-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích nội dung về hàng hóa sức lao động - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân tích nội dung về hàng hóa sức lao động - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Phân tích nội dung về hàng hóa sức lao động - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân tích nội dung về hàng hóa sức lao động - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: 1. C 2. C 3. C 4. D 5. A 6. B 7. C 8. D 9. C 10.C
Câu 2: Phân tích nội dung về hàng hóa sức lao động. Liên hệ vấn đề này ở Việt
Nam hiện nay, trách nhiệm của sinh viên với vấn đề trên. A. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh
tế tri thức trở thành xu hướng phát triển chung của cả thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Con người được đặt ở vị trí trung tâm nên việc
phát triển thị trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là một nhu cầu cấp
thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Lý luận về loại hàng hóa đặc biệt –
sức lao động theo chủ nghĩa Mác đã cung cấp thêm nhiều luận điểm khoa học,
toàn diện và biện chứng. Trên cở sở đó, tạo lý luận tiền đề vững chắc cho việc lý
giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và phát triển
thị trường của loại hàng hóa đặc biệt này và các vấn đề liên quan tới nó. Nhận
thấy sự quan trọng của hàng hóa sức lao động em xin trình bày vấn đề: Phân tích
nội dung về hàng hóa sức lao động. Liên hệ vấn đề này ở Việt Nam hiện nay,
trách nhiệm của sinh viên với vấn đề trên. B. Giải quyết vấn đề I.
Lý luận về hàng hóa sức lao động
1. Khái niệm hàng hóa sức lao động
Theo C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người
đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó”.
2. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Người lao động được tự do về thân thể
- Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết
hợp với sức lao động của mình để tạo ra hàng hóa để bán, nên họ phải bán sức lao động.
3. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản
xuất ra năng lực đó phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định (đồ ăn mặc, y tế, giải trí,...).
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị
của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng
giá trị củ các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần)
để tái sản xuất ra sức lao động.
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh
thần) để nuôi con của người lao động. Vì con cái là nguồn lao
động cần thiết thay thế họ.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường
thì giá cả của hàng hóa sức lao động phản ánh lượng giá trị nêu trên.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có
được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa
sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần
và lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng
đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong
khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo
ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn
gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư do hao phí sức lao động mà có. II.
Liên hệ vấn đề này ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm của sinh viên với vấn đề trên.
Việc nghiên cứu hàng hoà sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng thị trường lao động ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao
động khi có đủ các diều kiện là hàng hóa. Cho nên việc xây dựng thị trường sức
lao dộng là tất yếu thực hiện đường lỗi đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành
hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức
kinh tế các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm đáp ứng một bước yêu cầu việc
làm vi đời sống của người lao động, do dó cơ hội lựa chọn việc làm của người
lao động ngày càng được mở rộng. Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: "Khuyến khích
mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề.
Tạo nhiều việc cho người lao động, mọi công dân đều được tự do hành nghề ,
thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân
bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn
có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế
dối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vi
thiếu việc làm ở nông thôn" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Irang 4- 15) Vì vậy người lao động từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công
việc của Nhà nước (trong thời kỳ bao cấp), người lao động dã trở nên năng động
hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao
động – việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực
của mình và tự chủ hơn trong việc tìm kiếm việc làm phủ hợp với quan hệ cung
cầu lao động trên thị trường. Người sử dụng lao động được khuyến khích làm
giàu hợp pháp nên đẩy mạnh đầu tư tạo việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân được
thừa nhận và khuyến khích phát triển, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm
tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động bán sức lao động của mình. Ngày nay, vai
trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã thay đổi cơ bản. Thay vì hao cấp
trong giải quyết việc làm, Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế chính sách
thông thoáng, xoá bỏ hàng rào về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo
cho mọi người được tự do dầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do
hành nghề, hợp tác và thuê mướn lao động. Cơ hội việc làm được tăng lên và ít
bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước.
Ngoài ra, với các cải tiến trong quản lý hành chính, hộ khẩu, hoàn thiện chính
sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, tách chính sách tiền lương , thu
nhập khỏi chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tính cơ động của lao động.
Tuy nhiên, trên phạm vi cả nước ta cũng kim hơn cầu về lao động và tình trạng
này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, vì
chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ thích
hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế dạng trong quá trình chuyển dịch
nhưng diễn ra chậm chạm và khó khăn. Vì vậy, công tác dạy nghề và phổ cập
nghề trở thành vấn đề cấp bách và có tinh chiến lược, là khâu then chốt nâng cao
chất lượng và sức cạch tranh của laođộng trên thị trường. Mặt khác, một số
ngành tiềm năng có khả năng thành hiện thực (về vốn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
công nghệ, thị trường tiêu thụ... ) như lẫm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và du
lịch... Ở một số vùng miền núi dồng bằng sông Cửu Long ven biển vẫn thiếu lao
động, nhưng khả năng di dân và di chuyển lao động đến rất hạn chế . Người lao
động khi được tiếp nhận vẫn chưa thực sự gắn bó với công việc. Người sử dụng
lao động chưa thực sự tin tưởng vào người lao động.
Trách nhiệm của sinh viên
Thứ nhất, sinh viên phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý
luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh trong
nước và quốc tế đang tác động lên tất cả các đối tượng sinh viên, tác
động một cách toàn diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của
từng thanh niên. Do đó, sinh viên phải rèn luyện để có lập trường tư
tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng
và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo
vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống laaij âm mưu "Diễn
biến hòa bình" của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng...
Thứ hai, sinh viên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Trong thời kỳ
phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, sinh viên
Đại học Kiểm sát nói riêng và sinh viên nước ta nói chung cần nâng
cao trình độ học vấn, tay nghề khả năng thực tế, kỹ năng lao động để
thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động
quốc tế. Sinh viên phải tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập với
phương châm: người thanh niên nào cũng phải học ở đâu, làm gì, thời
gian nào cũng phải học, sinh viên nào cũng phải xác định tham gia họ
tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Thứ ba, sinh viên phải tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Sinh viên phải
tích cực tham gia bảo vệ và xây dựng hệ thóng chính trị ở các cấp
vững mạnh và tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững
chắc. Các đối tượng sinh viên tự nguyện, tự giác tham gia vào các hội
của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên của Đảng và
hội viên của các quần chúng nhân dân.