Phân tích tính tất yếu khách quan và nội phân của CN,HĐH ở Việt Nam. Khái thảo những thành thành tựu nổi bật Việt Nam đạt được trong quá trình CNH, OS từ những năm 2000 đến nay.
1. Tính tất yếu, khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam1. Khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàndiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý Kinh tế -Xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháptiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộkhoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45438797
Nhóm 6: Phân tích tính tất yếu khách quan và nội dung của CNH,
HĐH ở Việt Nam. Khái quát những thành tựu nổi bật Việt Nam đạt
được trong quá trình CNH, HĐH từ những năm 2000 đến nay.
1. Tính tất yếu, khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam1. Khái niệm: •
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý
Kinh tế Xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng
suất lao động xã hội cao. •
Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh
của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân
tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới
một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng
mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như
mọi mặt của đời sống xã hội. VD: •
Trong y tế: sử dụng những loại thuốc tân tiến, đa năng; phương
pháp chữa trị hiện đại. Như máy siêu âm, chụp X quang, chẩn đoán bệnh ung thư… •
Giáo dục: chú trọng nhân tài, đào tạo chu đáo để phát huy tài
năng; luôn chú trọng phương pháp giảng dạy, đổi mới. •
Đời sống: sử dụng nhiều thiết bị hiện đại vào cuộc sống, nhằm cải thiện cuộc sống. •
Nông nghiệp: Các loại giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi được
tạo ra nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, những
loại giống này cho năng suất và chất lượng cao hơn so với thông
thường. Một số nơi áp dụng công nghệ: tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà… •
Công nghệ thông tin: Nhiều loại máy móc, công nghệ, phương
tiện hiện đại giúp cho việc tiếp nhận thông tin, truyền thông… 1 lOMoAR cPSD| 45438797 •
Xây dựng: Nhiều loại máy móc, phương tiện được sử dụng trong
xây dựng như cần cẩu, máy vận chuyển các vật liệu…
b. Tầm quan trọng của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam: •
Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là 1 bước tiến quan trọng
cũng như là con đường vững chắc nhất để cho Việt Nam có thể xây
dựng. Đồng thời đây cũng là 1 quá trình lâu dài và là quy luật mang tính
tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN ở Việt Nam. •
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Đây cũng
là đặc điểm quan trọng nhất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam) •
Bên cạnh đó cũng góp phần tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản
xuất và tăng năng suất lao động xã hội. Đồng thời tạo ra lực lượng sản
xuất mới, tăng cường vai trò của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, tăng
cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức. •
Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới. •
Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
=> Muốn xã hội sau phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước thì trước
hết phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn so với xã
hội trước, điều này chỉ có thể đạt được nếu sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước được thực hiện thành công.
2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: •
Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất
lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân. •
Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công
nhân, giữa nông dân và trí thức. •
Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội
chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. •
Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường
quốc phòng và an ninh quốc gia. •
Tính tất yếu, lý do khách quan Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 2 lOMoAR cPSD| 45438797 •
Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua. •
Thông qua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ ngày
càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải
vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người. •
Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích
ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải
vật chất. Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ
kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan. •
Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
hiện đại của một nền kinh tế, nó cũng là điều kiện quyết định để xã hội
có thể đạt được một năng suất lao động nào đó. Bất kỳ quốc gia nào đi
lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. •
Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và
công nghệ giữa Việt Nam và thế giới. Đối với các nước đang trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. •
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam, trước hết là nhằm
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những, thành
tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mỗi bước tiến của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là một bước tăng cường cơ sở vật chất -
kỹ thuật của CNXH, đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất
XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. •
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm
khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài
nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, thúc
đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động
và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả. 3 lOMoAR cPSD| 45438797 •
Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội. •
Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối liên
minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng
cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. •
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm
lực cho an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh của an ninh,
quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng
nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
=> Kết luận: •
Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế,
là đòn bẩy quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực
hoạt động của con người. Thông qua công nghiệp hóa, các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất,
kỹ thuật – công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao
động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu càng cao và đa dạng của con người. •
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm
khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài
nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, thúc
đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động
và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả. 3. Thành tựu
a. Đưa Việt Nam thoát khỏi những quốc gia nghèo nhất thế giới: •
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc
gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp
và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của
người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. •
Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng gấp bốn lần trong giai
đoạn 1990 - 2018 và giúp giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, từ 50%
xuống còn khoảng 2% trong giai đoạn này. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu 4 lOMoAR cPSD| 45438797
người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu
người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%. •
Các thành tựu xây dựng con người của nước ta còn được thể hiện quachỉ
số HDI có xu hướng tăng đều và khá ổn định, cả về giá trị tuyệt đối
cũng như thứ hạng. “Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của
Việt Nam là 0,704. Với kết quả này Việt Nam đã lọt vào danh sách các
nước phát triển con người cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và
vùng lãnh thổ”. Chỉ số phát triển con người vừa thể hiện tính nhân văn,
vừa là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các
phương diện: sức khỏe tri thức và thu nhập.
b. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp năng
lực cạnh tranh toàn cầu: •
Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền
công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao,
thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao. •
Năm 2019, Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm)
cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ
vị trí 77 lên vị trí 67). Kết quả này đạt được là do 8/12 trụ cột
tăng điểm và tăng nhiều bậc: •
Trụ cột Ứng dụng CNTT tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất (tăng
25,7 điểm và 54 bậc, từ 43,3 điểm lên 69,0 điểm và theo đó thứ
hạng từ vị trí 95 lên vị trí 41). •
Trụ cột Thị trường sản phẩm tăng 23 bậc (từ vị trí 102 lên thứ 79). •
Mức độ năng động trong kinh doanh tăng 12 bậc (từ vị trí 101 lên vị trí 89). •
Trụ cột Thị trường lao động tăng 2,6 điểm và 7 bậc (từ thứ 90 lên thứ hạng 83). •
Trụ cột Năng lực đổi mới sáng tạo tăng 6 bậc (từ thứ hạng 82 lên thứ hạng 76). •
Trụ cột Thể chế tăng 0,3 điểm và 5 bậc (từ vị trí 94 lên vị trí 89) •
Trụ cột Kỹ năng tăng 2,7 điểm và 4 bậc (từ thứ 97 lên thứ hạng 93). 5 lOMoAR cPSD| 45438797 •
Trụ cột Quy mô thị trường tăng 0,9 điểm và 3 bậc (từ vị trí 29 lên vị trí 26).
c. Đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới •
Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành
kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất
khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22
quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. Một số ngành công
nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của
ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa
nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự
dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da giày… •
Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào
năm 2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ,
máy móc, thiết bị). Một số ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc
trên thị trường thế giới hiện nay như dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu),
da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12
về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất
khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu). •
Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10
doanh nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội địa ; chiếm 5/10 doanh nghiệp
tư nhân lớn nhất cả nước . Các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Việt
Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô,
thép, sữa và thực phẩm.
4. Nguồn tài liệu tham khảo 6