Phân tích môi trường Vi mô và Vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích môi trường Vi mô và Vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích môi trường
1. Môi trường vĩ mô:
a) Môi trường chính trị :
-Tình hình chính trị pháp luật ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát
triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai
chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành sữa
nói riêng. Đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm
1995. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. Bước ngoặt quan trọng
phải kể đến là 11/1/2007,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
-Những điều này tác động không hề nhỏ đến sự mở rộng thị trường, cũng như thu hút các
nhà đầu tư, tăng doanh thu, tiếp cận các công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện
đại, nâng cao năng suất…của các công ty trong ngành sữa. Tuy nhiên, điều này cũng
mang lại nhưng thách thức khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công
ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 70%
nguyên liệu bột sữa để sản xuất do nguồn cung trong nước không đáp ứng nhu cầu với
mức thuế nhập khẩu nguyên vật liệu thấp hơn cam kết WTO.
-Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và
tiếp tục hoàn thiện các bộ luật bên cạnh đó các chính sách khuyến khích của Nhà Nước
cũng có ý nghĩa rất tích cực đến công ty. Nhà nước khuyến khích chăn nuôi và chế biến
bò sữa cho người nông dân tạo điều kiện cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các công
ty trong ngành. Khuyến khích người dân dùng sữa để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương
cốt cho tất cả mọi người. Các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí của các công ty sữa góp
phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế..
b) Môi trường văn hóa :
-Tại Việt Nam, người tiêu dùng có thói quen sử dụng đồ ngọt cũng như các sản phẩm
đóng hộp hay các sản phẩm có liên quan đến sữa. Sự tiếp cận của nguồn tin trở nên dễ
dàng thông qua mạng Internet, báo chí, ti vi,... khiến con người cảm thấy có nhu cầu ngày
càng cao đối với việc chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất. Vì thế hoạt động
marketing quảng cáo và phân phối đến khách hàng trở nên thuận lợi hơn.
-Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì
mình cảm thấy yên tâm về uy tín và chất lượng. Bên cạnh đó đặc điểm hình thể của người
Việt Nam là cân nặng cũng như chiều cao tương đối thấp so với thế giới.
-Với tốc độ phát triển của xã hội cũng kéo theo nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng, chất lượng
cao về thời gian của con người càng cần thiết. Sữa là một giả pháp nhanh gọn nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng bổ sung dưỡng chất cho độ tuổi lao động và học sinh, đặc biệt đa
phần trẻ em ngày nay đều được cho ăn bằng sữa bột. Đây là cơ hội cho ngành sữa phát
triển thêm nhiều mặt hàng đa dạng, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối trên thị trường.
c) Môi trường kinh tế :
-Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường.
-Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát kinh tế, cơ cấu thu
nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng
kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác.
-Thu nhập bình quân đầu người tháng 11/2020 của Việt Nam ước tính đạt triệu đồng,
tương đương 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của
năm 2019 khoảng 144 USD, thấp hơn mức tăng của năm 2019 ( tăng gần 500.000 tỉ đồng
so với năm 2018). Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc
sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn
khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra
một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ…
- Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng
7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6/2020, giảm 0,17% so với tháng 12 năm 2019 và tăng
3,39% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn giá cả nhiều mặt hàng sữa ổn định với chỉ số
lạm phát duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất. Như vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát
triển và có khả năng sẽ trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ ngày càng
hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát
triển hơn trong tương lai.
-Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Nếu
cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng giá sản
phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
d) Môi trường nhân khẩu học :
-Tính đến ngày 21 tháng 11 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.646.974 người
tăng 1.184.868 so với năm 2019.
-Năm 2020 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết
đến 945.967 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -115.713 người. Với quy mô dân số
tăng tương đối nhanh, điều này giúp ngành sữa được mở rộng thị trường rộng lớn hơn,
tạo cơ hội tiêu thụ và tăng thêm doanh thu.
-Mức sống ngày càng được cải thiện, tạo cơ hội cho doanh nghiệp ngành sản xuất sữa phát triển.
-Năm 2019, lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm 39,1%, tăng 13,5 điểm
phần trăm so với năm 2009; đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) chiếm
23,1% . tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 – 60 của toàn quốc là 97,85%. Cả nước vẫn còn
hơn 1,49 triệu người mù chữ.
e. Môi trường công nghệ:
-Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều thách thức buộc doanh nghiệp
phải tìm hiểu kỹ để đưa ra các chiến lược marketing. Là một trong những yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất của doanh
nghiệp có hiệu quả hay không. Chính vì vậy mà cũng ảnh hưởng tới các hoạt động
marketing, ngành sữa sẽ sử dụng yếu tố công nghệ nào để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
-Hiện nay nhà máy sữa được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị
hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay và đều đạt chuẩn quốc tế. Nhà
máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
-Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT
và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời
gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.
-Ứng dụng robot trong sản xuất: các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành
phẩm đến khu vực kho thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và
vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà
không cần sự can thiệp của con người.
-Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối
và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà
máy có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất
lượng một cách liên tục đồng thời cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà máy có
thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.
-Ngoài ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và giải pháp tự
động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt trong hoạt động của nhà
máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty.
f. Môi trường tự nhiên
-Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa: nhiệt độ ảnh hưởngđến tập tính, khả năng thu
nhận và tiêu hóa thức ăn, sự tăngtrưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò sữa. Nhiệt độ và
độ ẩm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và điềukiện thời tiết thay đổi là tác nhân gây bệnh
cho bò sữa. Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình lên men của sữa chua. Điều kiện môi trường
cũng tác động đến việc bảo quản nguyên liệu sữa thô và sản phẩm từ sữa bò.
2. Môi trường vi mô: a) Nhà cung cấp :
-Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập
khẩu, nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò và nông trại nuôi bò trong nước.
-Về sữa tươi: Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào
nước ngoài. Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy
mô lớnvới toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại
Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt
chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Trang trại bò sữa
organic tại Đà Lạt vừa khánh thành vào tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu
tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union chứng
nhận.Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà
con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò,cung cấp
khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một ngày.
Khởi công giai đoạn 1 trang trại bò sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000 ha và đàn bò
24.000. Sự kiện khánh thành “Resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh được sử dụng công
nghệ 4.0 một cách toàn diện trong quản lí trang trại và chăn nuôi bò sữa là sự kiện nổi bật
được chú ý nhất năm 2019. Quy mô trang trại: 685 ha, 8000 con và có vốn đầu tư ban đầu là 1.200 tỷ đồng.
-Về sữa bột : Vinamilk nhập khẩu bột từ các công ty hàng đầu thế giới: Fonterta là một
tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thẻ giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản
phẩm sữa , tập đoàn này năm giữ 1 / 3 khói lượng mua bán trên toàn thế giới . Đây chính
là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới
cũng như Công ty Vinamilk. Hoodwest International đóng vai trò quan trên thị trường
sữa thể giới và được đánh giá là một đó lác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất
và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm
kinh nghiệm, Hogweat có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh
doanh các sản phẩm sữa và khuynh huớng của thị trưởng sữa ngày nay. Nhờ đó, mà chất
lượng sữa bột của Vinamilk không thua kém nhiều với các nhà cung cấp nước ngoài khác trên thị trường.
-Danh sách các nhà cung cấp lớn của Vinamilk: Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột Hoogwegt International BV Sữa bột Perstima Binh Duong Vỏ hộp Tetra Pak Indochina
Thùng carton đóng gói và máy đóng gói
-Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp.Vinamilk có thể tự chủ được
nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bột sữa.Hơn nữa, công
ty Vinamilk đã tạo áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất
lượng tốt cho sản phẩm. b) Công ty Nguồn lực Tài chính ( năm 2019):
-Vốn cổ phần : gần 17.417 tỷ VNĐ
-Vốn chủ sở hữu: gần 29.731 tỷ đồng
-Tông tài sản: 44.700 tỷ VNĐ
Con người: Số lượng nhân viên: 9.803 người
Công nghệ: Công nghệ quản lý: Vinamilk hiện đang ứng dụng đồng thời ba giải
pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP và Microsoft Sau khi sử dụng ERP:
Vinamilk mong muốn có một công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép
mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong
cả hai tình huống online hoặc offline.
Nhờ có đầu tư sâu, rộng nên công ty đủ sức tiếp thu các giải pháp lớn, trong đó có
việc tổ chức cơ cấu của công ty, nâng cao kiến thức của nhân viên, tổ chức hợp lý
hệ thống để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sử dụng. Việc quản lý nhờ đó trở
nên tập trung, xuyên suốt, có sự thừa hưởng và kịp thời.
-Khả năng phối hợp chặt chẽ các đơn vị khác của công ty:
+ Phòng tài chính luôn quan tâm tới nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực
hiện các kế hoạch marketing.
+ Phòng sản xuất và phát triển sản phẩm: nghiên cứu ra những dòng sản phẩm chất lượng
và phương pháp sản xuất có hiệu quả.
+ Phòng cung cấp nguyên vật liệu: tìm kiếm và phát triển những nguyên liệu có thể làm
nên sản phẩm có chất lượng và hương vị mới lạ nhất.
+ Phòng tài chính theo dõi thu chi, giúp cho phòng marketing có thể nắm được tình hình
thực hiện những mục tiêu đã đề ra chuỗi cung ứng nghiên cứu khâu vận chuyển đến sản
phẩm đến thị trường tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. c) Công chúng :
-Là một nhóm bất kì tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức
hay có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra nó.
-Đứng trên góc độ khách quan, nhìn nhận các vấn đề liên quan tới môi trường công
chúng của công ty như sau:
Công chúng tài chính: với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty Cổ phần sữa
Vinamilk, đã có rất nhiều nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp trên thế giới đến tham quan và
tim hiểu về công ty và nhiều nhà sau đó đã trở thành cổ đông.
Công chúng truyền thông: nhằm đưa ra những thông tin về sản phẩm sữa thông qua các
phương tiện như báo giấy, tạp chí, truyền hình...
Công chúng hoạt động cộng đồng: Với thị phần đứng đầu trong ngành sữa Việt Nam,
cho thấy phần đông người ưa chuộng, ủng hộ mặt sản phẫm của Công ty. Hơn nữa, Công
ty Vinarillk để lại hình ảnh tương đối tốt với người tiêu dùng trên toàn quốc thông qua
các chương trình như: Quỹ học bổng Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, Quỹ
sữa vươn cao Việt Nam, Quỹ học bổng Vừ A Dính . . . . – Công chúng chính phủ: áp
dụng các quy trình Công nghệ nhằm tiết kiệm nhiên liệu , giảm thiểu lượng khí thải.
Công chúng địa phương: Tích cực tham gia cải tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp quanh
nhà máy, Ban giám đốc thưởng xuyên lắng nghe tiếp thu và nâng cao Công tác bảo vệ
môi trường từ các chính quyền và nhân dẫn tại khu vực. Hướng tới sử dụng các bào bị
than thiện với môi trường Vinamilk đã giảm trong luong bao bị cho một số sản phẩm, ví
dụ sử dụng thiếc mỏng hơn để giảm trọng lượng bao bì của các sản phẩm sữa đặc có
đường, giảm nhựa bao bì tiêu hao trễn một đơn vị hộp sữa chua.
Công chúng nội bộ: Vinamilk cam kết đối xử tôn trọng và công bằng với tất cả nhân
viên, tạo dựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm
việc an toàn, thân thiện và cởi mở...
-Tuy nhiên từ vụ việc sữa nhiễm melanine đã làm lòng tin của người tiêu dùng vào sản
phẩm bị lung lay. Vị thẻ nó không những là thách thức đó với Vinamilk mà còn đối với
nhiều hãng sữa khác. Bởi vậy, cần đưa ra thông tin dinh dưõng một cách thành thực,
trung thành để củng cố thêm long tin của người tiêu dùng vào nhãn hiệu Công ty.
d) Đối thủ cạnh tranh :
*Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Vinamilk là công ty có thị phần lớn nhất tại Việt Nam chiếm hơn 50% trong ngành sữa,
theo sau là FrieslandCampina Việt Nam. Tiếp đến là các sản phẩm nhập khẩu từ các
hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle… với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Cuối
cùng là các công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì...
*Các thị trường cạnh tranhcủa Vinamilk bao gồm:
+Thị trường sữa bột: Abbot, FrieslandCampina, Mead Johnson, Nutifood. Nestle,…
+Thị trường sữa nước: FrieslandCampina, IDP, Yomost,…
+Thị trường sữa tươi: TH True Milk, Nestle, IDP, Mộc Châu, Dutch Lady,…
+Thị trường sữa đặc có đường: Dutch Lady, Hoàn Hảo, Trường Sinh,…
+Thị trường sữa chua ăn: TH True Milk, Da Lat Milk, Dutch Lady, IDP, Nuti, Well Yo, Emmi,…
+Thị trường nước ép trái cây: Tân Hiệp Phát, Twister, Coca Cola, Pepsico, Tropicana, Tipco,…
+Thị trường nước ép trái cây: Tân Hiệp Phát, Twister, Coca Cola, Pepsico, Tropicana, Tipco,…
+Thị trường bột ngũ cốc: VinaCafe, Callbe, Tuệ Minh,…
+Thị trường nước uống dinh dưỡng: Tân Hiệp Phát, Coca Cola,…
- Bên cạnh đó Vinamilk cạnh tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như:
bột ngũ cốc, nước uống dinh dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống,
hỗ trợ tiêu hóa, nước cam ép Twister..., một số loại kem tươi nước ngọt… Đây thực sự là
những sản phẩm thay thế tốt cho sữa.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :
-Công nghệ - kỹ thuật: Các công nghệ quản trị chất lượng (KCS), công nghệ pha chế
phức tạp, yêu cầu về đóng gói bao bì sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng sữa.
-Tài chính: Đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, kho bãi,…
-Về thương hiệu: Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng tạo được
lòng tin với khách hàng như TH True Milk, Dutch Lady, Abbot, Vinamilk,… Tất cả
những doanh nghiệp này đều đã có những sản phẩm độc đáo định vị khác biệt với các
sản phẩm trên thị trường. Việc xây dựng tên một thương hiệu là điều không dễ dàng,
nên đây sẽ là một rào cản lớn với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
-Về kênh phân phối: Các doanh nghiệp trên thị trường hiện đang có một hệ thống phân
phối rộng khắp. Việc sở hữu mạng lưới phân phối tốt chính là chìa khóa của doanh
nghiệp, thông qua đó hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với mức chi phí cạnh tranh.
-Về thị phần Vinamilk hiện đang dẫn đầu về cả hai phân khúc thị trường sữa bột (27%,
năm 2017) và sữa nước (55%, năm 2017). Tiếp theo lần lượt là những cái tên quen thuộc như Abbot, TH True Milk,…
-Về sự trung thành của khách hàng: Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng sử dụng các
sản phẩm của các thương hiệu lớn, có uy tín, đã được chứng nhận an toàn.
-Nguồn lực đặc thù: Các doanh nghiệp hiện nay đều đã có một đội ngũ các chuyên gia
dinh dưỡng chất lượng, nguồn nguyên vật liệu dầu vào, đặc biệt là phần nguyên liệu nhập từ nước ngoài. e) Khách hàng :
-Khách hàng của Vinamilk được phân thành hai thị trường chính: thị trường người tiêu
dùng (cá nhân ,họ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân) và thị trường
đại lý ( siêu thị ,đại lý mua hàng và dịch vụ để bán lại thu thêm lợi nhuận).
-Thị trường tiêu dùng: Người tiêu dùng hiện nay đang chú trọng đến chất lượng sự đa
dạng sản phẩm, sức mạnh thương hiệu ..rồi mới đến giá cả. Mức giá bán phải phù hợp
với mức giá bán của nhà phân phối để tránh tình trạng chênh lệch giá dấn đến cái nhìn sai
lệch của người tiêu dùng về sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức
khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Do đó đã dẫn đến nhu
cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các loại sữa
thay thế từ thực vật (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân,…) đang tăng, đồng thời
sản phẩm sữa nguyên chất có phần giảm. Khả năng chuyển đồi mua hàng của khách
hàng: các dòng sản phẩm của Vinamilk và các đối thủ khác hiện nay rất đa dạng bao gồm
sữa chua, sữa bột, sữa nước, sữa đặc,… Khách hàng có rất nhiều lựa chọn về dòng sản
phẩm như TH True Milk, Ba Vì, Dutch Lady,… để so sánh các nhà cung cấp với nhau.
-Thị trường đại lý: Các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các siêu thị, các trung tâm dinh dưỡng,
… có khả năng tác động đến hành vi của người mua hàng. Các công ty sữa trong nước và
các đại lý độc quyền của những hãng nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm
phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ… để
có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các đối thủ, vì họ có thể tác động đến quyết
định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
f) Trung gian marketing :
Trung gian phân phối
-Các nhà bán lẻ, công ty phân phối hàng hóa giúp công ty dự trữ và điều phối hàng hóa
từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ các đại lý, tạp hóa bán lẻ mà
Vinamilk đã giảm được một lượng chi phí rất lớn so với việc tự mở ra các showroom
bán hàng của mình. Theo thống kê sơ bộ năm 2019, Vinamilk hiện có hơn 25.100 đại lý
bán hàng trên khắp cả nước, cùng với việc phân phối trong nước công ty còn mở rộng ra
nước ngoài. Như vậy, nếu như Vinamilk tự bỏ tiền ra mở các đại lý thì sẽ gặp phải rủi ro
lớn về vốn, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty, tác động
đến doanh thu của công ty.
-Các nhà phân phối, siêu thị đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa người tiêu dùng và
doanh nghiệp thông qua các hoạt động khuyến mãi, tri ân khách hàng, giảm giá,… Trung gian marketing
-Các công ty nghiên cứu tiếp thị, đại lý quảng cáo, công ty truyền thông và công ty tư
vấn tiếp thị giúp công ty xác định mục tiêu và xúc tiến sản phẩm trên những thị trường
hợp lý. Các công ty quảng cáo có vai trò to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của công
ty. Mối quan hệ giữa trung gian marketing và doanh nghiệp càng khắn khít thì thương
hiệu của công ty ngày càng được mở rộng.
Trung gian tài chính
-Các ngân hàng, các công ty tín dụng, công ty bảo hiểm giúp doanh nghiệp giao dịch tài
chính hoặc bảo hiểm trước các rủi ro liên quan tới việc mua và bán hàng hóa. Công ty
phải chịu rủi ro về ngoại tệ phát sinh khi có sự khác biệt giữa các khoản phải thu và và
phải trả bằng ngoại tệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh như việc mua
máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu,… Đồng thời công ty phải chịu rủi ro về tính thanh
khoản của trái phiếu, cổ phiếu,…