Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại

Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Trường:

Đại học Thương Mại 373 tài liệu

Thông tin:
3 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại

Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

43 22 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|4053484 8
Phân tích sự thống nhất giữa tính hội tính giai cấp của nhà nước.
Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước
Việt Nam hiện nay.
Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước:
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của
bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Sự thống nhất
được thể hiện ở chỗ tính xã hội và tính giai cấp luôn song hành tồn tại với sự
tồn tại của nhà nước, thuộc tính này sở của thuộc tính kia.
Ở phương diện xã hội, nhà nước là một hiện tượng xã hội, được sinh ra từ xã
hội để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự phát triển thì đòi hỏi phải sự tổ
chức và quản lý chặt chẽ và nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội sẽ
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội
của mình thông qua chức năng giai cấp. Cụ thể, nhà nước duy trì sự lãnh đạo
của giai cấp thống trị nhằm:
- Áp đặt sự thống trị lên giai cấp khác và toàn xã hội, từ đó không cho phép
các giai cấp xung đột, tiêu diệt lẫn nhau tiêu diệt luôn cả nhà nước.
Nhờ vậy mà nhà nước duy trì được sự ổn định xã hội;
- Giai cấp thống tr sử dụng QLNN để nh đạo nhân dân phục tùng để
thực hiện các công việc chung của hội như: trị thuỷ, chống giặc ngoại
xâm, bệnh tật...
Ở phương diện giai cấp, nhà nước nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu
phục vụ cho giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện các mục đích mà giai cấp
thống trị đề ra. Thế nhưng, giai cấp thống trị chỉ duy trì được địa vị thống trị của
mình đến khi nào nhà nước vẫn còn đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của
hội.
Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước trên thế giới là mở rộng tính xã
hội, thu hẹp tính giai cấp. Tuy nhiên, tính thống nhất và tính giai cấp là hai
thuộc tính không thể thiếu của mọi nhà nước. Nếu triệt tiêu tính giai cấp thì nhà
nước không thể tồn tại trong hoàn cảnh xã hội tồn tại những giai cấp với lợi ích
khác nhau. Các giai cấp trong xã hội không có động lực để giành lấy QLNN,
nhà nước không được thành lập thì các vấn đề của hội không được giải
quyết, tính xã hội cũng thế mà không tồn tại. Ngược lại nếu xoá bỏ tính
hội sẽ đẩy đấu tranh giai cấp đến mức gay gắt, giai cấp thống trị càng ra sức đàn
áp thì đấu tranh càng gay gắt, giai cấp thống trị sớm muộn sẽ bị lật đổ, nhà nước
sẽ bị diệt vong, tính giai cấp cũng theo đó mà bị loại bỏ. Như vậy, hậu quả của
việc thiếu đi một trong hai thuộc tính giai cấp và hội dẫn đến nhà nước bị
lOMoARcPSD|4053484 8
F
tiêu diệt, xoá bỏ. Trong lúc nhân loại chưa đủ khả năng để vươn đến hội cộng
sản chủ nghĩa, việc nhà nước bị xoá bỏ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm
của xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vô chính phủ sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhà
nước là một nhu cầu khách quan của xã hội, cho nên, nhà nước mới ra đời có đủ
cả hai thuộc tính giai cấp và hội, sẽ thay thế cho nhà nước cũ.
Ảnh hưởng của sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính hội của nhà nước
trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay:
Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã
hội và ở những mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm
quyền. Tuy nhiên mức độ sự thể hiện (công khai hay n đáo, tế nhị) tính giai
cấp, tính xã hội của mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn
khác nhau cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực
ng cầm quyền5
1
.
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, là kiểu nhà
nước có tính xã hội rộng rãi nhất trong lịch sử loài người. Tại Việt Nam, Nhà
nước quan tâm chăm lo đến lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều
kiện mở rộng dân chủ tối đa. Kể từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng
lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mang tính thời đại như chống giặc ngoại xâm, phát
triển kinh tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19... Đây là các chức năng thể hiện
tính xã hội của Nhà nước ta, tuy nhiên, để thực hiện thành công, Nhà nước ta
cũng phải dùng các biện pháp cưỡng chế, áp đặt ý chí nhà nước, tức là có thể
hiện tính giai cấp. Mặt khác, Nhà nước ta càng thể hiện tính xã hội rộng rãi bao
nhiêu, niềm tin của nhân dân vào Đảng,
chính quyền càng gia tăng bấy nhiêu, kể cả bạn bè quốc tế cũng phải thừa nhận
vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị. Như vậy, Nhà nước ta
càng củng cố vững chắc vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của liên
minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Như vậy, Nhà nước ta
thể hiện tính giai cấp gián tiếp thông qua tính xã hội của mình.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, do đó, đấu
tranh giai cấp chưa hoàn toàn dịu bớt. Kẻ thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa
trong thời kì này là giai cấp bóc lột cũ, các thế lực phản động trong và ngoài
nước được sự hỗ trợ, giúp sức của các nước đế quốc bản chủ nghĩa. Theo đó,
các thế lực thù địch vẫn còn âm mưu chống phá với thủ đoạn hết sức tinh vi và
thâm độc. Do đó, việc thể hiện tính giai cấp vẫn cần thiết để bảo vệ chủ quyền
1 Trường Đại học Luật Nội, Giáo trình luận chung về nhà nước & pháp luật, Nxb. pháp (tái
bản
lần thứ 3), Nội, năm 2020, trang 63.
lOMoARcPSD|4053484 8
quốc gia, chính quyền nhân dân. Nhà nước ta chủ trương giải quyết một cách
hoà bình những xung đột nêu trên. Việc giải quyết hoà bình vừa tạo môi trường
lành mạnh và ổn định cho xã hội phát triển vừa đảm bảo tranh chấp được giải
quyết một cách nhẹ nhàng, êm đềm. Tuy nhiên, nếu những thế lực thù địch
không chịu thương lượng thì buộc nhà nước phải dùng đến những biện pháp
mạnh mẽ, cứng rắn hơn để quyết bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công
nhân nhân dân lao động. Như vậy, kể cả khi tiến hành bảo vệ lợi ích giai cấp,
nhà nước vẫn luôn quan tâm tới lợi ích chung của xã hội. Điều này thể hiện s
hài hoà giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước CHXHCNVN. Chính sự
nhận thức đúng đắn, vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các quy luật khách quan vào
thực tiễn của đất nước, Nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện tính xã hội và giai
cấp đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tượng để đạt được kết quả cao khi thực hiện
chức năng nhà nước của mình.
| 1/3

Preview text:

lOMoARcPSD|40534848
Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước.
Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay.

Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước:
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của
bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Sự thống nhất
được thể hiện ở chỗ tính xã hội và tính giai cấp luôn song hành tồn tại với sự
tồn tại của nhà nước, thuộc tính này là cơ sở của thuộc tính kia.
Ở phương diện xã hội, nhà nước là một hiện tượng xã hội, được sinh ra từ xã
hội để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Xã hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự phát triển thì đòi hỏi phải có sự tổ
chức và quản lý chặt chẽ và nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội sẽ
có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó. Nhà nước thực hiện chức năng xã hội
của mình thông qua chức năng giai cấp. Cụ thể, nhà nước duy trì sự lãnh đạo
của giai cấp thống trị nhằm:
- Áp đặt sự thống trị lên giai cấp khác và toàn xã hội, từ đó không cho phép
các giai cấp xung đột, tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả nhà nước.
Nhờ vậy mà nhà nước duy trì được sự ổn định xã hội;
- Giai cấp thống trị sử dụng QLNN để lãnh đạo nhân dân phục tùng để
thực hiện các công việc chung của xã hội như: trị thuỷ, chống giặc ngoại xâm, bệnh tật...
Ở phương diện giai cấp, nhà nước nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu
phục vụ cho giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện các mục đích mà giai cấp
thống trị đề ra. Thế nhưng, giai cấp thống trị chỉ duy trì được địa vị thống trị của
mình đến khi nào nhà nước vẫn còn đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước trên thế giới là mở rộng tính xã
hội, thu hẹp tính giai cấp. Tuy nhiên, tính thống nhất và tính giai cấp là hai
thuộc tính không thể thiếu của mọi nhà nước. Nếu triệt tiêu tính giai cấp thì nhà
nước không thể tồn tại trong hoàn cảnh xã hội tồn tại những giai cấp với lợi ích
khác nhau. Các giai cấp trong xã hội không có động lực để giành lấy QLNN,
nhà nước không được thành lập thì các vấn đề của xã hội không được giải
quyết, tính xã hội cũng vì thế mà không tồn tại. Ngược lại nếu xoá bỏ tính xã
hội sẽ đẩy đấu tranh giai cấp đến mức gay gắt, giai cấp thống trị càng ra sức đàn
áp thì đấu tranh càng gay gắt, giai cấp thống trị sớm muộn sẽ bị lật đổ, nhà nước
sẽ bị diệt vong, tính giai cấp cũng theo đó mà bị loại bỏ. Như vậy, hậu quả của
việc thiếu đi một trong hai thuộc tính giai cấp và xã hội là dẫn đến nhà nước bị lOMoARcPSD|40534848
tiêu diệt, xoá bỏ. Trong lúc nhân loại chưa đủ khả năng để vươn đến xã hội cộng
sản chủ nghĩa, việc nhà nước bị xoá bỏ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm
của xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vô chính phủ sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhà
nước là một nhu cầu khách quan của xã hội, cho nên, nhà nước mới ra đời có đủ
cả hai thuộc tính giai cấp và xã hội, sẽ thay thế cho nhà nước cũ.
Ảnh hưởng của sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay:
Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã
hội và ở những mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm
quyền. Tuy nhiên mức độ và sự thể hiện (công khai hay kín đáo, tế nhị) tính giai
cấp, tính xã hội của mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn
khác nhau cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền. F 5 1
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, là kiểu nhà
nước có tính xã hội rộng rãi nhất trong lịch sử loài người. Tại Việt Nam, Nhà
nước quan tâm chăm lo đến lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều
kiện mở rộng dân chủ tối đa. Kể từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng
lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mang tính thời đại như chống giặc ngoại xâm, phát
triển kinh tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19... Đây là các chức năng thể hiện
tính xã hội của Nhà nước ta, tuy nhiên, để thực hiện thành công, Nhà nước ta
cũng phải dùng các biện pháp cưỡng chế, áp đặt ý chí nhà nước, tức là có thể
hiện tính giai cấp. Mặt khác, Nhà nước ta càng thể hiện tính xã hội rộng rãi bao
nhiêu, niềm tin của nhân dân vào Đảng,
chính quyền càng gia tăng bấy nhiêu, kể cả bạn bè quốc tế cũng phải thừa nhận
vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị. Như vậy, Nhà nước ta
càng củng cố vững chắc vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của liên
minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Như vậy, Nhà nước ta
thể hiện tính giai cấp gián tiếp thông qua tính xã hội của mình.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, do đó, đấu
tranh giai cấp chưa hoàn toàn dịu bớt. Kẻ thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa
trong thời kì này là giai cấp bóc lột cũ, các thế lực phản động trong và ngoài
nước được sự hỗ trợ, giúp sức của các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa. Theo đó,
các thế lực thù địch vẫn còn âm mưu chống phá với thủ đoạn hết sức tinh vi và
thâm độc. Do đó, việc thể hiện tính giai cấp vẫn cần thiết để bảo vệ chủ quyền
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước & pháp luật, Nxb. Tư pháp (tái bản
lần thứ 3), Hà Nội, năm 2020, trang 63. lOMoARcPSD|40534848
quốc gia, chính quyền nhân dân. Nhà nước ta chủ trương giải quyết một cách
hoà bình những xung đột nêu trên. Việc giải quyết hoà bình vừa tạo môi trường
lành mạnh và ổn định cho xã hội phát triển vừa đảm bảo tranh chấp được giải
quyết một cách nhẹ nhàng, êm đềm. Tuy nhiên, nếu những thế lực thù địch
không chịu thương lượng thì buộc nhà nước phải dùng đến những biện pháp
mạnh mẽ, cứng rắn hơn để quyết bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động. Như vậy, kể cả khi tiến hành bảo vệ lợi ích giai cấp,
nhà nước vẫn luôn quan tâm tới lợi ích chung của xã hội. Điều này thể hiện sự
hài hoà giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước CHXHCNVN. Chính sự
nhận thức đúng đắn, vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các quy luật khách quan vào
thực tiễn của đất nước, Nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện tính xã hội và giai
cấp đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tượng để đạt được kết quả cao khi thực hiện
chức năng nhà nước của mình.