PHÂN TÍCH NỘI DUNG HAI CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ BẢN CHẤT-HIỆN TƯỢNG. VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC / Môn Triết học Mác Lê-nin
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê-nin (UEF)
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI THUYẾT TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI DUNG HAI CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ BẢN CHẤT-HIỆN
TƢỢNG. VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP
LUẬN VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: Nguyễn Thị Vân
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8 LỚP: DCQ22 Công việc Họ và tên MSSV Bùi Minh Quân 511226389
Soạn nội dung phạm trù nguyên nhân - kết quả Trần Yến
-Khái niệm và tính chất Vy 511226607
-Mối liên hệ giữa nguyên nhân-kết quả Võ Như Ý 511226609
-Ý nghĩa phương pháp luận
Soạn nội dung phạm trù bản chất Phạm Hoàng Diệp Vỹ
-hiện tượng: -Khái niệm 511226608 và tính chất Võ Hoàng Kim Yến 511226612
-Mối liên hệ giữa bản chất-hiện tượng Lê Minh Khuê 511226186
-Ý nghĩa phương pháp luận
Soạn nội dung về vận dụng ý nghĩa phương pháp luận: + Nguyễn Hồ Mai Anh 511226023 Nguyên nhân-kết quả Bùi Thị Phi Yến 511226610
+ Bản chất-hiện tượng
Soạn bộ câu hỏi củng cố: Phan Huỳnh Thảo Vy 511226606
-Về phạm trù nguyên nhân-kết quả + vận dụng Nguyễn Hồng Thúy 511226481
-Về phạm trù bản chất-hiện tượng + vận dụng Nguyễn Thị Hoàng Lan 511226203
Tổng hợp và soạn file word Phan Minh Nhật 511226327
Làm powerpoint phạm trù nguyên nhân-kết quả Lê Huỳnh Thanh Bình 511226049
Làm powerpoint phạm trù bản chất-hiện tượng Nguyễn Phạm Ngân Hà
Làm powerpoint vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của 511226106 2 phạm trù Thảo Vy 511226605
Thuyết trình về phạm trù nguyên nhân-kết quả Trần Thị Yến 511226611
Thuyết trình về phạm trù bản chất-hiện tượng
Thuyết trình về vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của 2 Trần Phước Thuận 511226473 phạm trù 1 MỤC LỤC Nội dung Trang
A. PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ I. Khái niệm 3 II. Tính chất 3
III. Mối liên hệ giữa nguyên nhân-kết quả 4
IV. Ý nghĩa phương pháp luận 5
B. PHẠM TRÙ BẢN CHẤT-HIỆN TƢỢNG I. Khái niệm 6 II. Tính chất 6
III. Mối liên hệ giữa nguyên nhân-kết quả 7
IV. Ý nghĩa phương pháp luận 8
C. VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN
I. Phạm trù nguyên nhân-kết quả 9
II. Phạm trù bản chất-hiện tượng 10
D. CÂU HỎI CỦNG CỐ
I. Phạm trù nguyên nhân-kết quả và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận 11
II. Phạm trù bản chất-hiện tượng và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận 13 2
A. PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ. I. Khái niệm :
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. -Ví dụ:
+ Bão, lũ (nguyên nhân) -> thiệt hại mùa màng (kết qu).
+Sự đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản mẫu thuẫn giai cấp tư sản (nguyên nhân) ->
Cách mạng vô sản (kết quả). II. Tính chất Tính khách quan
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn
của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán. Tính tất yếu
- Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên
nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết
quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.
- Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương
đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.
Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên
càng ít khác nhau bấy nhiêu. Tính phổ biến
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định. 3
Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện,
tìm ra được nguyên nhân hay chưa.
III. Mối liên hệ giữa nguyên nhân-kết quả.
Mối liên hệ nguyên nhân kết quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu.
1.Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả.Nguyên nhân luôn có trước kết quả,còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Tuy nhiên không phải nguyên nhân sinh ra xong thì kết quả mới nảy sinh.Kết quả được hình thành
từ những tác động đầu tiên, và luôn nhận tác động của nguyên nhân để biến đổi không ngừng..
■^Mối quan hệ nguyên nhân kết quả là quá trình vận động liên tục của thế giới vật chất , sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng .
Giờ đây con người không chỉ quan quan sát mà còn tạo ra hiện tượng.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lại, cùng một kết quả có thể gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẹ hay cùng một lúc.
Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng
cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại,nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên
sự vật theo hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu.
Phân lọai các loại nguyên nhân:
+Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.Sự tác động trở lại kết quả với nguyên nhân.
Nguyên nhân tác động lên hiện tượng khác thụ động và gây ra trong nó những biến đổi tức là kết
quả, nhưng kết quả cũng thể hiện sự phản tác động và từ hiện tượng thụ động chuyển thành tích cực. 4
3.Sự chuyển hóa qua lại giữa nguyên nhân và kết quả.
Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại
là kết quả và ngược lại).
Sự hoán đổi vị trí thể hiện ở:
Nguyên nhân này khi sinh ra kết quả này, bản thân nó đã là kết quả của mối quan hệ nguyên
nhân-kết quả trước đó. Ngược lại, kết quả này được tạo ra từ nguyên nhân, nhưng lại tác động lên
sự vật hiện tượng khác tạo nên kếf quả khác.
Quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc tạo một chuỗinha6n quả vô tận. Trong chuỗi đó
không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng. IV.
Ý nghĩa phƣơng pháp luận
Thứ nhất, mối quan hệ nguyên nhân - kết quả có tính khách quan và phổ biến. Bất kỳ sự vật nào
cũng có nguyên nhân và do nguyên nhân quyết định. Nhưng không phải con người có thể nhận thức
ngay được nguyên nhân. Để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên
nhân xuất hiện, trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới
vật chất. Ngược lại, muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, phải xác định đúng nguyên nhân trong sự vật, hiện tượng, vì mối quan hệ nguyên nhân -
kết quả rất phức tạp, đa dạng. Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của
một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng
đó xuất hiện.Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi
chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một dự vật, hiện tượng và
để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong
trong mối quan hệ mà nó giữa vai trò kết quả, cũng như trong mối quan hệ nó giữ vai trò là nguyên nhân.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định. Những nguyên
nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả nên trong nhận thức và thực tiễn cần
phải có cách nhìn toàn diện để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể chứ không rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện
tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân 5
bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
B. PHẠM TRÙ BẢN CHẤT-HIỆN TƢỢNG. I. Khái niệm
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là phạm trù chỉ sự
biểu hiện ra "bên ngoài" của bản chất. Thí dụ:
Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân, còn những
tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác là hiện tượng thể
hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân.
Bản chất quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản là
quan hệ bóc lột. Giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân làm ra. Nhưng
biểu hiện của quan hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng, hai bên được tự do thỏa
thuận với nhau. Người công nhân có quyền ký hoặc không ký vào bản hợp đồng với nhà tư
sản. Thậm chí nhà tư sản còn chăm lo đến sức khoẻ của người công nhân và gia đình họ nếu
điều đó có lợi cho việc tăng khối lượng giá trị thặng dư. II. Tính chất
-Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái chung.
Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Điều đó đúng với mọi
người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là bản chất. Ví dụ bên
trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi
người nhưng không tạo nên bản chất con người.
-Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc (xét về mức độ nhận thức
của con người). Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ 6
biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật.
Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Ví dụ: Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng
nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận,....
-Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Quan điểm duy tâm không thừa nhận
hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng.
Ví dụ: Platôn cho rằng, thế giới những thực thể tinh thần tồn tại vĩnh viễn và bất biến là bản
chất chân chính của mọi sự vật. Những sự vật mà chúng ta cảm nhận được chỉ là hình bóng của
những thực thể tinh thần mà thôi. Những quan điểm này không được khoa học và thực tiễn thừa nhận.
-Trái với các quan điểm trên đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả bản chất và hiện tượng
đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được
tạo nên từ những yếu tố nhất định. Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật; hiện
tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của
chủ quan con người quyết định.
III. Mối quan hệ của bản chất và hiện tƣợng
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau. 1. Sự thống nhất
+ Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của
bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời
cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất.
+ Bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những
hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản
chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo. 2. Sự đối lập
+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu. Hiện tượng phản ánh cái riêng biệt, cá biệt, phong phú và đa dạng. 7
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên
ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà
biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau.
+ Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu
hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất hoặc phản ánh không đúng bản chất.
+ Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn hiện tượng “động hơn”, thường xuyên biến đổi.
IV. Ý nghĩa phƣơng pháp luận cặp phạm trù bản chất và hiện tƣợng
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở
hiện tượng, bởi bản chất là cái ở bên trong hiện tượng.
- Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện. Vì bản chất
tồn tại một cách khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự vật ở
bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó.
- Bản chất không tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, do đó, tìm bản chất phải thông qua tìm hiểu
các hiện tượng bên ngoài. Cần lưu ý, trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét
nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
- Mối liên hệ nguyên nhân kết quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có
thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện
thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng
tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
- Nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần
tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có
thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình
thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan.... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động
của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích
cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. 8
- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai
thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thức đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích. C.
VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP
I. Vận dụng ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả:
Đối với những mối liên hệ nguyên nhân - kết quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được
càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện
tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng lớn đề phục vụ
ngày càng tốt hơn nhu cầu con người. Đồng thời cũng thấy được tác hại từ các hiện tượng để phòng
tránh và tìm giải pháp. (Tự nhiên)
- Khi các cây cổ thụ hay cây lớn ở đầu nguồn bị chặt đi thì khi lũ tới sẽ khiến cho vùng đất nơi
ấy dễ sạt lỡ và xói mòn.
- Hút thuốc lá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ như viêm phổi, ung thư.
- Tìm ra các nguyên nhân gây bệnh cảm từ đó có những biện pháp phòng ngừa.
Mối liên hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp
hơn rất nhiều. Mối quan hệ này xuất hiện khi có hoạt động của con người, đặc điểm này có thể
đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có những hoạt động được coi là hoạt động có
ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ
cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn
tùy thuộc vào những mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra. (Xã hội - Tư duy)
- Do dịch bệnh nên xu hướng sinh hoạt của người dân thay đổi để phối hợp trong việc chữa trị và phòng bệnh.
- Có một nhân sinh quan đúng đắn có thể dẫn tới hành động đúng và trở nên thành công, góp
một phần làm công dân tốt cho đất nước.
- Việc có một lối sống lành mạnh và giàu sức sống giúp chúng ta trở nên yêu đời và luôn có
tinh thần sảng khoái trong công việc đồng thời còn giúp sống lâu hơn.
II. Vận dụng ý nghĩa của cặp phạm trù bản chất-hiện tƣợng:
1. Trong đại dịch covid 19
Trong thời kì dịch bệnh Covid 19 thì Virus Corona là bản chất của dịch bệnh còn những triệu chứng 9
bệnh như ho, đau họng , sổ mũi,.... Là hiện tượng của dịch bệnh.
Khi ta gặp những triệu chứng này ta lại dễ nhầm tưởng đây là những triệu chứng của bệnh cảm
thông thường. Nếu ta cho rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh cảm thông thường mà không có biện
pháp chuẩn đoán kịp thời như test nhanh hoặc test PCR để chắc chắn có bị nhiễm bệnh hay không
điều đó sẽ gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân. Vì vậy ta không nên nhìn nhận
bệnh từ 1 phía qua những hiện tượng bên ngoài mà tự chuẩn đoán bệnh điều đó là ảnh hưởng lớn
đến bản thân . Ta cần tìm hiểu rõ bản chất của của hiện tượng để đưa ra những kết luận đúng đắn
cũng như biện pháp điều trị kịp thời nếu nhiễm bệnh. 2. Trong học tập
Trong thời hiện đại hôm nay thì ta có thể bắt gặp cặp phạm trù bản chất hiện tượng xuất hiện trong
việc học tập của học sinh. Trong đó điểm số cao chính là hiện tượng còn năng lực của học sinh là
bản chất. Thường thì nhiều người sẽ cho rằng việc thấy được những con điểm cao như thế nên đánh
giá những học sinh đó giỏi. Bên cạnh việc những học sinh có năng lực thật sự đạt được những điểm
số cao thì còn có một bộ phận học sinh lấy được điểm cao là do sử dụng những thủ thuật như học tủ,
học vẹt, chép phao,.. Vì vậy ta không nên đánh giá năng lực học sinh qua những điểm số vì đó
không phải là năng lực thật sự nó không đáng tin 100%, cần có cái nhìn khách quan và đánh giá
trên nhiều phương diện khác nhau chứ không nên nhìn vào những hiện tượng bên ngoài mà không
quan sát rã bản chất bên trong làm ảnh hưởng cách nhìn nhận của mọi người về năng lực học sinh.
Cần có những biện pháp khác để đánh giá đúng thật sự năng lực của từng học sinh.
D. BỘ CÂU HỎI CỦNG CỐ
I. Phạm trù nguyên nhân-kết quả và vận dụng ý nghĩa phƣơng pháp luận
Câu 1: Câu nói “miệng nam mô bụng đựng một bồ dao găm” nói về cặp phạm trù nào? A. Nội dung - Hình thức B. Cái chung - cái riêng
C. Nguyên nhân - kết quả
D. Hiện tượng - Bản chất
Câu 2: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin có ví mối 10
quan hệ giữa . .và ..với sự vận động của một con sông - bọt ở bên trên và luống nước sâu ở dưới. A. Hình thức, nội dung B. Nội dung, hình thức
C. Bản chất, hiện tượng
D. Hiện tượng, bản chất
Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hiện tượng là khái niệm dùng để thể hiện điều gì?
A. Một bộ phận của bản chất
B. Luôn đồng nhất với bản chất
C. Kết quả của bản chất
D. Biểu hiện bên ngoài của bản chất
Câu 4: Bộ phận lý luận trong chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò làm sáng tỏ bản chất và những quy
luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của thế giới là gì?
A. Không có bộ phận nào giữ vai trò đó
B. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Triết học Mác - Lênin
Câu 5: Phạm trù triết học chi sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất gọi là gì? A. Cái đơn nhất B. Hiện tượng C. Cái riêng D. Hình thức
Câu 6: Trả lời nào sau đây là chính xác cho câu hỏi sau: " Tại sao khoa họckhông dừng lại ở hiện
tượng mà phải đi sâu vào nắm bắt cái bản chất sự vật:"
Bởi vì mỗi sự vật .........
A. Bản chất là cái chi phối sự vật 11
B. Hiện tượng đôi khi xuyên tạc bản chất
C. Bản chất và hiện tượng có sự thống nhất
D. Bản chất và hiện tương tồn tại khách quan
Câu 7 :Câu thành ngữ: " Không có lửa làm sao có khỏi" biểu hiện nội dung cặp phạm trù nào của
phép biện chứng duy vật?
A. Nội dung và hình thức
B. Bản chất và hiện tượng
C. Khả năng và hiện thực
D. Nguyên nhân và kết quả Câu 8: Chọn đáp án sai:
A. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng
B. Hiện tượng không là sự biểu hiện của bản chất
C. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo
D. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng
II. Phạm trù bản chất-hiện tƣợng và vận dụng ý nghĩa phƣơng pháp luận
Câu 1: Phạm trù nguyên nhân dùng để chi... .giữa các mặt trong 1 sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó tạo ra ...................
A. Sự tương tác-một sự vật mới.
B. Sự tương tác lẫn nhau-sự biến đổi nhất định.
C. Sự liên hệ lẫn nhau-một sự vật mới.
D. Sự chuyển hóa lẫn nhau-sự biến đổi nhất định.
Câu 2: Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, gọi là gì? A. Nguyên nhân. B. Hệ quả. C. Khả năng. D. Kết quả 12
Câu 3: Trong các phạm trù dưới đây cặp nào thuộc phạm trù quan hệ nguyên nhân Kết quả? A. Phải - trái. B. Thu - đông. C. Siêng học-Điểm cao. D. Ngày - đêm.
Câu 4: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định
Khẳng định trên thể hiện tính chất nào của hệ nhân quả? A. Tính khách quan. B. Tính phổ biến. C. Tính khách quan. D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Đâu không phải là tính chất của mối liên hệ nguyên nhân-kết quả? A. Tính khách quan. B. Tính phổ biến. C. Tính chủ quan. D. Tính tất yếu.
Câu 6: Câu thành ngữ:” Không có lửa làm sao có khói” biểu hiện nội dung cặp phạm trù nào của
phép biện chứng duy vật?
A. Nội dung và hình thức.
B. Bản chất và hiện tượng.
C. Khả năng và hiện thực.
D. Nguyên nhân và kết quả.
Câu 7: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật-hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức con người
Khẳng định trên thể hiện tính chất nào của quan hệ nhân quả? 13 A. Tính khách quan. B. Tính phổ biến. C. Tính tất yếu.
C. Không có tính chất nào cả.
Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì?
A. Nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả.
B. Cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau.
C. Mọi sự kế tiếp nhau về mặt thời giab đều là quan hệ nhân quả.
D. Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả.
Câu 9: “Hạn hán” và “Mất mùa” cái nào là nguyên nhân cái nào là kết quả?
A. Hạn hán là nguyên nhân, mất mùa là kết quả.
B. Mất mùa là nguyên nhân, hạn hán là kết quả.
C. Cả hai đều là nguyên nhân.
D. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia.
Câu 10: Những sự vật hiện tượng, nếu có cùng 1 nguyên nhân, trong điều kiện giống nhau sẽ tạo
nên những kết quả như nhau.Điều này thể hiện tính chất gì của mối liên hệ nguyên nhân-kết quả? A. Tính phổ biến. B. Tính khách quan. C. Tính chủ quan. D. Tính tất yếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin. 2. https://luathoangphi.vn/
3. https://luatminhkhue.vn/amp/noi-dung-cap-pham-tru-nguyen-nhan-va-ket- qua.aspx
4. https://luatduonggia.vn/quan-he-nhan-qua-la-gi-cap-pham-tru-nguyen-nhan-
ket-qua-theo-mac-lenin/#:~: text=N guy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20l
%C3%A0%20ph%E1%BA%A1m%20tr%C3%B9,v%E1%BA%ADt%20v
%E1%BB%9Bi%20nhau%20g%C3%A2y%20ra.
5. https://www.wattpad.com/914025-tri%E1%BA%BFt-tr%E1%BB%9Di-
%C6%A1i-l%C3%A0-tr%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A3n-ch%E1%BA
%A5t-v%C3%A0-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng?
fbclid=IwAR24mYxglItqFnSlNaOiIAsYURjDEuizQhE4vUcy7vfc3f6NpAq1 14 W8v2-aI 15