Phân Tích Tỷ Lệ Thất Nghiệp, Chính Sách Tiền Tệ Của Mỹ trước, Trong Và Sau Khủng hoảng Kinh Tế 2008 | Bài Tập Lớn Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Phân Tích Tỷ Lệ Thất Nghiệp, Chính Sách Tiền Tệ Của Mỹ trước, Trong Và Sau Khủng hoảng Kinh Tế 2008 | Bài Tập Lớn Môn Kinh Tế Vĩ Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

PHÂN TÍCH TỶ LỆ THẤT NGHIỆP,
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ
TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP, CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP................4
1.1. Tỷ lệ thất nghiệp...............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp 4
1.1.2. Nhận dạng thất nghiệp 4
1.1.3. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế thị trường 4
1.2. Chính sách tiền tệ.............................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ 5
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 5
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới kinh tế 5
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới tỷ lệ thất nghiệp 6
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP DỮ LIỆU..............................................6
2.1. Chương 1..........................................................................................................................6
2.2. Chương 3..........................................................................................................................6
2.3. Chương 4..........................................................................................................................6
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU NĂM 2008.......................................................................7
3.1. Giai đoạn trước năm 2008 ( từ năm 2000 – 2007)...........................................................7
3.1.1. Dấu hiệu cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 7
3.1.2. Tác động của khủng hong kinh tế đến tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000 - 2007 7
3.2. Giai đoạn trong năm 2008................................................................................................7
3.2.1. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 7
3.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 8
3.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019...................................................................................8
3.3.1. Tỷ lệ thất nghiệp (từ năm 2009 đến năm 2019) 8
CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ
SAU NĂM 2008.......................................................................................................................10
4.1. Giai đoạn trước năm 2008 (từ năm 2000 – 2007)..........................................................10
4.2. Giai đoạn trong năm 2008..............................................................................................10
4.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019.................................................................................11
LỜI KẾT...................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đi kèm với sự lớn mạnh từng ngày của nền kinh tế thế giới nguy cơ, hiểm họa của
cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy thoái tất yếu của chu kỳ phát triển sau những năm nền
kinh tế thăng hoa cực đại. Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế thế giới phát triển không ngừng, các
nước phát triển như Mỹ, Nhật, khu vực EU luôn đạt được sự gia tăng về GDP, GNP. Tốc độ
tăng trưởng luôn từ 2% - 3% một năm. Cùng với đó là sự tăng trưởng và phát triển của Trung
Quốc từ một nước không nằm trong bảng xếp hạng 10 nước phát triển trên thế giới thì chỉ sau
6 năm đã dần trở thành cường quốc lớn thứ 4 trên thế giới, một trong 4 con rồng Châu Á
mới của thế kỷ. Tuy nhiên, với những mầm mống khủng hoảng từ trước, năm 2007 đã đánh
dấu sự suy thoái, bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Chỉ trong
vòng một vài tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008, cả thế giới chứng kiến sự rung chuyển
của hệ thống tài chính Mỹ - nơi được xem như cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đây
được xem như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra kể từ 80 năm trở lại đây. Hàng
trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự lây lan vẫn tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ ra toàn thế
giới. Chính thế, chúng em muốn tìm hiểu về tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tiền tệ của Mỹ
trước, trong sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP
1.1. Tỷ lệ thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
- Công thức tính: Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp/ Lực lượng lao động)*100
1.1.2. Nhận dạng thất nghiệp
Tổng cục thống kê là cơ quan chịu trách nhiệm đo lường tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Để đo
lường thất nghiệp, dân số được phân thành các nhóm khác nhau:
- việc làm: Nhóm này bao gồm những người việc làm được trả lương, tính cả những
người tự kinh doanh hoặc làm việc cho các công ty, doanh nghiệp của gia đình (được hoặc
không được trả lương), cả người làm việc toàn thời gian hay bán thời gian.
- Thất nghiệp: Thất nghiệp được định nghĩa là tổng số người đang tích cực tìm kiếm việc làm
nhưng hiện không có việc làm. Nhóm này bao gồm những người không có việc làm, sẵn sàng
làm việc đang tìm kiếm việc làm, sẵn sàng làm việc đang tìm kiếm việc làm trong một
khoảng thời gian nhất định. Những người đang làm việc nhưng bị thôi việc cũng được tính
vào nhóm những người thất nghiệp.
- Không thuộc lực lượng lao động: Nhóm này bao gồm những người không thuộc hai nhóm
trên, chẳng hạn như sinh viên, người nội trợ và người về hưu.
- Lực lượng lao động: Là tổng số người thất nghiệp và người có việc làm.
1.1.3. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế thị trường
Thất nghiệpmột hiện tượng tiêu cực trong kinh tế thị trường khiến cho nguồn nhân lực
lao động bị lãng phí và không được sử dụng hiệu quả. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế theo các cách sau:
- Làm giảm thu nhập của nhân nền kinh tế: Khi người lao động bị thất nghiệp, họ sẽ
mất nguồn thu nhập chính để chi tiêu và tiết kiệm. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và
đầu của người dân, gây ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Do
đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm, làm suy yếu sức mạnh kinh tế của quốc gia.
3
- Khiến nền kinh tế không thể đạt được hiệu quả: khi có thất nghiệp, có nghĩa là có một phần
lực lượng lao động không được sử dụng vào sản xuất. Điều này sẽ làm giảm khả năng sản
xuất của nền kinh tế, khiến cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng. Nền kinh tế
sẽ không thể đạt được hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả sản xuất.
- Có thể dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao: Thất nghiệp có thể gây ra lạm phát theo hai cách. Một
khi người lao động bị mất việc, họ sẽ phải dùng tiết kiệm hoặc nhận trợ cấp từ chính phủ để
duy trì cuộc sống. Điều này sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, gây ra lạm phát tiền tệ.
Hai khi người lao động bị mất việc làm, họ sẽ giảm chi tiêu tiêu dùng ít hơn các sản
phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ làm giảm cung cầu của thị trường, gây ra lạm phát cung cầu.
1.2. Chính sách tiền tệ
1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (monetary policy) quá trình quản cung tiền (money supply)
của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất
mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh
tế - như kiềm chế, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định,
có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt
buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối nhiều vấn đề khác.
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ
- Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:
+ Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations – OMO):hoạt động mua bán giấy
tờ giá ngắn hạn (chủ yếu trái phiếu chính phủ) của NHTW với các ngân hàng thương
mại, chính phủ, doanh nghiệp người dân. NHTW thể dễ dàng sử dụng công cụ này để
thay đổi cung tiền một lượng bất kỳ và có thể dễ dàng điều chỉnh những sai sót trong quá trình
thực hiện. Trên thực tế, NHTW không thực hiện mua bán trái phiếu chính phủ với các doanh
nghiệp hay công chúng chỉ thực hiện mua bán trái phiếu chính phủ với các ngân hàng
thương mại. Khi NHTW thực hiện mua trái phiếu chính phủ thực chất việc NHTW cho
chính phủ vay tiền.
+ Cửa sổ chiết khấu: NHTW thể tác động đến tiền bản qua việc cho các ngân hàng
vay. Các ngân hàng sẽ vay tiền từ NHTW khi họ thiếu hụt tiền dự trữ theo quy định hoặc để
đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền hoặc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác.
NHTW thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng. Phổ biến nhất, các ngân hàng vay từ
NHTW qua cửa sổ chiết khấu. Lãi suất chiết khấu lãi suất NHTW tính cho các khoản
vay của các ngân hàng
- Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửi: Dự trữ bắt buộc các quy định của
NHTW về một tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửi tối thiểu của các ngân hàng phải thực hiện. Dự trữ
bắt buộc tác động lớn đến cung tiền các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nên
NHTW hiếm khi thay đổi dự trữ bắt buộc.
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới kinh tế
- Chính sách tiền tệ vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền
kinh tế. Thông qua chính sách này, Chính phủ Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hệ
thống tiền tệ.
- Qua đó thực hiện các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá,
ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng công cụ để Ngân
hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động của toàn bộ Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng
trên toàn quốc.
dụ: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực
hiện chính sách tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế. Tiêu biểu nhất việc cắt giảm lãi suất,
nhờ đó giảm gánh nặng tài chínhđẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế
phát triển trong tình hình dịch bệnh. Cũng trong tình cảnh khó khăn của dịch bệnh, tại Quyết
định số 15/2020/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp
4
vốn cho Ngân hàng chính sách hội. Qua đó, người sử dụng lao động vay trả lương ngừng
việc cho người lao động.
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới tỷ lệ thất nghiệp
- Các chính sách của chính phủ được thiết kế để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm
thể dẫn đến thất nghiệp cấu. Hầu hết các nước phát triển về kinh tế đều trợ cấp cho
những người lao động bị sa thải như một cách để giúp họ vượt qua khó khăn cho đến khi họ
tìm được việc làm mới. Châu Âu, trợ cấp thất nghiệp cao vào kéo dài một trong những
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao khu vực này. Điều này đã làm giảm
động lực của người lao động trong việc tìm kiếm một công việc mới. Trong suốt những năm
1980, người ta thường cho rằng trợ cấp thất nghiệp một số nước Châu Âu một trong
những nguyên nhân gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP DỮ
LIỆU
Tổng quát: Mọi thông tin, số liệu được nhóm tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo trên những
trang uy tín, sử dụng các phương pháp: tổng-phân-hợp (áp dụng trong lời mở đầu, lời kết), liệt
kê (áp dụng với thông tin, trích dẫn số liệu,...). Cụ thể, các nguồn, trang web nhóm sử dụng để
tra cứu, thu thập theo từng chương như sau:
2.1. Chương 1
- Lý thuyết cơ bản: Tài liệu học tập Kinh tế vĩ mô (2022), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
- Các nguồn thông tin điện tử: Tổng cục thống kê, VietNamFinance, Thư viện pháp luật, Tạp
chí thị trường Tài chính Tiền tệ.
2.2. Chương 3
- Nguồn số liệu thô:
+ Tìm kiếm International Labour Organization Statistics (ILOSTAT)
+ Truy cập vào website chính thức
+ Chọn Data
+ Trên thanh tìm kiếm, nhập Data Explorer
+ Chọn loại dữ liệu trên Datasets
+ Lọc dữ liệu trên Filter theo nhu cầu
- Nguồn thông tin điện tử: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tài
chính, Báo Nhân dân, US Bureau of Labor Statistics
2.3. Chương 4
- Nguồn số liệu thô:
+ Tìm kiếm International Labour Organization Statistics (ILOSTAT)
+ Truy cập vào website chính thức
+ Chọn Data
+ Trên thanh tìm kiếm, nhập Data Explorer
+ Chọn loại dữ liệu trên Datasets
+ Lọc dữ liệu trên Filter theo nhu cầu
- Nguồn thông tin điện tử: Báo Tin tức, Tạp chí Ngân hàng, Vietnamplus, Báo Thời nay
5
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ
SAU NĂM 2008
3.1. Giai đoạn trước năm 2008 ( từ năm 2000 – 2007)
3.1.1. Dấu hiệu cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ
- Đây thời điểm chuyển giao giữa thiên niên kỷ với thiên niên kỷ mới, Internet phát
triển rầm rộ, dẫn tới các công ty liên quan đến công nghệ như Microsoft, Apple, IBM,... cũng
phát triển mạnh. Công ty Netscape thực hiện phát hành cổ phiếu ra thị trường, kéo theo hàng
loạt các công ty máy tính phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Cơn sốt đầu tư vào các cổ phiếu của ngành công nghệ thông tin kéo dài từ năm 1995 – 2000
làm cho chứng khoán tăng điểm mạnh. Chocác công ty hoạt động không có lãi nhưng giá
cổ phiếu vẫn tăng mạnh không còn phản ánh đúng giá trị thực của công ty. Bong bóng chứng
khoán xuất hiện, lớn vỡ năm 2000 dẫn tới việc hàng loạt công ty công nghệ thông tin bị
phá sản, mở đầu thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 của Hoa Kỳ.
3.1.2. Tác động của khủng hong kinh tế đến tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000 - 2007
- Do sự tác động của biến động thị trường, các công ty lớn lần lượt bị phá sản, điều này gây
ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ thất nghiệp nước này. Tính từ năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp
4%, năm 2001 là 4,7% tăng 0,7 điểm phần trăm, năm 20025,8% tăng 1,1 điểm phần trăm,
năm 2003 6% tăng 0,2 điểm phần trăm, năm 2004 5,5% giảm 0,5 điểm phần trăm, năm
2005 5,1% giảm 0,4 điểm phần trăm, năm 2006 4,6% giảm 0,5 điểm phần trăm kéo
dài đến năm 2007. Tháng 9 năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp là 4,2% tương đương 6,8 triệu người,
bao gồm cả việc bán thời gian là 8,3%, thấp hơn tháng 11 năm 2007 - thời điểm sau suy thoái
kinh tế. Số lượng lao động dân sự đã không phục hồi được trạng thái cao nhất 137,8 triệu
người vào tháng 1 năm 2001 cho đến tháng 6 năm 2023. Sau đó nó đạt đỉnh vào tháng 11 năm
2007 với 146,6 triệu người, sau đó giảm 8,6 triệu người do khủng hoảng, trở về mức 138 triệu
người.
Hình 1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp qua các năm từ 2000 – 2008
3.2. Giai đoạn trong năm 2008
3.2.1. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế
- Năm 2008 giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính với sự đổ vỡ của hàng
loạt các ngân hàng lớn và lâu đời như cùng việc mất niềm tin mạnh mẽ của người dân vào nền
kinh tế đã làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng nhất trong lịch sử kể từ cuộc đại suy
thoái năm 1930.
6
- Trong hơn 7 tháng đầu năm 2008, tình trạng thua lỗ, phá sản chỉ tập trung hầu như vào các
ngân hàng nhỏ và trung bình ở Mỹ, từ cuối tháng 8 năm 2008 bắt đầu lan sang các ngân hàng
tên tuổi trong cộng đồng tài chính toàn cầu, Bear Stearns, Indy Mac, Merrill Lynch,
Lehman Brothers, Washington Mutual,... lần lượt tuyên bố phá sản. Chính phủ Mỹ phải chính
thức tiếp quản hai tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Freddie Mac Fannie Mae nhằm
ngăn chặn sự sụp đổ của chúng, nếu không hệ thống tài chính toàn cầu có thể sẽ rơi vào một
cú sốc lớn.
3.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tỷ lệ thất nghiệp năm 2008
- Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng và có xu hướng
tăng cao. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008, 84000 lượt người lao
động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Số lượng lao động mất việc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
dịch vụ, chiếm 80% lực lượng lao động với 273000 người, tiếp đến lĩnh vực sản xuất, chế
tạo với 149000 người, ngành ô tô, ngành xây dựng với 101000 người,... Trong ba tháng, tính
tới cuối tháng 9 năm 2008, đã hơn 30000 doanh nghiệp Mỹ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lên
tới gần 6,7% tương đương với 10,3 triệu người, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, so với
mức 6,5% của tháng 10 năm 2008.
- Một số người may mắn không bị sa thải, lại bị giảm giờ lao động. Trong tháng 12 năm
2008, số giờ làm việc trong tuần trung bình của người lao động Mỹ giảm 0,2 giờ xuống, còn
33,3 giờ, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này ra đời năm 1964. Sự suy thoái còn gây ra sụt
giảm về số lượng lao động có việc làm ở tất cả nhóm độ tuổi, trừ nhóm từ 55 tuổi trở lên vẫn
tăng đều đặn. Nhóm tuổi 16-19 chịu tác động mạnh nhất, với số lượng lao động việc làm
giảm gần 30% so với mức trước khủng hoảng, trong khi các nhóm dưới 55 tuổi khác giảm từ
5-10%.
3.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019
3.3.1. Tỷ lệ thất nghiệp (từ năm 2009 đến năm 2019)
- Sau khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra, Mỹ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.
Tuy rằng Mỹ sau đó đã dấu hiệu phát triển hậu khủng hoảng nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn
tăng đáng kể trong năm 2009 và năm 2010.
+ Tháng 1/2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 7,8% nhưng đến quý 3, con số đó đã tăng lên là
9,8. Không dừng lại đó, tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới con số 10,2%, đây
mức thất nghiệp cao nhất trong vòng 26 năm qua tại nước này. Điều này cho thấy số lao động
bị thất nghiệp Mỹ đã lên tới gần 16 triệu người trong đó 5,6 triệu người (chiếm 35,6%
tổng số người thất nghiệp) mất việc làm trong hơn nửa năm.
+ Trong cả năm 2010, tình hình thị trường lao động ở Mỹ không có dấu hiệu được cải thiện.
Trong tháng 11, nước Mỹ chỉ 39.000 việc làm mới giảm mạnh so với mức 172.000 việc
làm của tháng 10. Tất cả các khu vực bán lẻ, xây dựng, tài chính và cơ quan chính phủ đều cắt
giảm việc làm. Điều này dẫn đến hơn 15 triệu người Mỹ không có việc làm trong đó 6,3 triệu
người đã thất nghiệp từ tháng 6 trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp năm này đã tăng lên mức xấp xỉ
10%.
- Từ năm 2011 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có xu hướng giảm:
+ Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệpxu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh trong quý 1
của năm 2011, giảm từ 9,6% trong quý 4 năm 2010 xuống 9%. Sau khi giữ ổn định mức gần
9,1% trong suốt mùa hè, tỷ lệ thất nghiệp xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian còn lại
của năm. Tỷ lệ này 8,7% trong quý 4 năm 2011, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức
9,6% của năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp đã có sự cải thiện tương đối dần dần. Tuy nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp nam giới nhiều hơn nữ giới mặc nam giới giảm nhiều hơn. Tỷ lệ thất
nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi giảm 2,0% xuống còn 23,6% trong quý 4.
+ Tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng giảm năm 2012. Hơn 12 triệu người đang thất nghiệp
thì đã giảm được 465.000 người trong tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp ở tháng 8 ở mức 8,1% nhưng
sang tháng 9 Mỹ bất ngờ giảm xuống còn 7,8%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 8% trong 44
tháng qua, tạo được thêm 114.000 công việc.
7
+ Thất nghiệp tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh
chóng trong năm. Tỷ lệ này là 7,0% trong quý 4 so với mức 7,8% của năm trước. Phần lớn tỷ
lệ thất nghiệp giảm trong năm này chủ yếu đối với nữ giới trưởng thành ( 6,2% trong quý 4),
tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong năm đối với thanh thiếu niên ( 21,0% trong quý 4). Tỷ
lệ này cũng giảm đối với mọi người mọi trình độ học vấn nhưng với người trình độ học
vấn thấp hơn vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn đáng kể so với người có học vấn cao hơn. Tỷ lệ
này cũng giảm trong 5 loại nghề chính: tỷ lệ thấp nhất nghề quản lý, chuyên môn( 3,1%);
cao đối với các ngành sản xuất, vận tải (8,4%). Tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn vẫn ở mức cao
trong 4 năm rưỡi sau khi kết thúc cuộc suy thoái.
+ Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp giảm đối với tất cả các nhóm nhân khẩu học chính. Trái
ngược với năm trước, khi mà tỷ lệ thất nghiệp giảm tập trung ở nữ giới thì khoảng một nửa tỷ
lệ thất nghiệp giảm trong năm 2014 xảy ra nam giới trưởng thành sau 20 năm lớn hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp nam giới trưởng thành giảm xuống 5,3% trong quý 4, nữ giới trưởng
thành giảm xuống còn 5,2; thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi giảm 3,5 điểm xuống 17,7%
trong quý 4. Tỷ lệ thất nghiệp thanh thiếu niên đang xu hướng giảm dần trong 5 năm
qua. Trong năm này, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đối với người dân mọi trình độ học vấn.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục giảm đối với 5 nhóm nghề chính trong năm 2014. Tỷ lệ thất
nghiệp của các ngành tài nguyên thiên nhiên, xây dựng bảo trì 7,2%, dịch vụ 7,0%
vào cuối năm; nhóm nghề sản xuất, vận chuyển giảm còn 6,2% trong quý 4; nhóm nghề bán
hàng và văn phòng là 5,1%, ngành nghề quản lý, chuyên môn có tỷ lệ thấp nhất là 2,7%.
+ Thị trường lao động Mỹ ghi nhận một năm phục hồi nữa vào năm 2015 khi mà tỷ lệ thất
nghiệp tiếp tục xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đã giảm 1,0 triệu trong
năm xuống còn 7,9 triệu ( 5,0%) trong quý 4 năm 2015, mức giảm này chỉ bằng một nửa năm
trước. Tỷ lệ này đạt mức cao nhất hàng quý 9,9% sau cuộc suy thoái gần nhất xu
hướng giảm trong 5 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp đều giảm ở nam giới trưởng thành (4,7%), nữ
giới trưởng thành (4,5%), thanh thiếu niên (15,8%) ở quý 4; ở các nhóm chủng tộc và sắc tộc.
Chỉ có một số nhóm nghề có tỷ lệ giảm đáng kể như quản lý, chuyên môn (2,1%) còn lại thì ít
thay đổi.
+ Vào năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
4,7% trong quý 4. Hầu hết sự thay đổi, cải thiện trong chỉ số thất nghiệp xảy ra quý 4.
Trong quý 4 năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp nam giới trưởng thành (4,4%) nữ giới ( 4,3%)
giảm, ở thanh thiếu niên ít thay đổi (15,2%). Những người có trình độ dưới trung học có tỷ lệ
tăng (7,7%), sinh viên tốt nghiệp trung học thì ít thay đổi, với những người có trình độ đại học
giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục mức thấp nhất trong các ngành nghề quản lý, chuyên môn
đã tăng lên 2,3% từ 2,1% năm 2015; tỷ lệ của các ngành còn lại đều giảm, chỉ tài
nguyên thiên nhiên, nghề xây dựng và bảo trì là ít thay đổi.
+ Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong 17 năm 4,1% trong quý 4, giảm
gấp đôi so với năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp giảm hầu hết các nhóm tuổi, các cấp học, với
người lao động nước ngoài người bản xứ, với người khuyết tật không khuyết tật. độ
tuổi lao động giảm xuống còn 3,4% vào cuối năm. Trong số thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thì
tỷ lệ thất nghiệp đạt 9,1% trong quý 4 sau khi đạt mức thấp nhất trong 17 năm trong quý 3
năm 2017 (9,0%).
+ Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 49 năm vào năm 2018. Trong quý 4
năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp là 3,8% bằng tỷ lệ được ghi nhận trong quý 3 năm 2018. Số người
thất nghiệp đã giảm 472.000 trong năm xuống còn 6,1 triệu trong quý 4. Tỷ lệ thất nghiệp
giảm ở cả nam (3,8%) và nữ (3,8%), với người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi thì tỷ lệ ở mức
thấp nhất mọi thời đại. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 8,4% trong quý 4 giảm 0,8 điểm
phần trăm so với quý trước, đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ quý 2 năm 1969. Tỷ lệ cũng giảm đối
với người nước ngoài và người bản xứ.
+ Năm 2019, thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
3,5% - mức thấp nhất kể từ năm 1969. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc giảm xuống còn 3,5% đối
với cả nam và nữ. Trong số những người lao động từ 55 tuổi trở lên, tỷ lệ thất nghiệp là 2,5%
8
trong quý 4 năm 2019. Đối với nam giới lớn tuổi, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,4% còn
với phụ nữ lớn tuổi thì ít thay đổi ( 2,7%). Đối với thanh niên ( 20 đến 24 tuổi) giảm xuống
còn 6,3%; thanh thiếu niên ( 16 đến 19 tuổi) thì ít thay đổi ( 12,3%). Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn
với người trình độ học vấn thấp, với các nhóm ngành chính giảm xuống, tỷ lệ thất
nghiệp của cựu chiến binh không thay đổi; tỷ lệ thất nghiệp của người nước ngoài cao gấp đôi
người bản xứ.
Hình 2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp qua các năm từ 2009 – 2019
CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU NĂM 2008
4.1. Giai đoạn trước năm 2008 (từ năm 2000 – 2007)
- Năm 2001 – 2004, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, sử dụng biện pháp hỗ trợ đầu tư và kích thích
tiêu dùng. Cụ thể là việc giảm lãi suất từ 6,25% năm 2001 xuống còn 1,75% năm 2003 và duy
trì 1% giữa năm 2003 tới giữa năm 2004. Điều này là động lực cho sự phát triển của khu vực
bất động sản ngành xây dựng. Ngân hàng dễ dàng cung cấp tín dụng cho khách hàng, hệ
quả việc đi vay ạt nhằm mục đích đầu dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Giá cả
các bang Arizona, California, Florida,... tăng lên trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ
bắt đầu.
- Chính sách không đạt được kết quả như mong muốn, ngay khi bong bóng nhà vỡ cuối
năm 2005, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên bong bóng nhà dẫn tới các
khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Đến
năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan tín dụng nhà ở ở Mỹ bị phá
sản. Đến tháng 12 năm 2007, nền kinh tế Mỹ hoàn toàn rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
4.2. Giai đoạn trong năm 2008
- Trước tác động của khủng hoảng kinh tế, đến nay chính sách tiền tệ cùng các chính sách
mô khác đã được FED đề xuất áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng, bao gồm tối
đa hóa việc làm, ổn định giá cả giữ lãi suất dài hạn mức vừa phải, tất cả góp phần ổn
định tình hình xã hội, ổn định đời sống nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi
nền kinh tế.
- Cụ thể là, FED tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các
tổ chức tài chính. Cụ thể lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25%
qua 6 đợt xuống còn 2%, chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất
này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm
thấy, cùng với đó là bơm 1400 tỷ USD tiền cho vay khẩn cấp vào hệ thống tài chính. FED còn
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ các tổ chức
tài chính nước này có) hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, FED tuyên bố
có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng
9
- Nhờ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, cụ thể cắt giảm lãi suất chiết khấu, làm tăng
lượng cung tiền cho nền kinh tế, qua đó làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế
được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống, góp phần
đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và dần phục hồi về trạng thái ổn định trước khủng hoảng.
Phân tích chính sách của FED
- Giả sử thị trường cân bằng ở điểm A(Y , P ). Khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch phải từ
1 1
AD
1
sang AD , ta có điểm cân bằng mới là B(Y , P ). Từ đó ta suy ra được:
2 2 2
+ Y < Y => Y tăng
1 2
+ P < P => P tăng
1 2
Từ đó, ta thấy được hai mặt.
- Tích cực: Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tăng trưởng kinh tế.
- Tiêu cực: Lạm phát tăng.
4.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019
- Đối mặt với cuộc khủng hoảng, từ tháng 9/2007, mức lãi suất liên ngân hàng đã giảm từ
5,25% xuống còn 0 – 0,25% vào 12/2008 và mức lãi suất này duy trì trong khoảng 7 năm.
- Tháng 12/2011, Fed đã thay thế ngưỡng theo ngày thành ngưỡng theo tình hình kinh tế,
mức lãi suất ngân hàng mục tiêu được duy trì ít nhất cho đến khi tình trạng thất nghiệp vẫn
còn trên 6,5% và mức lạm phát thấp.
- Fed trói buộc các biện pháp chính sách của mình vào viễn cảnh thất nghiệp và lạm phát lần
đầu tiên vào tháng 12/2012.
- Trong suốt thời kỳ lãi suất duy trì mức thấp, Fed đã nỗ lực kết hợp với các gói nới lỏng
định lượng QE. Từ giữa năm 2009 đến năm 2014, Fed đã thực hiện 3 gói QE gói QE3
chấm dứt vào tháng 10/2014.
- Từ tháng 12/2015, Fed đã bắt đầu tăng mức lãi suất trở lại.
- Tháng 3/2017, Fed tăng lãi suất dựa vào 2 công cụ: tăng lãi suất trả cho các ngân hàng
thương mại dựa trên các khoản dự trữ và tham gia vào nghiệp vụ repo đảo nghịch.
- Với cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ thông thường, Fed điều chỉnh lãi suất liên ngân
hàng.
LỜI KẾT
Khủng hoảng tài chính thể coi như một tất yếu trong một chu kỳ kinh tế. Tuy
nhiên mỗi một cuộc khủng hoảng lại có những nét đặc thù riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008 nổ ra, làm rung chuyển cả nền kinh tế thế giới, gây ra rất nhiều tác động tiêu cực
đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhất trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển toàn
10
cầu hóa như hiện nay thì sự tác động của nó có một sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Qua
bài báo cáo trên, ta thấy được chi tiết tình hình tỷ lệ thất nghiệp trước, trong và sau giai đoạn
2008 Mỹ, thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu. Các chính sách,
phương pháp mà chính phủ Mỹ dùng để khắc phục tình trạng cấp bách lúc bấy giờ. Từ đó đưa
chúng ta thấy cái nhìn tổng quan hơn về tài chính nước Mỹ nói riêng, thế giới nói chung, rút
ra bài học đắt giá, học hỏi và tham khảo các biện pháp để có biện pháp phù hợp dự phòng cho
tình huống xấu nhất của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan TS Bùi Duy Hưng (đồng chủ biên, 2022), Tài liệu học tập
Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, trang 105, 112, 113, 172, 173, 174
[2] Tổng cục thống kê (không năm xuất bản), Hệ thống chỉ tiêu thống kêTỷ lệ thất nghiệp,
truy cập vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ <https://bit.ly/47lraYQ >
[3] Quỳnh Anh (2018), ‘Thất nghiệp là gì? Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển của nền
kinh tế - hội’, VietnamFinance, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
<https://bit.ly/3MLGHsq>
[4] Phan Thị Huyền Trân (không năm xuất bản), Ảnh hưởng của thất nghiệp trong nền kinh tế
thị trường là gì?, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ <https://bit.ly/3SK1sbF>
[5] TS. Đỗ Thị Thủy (2023), ‘Chính sách tiền tệ với kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Việt Nam’, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
<https://bit.ly/49G8m7Z>
[6] Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh tế (2022), Finhay, truy
cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://www.finhay.com.vn/chinh-sach-tien-te>
[7] ‘Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009’ (2023), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 11
năm 2023, từ < https://vi.wikipedia.org/wiki/Khủng_hoảng_tài_chính_Hoa_Kỳ_2007–2009>
[8] Vân Nga (2008), ‘Chính sách tiền tệ của Mỹ’, Châu Mỹ ngày nay, số 10, năm 2008,
trang 3,4,5,6,7,8
[9] ‘ILO: Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2010 cao kỷ lục’ (2011), Tạp chí Cộng sản,
truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/47iCeFQ>
[10] ‘Hồ nhân quyền Mỹ’ (2023), Báo Nhân dân, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm
2023, từ < https://nhandan.vn/ho-so-nhan-quyen-my-nam-2009-tiep-theo-post428929.html>
[11] VOA (2012), ‘Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới ngưỡng 8%’, Tạp chí Tài chính
online, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/47Biqxb>
[12] Trung Kiên (2023), ‘Cách thức xử khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ’, Báo Thời nay,
truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/3ugNi82>
[13] Hồng Nguyên (2023), ‘Fed không tăng lãi suất dự báo duy trì chính sách tiền tệ thắt
chặt cho đến năm 2024’, Báo Tin tức, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
<https://bit.ly/3R1svhz>
[14] TS. Trần Thị Vân Trang (2021), ‘Chính sách tiền tệ của Mỹ trong giai đoạn đại dịch
Covid-19 một số khuyến nghị đối với Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, truy cập lần cuối
ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ <https://bit.ly/40OjmMI>
[15] Khánh Ly (2021), ‘Những công cụ để Chính phủ Mỹ ứng phó lạm phát cao kỷ lục’,
VietnamPlus, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ <https://bit.ly/3uiRrs1>
11
| 1/11

Preview text:

PHÂN TÍCH TỶ LỆ THẤT NGHIỆP,
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ
TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP, CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP................4
1.1. Tỷ lệ thất nghiệp...............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp 4
1.1.2. Nhận dạng thất nghiệp 4
1.1.3. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế thị trường 4
1.2. Chính sách tiền tệ.............................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ 5
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 5
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới kinh tế 5
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới tỷ lệ thất nghiệp 6
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP DỮ LIỆU..............................................6
2.1. Chương 1..........................................................................................................................6
2.2. Chương 3..........................................................................................................................6
2.3. Chương 4..........................................................................................................................6
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU NĂM 2008.......................................................................7
3.1. Giai đoạn trước năm 2008 ( từ năm 2000 – 2007)...........................................................7
3.1.1. Dấu hiệu cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 7
3.1.2. Tác động của khủng hong kinh tế đến tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000 - 2007 7
3.2. Giai đoạn trong năm 2008................................................................................................7
3.2.1. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 7
3.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 8
3.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019...................................................................................8
3.3.1. Tỷ lệ thất nghiệp (từ năm 2009 đến năm 2019) 8
CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ
SAU NĂM 2008.......................................................................................................................10
4.1. Giai đoạn trước năm 2008 (từ năm 2000 – 2007)..........................................................10
4.2. Giai đoạn trong năm 2008..............................................................................................10
4.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019.................................................................................11
LỜI KẾT...................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12 2 LỜI MỞ ĐẦU
Đi kèm với sự lớn mạnh từng ngày của nền kinh tế thế giới là nguy cơ, hiểm họa của
cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy thoái tất yếu của chu kỳ phát triển sau những năm nền
kinh tế thăng hoa cực đại. Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế thế giới phát triển không ngừng, các
nước phát triển như Mỹ, Nhật, khu vực EU luôn đạt được sự gia tăng về GDP, GNP. Tốc độ
tăng trưởng luôn từ 2% - 3% một năm. Cùng với đó là sự tăng trưởng và phát triển của Trung
Quốc từ một nước không nằm trong bảng xếp hạng 10 nước phát triển trên thế giới thì chỉ sau
6 năm đã dần trở thành cường quốc lớn thứ 4 trên thế giới, là một trong 4 con rồng Châu Á
mới của thế kỷ. Tuy nhiên, với những mầm mống khủng hoảng từ trước, năm 2007 đã đánh
dấu sự suy thoái, bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Chỉ trong
vòng một vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cả thế giới chứng kiến sự rung chuyển
của hệ thống tài chính Mỹ - nơi được xem như cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đây
được xem như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra kể từ 80 năm trở lại đây. Hàng
trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự lây lan vẫn tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ ra toàn thế
giới. Chính vì thế, chúng em muốn tìm hiểu về tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tiền tệ của Mỹ
trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP 1.1. Tỷ lệ thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
- Công thức tính: Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp/ Lực lượng lao động)*100
1.1.2. Nhận dạng thất nghiệp
Tổng cục thống kê là cơ quan chịu trách nhiệm đo lường tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Để đo
lường thất nghiệp, dân số được phân thành các nhóm khác nhau:
- Có việc làm: Nhóm này bao gồm những người có việc làm được trả lương, tính cả những
người tự kinh doanh hoặc làm việc cho các công ty, doanh nghiệp của gia đình (được hoặc
không được trả lương), cả người làm việc toàn thời gian hay bán thời gian.
- Thất nghiệp: Thất nghiệp được định nghĩa là tổng số người đang tích cực tìm kiếm việc làm
nhưng hiện không có việc làm. Nhóm này bao gồm những người không có việc làm, sẵn sàng
làm việc và đang tìm kiếm việc làm, sẵn sàng làm việc và đang tìm kiếm việc làm trong một
khoảng thời gian nhất định. Những người đang làm việc nhưng bị thôi việc cũng được tính
vào nhóm những người thất nghiệp.
- Không thuộc lực lượng lao động: Nhóm này bao gồm những người không thuộc hai nhóm
trên, chẳng hạn như sinh viên, người nội trợ và người về hưu.
- Lực lượng lao động: Là tổng số người thất nghiệp và người có việc làm.
1.1.3. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế thị trường
Thất nghiệp là một hiện tượng tiêu cực trong kinh tế thị trường khiến cho nguồn nhân lực
lao động bị lãng phí và không được sử dụng hiệu quả. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường có
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế theo các cách sau:
- Làm giảm thu nhập của cá nhân và nền kinh tế: Khi người lao động bị thất nghiệp, họ sẽ
mất nguồn thu nhập chính để chi tiêu và tiết kiệm. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và
đầu tư của người dân, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Do
đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm, làm suy yếu sức mạnh kinh tế của quốc gia. 3
- Khiến nền kinh tế không thể đạt được hiệu quả: khi có thất nghiệp, có nghĩa là có một phần
lực lượng lao động không được sử dụng vào sản xuất. Điều này sẽ làm giảm khả năng sản
xuất của nền kinh tế, khiến cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng. Nền kinh tế
sẽ không thể đạt được hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả sản xuất.
- Có thể dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao: Thất nghiệp có thể gây ra lạm phát theo hai cách. Một là
khi người lao động bị mất việc, họ sẽ phải dùng tiết kiệm hoặc nhận trợ cấp từ chính phủ để
duy trì cuộc sống. Điều này sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, gây ra lạm phát tiền tệ.
Hai là khi người lao động bị mất việc làm, họ sẽ giảm chi tiêu và tiêu dùng ít hơn các sản
phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ làm giảm cung cầu của thị trường, gây ra lạm phát cung cầu.
1.2. Chính sách tiền tệ
1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lí cung tiền (money supply)
của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất
mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh
tế - như kiềm chế, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định,
có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt
buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối nhiều vấn đề khác.
1.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ
- Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:
+ Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations – OMO): là hoạt động mua bán giấy
tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) của NHTW với các ngân hàng thương
mại, chính phủ, doanh nghiệp và người dân. NHTW có thể dễ dàng sử dụng công cụ này để
thay đổi cung tiền một lượng bất kỳ và có thể dễ dàng điều chỉnh những sai sót trong quá trình
thực hiện. Trên thực tế, NHTW không thực hiện mua bán trái phiếu chính phủ với các doanh
nghiệp hay công chúng mà chỉ thực hiện mua bán trái phiếu chính phủ với các ngân hàng
thương mại. Khi NHTW thực hiện mua trái phiếu chính phủ thực chất là việc NHTW cho chính phủ vay tiền.
+ Cửa sổ chiết khấu: NHTW có thể tác động đến tiền cơ bản qua việc cho các ngân hàng
vay. Các ngân hàng sẽ vay tiền từ NHTW khi họ thiếu hụt tiền dự trữ theo quy định hoặc để
đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền hoặc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác.
NHTW thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng. Phổ biến nhất, các ngân hàng vay từ
NHTW qua cửa sổ chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW tính cho các khoản vay của các ngân hàng
- Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửi: Dự trữ bắt buộc là các quy định của
NHTW về một tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửi tối thiểu của các ngân hàng phải thực hiện. Dự trữ
bắt buộc tác động lớn đến cung tiền và các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nên
NHTW hiếm khi thay đổi dự trữ bắt buộc.
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới kinh tế
- Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền
kinh tế. Thông qua chính sách này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hệ thống tiền tệ.
- Qua đó thực hiện các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá,
ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là công cụ để Ngân
hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động của toàn bộ Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.
Ví dụ: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực
hiện chính sách tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế. Tiêu biểu nhất là việc cắt giảm lãi suất,
nhờ đó giảm gánh nặng tài chính và đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế
phát triển trong tình hình dịch bệnh. Cũng trong tình cảnh khó khăn của dịch bệnh, tại Quyết
định số 15/2020/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp 4
vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội. Qua đó, người sử dụng lao động vay trả lương ngừng
việc cho người lao động.
1.2.3. Tác động của chính sách tiền tệ tới tỷ lệ thất nghiệp
- Các chính sách của chính phủ được thiết kế để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm
có thể dẫn đến thất nghiệp cơ cấu. Hầu hết các nước phát triển về kinh tế đều trợ cấp cho
những người lao động bị sa thải như một cách để giúp họ vượt qua khó khăn cho đến khi họ
tìm được việc làm mới. Ở Châu Âu, trợ cấp thất nghiệp cao vào kéo dài là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao ở khu vực này. Điều này đã làm giảm
động lực của người lao động trong việc tìm kiếm một công việc mới. Trong suốt những năm
1980, người ta thường cho rằng trợ cấp thất nghiệp ở một số nước Châu Âu là một trong
những nguyên nhân gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TRA CỨU, THU THẬP DỮ LIỆU
Tổng quát: Mọi thông tin, số liệu được nhóm tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo trên những
trang uy tín, sử dụng các phương pháp: tổng-phân-hợp (áp dụng trong lời mở đầu, lời kết), liệt
kê (áp dụng với thông tin, trích dẫn số liệu,...). Cụ thể, các nguồn, trang web nhóm sử dụng để
tra cứu, thu thập theo từng chương như sau: 2.1. Chương 1
- Lý thuyết cơ bản: Tài liệu học tập Kinh tế vĩ mô (2022), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
- Các nguồn thông tin điện tử: Tổng cục thống kê, VietNamFinance, Thư viện pháp luật, Tạp
chí thị trường Tài chính Tiền tệ. 2.2. Chương 3
- Nguồn số liệu thô:
+ Tìm kiếm International Labour Organization Statistics (ILOSTAT)
+ Truy cập vào website chính thức + Chọn Data
+ Trên thanh tìm kiếm, nhập Data Explorer
+ Chọn loại dữ liệu trên Datasets
+ Lọc dữ liệu trên Filter theo nhu cầu
- Nguồn thông tin điện tử: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tài
chính, Báo Nhân dân, US Bureau of Labor Statistics 2.3. Chương 4
- Nguồn số liệu thô:
+ Tìm kiếm International Labour Organization Statistics (ILOSTAT)
+ Truy cập vào website chính thức + Chọn Data
+ Trên thanh tìm kiếm, nhập Data Explorer
+ Chọn loại dữ liệu trên Datasets
+ Lọc dữ liệu trên Filter theo nhu cầu
- Nguồn thông tin điện tử: Báo Tin tức, Tạp chí Ngân hàng, Vietnamplus, Báo Thời nay 5
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU NĂM 2008
3.1. Giai đoạn trước năm 2008 ( từ năm 2000 – 2007)
3.1.1. Dấu hiệu cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ
- Đây là thời điểm chuyển giao giữa thiên niên kỷ cũ với thiên niên kỷ mới, Internet phát
triển rầm rộ, dẫn tới các công ty liên quan đến công nghệ như Microsoft, Apple, IBM,... cũng
phát triển mạnh. Công ty Netscape thực hiện phát hành cổ phiếu ra thị trường, kéo theo hàng
loạt các công ty máy tính phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Cơn sốt đầu tư vào các cổ phiếu của ngành công nghệ thông tin kéo dài từ năm 1995 – 2000
làm cho chứng khoán tăng điểm mạnh. Cho dù các công ty hoạt động không có lãi nhưng giá
cổ phiếu vẫn tăng mạnh không còn phản ánh đúng giá trị thực của công ty. Bong bóng chứng
khoán xuất hiện, lớn và vỡ năm 2000 dẫn tới việc hàng loạt công ty công nghệ thông tin bị
phá sản, mở đầu thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 của Hoa Kỳ.
3.1.2. Tác động của khủng hong kinh tế đến tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2000 - 2007
- Do sự tác động của biến động thị trường, các công ty lớn lần lượt bị phá sản, điều này gây
ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ thất nghiệp ở nước này. Tính từ năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp là
4%, năm 2001 là 4,7% tăng 0,7 điểm phần trăm, năm 2002 là 5,8% tăng 1,1 điểm phần trăm,
năm 2003 là 6% tăng 0,2 điểm phần trăm, năm 2004 là 5,5% giảm 0,5 điểm phần trăm, năm
2005 là 5,1% giảm 0,4 điểm phần trăm, năm 2006 là 4,6% giảm 0,5 điểm phần trăm và kéo
dài đến năm 2007. Tháng 9 năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp là 4,2% tương đương 6,8 triệu người,
bao gồm cả việc bán thời gian là 8,3%, thấp hơn tháng 11 năm 2007 - thời điểm sau suy thoái
kinh tế. Số lượng lao động dân sự đã không phục hồi được trạng thái cao nhất 137,8 triệu
người vào tháng 1 năm 2001 cho đến tháng 6 năm 2023. Sau đó nó đạt đỉnh vào tháng 11 năm
2007 với 146,6 triệu người, sau đó giảm 8,6 triệu người do khủng hoảng, trở về mức 138 triệu người.
Hình 1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp qua các năm từ 2000 – 2008
3.2. Giai đoạn trong năm 2008
3.2.1. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế
- Năm 2008 là giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính với sự đổ vỡ của hàng
loạt các ngân hàng lớn và lâu đời như cùng việc mất niềm tin mạnh mẽ của người dân vào nền
kinh tế đã làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng nhất trong lịch sử kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930. 6
- Trong hơn 7 tháng đầu năm 2008, tình trạng thua lỗ, phá sản chỉ tập trung hầu như vào các
ngân hàng nhỏ và trung bình ở Mỹ, từ cuối tháng 8 năm 2008 bắt đầu lan sang các ngân hàng
có tên tuổi trong cộng đồng tài chính toàn cầu, Bear Stearns, Indy Mac, Merrill Lynch,
Lehman Brothers, Washington Mutual,... lần lượt tuyên bố phá sản. Chính phủ Mỹ phải chính
thức tiếp quản hai tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ là Freddie Mac và Fannie Mae nhằm
ngăn chặn sự sụp đổ của chúng, nếu không hệ thống tài chính toàn cầu có thể sẽ rơi vào một cú sốc lớn.
3.2.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tỷ lệ thất nghiệp năm 2008
- Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng và có xu hướng
tăng cao. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008, có 84000 lượt người lao
động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Số lượng lao động mất việc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
dịch vụ, chiếm 80% lực lượng lao động với 273000 người, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, chế
tạo với 149000 người, ngành ô tô, ngành xây dựng với 101000 người,... Trong ba tháng, tính
tới cuối tháng 9 năm 2008, đã có hơn 30000 doanh nghiệp Mỹ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lên
tới gần 6,7% tương đương với 10,3 triệu người, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, so với
mức 6,5% của tháng 10 năm 2008.
- Một số người may mắn không bị sa thải, lại bị giảm giờ lao động. Trong tháng 12 năm
2008, số giờ làm việc trong tuần trung bình của người lao động Mỹ giảm 0,2 giờ xuống, còn
33,3 giờ, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này ra đời năm 1964. Sự suy thoái còn gây ra sụt
giảm về số lượng lao động có việc làm ở tất cả nhóm độ tuổi, trừ nhóm từ 55 tuổi trở lên vẫn
tăng đều đặn. Nhóm tuổi 16-19 chịu tác động mạnh nhất, với số lượng lao động có việc làm
giảm gần 30% so với mức trước khủng hoảng, trong khi các nhóm dưới 55 tuổi khác giảm từ 5-10%.
3.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019
3.3.1. Tỷ lệ thất nghiệp (từ năm 2009 đến năm 2019)
- Sau khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra, Mỹ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.
Tuy rằng Mỹ sau đó đã có dấu hiệu phát triển hậu khủng hoảng nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn
tăng đáng kể trong năm 2009 và năm 2010.
+ Tháng 1/2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 7,8% nhưng đến quý 3, con số đó đã tăng lên là
9,8. Không dừng lại ở đó, tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới con số 10,2%, đây là
mức thất nghiệp cao nhất trong vòng 26 năm qua tại nước này. Điều này cho thấy số lao động
bị thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới gần 16 triệu người trong đó có 5,6 triệu người (chiếm 35,6%
tổng số người thất nghiệp) mất việc làm trong hơn nửa năm.
+ Trong cả năm 2010, tình hình thị trường lao động ở Mỹ không có dấu hiệu được cải thiện.
Trong tháng 11, nước Mỹ chỉ có 39.000 việc làm mới giảm mạnh so với mức 172.000 việc
làm của tháng 10. Tất cả các khu vực bán lẻ, xây dựng, tài chính và cơ quan chính phủ đều cắt
giảm việc làm. Điều này dẫn đến hơn 15 triệu người Mỹ không có việc làm trong đó 6,3 triệu
người đã thất nghiệp từ tháng 6 trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở năm này đã tăng lên mức xấp xỉ 10%.
- Từ năm 2011 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có xu hướng giảm:
+ Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh trong quý 1
của năm 2011, giảm từ 9,6% trong quý 4 năm 2010 xuống 9%. Sau khi giữ ổn định mức gần
9,1% trong suốt mùa hè, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian còn lại
của năm. Tỷ lệ này là 8,7% trong quý 4 năm 2011, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức
9,6% của năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp đã có sự cải thiện tương đối dần dần. Tuy nhiên, tỷ lệ
thất nghiệp ở nam giới nhiều hơn nữ giới mặc dù ở nam giới giảm nhiều hơn. Tỷ lệ thất
nghiệp ở thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi giảm 2,0% xuống còn 23,6% trong quý 4.
+ Tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng giảm năm 2012. Hơn 12 triệu người đang thất nghiệp
thì đã giảm được 465.000 người trong tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp ở tháng 8 ở mức 8,1% nhưng
sang tháng 9 Mỹ bất ngờ giảm xuống còn 7,8%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 8% trong 44
tháng qua, tạo được thêm 114.000 công việc. 7
+ Thất nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh
chóng trong năm. Tỷ lệ này là 7,0% trong quý 4 so với mức 7,8% của năm trước. Phần lớn tỷ
lệ thất nghiệp giảm trong năm này chủ yếu đối với nữ giới trưởng thành ( 6,2% trong quý 4),
tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong năm đối với thanh thiếu niên ( 21,0% trong quý 4). Tỷ
lệ này cũng giảm đối với mọi người ở mọi trình độ học vấn nhưng với người có trình độ học
vấn thấp hơn vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn đáng kể so với người có học vấn cao hơn. Tỷ lệ
này cũng giảm trong 5 loại nghề chính: tỷ lệ thấp nhất ở nghề quản lý, chuyên môn( 3,1%);
cao đối với các ngành sản xuất, vận tải (8,4%). Tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn vẫn ở mức cao
trong 4 năm rưỡi sau khi kết thúc cuộc suy thoái.
+ Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp giảm đối với tất cả các nhóm nhân khẩu học chính. Trái
ngược với năm trước, khi mà tỷ lệ thất nghiệp giảm tập trung ở nữ giới thì khoảng một nửa tỷ
lệ thất nghiệp giảm trong năm 2014 xảy ra ở nam giới trưởng thành sau 20 năm và lớn hơn.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới trưởng thành giảm xuống 5,3% trong quý 4, ở nữ giới trưởng
thành giảm xuống còn 5,2; ở thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi giảm 3,5 điểm xuống 17,7%
trong quý 4. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên đang có xu hướng giảm dần trong 5 năm
qua. Trong năm này, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đối với người dân ở mọi trình độ học vấn.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tiếp tục giảm đối với 5 nhóm nghề chính trong năm 2014. Tỷ lệ thất
nghiệp của các ngành tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và bảo trì là 7,2%, dịch vụ là 7,0%
vào cuối năm; nhóm nghề sản xuất, vận chuyển giảm còn 6,2% trong quý 4; nhóm nghề bán
hàng và văn phòng là 5,1%, ngành nghề quản lý, chuyên môn có tỷ lệ thấp nhất là 2,7%.
+ Thị trường lao động Mỹ ghi nhận một năm phục hồi nữa vào năm 2015 khi mà tỷ lệ thất
nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đã giảm 1,0 triệu trong
năm xuống còn 7,9 triệu ( 5,0%) trong quý 4 năm 2015, mức giảm này chỉ bằng một nửa năm
trước. Tỷ lệ này đạt mức cao nhất hàng quý là 9,9% sau cuộc suy thoái gần nhất và có xu
hướng giảm trong 5 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp đều giảm ở nam giới trưởng thành (4,7%), nữ
giới trưởng thành (4,5%), thanh thiếu niên (15,8%) ở quý 4; ở các nhóm chủng tộc và sắc tộc.
Chỉ có một số nhóm nghề có tỷ lệ giảm đáng kể như quản lý, chuyên môn (2,1%) còn lại thì ít thay đổi.
+ Vào năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
4,7% trong quý 4. Hầu hết sự thay đổi, cải thiện trong chỉ số thất nghiệp xảy ra ở quý 4.
Trong quý 4 năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới trưởng thành (4,4%) và nữ giới ( 4,3%)
giảm, ở thanh thiếu niên ít thay đổi (15,2%). Những người có trình độ dưới trung học có tỷ lệ
tăng (7,7%), sinh viên tốt nghiệp trung học thì ít thay đổi, với những người có trình độ đại học
giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức thấp nhất trong các ngành nghề quản lý, chuyên môn
dù đã tăng lên 2,3% từ 2,1% năm 2015; tỷ lệ của các ngành còn lại đều giảm, chỉ có tài
nguyên thiên nhiên, nghề xây dựng và bảo trì là ít thay đổi.
+ Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong 17 năm là 4,1% trong quý 4, giảm
gấp đôi so với năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp giảm hầu hết ở các nhóm tuổi, các cấp học, với
người lao động nước ngoài và người bản xứ, với người khuyết tật và không khuyết tật. Ở độ
tuổi lao động giảm xuống còn 3,4% vào cuối năm. Trong số thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thì
tỷ lệ thất nghiệp đạt 9,1% trong quý 4 sau khi đạt mức thấp nhất trong 17 năm trong quý 3 năm 2017 (9,0%).
+ Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 49 năm vào năm 2018. Trong quý 4
năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp là 3,8% bằng tỷ lệ được ghi nhận trong quý 3 năm 2018. Số người
thất nghiệp đã giảm 472.000 trong năm xuống còn 6,1 triệu trong quý 4. Tỷ lệ thất nghiệp
giảm ở cả nam (3,8%) và nữ (3,8%), với người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi thì tỷ lệ ở mức
thấp nhất mọi thời đại. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 8,4% trong quý 4 giảm 0,8 điểm
phần trăm so với quý trước, đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ quý 2 năm 1969. Tỷ lệ cũng giảm đối
với người nước ngoài và người bản xứ.
+ Năm 2019, thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
3,5% - mức thấp nhất kể từ năm 1969. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc giảm xuống còn 3,5% đối
với cả nam và nữ. Trong số những người lao động từ 55 tuổi trở lên, tỷ lệ thất nghiệp là 2,5% 8
trong quý 4 năm 2019. Đối với nam giới lớn tuổi, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,4% còn
với phụ nữ lớn tuổi thì ít thay đổi ( 2,7%). Đối với thanh niên ( 20 đến 24 tuổi) giảm xuống
còn 6,3%; thanh thiếu niên ( 16 đến 19 tuổi) thì ít thay đổi ( 12,3%). Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn
và với người có trình độ học vấn thấp, với các nhóm ngành chính giảm xuống, tỷ lệ thất
nghiệp của cựu chiến binh không thay đổi; tỷ lệ thất nghiệp của người nước ngoài cao gấp đôi người bản xứ.
Hình 2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp qua các năm từ 2009 – 2019
CHƯƠNG 4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU NĂM 2008
4.1. Giai đoạn trước năm 2008 (từ năm 2000 – 2007)
- Năm 2001 – 2004, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, sử dụng biện pháp hỗ trợ đầu tư và kích thích
tiêu dùng. Cụ thể là việc giảm lãi suất từ 6,25% năm 2001 xuống còn 1,75% năm 2003 và duy
trì 1% giữa năm 2003 tới giữa năm 2004. Điều này là động lực cho sự phát triển của khu vực
bất động sản và ngành xây dựng. Ngân hàng dễ dàng cung cấp tín dụng cho khách hàng, hệ
quả là việc đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Giá cả ở
các bang Arizona, California, Florida,... tăng lên trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
- Chính sách không đạt được kết quả như mong muốn, ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối
năm 2005, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên bong bóng nhà ở dẫn tới các
khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Đến
năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan tín dụng nhà ở ở Mỹ bị phá
sản. Đến tháng 12 năm 2007, nền kinh tế Mỹ hoàn toàn rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
4.2. Giai đoạn trong năm 2008
- Trước tác động của khủng hoảng kinh tế, đến nay chính sách tiền tệ cùng các chính sách vĩ
mô khác đã được FED đề xuất áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng, bao gồm tối
đa hóa việc làm, ổn định giá cả và giữ lãi suất dài hạn ở mức vừa phải, tất cả góp phần ổn
định tình hình xã hội, ổn định đời sống nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.
- Cụ thể là, FED tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các
tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25%
qua 6 đợt xuống còn 2%, chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất
này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm
thấy, cùng với đó là bơm 1400 tỷ USD tiền cho vay khẩn cấp vào hệ thống tài chính. FED còn
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức
tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, FED tuyên bố
có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng 9
- Nhờ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, cụ thể là cắt giảm lãi suất chiết khấu, làm tăng
lượng cung tiền cho nền kinh tế, qua đó làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế
được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống, góp phần
đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và dần phục hồi về trạng thái ổn định trước khủng hoảng.
Phân tích chính sách của FED
- Giả sử thị trường cân bằng ở điểm A(Y , P 1
). Khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch phải 1 từ
AD1 sang AD , ta có điểm cân bằng mới là B(Y 2 , P 2 ). Từ đó ta 2 suy ra được: + Y < Y 1 => Y tăng 2 + P < P 1 => P tăng 2
Từ đó, ta thấy được hai mặt.
- Tích cực: Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tăng trưởng kinh tế.
- Tiêu cực: Lạm phát tăng.
4.3. Giai đoạn sau năm 2008 đến 2019
- Đối mặt với cuộc khủng hoảng, từ tháng 9/2007, mức lãi suất liên ngân hàng đã giảm từ
5,25% xuống còn 0 – 0,25% vào 12/2008 và mức lãi suất này duy trì trong khoảng 7 năm.
- Tháng 12/2011, Fed đã thay thế ngưỡng theo ngày thành ngưỡng theo tình hình kinh tế,
mức lãi suất ngân hàng mục tiêu được duy trì ít nhất cho đến khi tình trạng thất nghiệp vẫn
còn trên 6,5% và mức lạm phát thấp.
- Fed trói buộc các biện pháp chính sách của mình vào viễn cảnh thất nghiệp và lạm phát lần
đầu tiên vào tháng 12/2012.
- Trong suốt thời kỳ lãi suất duy trì ở mức thấp, Fed đã nỗ lực kết hợp với các gói nới lỏng
định lượng QE. Từ giữa năm 2009 đến năm 2014, Fed đã thực hiện 3 gói QE và gói QE3
chấm dứt vào tháng 10/2014.
- Từ tháng 12/2015, Fed đã bắt đầu tăng mức lãi suất trở lại.
- Tháng 3/2017, Fed tăng lãi suất dựa vào 2 công cụ: tăng lãi suất trả cho các ngân hàng
thương mại dựa trên các khoản dự trữ và tham gia vào nghiệp vụ repo đảo nghịch.
- Với cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ thông thường, Fed điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng. LỜI KẾT
Khủng hoảng tài chính có thể coi như là một tất yếu trong một chu kỳ kinh tế. Tuy
nhiên mỗi một cuộc khủng hoảng lại có những nét đặc thù riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008 nổ ra, làm rung chuyển cả nền kinh tế thế giới, gây ra rất nhiều tác động tiêu cực
đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và toàn 10
cầu hóa như hiện nay thì sự tác động của nó có một sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Qua
bài báo cáo trên, ta thấy được chi tiết tình hình tỷ lệ thất nghiệp trước, trong và sau giai đoạn
2008 ở Mỹ, thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu. Các chính sách,
phương pháp mà chính phủ Mỹ dùng để khắc phục tình trạng cấp bách lúc bấy giờ. Từ đó đưa
chúng ta thấy cái nhìn tổng quan hơn về tài chính nước Mỹ nói riêng, thế giới nói chung, rút
ra bài học đắt giá, học hỏi và tham khảo các biện pháp để có biện pháp phù hợp dự phòng cho
tình huống xấu nhất của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan – TS Bùi Duy Hưng (đồng chủ biên, 2022), Tài liệu học tập
Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, trang 105, 112, 113, 172, 173, 174
[2] Tổng cục thống kê (không năm xuất bản), Hệ thống chỉ tiêu thống kê – Tỷ lệ thất nghiệp,
truy cập vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[3] Quỳnh Anh (2018), ‘Thất nghiệp là gì? Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội’, VietnamFinance, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[4] Phan Thị Huyền Trân (không năm xuất bản), Ảnh hưởng của thất nghiệp trong nền kinh tế
thị trường là gì?, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[5] TS. Đỗ Thị Thủy (2023), ‘Chính sách tiền tệ với kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
ở Việt Nam’, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[6] Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh tế (2022), Finhay, truy
cập ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://www.finhay.com.vn/chinh-sach-tien-te>
[7] ‘Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009’ (2023), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 11
năm 2023, từ < https://vi.wikipedia.org/wiki/Khủng_hoảng_tài_chính_Hoa_Kỳ_2007–2009>
[8] Lê Vân Nga (2008), ‘Chính sách tiền tệ của Mỹ’, Châu Mỹ ngày nay, số 10, năm 2008, trang 3,4,5,6,7,8
[9] ‘ILO: Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm 2010 cao kỷ lục’ (2011), Tạp chí Cộng sản,
truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/47iCeFQ>
[10] ‘Hồ sơ nhân quyền Mỹ’ (2023), Báo Nhân dân, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm
2023, từ < https://nhandan.vn/ho-so-nhan-quyen-my-nam-2009-tiep-theo-post428929.html>
[11] VOA (2012), ‘Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới ngưỡng 8%’, Tạp chí Tài chính
online, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/47Biqxb>
[12] Trung Kiên (2023), ‘Cách thức xử lý khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ’, Báo Thời nay,
truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ < https://bit.ly/3ugNi82>
[13] Hồng Nguyên (2023), ‘Fed không tăng lãi suất và dự báo duy trì chính sách tiền tệ thắt
chặt cho đến năm 2024’, Báo Tin tức, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[14] TS. Trần Thị Vân Trang (2021), ‘Chính sách tiền tệ của Mỹ trong giai đoạn đại dịch
Covid-19 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, truy cập lần cuối
ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ
[15] Khánh Ly (2021), ‘Những công cụ để Chính phủ Mỹ ứng phó lạm phát cao kỷ lục’,
VietnamPlus, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 11 năm 2023, từ 11