Phân tích nguyên tắc đoàn kết quốc tế - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xãhội, xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, con con người. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
13 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích nguyên tắc đoàn kết quốc tế - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xãhội, xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, con con người. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

30 15 lượt tải Tải xuống
PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ THEO TTHCM. Ý NGHĨA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
tưởng Hồ Chí Minh hệ thống những quan điểm toàn diện sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng Đảng, phát triển n hóa, con con người... Trong những tưởng ấy,
đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa
cùng quan trong đối với Việt Nam hiện đại như ngày nay. tưởng độc lập, tự chủ
trong đối ngoại hợp tác quốc tế đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các hoạt động
đối ngoại từ khi lập quốc đến nay.
1. Sự cần thiết, hay nói cách khác là vai trò của đoàn kết quốc tế.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách
mạng chiến thắng kẻ thù một trong những nội dung chủ yếu của tưởng Hồ Chí
Minh và cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời
sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam. Hai cụm từ “sức mạnh dân tộc” “sức
mạnh thời đại” trong tư tưởng Hồ Chí Minh khiến ta phải làm rõ ý nghĩa của chúng.
Sức mạnh của dân tộc là stổng hợp của các yếu tố vật chất tinh thần, song trước
hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh
của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…
Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong
dựng nước giữ nước. Người cũng đã khẳng định: “Dân ta một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng cùng mạnh mẽ, to
lớn, bước qua mọi nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm tất cả bán nước cướp
nước”.
Sức mạnh của thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó là sức mạnh
cảu chủ nghĩa Mác - Lênin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn
dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức
mạnh đại tiềm ẩn trong các phong trào cách mạng thế giới Việt Nam cần tranh
thủ. Các phong trào đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo
nên sức mạnh ton lớn.
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng xác định được đối tượng của đoàn kết quốc tế đoàn
kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc, các nước TBCN nói chung, phong trào
đấu tranh hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội của nhân dân trên thế
giới, đặc biệt là nhân dân Lào và Campuchia, thực hiện khối đoàn kết Việt – Miên.
chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc.
thể thấy rõ, Hồ Chí Minh sớm tưởng yêu nước thể hiện tưởng yêu
nước trong hành động, chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy, nguồn động lực để Người
quyết tâm tìm con đường giải phóng dân tộc, tìm con đường cứu nước. Người không
ngại gian khó tham gia vào nhiều tổ chức Đảng để thể học hỏi kinh nghiệm, quá
trình hoạt động cách mạng của các nước trên thế giới. Người sớm khẳng định rằng:
cách mạng Việt Nam chỉ thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong
trào cách mạng thế giới. Nước mình phải hòa nhập và đoàn kết cùng với các nước trên
thế giới. Chỉ đại đoàn kết dân tộckhông đủ, đại đoàn kết dân tộc phải gắng liền với
đoàn kết quốc tế, nhưng phải đại đoàn kết dân tộc mới được đoànt quốc tế, bởi
dân tộc ta là một thể thống nhất thì phải đoàn kết.
Người cũng đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam: “Có
sức mạnh cả một nước một lòng…lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ
một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định
cách mạng nước ta sẽ đi đến cuối cùng”.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi mục tiêu cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc: Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế sản,
đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế
không chỉ thắng lợi của cách mạng mỗi nuớc còn sự nghiệp chung của nhân
loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc các thế lực phản động
quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Thời đại Hồ Chí Minh sống hoạt động chính trị thời đại đã chấm dứt thời kỳ
tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho
các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi n tộc không thể tách rời vận mệnh chung
của cả loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan điểm ràng về mục tiêu của đoàn
kết quốc tế. Đó là, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước và kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp, quốc gia, dân tộc nền hòa bình
của khu vực và trên thế giới. Với Hồ Chí Minh, “sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của
nhân dân Việt Nam bản sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam sự ủng hộ của
nhân dân thế giới… Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi”
1
Tinh thần quốc tế đoàn kết với các nước bạn nhân dân thế các nước khác để giữ
gìn hòa bình thế giới, chống chinh sách xâm lược chính sách chiến tranh của đế
quốc. Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh chủ nghĩa yêu nước tinh thần
dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình còn kiên trì đấu
tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng
thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam thắng lợi của tưởng Hồ Chí Minh: Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng
giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung nguồn lực mới.
Nhờ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho
sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thùsức mạnh
to lớn hơn mình về nhiều mặt.
Như vậy, trong tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.15, tr.675.
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc thời đại. Bởi lẽ, nhân
103dân Việt Nam không chỉ chiến đấu độc lập, tự do của đất nước mình còn
độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình
mà cònnhững mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
chủ nghĩa xã hội.
2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức.
Các lực lượng cần đoàn kết
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp sản quốc tếmột bảo đảm vững
chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Chủ trương đoàn kết giai cấp sản các
nước, đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính
tất yếu về vai trò của giai cấp sản trong thời đại ngày nay. Hồ Chí Minh cho rằng,
chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao
động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự
đồng tình ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương
sản đều anh em” mới thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ
nghĩa đế quốc thực dân.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã thấy âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vậy,
Người đã lưu ý Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc
thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn đoàn kết lại để
đặt sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ một
trong những cái cánh của cách mạng sản”. Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết
giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng sản chính quốc, Hồ Chí Minh còn đề nghị
Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải “làm cho đội quân tiên phong của lao động
thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một s
hợp tác thật sự sau này; chỉ sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân
quốc tế giành thắng lợi cuối cùng.
Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do công
lý.
Hồ Chí Minh gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình,
tự do, công bình đằng. Đây được xem luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh
nhằm khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ
các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh.
Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do và công lý, Hồ
Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộ
mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành
tinh. Thật hiếm những cuộc đấu tranh giành được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi
lớn lao như vậy. Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính đã biết kết hợp
phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công
nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang.
Hình thức tổ chức
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủ
đoạn chính trị nhất thời vấn đề tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của
cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc
biệt. Cả ba dân tộc đều láng giềng gần gũi của nhau, nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hoá cùng chung một kẻ thù thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy
sức mạnh quyền tự quyết của mỗi dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh
về tập hợp lực lượng cách mạng, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc
lập đồng minh (gọi tắt Việt Minh); giúp Lào Campuchia lập mặt trận yêu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo việc hình thành Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương.
Hồ Chí Minh chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo
tinh thần với Trung Quốc, nước láng giềng có quan“vừa là đồng chí, vừa anh em”
hệ lịch sử văn hoá lâu đời với Việt Nam; thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á
châu Phi đấu tranh giành độc lập. Với các dân tộc châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc
châu Á có độc lập thì nền hoà bình thế giới mới thực hiện.
Như vậy, tưởng đoàn kết thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướng cho
việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết
Việt - Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân
dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự sự phát
triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết
quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc các lực lượng phản động
quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân
tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh
đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung
của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng thế giới
và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của loài nguời tiến bộ
trên thế giới.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền
tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin chủ nghĩa quốc tế sản, lý, tình. một
chiến cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế giới, trước hết là phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ chủ
nghĩa hội phải tuân thủ những nguyên tắc bản của chủ nghĩa Mác-. “Có lý”
Lênin, phải xuất phát chung từ lợi ích chung của Cách mạng thế giới. Tuy nhiên phải
vận dụng sáng tạo, hiệu quả chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoạt động thực tế của mỗi
nước, mỗi Đảng, tránh giáo điều sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên. “Có tình”
tinh thần, tình cảm của những người cùng chung tưởng, cùng chung mục tiêu đấu
tranh.
Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ suốt đời đấu tranh cho độc
lập, tự do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập, tự do cho các dân tộc khác.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh thực hiện nhất
quán quan điểm tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng
thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt
Nam trên sở những nguyên tắc đó. Những quan điểm trên được Người thể chế hóa
sau khi Việt Nam giành được độc lập. Tháng 9 năm 1947, trả lời nhà báo Mỹ S. Êli
Mâysi, Hồ Chí Minh tuyên bố: Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam “làm bạn
với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.
Thời đại Hồ Chí Minh sống thời đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
diễn ra mạnh mẽ trên hầu khắp các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó, Người
không chỉ nhà tổ chức, người cổ còn người ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu
tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Nêu cao tư tưởng độc lập và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người khởi xướng, người
cầm cờ hiện thân của những khát vọng của nhân dân thế giới trong việc khẳng
định cốt cách dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Đối với các dân tộc tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hoà bình,
chống chiến tranh xâm lược. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hoà hiếu của dân
tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân
loại. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, đấu
tranh cho hoà bình, một nền hoà bình thật sự cho tất cả các dân tộc - “hoà bình trong
độc lập tự do”. Nền hòa bình đó không phải một nền hoà bình trừu tượng,
“một nền hoà bình chân chính xây trên công bình tưởng dân chủ”, chống chiến
tranh xâm lược các quyền dân tộc bản của các quốc gia. Trong suốt hai cuộc
kháng chiến, quan điểm hoà bình trong công lý, lòng thiết tha hoà bình trong sự tôn
trọng độc lập thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam đã làm
rung động trái tim nhân loại. Nó có tác dụng cảm hoá, lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế
giới đứng về phía nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình. Trên
thực tế, đã hình thành một mặt trận nhân dân thế giới, cả nhân dân Pháp nhân
dân Mỹ đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi
hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
“Ngọn cờ hòa bình trong công lý” tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, được
bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản những giá trị nhân văn nhân loại. Theo Người, chính sách ngoại giao
phải thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình.
Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
“Độc lập, tự chủ” là tự mình điều khiển mọi việc, tự chủ chủ động công việc của mình
không bịn ngoài chi phối. Độc lập không phụ thuộc, không bắt chước, theo
đuôi, giáo điều. là tự lực cánh sinh, dựa vào thực lực, sức mình là“Tự lực, tự cường”
chính. Độc lập, tự chủ duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hạot động chính trị
của Hồ Chí Minh.
Trong việc xây dựng khối đoàn kết với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí mInh xác định sức mạnh dân
tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại chỉ phát huy tác dụng thông quan sức
mạnh dân tộc. Nội lực luôn nhân tố quyết định hàng đầu, còn nguồn lực ngoại sinh
chỉ thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Đoàn kết quốc tế để
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội
lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra. Để đoàn kết
tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ
thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, trong đấu tranh cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh,dựa vào sức mình
chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Trong
đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta tự giải phóng cho
ta”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự
lực cánh sinh cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc
lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải thực lực, thực lực cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải đường lối
độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngoài, Người nói: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở
ngoài vào”. Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc phong trào cộng sản, công nhân quốc
tế, Người xác định: “Các Đảng lớn nhỏ đều độc lập bình đẳng, đồng thời
đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với
đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng
giành thắng lợi. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối độc
lập, tự chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh
thủ được sự ủng hộ của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, nhận
được sự giúp đỡ cùng to lớn của Liên Xô, Trung Quốc các nước hội chủ
nghĩa đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
vậy, muốn tranh thủ được sử ủng hộ quốc tế, Đảng phải đường lối độc lập, tự
chủ đúng đắn. dụ: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 kháng
chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng
tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Độc lập, tự chủ nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc chính đáng, thực hiện các
quyền dân tộc bản trong điều kiện lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo.
Nhưng độc lập, tự chủ tự lực, tự cường hoàn toàn đối lập với sự biệt lập chủ
nghĩa biệt phái. Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Hồ Chí
Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây
vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của
đoàn kết và hợp tác quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ giúp đỡ quốc tế, làm tăng thêm khả năng tự lực, tự cường, tạo điều kiện làm
chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Vì vậy, độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường phải gắn với đoàn kết hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh kiên
quyết khôn khéo để thực hiện mục tiêu của cách mạng bảo vệ quyền lợi quốc
gia. Đó là một nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt
toàn bộ hoạt động quốc tế ngoại giao Việt Nam, được Đảng ta nâng lên thành
đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế. Người không tuyệt đối hóa một nhân tố
nào, mà đề cập rất rõ ràng, sinh động về vị trí, vai trò của từng nhân tố, của sức mạnh
bên trong và sức mạnh bên ngoài. Trong mối quan hệ biện chứng đó, “độc lập, tự chủ”
luôn giữ vai trò quyết định, nền tảng vững chắc để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự
ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới; đồng thời, đoàn kết, hợp tác quốc tế có ý nghĩa
rất quan trọng, không thể thiếu của cách mạng Việt Nam, tạo môi trường quốc tế thuận
lợi, sức mạnh tổng hợp để giữ vững độc lập, tự chủ. Mối quan hệ biện chứng giữa độc
lập, tự chủ với đoàn kết, hợp tác quốc tế chính biểu hiện cụ thể của mối quan hệ
giữa sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài.
II. Ý nghĩa nguyên tắc đoàn kết quốc tế đối với Việt Nam hiện nay.
thể nói, hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới ánh sáng tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế, nước ta đã rất nhiều sự thay đổi tích cực nhiều ý nghĩa về đối
ngoại. Từ tuyên bố “muốnbạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng là bạn” (Đại
hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lần thứ IX) đến Đại
hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”
Dưới ánh sáng tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại hội nhập quốc tế của
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho
phát triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững.
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước
láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng; tích cực, chủ động tham
gia các diễn đàn, tổ chức khu vựcquốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Đối ngoại
của Đảng, ngoại giao nhà nước đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu
quả, bước phát triển mới. Nhận thức đúng về xu thế của thời đại, về cục diện thế
giới khu vực, Đảng đã định hướng sáng suốt Nhà nước đã các chính sách
đúng đắn kịp thời trên sở bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhiều chủ trương,
giải pháp xử các vấn đề quốc gia - dân tộc - quốc tế đã tạo được sự đồng thuận cao
trong toàn Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế ủng hộ.
Bên cạnh thuận lợi bản, nhiệm vụ hội nhập quốc tế phát triển của đất nước hiện
nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn
biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn
tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt,
tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Xu hướng dân chủ hóa đời sống chính trị quốc
tế, các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống,... đặt ra không ít vấn đề liên quan
đến độc lập, tự chủ của các nước, nhất là với những nước nhỏ, đang phát triển.
Trong bối cảnh đó, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc vận dụng đúng đắn,ng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, hợp tác và phát triển.
Trước tình hình quốc tế trong nước hiện nay biến chuyển nhanh chóng sâu sắc
đặt ra những điều kiện mới đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược đoàn kết
quốc tế của Hồ Chí Minh để vận dụng cho phù hợp. , làm đoàn kết để thựcMột
hiện mục tiêu cách mạng trong giai đoạn hiện nay là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã
hội công bằng văn minh. , mở cửa, hội nhập quốc tế, là bạn của tất cả các nước,Hai là
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, đồng thời phải tham gia những vấn đề toàn
cầu hiện nay của quốc tế. , phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường,Ba là
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước sức mạnh
quốc tế để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào sự nghiệp cách mạng
thế giới. , xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân đoàn kết dân tộcBốn là
đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng cho gang tầm nhiệm vụ của dân tộc và thời đại.
Nước ta ra sức phát triển kinh tế - hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh,
tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia - dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực
lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực cái chiêng ngoại giao cái tiếng.
Chiêng to tiếng mới lớn”. Người đặc biệt nhấn mạnh: Ta mạnh thì họ mới chịu
đếm xỉa đến. Thực lực của tasức mạnh tổng hợp mọi mặt gồm cả chính trị, kinh tế,
văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Theo đó, cần tăng cường sức mạnh tổng
hợp quốc gia. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia yếu tố quyết định thành công
của quá trình hội nhập quốc tế. Đó sức mạnh được tạo nên từ sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, của khối đoàn kết toàn dân tộc, của văn hóa,
con người Việt Nam; sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Việt Nam tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác
nhiều mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình
đẳng, cùng lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa
bình.
Giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự áp
đặt, lôi kéo, chi phối mà còn là nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc tham gia
vào các công việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo đó, để giữ được độc
lập, tự chủ trong đối ngoại, hội nhập, chúng ta phải tầm nhìn chiến lược, khả năng
bao quát dự liệu cả hội nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực tham gia
các chế hợp tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình xây
dựng thể chế và kiến trúc điều tiết quan hệ quốc tế.
Đặc biệt, với tinh thần tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương, đất nước ta
ngày càng được nhiều nước dân chủ trên thế giới biết đến tăng cường sự hợp tác
toàn diện trên nhiều lĩnh vực. thể thấy, trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra
trên toàn cầu, Việt Nam ta đã có những thắng lợi biết nhường nào về sự đoàn kết quốc
tế hợp tác đa phương trong đại dịch. Các nước luôn hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn trong đại dịch. Trong giai đoạn đổi mới đất
nước, việc phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc nghĩa vụ quốc tế theo
tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng,
các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ tiến bộ hội. Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập
quốc tế với khu vực và thế giới, Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ
rộng rãi của lực lượng bên ngoài. Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến
phức tạp. trong nước, từ khi xuất hiện biến chủng Delta vào cuối tháng 4/2021, cả
hệ thống chính trị toàn dân đã phải căng mình chống dịch. Dịch bệnh đã tác động
nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - hội, sức khỏe tính mạng của Nhân
dân. Bối cảnh mới, đặt ra những đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược
đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực hiện đoàn kết, ủng
hộ quốc tế cho phù hợp.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm kép phòng, chống dịch tốt
ngay tại nước mình; đồng thời tích cực, chủ động hợp tác với các đối tác kiểm soát,
ngăn chặn lây lan, giảm thiểu tác động kinh tế - hội do dịch bệnh. Trong đó, Việt
Nam đã phối hợp với các nước, vừa chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đồng thời khẳng
định quyết tâm hợp tác khu vực, quốc tế trong chống dịch, nhằm cùng nhau sớm đẩy
lùi dịch bệnh.
Luôn vận dụng tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 cần xác
định tổ chức thực hiện đường lối, chính sách về tăng cường hợp tác đa phương, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc
chiến chống lại đại dịch toàn cầu, Việt Nam xác định không thể đi một mình cần
phải có sự đoàn kết, chia sẻ, phối hợp, cập nhật thông tin, kinh nghiệm chống dịch, kết
quả nghiên cứu vaccine với các nước trên thế giới. Thực tế cho thấy, ngay từ những
ngày đầu tiên cũng như giai đoạn căng thẳng nhất khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu,
Việt Nam đã chủ động hối thúc cộng đồng quốc tế, khu vực cùng chung tay chống lại
kẻ thù chung.
| 1/13

Preview text:

PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ THEO TTHCM. Ý NGHĨA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, con con người... Trong những tư tưởng ấy,
đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa vô
cùng quan trong đối với Việt Nam hiện đại như ngày nay. Tư tưởng độc lập, tự chủ
trong đối ngoại và hợp tác quốc tế đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các hoạt động
đối ngoại từ khi lập quốc đến nay.
1. Sự cần thiết, hay nói cách khác là vai trò của đoàn kết quốc tế.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách
mạng chiến thắng kẻ thù là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí
Minh và cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời
sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam. Hai cụm từ “sức mạnh dân tộc” và “sức
mạnh thời đại” trong tư tưởng Hồ Chí Minh khiến ta phải làm rõ ý nghĩa của chúng.
Sức mạnh của dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước
hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh
của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do…
Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong
dựng nước và giữ nước. Người cũng đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó bước qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Sức mạnh của thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đó là sức mạnh
cảu chủ nghĩa Mác - Lênin được xác lập bởi thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn
dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức
mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các phong trào cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh
thủ. Các phong trào đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh ton lớn.
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng xác định được đối tượng của đoàn kết quốc tế là đoàn
kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc, các nước TBCN nói chung, phong trào
đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân trên thế
giới, đặc biệt là nhân dân Lào và Campuchia, thực hiện khối đoàn kết Việt – Miên. Là
chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc.
Có thể thấy rõ, Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu
nước trong hành động, chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy, là nguồn động lực để Người
quyết tâm tìm con đường giải phóng dân tộc, tìm con đường cứu nước. Người không
ngại gian khó tham gia vào nhiều tổ chức Đảng để có thể học hỏi kinh nghiệm, quá
trình hoạt động cách mạng của các nước trên thế giới. Người sớm khẳng định rằng:
cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong
trào cách mạng thế giới. Nước mình phải hòa nhập và đoàn kết cùng với các nước trên
thế giới. Chỉ đại đoàn kết dân tộc là không đủ, đại đoàn kết dân tộc phải gắng liền với
đoàn kết quốc tế, nhưng phải đại đoàn kết dân tộc mới có được đoàn két quốc tế, bởi
dân tộc ta là một thể thống nhất thì phải đoàn kết.
Người cũng đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam: “Có
sức mạnh cả một nước một lòng…lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ
có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định
cách mạng nước ta sẽ đi đến cuối cùng”.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi mục tiêu cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc: Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản,
đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế
không chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nuớc mà còn vì sự nghiệp chung của nhân
loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ
tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho
các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung
của cả loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan điểm rõ ràng về mục tiêu của đoàn
kết quốc tế. Đó là, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước và kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp, vì quốc gia, dân tộc và vì nền hòa bình
của khu vực và trên thế giới. Với Hồ Chí Minh, “sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của
nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của
nhân dân thế giới… Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi”1
Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân thế các nước khác để giữ
gìn hòa bình thế giới, chống chinh sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế
quốc. Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình mà còn kiên trì đấu
tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng
thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng
giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung nguồn lực mới.
Nhờ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho
sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh
to lớn hơn mình về nhiều mặt.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.15, tr.675.
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, nhân
103dân Việt Nam không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì
độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình
mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức.
Các lực lượng cần đoàn kết
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững
chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các
nước, đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính
tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay. Hồ Chí Minh cho rằng,
chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao
động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự
đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương
vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ
nghĩa đế quốc thực dân.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vì vậy,
Người đã lưu ý Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc
thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để
đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết
giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, Hồ Chí Minh còn đề nghị
Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải “làm cho đội quân tiên phong của lao động
thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự
hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân
quốc tế giành thắng lợi cuối cùng.
Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý.
Hồ Chí Minh gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình,
tự do, công lý và bình đằng. Đây được xem là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh
nhằm khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ
các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh.
Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do và công lý, Hồ
Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộ
mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành
tinh. Thật hiếm có những cuộc đấu tranh giành được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi và
lớn lao như vậy. Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp
phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và
của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công
nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang.
Hình thức tổ chức
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủ
đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của
cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc
biệt. Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hoá và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy
sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh
về tập hợp lực lượng cách mạng, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc
lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); giúp Lào và Campuchia lập mặt trận yêu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo việc hình thành Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương.
Hồ Chí Minh chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo
tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc, nước láng giềng có quan
hệ lịch sử văn hoá lâu đời với Việt Nam; thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và
châu Phi đấu tranh giành độc lập. Với các dân tộc châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc
châu Á có độc lập thì nền hoà bình thế giới mới thực hiện.
Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướng cho
việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết
Việt - Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân
dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự là sự phát
triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết
quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động
quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân
tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh
đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung
của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng thế giới
và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của loài nguời tiến bộ trên thế giới.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền
tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Là một
chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế giới, trước hết là phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. “Có lý” là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, phải xuất phát chung từ lợi ích chung của Cách mạng thế giới. Tuy nhiên phải
vận dụng sáng tạo, có hiệu quả chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoạt động thực tế của mỗi
nước, mỗi Đảng, tránh giáo điều. “Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên
tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh.
Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ suốt đời đấu tranh cho độc
lập, tự do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập, tự do cho các dân tộc khác.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh thực hiện nhất
quán quan điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng
thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt
Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó. Những quan điểm trên được Người thể chế hóa
sau khi Việt Nam giành được độc lập. Tháng 9 năm 1947, trả lời nhà báo Mỹ S. Êli
Mâysi, Hồ Chí Minh tuyên bố: Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn
với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.
Thời đại Hồ Chí Minh sống là thời đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
diễn ra mạnh mẽ trên hầu khắp các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó, Người
không chỉ là nhà tổ chức, người cổ vũ mà còn là người ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu
tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Nêu cao tư tưởng độc lập và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người khởi xướng, người
cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của nhân dân thế giới trong việc khẳng
định cốt cách dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Đối với các dân tộc tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hoà bình,
chống chiến tranh xâm lược. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hoà hiếu của dân
tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân
loại. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, đấu
tranh cho hoà bình, một nền hoà bình thật sự cho tất cả các dân tộc - “hoà bình trong
độc lập tự do”. Nền hòa bình đó không phải là một nền hoà bình trừu tượng, mà là
“một nền hoà bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ”, chống chiến
tranh xâm lược vì các quyền dân tộc cơ bản của các quốc gia. Trong suốt hai cuộc
kháng chiến, quan điểm hoà bình trong công lý, lòng thiết tha hoà bình trong sự tôn
trọng độc lập và thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã làm
rung động trái tim nhân loại. Nó có tác dụng cảm hoá, lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế
giới đứng về phía nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình. Trên
thực tế, đã hình thành một mặt trận nhân dân thế giới, có cả nhân dân Pháp và nhân
dân Mỹ đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi
hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
“Ngọn cờ hòa bình trong công lý” là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, được
bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại. Theo Người, chính sách ngoại giao
phải thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình.
Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
“Độc lập, tự chủ” là tự mình điều khiển mọi việc, tự chủ chủ động công việc của mình
và không bị bên ngoài chi phối. Độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo
đuôi, giáo điều. “Tự lực, tự cường” là tự lực cánh sinh, dựa vào thực lực, sức mình là
chính. Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hạot động chính trị của Hồ Chí Minh.
Trong việc xây dựng khối đoàn kết với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí mInh xác định sức mạnh dân
tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại chỉ phát huy tác dụng thông quan sức
mạnh dân tộc. Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, còn nguồn lực ngoại sinh
chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Đoàn kết quốc tế là để
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội
lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra. Để đoàn kết
tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có
thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, trong đấu tranh cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh,dựa vào sức mình là
chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Trong
đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc
lập”. Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối
độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngoài, Người nói: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở
ngoài vào”. Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc phong trào cộng sản, công nhân quốc
tế, Người xác định: “Các Đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời
đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với
đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng
giành thắng lợi. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối độc
lập, tự chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh
thủ được sự ủng hộ của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, nhận
được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Vì vậy, muốn tranh thủ được sử ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự
chủ và đúng đắn. Ví dụ: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng
chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng
tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Độc lập, tự chủ nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc chính đáng, thực hiện các
quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo.
Nhưng độc lập, tự chủ và tự lực, tự cường hoàn toàn đối lập với sự biệt lập và chủ
nghĩa biệt phái. Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Hồ Chí
Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, coi đây là
vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của
đoàn kết và hợp tác quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ và giúp đỡ quốc tế, làm tăng thêm khả năng tự lực, tự cường, tạo điều kiện làm
chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Vì vậy, độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời kết hợp với đấu tranh kiên
quyết và khôn khéo để thực hiện mục tiêu của cách mạng và bảo vệ quyền lợi quốc
gia. Đó là một nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt
toàn bộ hoạt động quốc tế và ngoại giao Việt Nam, được Đảng ta nâng lên thành
đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế. Người không tuyệt đối hóa một nhân tố
nào, mà đề cập rất rõ ràng, sinh động về vị trí, vai trò của từng nhân tố, của sức mạnh
bên trong và sức mạnh bên ngoài. Trong mối quan hệ biện chứng đó, “độc lập, tự chủ”
luôn giữ vai trò quyết định, là nền tảng vững chắc để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự
ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới; đồng thời, đoàn kết, hợp tác quốc tế có ý nghĩa
rất quan trọng, không thể thiếu của cách mạng Việt Nam, tạo môi trường quốc tế thuận
lợi, sức mạnh tổng hợp để giữ vững độc lập, tự chủ. Mối quan hệ biện chứng giữa độc
lập, tự chủ với đoàn kết, hợp tác quốc tế chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ
giữa sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài.
II. Ý nghĩa nguyên tắc đoàn kết quốc tế đối với Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế, nước ta đã có rất nhiều sự thay đổi tích cực và nhiều ý nghĩa về đối
ngoại. Từ tuyên bố “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng là bạn” (Đại
hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lần thứ IX) đến Đại
hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho
phát triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững.
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước
láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng; tích cực, chủ động tham
gia các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Đối ngoại
của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu
quả, có bước phát triển mới. Nhận thức đúng về xu thế của thời đại, về cục diện thế
giới và khu vực, Đảng đã có định hướng sáng suốt và Nhà nước đã có các chính sách
đúng đắn và kịp thời trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhiều chủ trương,
giải pháp xử lý các vấn đề quốc gia - dân tộc - quốc tế đã tạo được sự đồng thuận cao
trong toàn Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế ủng hộ.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước hiện
nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn
biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và
tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt,
tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Xu hướng dân chủ hóa đời sống chính trị quốc
tế, các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống,... đặt ra không ít vấn đề liên quan
đến độc lập, tự chủ của các nước, nhất là với những nước nhỏ, đang phát triển.
Trong bối cảnh đó, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ trong đối ngoại, hợp tác và phát triển.
Trước tình hình quốc tế và trong nước hiện nay biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc
đặt ra những điều kiện mới đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược đoàn kết
quốc tế của Hồ Chí Minh để vận dụng cho phù hợp. Một là, làm rõ đoàn kết để thực
hiện mục tiêu cách mạng trong giai đoạn hiện nay là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã
hội công bằng văn minh. Hai là, mở cửa, hội nhập quốc tế, là bạn của tất cả các nước,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, đồng thời phải tham gia những vấn đề toàn
cầu hiện nay của quốc tế. Ba là, phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào sự nghiệp cách mạng
thế giới. Bốn là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân đoàn kết dân tộc
và đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng cho gang tầm nhiệm vụ của dân tộc và thời đại.
Nước ta ra sức phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh,
tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia - dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực
lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.
Chiêng có to tiếng mới lớn”. Người đặc biệt nhấn mạnh: Ta có mạnh thì họ mới chịu
đếm xỉa đến. Thực lực của ta là sức mạnh tổng hợp mọi mặt gồm cả chính trị, kinh tế,
văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Theo đó, cần tăng cường sức mạnh tổng
hợp quốc gia. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là yếu tố quyết định thành công
của quá trình hội nhập quốc tế. Đó là sức mạnh được tạo nên từ sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, của khối đoàn kết toàn dân tộc, của văn hóa,
con người Việt Nam; sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Việt Nam tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác
nhiều mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình
đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa bình.
Giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự áp
đặt, lôi kéo, chi phối mà còn là nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc tham gia
vào các công việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo đó, để giữ được độc
lập, tự chủ trong đối ngoại, hội nhập, chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng
bao quát và dự liệu cả cơ hội và nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực tham gia
các cơ chế hợp tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình xây
dựng thể chế và kiến trúc điều tiết quan hệ quốc tế.
Đặc biệt, với tinh thần tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương, đất nước ta
ngày càng được nhiều nước dân chủ trên thế giới biết đến và tăng cường sự hợp tác
toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra
trên toàn cầu, Việt Nam ta đã có những thắng lợi biết nhường nào về sự đoàn kết quốc
tế và hợp tác đa phương trong đại dịch. Các nước luôn hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn trong đại dịch. Trong giai đoạn đổi mới đất
nước, việc phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng,
các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập
quốc tế với khu vực và thế giới, Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ
rộng rãi của lực lượng bên ngoài. Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến
phức tạp. Ở trong nước, từ khi xuất hiện biến chủng Delta vào cuối tháng 4/2021, cả
hệ thống chính trị và toàn dân đã phải căng mình chống dịch. Dịch bệnh đã tác động
nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, sức khỏe và tính mạng của Nhân
dân. Bối cảnh mới, đặt ra những đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược
đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực hiện đoàn kết, ủng
hộ quốc tế cho phù hợp.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm kép là phòng, chống dịch tốt
ngay tại nước mình; đồng thời tích cực, chủ động hợp tác với các đối tác kiểm soát,
ngăn chặn lây lan, giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội do dịch bệnh. Trong đó, Việt
Nam đã phối hợp với các nước, vừa chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đồng thời khẳng
định quyết tâm hợp tác khu vực, quốc tế trong chống dịch, nhằm cùng nhau sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Luôn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 cần xác
định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách về tăng cường hợp tác đa phương, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc
chiến chống lại đại dịch toàn cầu, Việt Nam xác định không thể đi một mình mà cần
phải có sự đoàn kết, chia sẻ, phối hợp, cập nhật thông tin, kinh nghiệm chống dịch, kết
quả nghiên cứu vaccine với các nước trên thế giới. Thực tế cho thấy, ngay từ những
ngày đầu tiên cũng như giai đoạn căng thẳng nhất khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu,
Việt Nam đã chủ động hối thúc cộng đồng quốc tế, khu vực cùng chung tay chống lại kẻ thù chung.