PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ (HỆ THỐNG CỬA HÀNG KFC TẠI VIỆT NAM) | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Môi trường vi mô của KFC tại Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Để duy trì và phát triển thị phần, KFC cần tiếp tục cải tiến chất lượng dịch vụ, mở rộng thực đơn, và tăng cường các hoạt động marketing nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Thay đổi thói quen tiêu dùng: Khách hàng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc thực phẩm, điều này đòi hỏi KFC phải điều chỉnh chiến lược.
Môn: Quản trị doanh nghiệp(CG)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ
(HỆ THỐNG CỬA HÀNG KFC TẠI VIỆT NAM) Nguyễn Diệu Linh Mã sinh viên : 13032148 Hà Nội, 30/05/2015 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................1
PHẦN 1. VÀI NÉT VỀ KFC.....................................................2
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KFC:............................................2
II.VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KFC...............................3
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA KFC TẠI VIỆT NAM. . .4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:.......................................................4
1. Doanh nghiệp:...........................................................4
2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:............................4
3. Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh:.......................4
II.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA KFC TẠI VIỆT
NAM:...........................................................................5
1. Các đối thủ cạnh tranh:.................................................5
2. Khách hàng..............................................................8
3. Nhà cung ứng..........................................................11
4. Đối thủ tiềm ẩn:.......................................................14
5. Sản phẩm thay thế.....................................................16
KẾT LUẬN....................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................19 1 LỜI MỞ ĐẦU
Nền văn mình nhân loại luôn luôn phát triển không ngừng nghỉ, đã và đang đạt
được rất nhiều thành tựu to lớn. Có được những điều đó chính là nhờ sự phát
triển của kinh tế và xã hội. Mà nói đến kinh tế, thì không thể không nhắc tới
doanh nghiệp- những phần tử của nền kinh tế, sự phát triển và thành công của nó
phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng vói môi trường kinh
doanh đó. Đây là mối quan hệ tương tác nhân quả không thể thiếu và vì thế như
một lẽ đương nhiên, muốn doanh nghiệp thành công, người kinh doanh luôn phải
nắm rõ và phân tích được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là lí do
vì sao tôi chọn đề tài: “ Phân tích môi trường vi mô của doanh nghiệp cụ thể” –
một yếu tó trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp làm đề tài tiểu luận.
Thời đại phát triển, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động và thành công, nổi
tiếng ở mọi lĩnh vực , quốc gia khác nhau. Tôi chọn KFC- hẳn đã rất quen thuộc với
người dân thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng- một thương hiệu đồ ăn
nhanh có lịch sử lâu đời, được coi là một trong những “ông lớn” trong các thương hiệu
fast food. Trải qua những khó khăn và đạt được thành công như hôm nay, KFC đã nắm
rõ và có những chiến lược rất tốt phù họp với môi trường kinh doanh của mình mà ở
đây, tôi sẽ phân tích môi trường vi mô của KFC tại Việt Nam. 2
PHẦN 1. VÀI NÉT VỀ KFC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KFC:
KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một
trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC
chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các
loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà
hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi Đại tá Harland Sanders,
ông ra đời tại Henryville, bang Indiana, Mỹ. Vào thập niên 30 Sanders khởi đầu sự
nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng
nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky.. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn
gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó
là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của
bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky
Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky.Bốn năm sau, những thiết lập ban
đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên
cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong
một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại
hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng để
làm ra món gà rán độc đáo với vỏ bột vàng rộm, hương vị thơm ngon mà chỉ
có KFC mới làm được.[1] 3
II.VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KFC
Năm 1964: John Y.Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu “Kentucky
Fried Chicken” với giá 2 triệu USD. Mời “Colonel” Sanders làm “Đại Sứ
Thiện Chí” và đã có 638 nhà hàng.
Năm 1969: Tham gia thị trường chứng khoán New York, “Colonel” Sanders
mua 100 cổ phần đầu tiên.
Năm 1986: Nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được mua lại bởi PepsiCo vào ngày 1-10-1986.
Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế “Kentucky Fried Chicken” bằng “KFC”.
Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản.
Năm 1994: KFC khai trương nhà hàng thứ 9.000 tại Thượng Hải – Trung Quốc.
Năm 1997: “Tricon Global Restaurants” và “Tricon Restaurants
International” – (TRI) được thành lập vào ngày 7 –10-1997.
Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John
Silver’s(LJS) từ “Yorkshire Global Restaurants” và thành lập “YUM!
Restaurants International” – (YRI).
Ngày nay: KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng
nhất trên thế giới với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống
nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới.
KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một
ngày trên toàn thế giới (Dữ liệu năm 1998).[2]
Hơn nữa, năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140
nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước Việt Nam, trở
thành thương hiệu đồ ăn nhanh được người dân Việt Nam đặc biệt là giói trẻ yêu thích. [3] 4
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA KFC TẠI VIỆT NAM
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 1.Doanh nghiệp:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp, trong đó, theo
Luật doanh nghiệp năm 2015: “
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Luôn tồn tại song song với doanh nghiệp, là môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh chính là tổng hợp các yếu tố, các
điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ
tương tác vói nhau và đồng thời tác dộng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, các điều kiện lại
khác nhau. Các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không cố định một cách tĩnh mà thường xuyên vận động biến đổi. Bởi vậy
để nâng cao hoạt động doanh nghiệp, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy
bén và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
3. Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Xét theo
cấp độ tác động đến sản xuất và quản trị doanh nghiệp, có cấp độ nền kinh tế
quốc dân (môi trường vĩ mô) và cấp độ ngành (môi trường vi mô).
Trong đó môi trường vi mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và các
yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức dộ cạnh 5
tranh trong ngành kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là: Các đối thủ cạnh
tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
II.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA KFC TẠI VIỆT NAM:
1. Các đối thủ cạnh tranh:
Có được những thành công tại thị trường Việt Nam ngày hôm nay, KFC cũng đã
từng trải qua thời kỳ khó khan với 7 năm chịu lỗ và vượt qua đó bằng những chiến
lược thận trọng. Năm 1997 tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl đánh dấu
sự xuất hiện của KFC tại Việt Nam. Khi đó khi người tiêu dùng còn xa lạ với khái
niệm “thức ăn nhanh” và mùi vị của nó. Do đó KFC liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm
liền kể từ khi có cửa hàng đầu tiên. Số lượng cửa hàng của KFC tăng trưởng rất
chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa hàng. Việt Nam là đất nước với nền ẩm thực vô
cùng phong phú và đa dạng, không dễ gì mà thay đổi được thói quen ẩm thực của
người Việt, nên lúc đó, đối thủ khó khan mà KFC phải đối mặt chính là những cửa
hàng đồ ăn vặt , đồ ăn truyền thống của Việt Nam. Để có được chỗ đứng trên thị
trường, KFC đã tìm hiểu rất kĩ để đưa ra những chiến lược quan trọng về sản phẩm.
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt
Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị
người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải
Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt
Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ
Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.[3] Bên cạnh đó KFC cũng nắm được những điểm mạnh
của các thương hiệu quốc tế lại chính là điểm yếu của fast food Việt. Theo ông
Hoàng Tùng - Nhà sáng lập, CEO thương hiệu Pizza Home: Đồ ăn nhanh Việt
thường được đầu tư hời hợt, chủ yếu là các cửa hàng, quán ăn vỉa hè, đồ đạc và trang
bị không có sự chỉn chu, thiếu cảm nhận về đồ ăn sạch sẽ, thiếu cảm giác hiện đại
như các quán fast food quốc tế. Một quán ăn fast food Việt có thể thành công ở 1 cửa
hàng nhưng khi mở rộng thành 1 chuỗi cửa hàng, chất lượng sản phẩm lập tức bị
chông chênh, không giữ được nguyên vẹn khẩu vị. Ví dụ Phở 24 sau 1 thời gian mở 6
rộng đã bị nhiều người kêu ca vì không thể giữ vững khẩu vị tại chuỗi quán
của mình. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng của KFC thực hiện việc đồng bộ
hóa sản phẩm rất tốt[4]. Tuy điều thay thế những món ăn truyền thống của
người Việt Nam là không thể nhưng KFC cũng đã vươn mình phát triển mạnh
mẽ nhờ phân tích và đánh giá đúng ưu nhược điểm của đối thủ.
Hiện nay thì KFC đã rất thành công tại Việt Nam nói riêng.Theo thống kê của Bộ
Công thương Việt Nam, tổng doanh số của ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam năm
2011 ước tính đạt 870 tỉ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Với mức tăng trưởng
khoảng 30% mỗi năm, thị trường thức ăn nhanh đang trở thành ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định trong các ngành hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay.
Tuy nhiên khi mọi người dần yêu thích thức ăn nhanh, và nhất là khi quá trình hội
nhập diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều các thương hiệu đồ ăn nhanh xuất hiện với nguồn
gốc từ châu Âu đến châu Á như Lotteria, MC’Donald, Jollibee, Burger King, …..
Trong đó Lotteria được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của KFC. [5] 7
Lotteria- Đối thủ với chiế lược cạnh tranh đối đầu trực tiếp của KFC.
Theo thống kê của AC Neilsen Vietnam, 2 hãng là KFC và Lotteria đang nắm
gần như toàn bộ thị phần của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam. Cụ thể,
năm 2012, KFC có 125 cửa hàng trên toàn Việt Nam với thị phần lên đến
47.25%, theo sau là Lotteria với thị phần lên đến 36.67%.
Điểm mạnh của Lotteria là xuất thân từ Hàn Quốc, kinh nghiệm vận hành và thông
hiểu văn hóa châu Á cùng với làn sóng “Hallyu”, sự xâm nhập của K-Pop là điểm
tựa để Lotteria đến gần với người Việt đặc biệt là giới trẻ và phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây. Lotteria đã lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
làm chủ đạo, tiến hành chiếm lĩnh nhanh thị trường thức ăn nhanh. Lotteria cung cấp
các sản phẩm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như thịt bò, thịt lợn, cá, tôm...
Các sản phẩm của nó cũng rất đa dạng từ Hamburger (tương tự các nhãn hiệu cạnh
tranh khác) cho tới cơm theo kiểu Việt Nam.Các combo (các gói sản phẩm như đồ
ăn và nước uống chung nhau) sản phẩm của chuỗi thức ăn nhanh đến từ đất nước
kim chi này khá đa dạng để đáp ứng nhu cầu khác nhau trên thị trường. Thông qua
việc làm này, Lotteria cố gắng thu hút khách hàng từ các phân khúc khác nhau từ
cao cấp cho tới bình dân.
Tuy nhiên chính sự đa dạng hóa này cũng đem lại sự bất lợi cho Lotteria. KFC đã
tận dụng thế mạnh của mình với sản phẩm chủ lực là gà thì chuỗi cung ứng của
Lotteria lại có đến 4-5 loại sản phẩm chủ lực. Chi phí cao, các rủi ro thừa thiếu
nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu, đồng nhất trong chất lượng nguyên vật
liệu là các thách thức cho Lotteria khi vận hành chuỗi nhà hàng. Hơn nữa, vận hành
quá nhiều sản phẩm tại các cửa hàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất
lượng dịch vụ không tốt. Quản lý chất lượng nhiều sản phẩm 8
cũng dễ dàng dẫn tới sai hỏng thay vì chỉ tập trung một loại sản phẩm gà như
KFC. Điều này dẫn tới nguy cơ khách hàng không hài lòng sẽ lớn hơn nhiều
so với KFC. Đứng về phía kinh doanh, việc đa dạng các loại sản phẩm cũng
sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận khi các sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận
biên là khác nhau. KFC có thể tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận dễ dàng hơn
nhiều so với Lotteria. Hơn nữa, Lotteria không có các sản phẩm tạo ra điểm
nhấn cũng như sự khác biệt riêng như KFC.
Trong năm 2013, Lotteria có phần nhỉnh hơn KFC trên nhiều phương diện
như cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, số lượng cửa hàng mới trên thị trường.
Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng của đối thủ với KFC là khá mạnh.
Để đối chọi với Lotteria, KFC sẽ tiếp tục phát triển các vị trí cửa hàng mới và
sẽ mở rông§ ra các thành phố nhằm tăng đô §phủ trên toàn Viêt§Nam. Có thể
KFC sẽ có môt§chương trình làm mới trang thiết bị nôi§thất đồng thời làm
mới lại diên§ mạo bên ngoài của các cửa hàng.Năm 2014, trong chiến lược
của mình, KFC vẫn cố gắng bảo toàn vị trí dẫn đầu là người định dạng thói
quen và xu hướng ăn uống thức ăn nhanh tại Viêt§Nam. [6] 2. Khách hàng:
Một doanh nghiệp muốn tồn tại được tất nhiên là phải cần đến khách hàng, sự
cạnh tranh có thành bại hay không phụ thuộc rất lớn vào độ yêu thích và tìn nhiệm
của khách hàng và một vấn đề quan trọng khác: khả năng trả giá của họ.
Nói đến đồ ăn nhanh- theo đúng nghĩa đen của nó là dành cho những người bận rộn,
cần tiết kiệm thời gian và tiện lợi. Dần theo thời gian, điều này cũng không còn
đúng lắm nữa khi đồ ăn nhanh được mọi người lựa chọn từ mọi tầng lớp, công việc.
Tự phục vụ cũng dần dần chuyển thành được nhân viên phục vụ và chất lượng cũng
được cải tiến hơn. Điều này cũng không ngoại lệ đối với KFC nói chung và KFC tại
Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, các phương tiện chủ yếu là xe máy, vì vậy số
lượng khách mua về sẽ giảm hơn so với nước ngoài khi mà không thể vừa đi vừa ăn
trong xe. Thay vào đó khách hàng của KFC nói riêng thường là khách hàng đến ăn
tại cửa hàngĐối tượng khách hàng của KFC đến từ mọi tầng lớp và nhiều độ tuổi
nhưng chủ yếu là giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Như thực tế thì người
trẻ nhạy cảm vói những cái mới, cái hiện đại tiện nghi và dễ thay đổi thói quen ăn
uống hơn- và KFC đã đáp ứng được 9
những điều đấy. Từ phong cách bài trí theo phong cách Tây, sạch sẽ, chất lượng đồ
ăn tốt, nhân viên năng động, phục vụ nhiệt tình cũng nhiều chính sách khuyến mãi
thường xuyên đã đem đến sự yêu thích và nhiều tín đồ trung thành của thương hiệu
này. Việc nhắm đến đói tượng khách hàng là trẻ em cũng chính làmuốn tác động vào
nhận thức của trẻ em ngay khi chúng còn nhỏ. [5]
Quan sát bảng trên, sẽ thấy so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại, KFC được
sự yêu thích của khách hàng về mùi vị đồ ăn cao hơn hẳn- đây là điểm mạnh
hơn hẳn để KFC giữ vững vị trí của mình giữa thị trường càng ngày càng
nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh. Tung sản phẩm cốt lõi để hấp dẫn 80% khách
hàng, và sử dụng hạn chế các sản phẩm đa dạng khác để giữ 20 % khách hàng
còn lại là chiến lược rất khôn ngoan của KFC[6].
Tuy vậy, điều mà khách hàng quan tâm nhất chính là chất lượng và độ an toàn của
thực phẩm. Gần đây, KFC liên tiếp dinh những vụ bê bối về thịt bẩn, thịt quá hạn
hay có mùi lạ, vật thể lạ, điển hình là vụ nhập thịt quá hạn tại Trung Quốc-dù không
phải ở Việt Nam nhưng cũng là đòn giáng mạnh làm sụt giảm độ tín nhiệm của
khách hàng, thậm chí nhiều khách hàng đã tuyên bố là không bao giờ quay lại cửa
hàng. Đấy là ở nước ngoài, còn ở Việt Nam, cũng không ít lần khách hàng gặp phải
rắc rối với những món ăn của họ tại KFC. Tuy đã từng khẳng định trên fanpage của
mình: ““Tất cả tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất tại KFC đều tuân thủ theo
tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt của Tập đoàn 10
Yum! Brands Inc. (Mỹ), toàn bộ nguyên vật liệu đều được nhập khẩu từ nước
ngoài và từ những nhà cung cấp uy tín tại Viêt§Nam. KFC cam kết không có
bất cứ nguyên liệu nào được nhập khẩu từ Trung Quốc”, nhưng nếu thực tế
không rà soát và thắt chặt quy trình chế biến của nhân viên, hạn chế những
phản ánh không tốt về đồ ăn, KFC sẽ mất điểm rất lớn trong lòng khách hàng.
Nói đến khả năng trả giá của khách hàng, so với các hãng khác,thời họ duy trì giá
cao hơn 10 - 20 % dựa trên thương hiêu§ người khổng lồ về gà rán KFC. Trong khi
đó Lotteria, Jollibee lại có giá mềm hơn, thực đơn đa dạng hơn nên sẽ trở thành sự
lựa chọn của một bộ phận khách hàng, đặc biệt là tâm lý người Việt Nam luôn nhạy
cảm về giá. Nhưng nhờ thương hiệu và phong cách phục vụ chuyên nghiệp và mùi
vị đồ ăn ngon hơn, số lượng khách hàng đến với KFC vẫn rất đông. Cùng với đó,
KFC cũng đưa ra một số chương trình khuyến mại với mức giá rẻ hơn các sản phẩm
bán lẻ của cửa hàng nhằm thu hút khách như phần ăn “smart choice” với giá
49.000đ với 1 gà, 1 nước và 1 khoai tây nhỏ, các suất cơm buổi trưa kèm nước với
giá 35.000đ hay chương trình “ Mua bao nhiêu, giảm bấy nhiêu” : với tối đa mua 5
sản phẩm được giảm 50%. [7]
Bên cạnh đó, KFC cũng phân loại khách hàng hiện tại để đưa ra những dịch vụ tốt
nhất, điều này được thể hiện qua việc bổ sung cách chương trình, nội dung khuyến
mãi cho từng đối tượng khách hàng như tổ chức sinh nhật, bên trong cửa hàng có
cầu trượt cho trẻ em vui chơi thu hút các gia đình có em nhỏ như KFC tại Khuất
Duy Tiến, Hà Nội,….. chương trình khuyến mãi cho trẻ em như: “
Chicky- Cùng bé xây dựng ước mơ” 11 [7] 3. Nhà cung ứng:
Nhà cung ứng ở đây chính là những nhà cung cấp từ vật tư, thiết bị, mặt
bằng, nguồn thực phẩm, lao động, tài chính,… cho KFC.
Như chúng ta thấy, KFC hiện nay tại Việt Nam đã có gần 200 cửa hàng trên khắp
cả nước với sự xuất hiện đầu tiên tại tòa nhà Saigon Super Bowl, khu phức hợp
giải trí, mua sắm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, gần sân bay Tân Sơn Nhất
năm 1997. Hiện nay, KFC không mở quá nhiều các cửa hàng trong các trung tâm
thương mại mà chú trọng thuê mặt bằng tại nhà của các khu phố đông đúc, các địa
điểm vàng giữa các ngã tư hay ở trung tâm, gần các trường học. Tất nhiên, tiền
thuê địa điểm ở những vị trí trung tâm cũng không phải thấp. Theo tính toán, giá
thuê mặt bằng thức ăn nhanh khoảng 30 USD/m2 là có lãi, nhưng hiện nay giá
thuê tại các vị trí trung tâm khoảng 100
- 200 USD/m2 [8]. Hơn nữa hiện nay có quá nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh, nên
cuộc chiến thuê được mặt bằng đẹp cũng trở nên gay gắt. Cạnh tranh gay gắt nhất
là dù có tiền vẫn không thuê được mặt bằng, đó là trường hợp mới đây của KFC,
khi cửa hàng KFC trên đường Phạm Thái Bường Q.7 - một vị trí đang được KFC
kinh doanh rất tốt lại vừa bị chủ nhà lấy lại cho một thương hiệu Burger King thuê
lại với giá 10 ngàn đô la Mỹ mỗi tháng [8]. Theo ông Chew Leong Chee (được
biết đến nhiều hơn với tên tiếng Anh Tony Chew), doanh nhân người Singapore-
người đưa KFC đến Việt Nam,cho biết năm 2013 không phải là năm tốt với KFC:
trong khi giá thuê cửa hàng tăng, mức lương tối thiểu tăng, sức tiêu dùng lại
không tăng tương đương[9]. 12
Thay vì chạy đua mở thêm cửa hàng mới, KFC hiện nay lựa chọn cách tu
sửa và làm mới lại các cửa hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
KFC cũng chính là một trong những thương hiệu nhượng quyền F&B quốc
tế, như đã nói ở tên, được ông Chew Leong Chee, doanh nhân người
Singapore, lúc đó là chủ tịch của công ty Nước giải khát Quốc tế IBC (nhà
sản xuất nước ngọt Pepsi Cola tại Việt nam) đưa vào Việt Nam. Đối tác
phía Việt nam của ông, nắm 30% cổ phần trong KFCV là công ty Thiên
Nam. Mới đây, Foodpanda - công ty đứng đầu trong lĩnh vực đặt hàng thức
ăn trực tuyến tại Việt Nam đã thực thi quan hệ đối tác với KFC, ông
Pornchai Thuratum, Tổng giám đốc Công ty KFC Việt Nam chia sẻ: "Việc
hợp tác với Foodpanda sẽ giúp KFC gia tăng hơn nữa thị phần của mình và
tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng mới góp phần giữ vững vị trí số 1
của KFC trên thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam"[10]
Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25000 USD. KFC có một số qui định
về việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC.Theo qui định tất cả đều được thanh
toán bằng tiền mặt. Bạn có thể đầu tư vốn trong phạm vi tài chính của
mình, đầu tư ban đầu có thể thấp hơn so với bảng báo giá dưới đây: Hạng mục Phí thành lập Phí thành lập mức 1 mức 2 Lệ phí nhượng quyền 25.000$ 25.000$ Quảng cáo 5.000$ 5.000$ Thiết bị 250.000$ 250.000$ Tồn kho ban đầu 10.000$ 10.000$ Bất động sản 832.000$ 1.357.000$ Phí đào tạo 2.300$ 2.300$
Những chi phí và quỹ khác 42.850$ 33.000$ (cho 3 tháng) Tổng đầu tư 1.142.300$ 1.732.300$ [11] 13
Hơn nữa, chi nhánh KFC phải trả tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600
USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2%
trong tổng thu nhập. YUM! sẽ xem mỗi chi nhánh như là một đội “những khách
hàng kỳ quặc”, mà mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhân§được
sự phục vụ tốt nhất.Sở giao dịch và hê §thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung
cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyên§ chu đáo với các
cách thức kiểm tra sổ sách.KFC đồng ý bảo trợ độc quyền trong bán kính 1,5
dăm§ với số dân khoảng 30.000 người. [11]
Tại Việt Nam, chuỗi cung ứng thực phẩm cho KFC chủ yếu xuất phát từ
nước ngoài, nguyên liệu nội địa sử dụng trong các sản phẩm của KFC chỉ
chiếm khoảng 30%. Nhắc lại một lần nữa lời khẳng định trên fanpage chính
thức của KFC: “Tất cả tiêu chuẩn sản phẩm, qui trình sản xuất tại KFC đều
tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt của Tập đoàn Yum! Brands
Inc. (Mỹ), toàn bộ nguyên vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài và từ
những nhà cung cấp uy tín tại VN. KFC cam kết không có bất cứ nguyên
liệu nào được nhập khẩu từ Trung Quốc.”
Về nguồn lao động, đây cũng là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh
của doanh nghiệp. Trong đó, khả năng thu hút và giữ được nhân viên có năng lực
là tiền đề để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Với KFC- đây là thương hiệu
thu hút rất nhiều lao động trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên muốn đi làm thêm hay
sinh viên mới ra trường. Bởi đây được đánh giá là môi trương làm việc chuyên
nghiệp, năng động, lịch làm việc của KFC cũng được chia làm nhiều ca linh hoạt
phù hợp với các bạn sinh viên còn đang đi học. Về chính sách đãi ngộ, KFC cũng
được đánh giá cao hơn một số thương hiệu thức ăn nhanh khác điển hình là
Lotteria. Mức độ hài lòng về đãi ngộ của KFC cũng cao hơn Lotteria- nếu theo
dõi trang fanpage chính thức của Lotteria, sẽ thấy có rất nhiều than phiền từ khách
hàng về thái độ phục vụ của nhân viên hay từ chính các nhân viên đối với quản lý
hay các chính sách của cửa hàng- đây là một điều rất nguy hiểm với Lotteria.
Quay trở lạ KFC, nhân viên của cửa hàng đều được đào tạo bài bản, tận dụng sức
trẻ và nhiệt huyết nên đội ngũ nhân viên của KFC rất năng động nhiệt tình. Hơn
nữa, hàng tháng KFC đều có treo bảng tuyên dương các nhân viên làm tốt- Đây là điều mà