyundai
(19,35%), Toyota (19%), Honda (7,6%) và Ford
(6,1%). Bên cạnh đó, khách hàng cũng trung thành với
các nhãn hiệu có lịch sử lâu đời và sự uy tín nhất định
trên thị trường nên các hãng sản xuất ô tô mới xuất hiện sẽ thường bị thiếu năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, ô tô
cũng là một trong những mặt hàng xa xỉ nên người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc kĩ càng và sẽ luôn ưu tiên lựa
chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu có tiếng hơn là mạo hiểm lựa chọn các hãng còn non trẻ.
Như vậy, sức đe dọa của các đối thủ tiềm năng tương đối thấp cho THACO do có rào cản gia nhập ngành lớn.
Một doanh nghiệp mới sẽ rất khó khăn khi tham gia vào thị trường ô tô, với chi phí đầu tư sản xuất lớn, cần
phải có một hệ thống phân phối mạnh, trong khi đó trên thị trường khách hàng đã quen dùng các hãng nổi tiếng, quen thuộc. 5.
Tiềm năng phát triển của các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng có thể lựa chọn thay cho sản
phẩm của doanh nghiệp. Chúng có sự tương đồng về giá trị sử dụng nhưng có thêm tính năng, công dụng mới
đa dạng hơn mà giá cả lại vô cùng cạnh tranh. Đây là một áp lực lớn cho doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải không ngừng sáng tạo để cải tiến sản phẩm của mình. a) Sản phẩm thay thế của ngành:
Đối với ngành sản xuất lắp ráp và phân phối, bán lẻ ô tô của THACO, sản phẩm thay thế có thể bao gồm các loại: lOMoAR cPSD| 45474828
Phương tiện công cộng: xe buýt, tàu trên cao; Xe máy Xe đạp Xe điện Tàu hỏa, máy bay,... b)
Tốc độ tăng trưởng của ngành cung cấp sản phẩm, dịch vụ thay thế:
Lắp ráp, sản xuất xe máy:
Số liệu bán hàng vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố cho thấy, trong quý
2/2023 (tính từ tháng 4 đến 6.2023), 5 thành viên thuộc VAMM gồm: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM
đã bán ra thị trường tổng cộng 588.926 xe máy các loại, giảm 45.762 xe tương đương 7,2% so với quý 1/2023.
Đây là quý thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 doanh số bán xe máy của các thành viên VAMM sụt giảm, đồng thời
là quý bán hàng có doanh số thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Cộng dồn nửa đầu năm 2023, người Việt
đã mua sắm tổng cộng 1,224 triệu xe máy các loại, con số này chưa bao gồm doanh số của các đại lý xe máy
không chính hãng cũng như một số thương hiệu mô tô như Kawasaki, Harley-Davidson, KTM, Husqvarna,
Ducati… So với cùng kỳ năm ngoái, lượng tiêu thụ xe máy tại Việt Nam quý 1/2023 thấp hơn 185.390 xe tương
đương khoảng 13,1%. Kết quả này cho thấy xu hướng người Việt đang giảm mua xe máy. Bán lẻ xe đạp:
Theo báo cáo của Statista, doanh thu từ mảng xe đạp tại Việt Nam dự kiến cán mốc 295,8 triệu USD vào năm
2023. Doanh thu dự kiến ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2023 – 2027 là 5,88%,
dẫn đến việc thị trường xe đạp Việt Nam có thể ghi nhận doanh thu đạt mức 371,8 triệu USD vào năm 2027.
Trong khi đó, xét về doanh số, Statista dự đoán doanh số bán xe đạp tại Việt Nam vào năm 2027 sẽ đạt mức
2,49 triệu chiếc. Ngoài ra, doanh số bán xe đạp hàng năm tại Việt Nam, theo dự đoán của Statista, luôn duy trì
ở mức trên 2 triệu chiếc mỗi năm và tăng trưởng đều qua từng năm trong giai đoạn 2023 – 2027. Xe điện:
Theo BMI Research, một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions, tỷ lệ sử dụng xe điện của Việt Nam dự kiến sẽ
tăng lên 13,6% vào năm 2023, từ mức 2,9% một năm trước. Trong khi xe điện chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thị
trường xe du lịch tại Việt Nam, công ty nghiên cứu kỳ vọng sẽ tăng trưởng ít nhất gấp đôi vào năm 2023. Hiệp
hội Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo rằng Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm
2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040. Theo 6Wresearch, quy mô thị trường xe điện Việt Nam được
dự kiến sẽ đạt tỷ suất tăng trưởng hàng năm (CAGR) 22,9% trong giai đoạn 2020-2025. c) Các điều kiện thúc
đẩy sự phát triển của sản phẩm thay thế:
Một phần lớn trong quy mô thị trường tiêu dùng là những người có thu nhập trung bình và thấp, nên nhu cầu
về các sản phẩm thay thế cao. Cụ thể đã đề cập ở trên, thu nhập bình quân tháng của người lao động Việt Nam
tại Quý I và II/2023 là 7,0 triệu đồng. lOMoAR cPSD| 45474828
Chính phủ đưa ra các chính sách nhằm kích cầu người dân hướng tới sử dụng ô tô điện. Từ ngày 1-32022,
Chính phủ quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt về 3% đối với các dòng xe dưới 9 chỗ (trước sửa đổi là 15%)
nhằm thúc đẩy ô tô điện phát triển tại Việt Nam. Ô tô điện chạy pin cũng được miễn thuế trước bạ trong 3 năm,
bắt đầu từ 1-3-2023 theo nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 15/1/2023.
Các dự án phát triển và cải thiện giao thông công cộng được chú trọng triển khai. Giao thông công cộng ngày
càng thuận tiện cho giao thông, giá cả cạnh tranh và an toàn hơn so với ô tô cá nhân.
Đặc điểm quy hoạch các tuyến đường, phố ở VN: Ở Việt Nam còn tồn tại các ngõ ngách nhỏ, các đường gom
không phù hợp với việc di chuyển bằng ô tô. Vì vậy, tại Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chiếm
tỷ trọng lớn nhất, dù thị trường xe máy tại Việt Nam đã có dấu hiệu bão hòa và đang bước sang giai đoạn ô tô hoá. d)
Lợi thế và hạn chế của sản phẩm, dịch vụ thay thế so với sản phẩm của ngành là ô tô:
Lợi thế của một số sản phẩm thay thế
Xe máy nhỏ gọn, tiện lợi, dễ điều khiển, phù hợp với nhiều loại địa hình, chi phí xăng xe, sửa chữa, duy
trì nói chung ít hơn ô tô, phù hợp với phân khúc khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình
Các phương tiện giao thông công cộng an toàn, chi phí thấp, thân thiện với môi trường hơn (do làm giảm
lượng khí thải khi chở được nhiều người trên xe thay vì nhiều xe lẻ)
Các loại xe điện được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn khi không có khí thải, góp phần giảm
thiểu lượng khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm so với các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (ICE) truyền thống.
Các loại tàu, máy bay di chuyển được quãng đường xa hơn, nhanh hơn, sức chứa lớn hơn.
Hạn chế của các sản phẩm thay thế so với ô tô:
Tránh những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa, nắng, bụi bẩn, chở được nhiều người và di chuyển
được nhiều đồ đạc hơn xe máy.
Tính linh hoạt cao hơn các loại hình giao thông công cộng (Các phương tiện giao thông công cộng chỉ có
những điểm, trạm dừng cố định).
Tính an toàn cao hơn xe máy (Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông
đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.)
Với các loại xe điện, hạn chế về hạ tầng trạm sạc vẫn còn là thách thức lớn khiến người tiêu dùng e ngại
chuyển sang sử dụng xe điện so với xe xăng truyền thống.
Với các loại phương tiện như tàu, máy bay: số tuyến hoạt động ít, bị hạn chế về quãng đường và tuyến
đường di chuyển. Chi phí trên 1 lần di chuyển cao hơn so với ô tô.
Như vậy, ảnh hưởng của các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến ngành ô tô là thấp. Mặc dù nó ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của THACO, nhưng lại không chịu quá nhiều áp
lực từ sản phẩm thay thế do giá ô tô vẫn rất cao, lợi nhuận vẫn hoàn toàn được đảm bảo. Tuy nhiên, THACO lOMoAR cPSD| 45474828
vẫn cần phải đề ra những kế hoạch tối thiểu hóa chi phí, đồng thời cải thiện và phát triển thêm các tính năng,
mẫu mã. Làm nổi bật được ưu điểm của ô tô so với các sản phẩm thay thế khác. IV.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THACO: 1. Cơ hội:
Số lượng nhà cung ứng lớn: Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam có sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp, cả trong nước và nước ngoài. Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, giúp THACO có
nhiều lựa chọn và có thể thương lượng để có được mức giá và điều kiện hợp lý.
Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện: Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam đang ngày càng
phát triển, với sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này giúp THACO có thể tiếp cận với
các sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng: THACO đang đẩy mạnh xuất khẩu ô tô sang các thị trường nước
ngoài. Điều này giúp THACO có thể tiếp cận với các nhà cung ứng trên toàn cầu, mở ra cơ hội htác mới. Khả
năng tự chủ về nguồn cung ứng: Linh kiện, phụ tùng, vốn… 2. Thách thức
Áp lực về giá cả: Các doanh nghiệp sản xuất ô tô đang phải đối mặt với áp lực về giá cả từ các nhà cung
ứng. Điều này khiến THACO cần phải có chiến lược hợp lý để quản lý chi phí, nhằm đảm bảo giá thành sản phẩm cạnh tranh.
Áp lực về chất lượng: Các doanh nghiệp sản xuất ô tô cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với các nhà cung ứng của THACO.
Áp lực về thời gian giao hàng: Các doanh nghiệp sản xuất ô tô cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu linh kiện
và phụ tùng cho sản xuất. Điều này đặt ra áp lực về thời gian giao hàng đối với các nhà cung ứng của THACO.
Đòi hỏi phải cải tiến kĩ thuật, tự chủ linh kiện, máy móc: khi công nghệ càng phát triển, trình độ cải tiến
sản xuất ngày càng tăng thì các đối thủ tiềm năng sẽ ngày càng có cơ hội tham gia vào thị trường Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với họ có thể là đối thủ trực tiếp của THACO trong tương lai. Bởi vậy, THACO cần không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như thực hiện những chiến lược tăng cường sản xuất, đầu tư
nâng cấp hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic và tiếp tục nâng cấp quy mô showroom/đại lý trên cả nước…
để giữ được vị thế vững chắc của mình trên thị trường. V. LINK DRIVE PPT
https://drive.google.com/drive/folders/14m9apCtPuL3_fDPzQr98Ce-nccpuTxQx?usp=drive_link