Phân tích và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch COVID mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Tiểu luận Lý thuyết truyền thông

Truyền thông, báo chí bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng đến việc  định hướng thông tin, dư luận xã hội, giúp tác động phần lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến  ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông được lan tỏa rộng rãi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
24 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch COVID mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Tiểu luận Lý thuyết truyền thông

Truyền thông, báo chí bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng đến việc  định hướng thông tin, dư luận xã hội, giúp tác động phần lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến  ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông được lan tỏa rộng rãi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
0
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------------------------
TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Phân tích và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch
COVID mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua
Sinh viên: ĐẶNG NGỌC ANH
Mã số sinh viên: 2156050005
Lớp: K41 BÁO TRUYỀN HÌNH
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………......2
NỘI DUNG
1. Các khái niệm…………………………………………...………..……..3
2. Phân tích các hoạt động truyền thông…………………………..……..5
2.1, Mục đích……..……………………………………………….....…..5
2.2, Yêu cầu………………………………………………………..……..5
2.3, phân tích dựa trên các yếu tố………………………………………8
2.3.1, Nguồn phát...................................................................................8
2.3.2, Thông điệp truyền thông ……………….………………..….....9
2.3.3, Kênh truyền thông………………………..……………....…...10
2.3.4,Người tiếp nhận ……………………………….…………….…16
2.3.5, Hiệu quả, phản hồi…………………..………………...…...….16
2.3.6, Nhiễu…………………………………………………...…...…..17
3. Đánh giá về công tác truyền thông………………………...………….19
3.1, Mặt tích cực………………………………………..……….....….19
3.2, Mặt hạn chế……………………………………………...………..20
4.Biện pháp …………………………………………..……………………..20
KẾT LUẬN……………………………………………………………. 22…...
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22…………………………………………………
2
MỞ ĐẦU
Truyền thông, báo chí bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng đến
việc định hướng thông tin, dư luận xã hội, giúp tác động phần lớn đến nhận
thức, thái độ và hành vi của công chúng. Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch
Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông
được lan tỏa rộng rãi, trở thành “ Vaccine tư tưởng, tinh thần” góp phần quy
tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch
như Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về niềm tin vào sự
“thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta
ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch
Covid-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ
lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hoà bình,
hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ
vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!”. Bởi vậy, công tác tuyên truyền phòng,
chống dịch bệnh là kênh rất quan trọng để người dân hiểu rõ, từ đó chấp hành
nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng để sớm khống chế, tiến tới
đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Chính vì thế, đề tài tiểu luận này mang tính cấp thiết, quan trọng để phân
tích đánh giá kịp thời trong thời điểm đại dịch ở Việt Nam, là tiền đề để xây
dựng những chiến dịch truyền thông mới hiệu quả trong tương lai.
3
NỘI DUNG
1.Các khái niệm
- Truyền thông: là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm,...
chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.
-Truyền thông đại chúng: Là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt
những thông tin đại chúng đến với mọi đối tượng khách hàng tiềm năng thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, radio, tờ rơi, phát
thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
-Truyền thông nguy cơ: Truyền thông nguy cơ là một ứng dụng đặc biệt của
mô hình truyền thông và là một quá trình tương tác giữa các cá nhân, các tổ
chức và các bên liên quan về bản chất, mức độ nghiêm trọng, khả năng chấp
nhận nguy cơ và các quyết định được đưa ra để quản lý nguy cơ. Truyền
thông nguy cơ có thể giúp xác định và đáp ứng những sự quan tâm của cộng
đồng, giảm sự căng thẳng giữa các bên có liên quan, cũng như cho phép
truyền tải các thông tin nguy cơ sức khỏe đến cộng đồng một cách hiệu quả
nhất.
- Truyền thông xã hội: là một hình thức marketing sử dụng các phương tiện
truyền thông mạng xã hội. Thông qua các chia sẻ dưới dạng hình ảnh, âm
thanh, video nhằm tạo ra sự kết nối và tương tác và lan tỏa trong cộng đồng
người dùng mạng xã hội. Truyền thông mạng xã hội có thể sử dụng một hoặc
nhiều các phương tiện truyền thông mạng xã hội khác nhau cùng lúc nhằm đạt
4
hiệu quả truyền thông tối đa. Truyền thông mạng xã hội khác với các hình
thức truyền thông khác ở tính tương tác, chia sẻ. Nó cho phép cộng đồng
tham gia tương tác trực tiếp với nội dung thông điệp được đăng tải.
-Hai khía cạnh trong truyền thông:
+ Truyền thông là hoạt định mang tính quá trình. Đó không phải hoạt động
nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục. Đó là quá trình trao đổi, chia sẻ
thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông.
+ Mục tiêu của truyền thông là tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành
vi.
-Phân loại truyền thông
+ Truyền thông trực tiếp
+ Truyền thông gián tiếp
-Các yếu tố của hoạt động truyền thông:
+ Nguồn phát: người mang thông tin, khởi xướng quá trình truyền thông
+ Thông điệp: nội dung thông tin
+ Kênh: phương tiện, con đường, cách thức
+ Người tiếp nhận: người nhận thông điệp
+ Hiệu quả, phản hồi: thông tin từ người nhận trở về nguồn phát
+ Nhiễu: yếu tố gây ra sự sai lệch
- (Theo Wikipedia): Là dịch bệnh do virus Đại dịch COVID-19 SARS-CoV-2
gây ra, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1
năm 2020. , bởi đại dịch. Các hoạt động kiểm soát Xã hội kinh tế bị tác động
đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di chuyển.
+ Trong năm 2020 , Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử
vong xác nhận cả năm là 35.
5
+ Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng
hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch
COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Nơi có dịch nặng
nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng số 472.742 ca nhiễm và 18.028 ca tử vong
(tính đến hết ngày 1/12/2021). Nơi nhẹ nhất là Bắc Kạn với 22 ca nhiễm
COVID-19, không có ca tử vong.
2. Phân tích các hoạt động truyền thông
2.1, Mục đích
-Tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhận thức đúng đắn về diễn biến,
tình hình, tính chất nguy hiểm, tác hại của đại dịch Covid-19, cũng như những
biến chủng mới do virus SARS-CoV-2 gây ra
- Tạo sự tin tưởng, đồng lòng thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước và các giải pháp trong công tác phòng,
chống dịch Covid-19
-Khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt của lực lượng
tuyến đầu phòng, chống dịch
-Nâng cao nhận thức xã hội về kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật, góp
phần xây dựng truyền thống tốt đẹp về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nhân
ái, nghĩa tình của người Việt Nam.
-Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin bịa đặt, vu khống của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tình hình dịch
Covid-19 để xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết toàn
dân tộc, lôi kéo quần chúng, gây rối an ninh, trật tự xã hội.
2.2, Yêu cầu
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, làm lan tỏa mạnh
mẽ, sâu sắc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào,
6
đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng,
chống đại dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và bảo
vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết.
- Tiếp tục tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quan
điểm, giải pháp chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban thư, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế về
phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh 03 mục tiêu:
+ Ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa
đất nước trở lại trạng thái bình thường;
+ Bảo đảm “mục tiêu kép”: Phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính
mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh
+ Thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
Covid-19 tỉnh và của cấp ủy, chính quyền các cấp …
- Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, đúng mức, đúng thời điểm, kịp
thời về diễn biến tình hình dịch bệnh, các yếu tố nguy ảnh hưởng đến
sức khỏe; các hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chuyên môn đối với
đại dịch Covid-19; truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi lợi cho sức khỏe, chủ động phòng ngừa dịch
bệnh, trong đó chú trọng thông điệp “5K + vaccine” ứng dụng công nghệ
trong phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền, vận động người dân tích cực
cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch
Covid-19: N-COVI, Bluezone, sổ sức khỏe điện tử, khai báo y tế điện tử bằng
quét QR code tại các quan, điểm công cộng, trạm kiểm soát để góp
phần ngăn chặn, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
- Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; phản ánh
7
những nỗ lực của Chính phủ, ngành Y tế trong đàm phán, mua cung ứng
vaccine về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine của Chiến dịch tiêm
vaccine phòng Covid-19; truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng,
tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng
Covid-19 quyền lợi đối với nhân, trách nhiệm đối với cộng đồng”;
nghiêm túc chấp hành công tác tiêm chủng theo chỉ dẫn của quan Y tế,
không nên so sánh, lựa chọn loại vaccine hãy tiêm ngay khi đến lượt; vận
động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp, đồng hành ủng
hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19.
- Tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; các
phong trào thi đua, hình tiêu biểu, tổ Covid phòng chống cộng đồng,
những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiêu biểu trong công tác phòng,
chống đại dịch Covid-19; lan tỏa tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi
ứng xử nhân ái, đoàn kết, nghĩa tình. Đồng thời phản ánh các tổ chức, cá nhân
không tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, không nghiêm
túc khai báo y tế, không nghiêm túc trong thực thi công vụ; phê phán các
hành vi nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại
công tác phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền các hoạt động hỗ trợ, động viên, chia sẻ về nhân lực vật
chất tới một số địa phương và người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch
Covid-19; đồng thời tuyên truyền để người dân trong tỉnh vận động người
thân đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách
hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ an tâm, tuân thủ thực hiện
phòng, chống dịch, góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19.
Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, tùy từng thời điểm, giai đoạn các địa
phương, quan, đơn vị tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp, chú
trọng phát huy ưu thế của nền tảng internet, mạng hội, các phương tiện
thông tin đại chúng, tạo sức lan tỏa, thuyết phục trong xã hội.
8
2.3, phân tích dựa trên các yếu tố
2.3.1, Nguồn phát
- Ở trong đề tài này, chúng ta sẽ chỉ xét công tác tuyên truyền dựa trên các
nguồn tin truyền thông chính thống: Bộ Y tế, Cơ quan tuyên giáo, các cơ quan
ngôn luận chính thống,..
-Việc tuyên truyền được thực hiện kịp thời song song với dịch bệnh, đôi khi
cần yêu cầu phải đi sớm hơn dịch bệnh một vài bước.
+ Rút kinh nghiệm từ dịch bệnh EBOLA 2019 xảy ra ở Cộng hòa Công
gô: khi đó việc truyền thông đại chúng đi chậm hơn một bước khiến người
dân không có đầy đủ kiến thức về dịch bệnh, dễ tiếp cận thông tin giả gây ra
tâm lý hoang mang hoảng sợ, có những ý kiến bất bình, không tin tưởng vào
chính phủ và đội ngũ nhân viên y tế. Từ đó đã diễn ra hơn 300 cuộc tấn công
nhân viên y tế, được thực hiện bởi nhiều tổ chức người dân tập hợp lại có vũ
trang, có vũ khí. Hậu quả làm gây chết cho 6 nhân viên y tế, 70 nhân viên y tế
bị thương nặng.
+ Hay như năm 2015: Truyền thông Hàn quốc đi chậm trong dịch bệnh
MERS- COV: Chỉ có 186 người nhiễm bệnh, 38 người tử vong nhưng Hàn
Quốc đã cách ly hơn 14 nghìn người, khiến cả xã hội Hàn Quốc khủng hoảng,
số tiền chính phủ bỏ ra để giải quyết hơn 10 tỷ đô la, tương đương 232 nghìn
tỷ VND, việc này gây ra sự thất thoát, lãng phí không cần thiết.
-Cho nên ngay khi dịch vừa xảy ra, Việt Nam đã gấp rút thực hiện các công
tác tuyên truyền đến người dân về thông tin tình hình dịch bệnh. Công tác
tuyên truyền được chỉ đạo triển khai thực hiện với tầm nhìn xa, có các bước
dự liệu, đi trước, đón đầu, đưa thông tin cảnh báo, cập nhật chuẩn xác về dịch
bệnh. Các website, số hotline và các ứng dụng điện thoại thông minh nhanh
chóng được kích hoạt để thông tin diễn biến mới nhất của dịch bệnh. Các
phương tiện tuyên truyền được huy động tối đa.
9
2.3.2, Thông điệp
- Thông điệp, nội dung truyền thông đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là
các nhóm thông tin về dịch bệnh, cập nhật tình hình, biện pháp phòng
dịch…., được thể hiện qua nhiều hình thức để dễ tiếp cận như: hình ảnh, các
từ khóa, bài hát, phim ảnh, câu khẩu hiệu,...
-Các thông tin về chủng virus luôn được quan tâm hàng đầu và cần có sự
minh bạch, chính xác cao. Bởi đây là chủng virus mới, lần đầu tiên xuất hiện,
thời gian đầu các nghiên cứu vẫn còn hiếm và chưa có sự thống nhất cao về
thông tin, tên gọi giữa các tổ chức nghiên cứu. Kèm với đó, sự gia tăng các
biến thể cũng cực kì nguy hiểm. Cho đến nay đã ghi nhận 12 loại biến thể và
mới nhất, nguy hiểm nhất là Omicron xuất phát từ Nam Phi. Các thông tin cũng
vô cùng hàn lâm và mang tính chuyên môn cao, nên cần tuyên truyền sao cho đầy
đủ và dễ hiểu nhất đến người dân.
-Nổi bật trong số các thành tựu truyền thông , để chủ động phòng chống dịch
Covid-19, Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K rất dễ nhớ:“Khẩu trang - Khử khuẩn -
Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”,kêu gọi mọi người cùng nhau
thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh. Từ người lớn đến trẻ em ai
cũng có thể ghi nhớ và thực hiện theo:
+ Khẩu trang:Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi
tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
+ Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa,
điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa
thông thoáng.
+ Khoảng cách Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.:
+ Không tập trung :không tập trung đông người.
+ Khai báo Y tế:Thực hiện khai báo Y tế trên App N-COVI;cài đặt ứng
dụng Bluezone hoặc gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095,
10
hoặc đường dây nóng của y tế địa phương.
-Một điểm sáng cần được nhắc đến các chỉ thị được nhà nước, thủ tướng
chính phủ, các quan địa phương đưa ra để quản lý, thông báo đến người
dân một cách kịp thời. Đối với mỗi địa phương lại có những chỉ đạo, văn bản
hỏa tốc phù hợp với tình hình riêng. Khiến trật tự an sinh hội, các hoạt
động kinh tế, văn hóa hội được thực hiện đảm bảo trong tầm kiểm soát an
toàn, tránh gây hoang mang, bất bình dư luận
2.3.3, KÊNH
*Các kênh online
Nếu trước đây các thông tin y tế, chỉ đạo được truyền thông sẽ đi theo truyền
thống thì chỉ có báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể đưa
tất cả các thông tin lên truyền hình, báo viết, báo mạng. Nhưng nếu chỉ dừng
lại ở truyền thông báo chí thì hiệu quả truyền thông không đạt được cao.
Điểm mới trong đợt truyền thông này là bộ Y tế đã xác định ngay từ đầu phải
triển khai nhanh chóng truyền thông nguy cơ, truyền thông xã hội để cùng với
truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao.
-Truyền thông đại chúng: Có nhiều chương trình về dịch bệnh, trong các
bản tin thời sự của đài truyền hình quốc gia cũng có các phần cập nhật tin tức
về dịch bệnh. Nổi bật nhất là bộ phim tài liệu “Ranh giới”. Lần đầu tiên người
xem được chứng kiến cận cảnh những thước phim về người mắc COVID-19
đang được điều trị như thế nào và y bác sĩ phải vật lộn ra sao để giành giật sự
sống. Phim ghi lại những công việc hàng ngày của các bác sĩ, hộ sinh, kỹ
thuật viên, để thấy họ đang chịu áp lực và sự căng thẳng đột độ mỗi ngày,
trong suốt nhiều tháng qua.
-Để tiếp tục chung sức, đồng lòng với cả nước phòng, chống dịch bệnh, góp
phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân, Ban Tuyên giáo Trung ương đề
nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật
11
Việt Nam, các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa
phương vận động các văn nghệ sĩ đẩy mạnh hơn nữa việc sáng tác các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần tuyên truyền, cổ động phòng, chống dịch
COVID-19 ở Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện 5K và tiêm vaccine…
-Cụ thể, với đầy đủ bốn loại hình báo chí, gồm phát thanh, truyền hình, báo
viết, báo điện tử và các ứng dụng công nghệ thông tin như VOV Media, VTC
Now, Đài TNVN đã tận dụng tối đa lợi thế truyền thông đa phương tiện để
phục vụ khán, thính giả trong và ngoài nước.
+Các bản tin, phóng sự, tin bài, chương trình tường thuật trực tiếp về đại dịch
COVID-19 được truyền tải hiệu quả bằng 12 thứ tiếng nước ngoài và 13 tiếng
dân tộc thiểu số trên 8 kênh phát thanh, 17 kênh truyền hình, một báo in Tiếng
nói Việt Nam tạp chí Sóng Việt, cùng 2 tờ báo điện tử (VOV.VN,
VTCnews) đến tất cả các tỉnh, huyện, xã, nhất là vùng núi xa xôi hẻo lánh...
+Trên tất cả các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, chủ
đề về COVID-19 luôn được ưu tiên phản ánh đậm nét, liên tục, chiếm thời
lượng, dung lượng lớn.
+Mạng lưới 13 cơ quan thường trú rộng khắp của VOV có mặt tại các địa bàn
trọng điểm trên thế giới đã phát huy sức mạnh thông tin tổng thể nhằm phản
ánh khách quan, chính xác và cập nhật về tình hình dịch bệnh tại nước sở tại
- sẽ tác động trực tiếp vào những mối nguy hại để tự Truyền thông nguy cơ
mọi người có ý thức nên phải ưu tiên đi trước dịch một vài bước, được thực
hiện càng sớm càng tốt và không được chờ đến khi tình huống vượt ngoài tầm
kiểm soát. Vì điều này có thể dẫn đến phản ứng bất bình rất lớn trong cộng
đồng và ảnh hưởng tiêu cực lên các biện pháp quản lý nguy cơ. Do cộng đồng
và các bên liên quan có quyền được biết về nguy cơ và họ cũng là người
thường nắm được các thông tin tại địa phương, ví dụ như các nguồn phơi
12
nhiễm, hành vi của người dân, những quan tâm lo lắng của địa phương v.v. Vì
vậy, bản chất và phạm vi của nguy cơ cần được truyền thông với những ngôn
ngữ dễ hiểu tới tất cả các bên liên quan.
- Truyền thông xã hội đóng vai trò to lớn trong việc cập nhật các diễn biến
của dịch bệnh, cách phòng, chống COVID-19. Tận dụng ưu thế của mạng xã
hội, phát đi những thông tin nóng hổi nhất, phổ biến những kiến thức cần
thiết, kịp thời truyền đi cảnh báo, tuyên truyền về cách ứng phó với virus
nguy hiểm, đồng thời phát đi nhiều thông điệp ý nghĩa nhằm nâng cao tinh
thần, ý thức của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Trong
trường hợp này, chính mạng xã hội là sức mạnh trong cuộc chiến chống dịch.
+Nền tảng được sử dụng:
Trang web, các cổng thông tin chính thống của Bộ Y tế, Thông tin
Chính phủ, Website đóng góp cho Quỹ vaccine Covid-19, tra cứu thông tin
tiêm vaccine,...
Ứng dụng: Bản đồ số kết nối người cho/nhận nhu yếu phẩm, khai báo
y tế, bluezone,...
Tin nhắn được gửi trực tiếp qua số điện thoại mỗi người dân
Các nền tảng mạng xã hội: facebook, tiktok, instagram,
Chính phủ sử dụng mạng xã hội để lan tỏa thông tin về đại dịch. Công
chúng có sự phản hồi tích cực với thông tin, thể hiện qua việc số lượt thích
trang và thích các bài viết tăng dần theo thời gian. Người dân càng tin tưởng
Chính phủ bao nhiêu, thì họ càng sẵn sàng tuân thủ các biện pháp phòng,
chống dịch bấy nhiêu. Điều này đóng vai trò quyết định đối với sự thành công
của công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chính phủ đã sử dụng thành công
các nền tảng truyền thông khác nhau để có được lòng tin từ công chúng mục
tiêu. Thực tiễn truyền thông của Chính phủ cho thấy, thông tin rõ ràng, nhất
quán và chính xác về đại dịch là rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức
của công chúng và định hướng hành vi phòng, chống dịch. Việc phối hợp cả
13
phương tiện mới và phương tiện truyền thống đem lại thành công trong việc
ứng phó với đại dịch. Bên cạnh đó, những người nổi tiếng cũng có ảnh hưởng
nhất định trong việc chia sẻ, lan tỏa thông tin về dịch bệnh đến công chúng.
Các clip ca nhạc vui nhộn như “Ghen Cô Vy” giúp truyền đi thông điệp hiệu
quả về hành vi phòng, chống dịch.
-Các nỗ lực và hoạt động truyền thông phòng chống Covid-19 được TikTok
triển khai từ rất sớm. TikTok đã hợp tác Bộ Y tế mở tài khoản chính thức
@ICT_anti_nCoV bắt đầu từ ngày 4/2/2020 nhằm cập nhật những thông tin
về dịch bệnh theo cách nhanh chóng và gần gũi với mọi người. Chỉ sau thời
gian ngắn, tài khoản này đã có hơn 1,1 triệu người thích và theo dõi, thu hút
hàng triệu lượt tương tác qua nhiều nội dung video sáng tạo.
Đặc biệt, TikTok đã phối hợp cùng Bộ Y tế khởi xướng nhiều chiến dịch ý
nghĩa giúp thông tin và kết nối cộng đồng từ trước đó. Mỗi chiến dịch đáp
ứng mục tiêu và ý nghĩa riêng, phản ứng kịp thời với từng giai đoạn ứng phó
dịch bệnh. Nổi bật như các chiến dịch Vũ Điệu Rửa Tay, Kiến Thức Phòng
Dịch giúp nâng cao ý thức phòng dịch cho cộng đồng ngay khi Covid-19 bắt
đầu lan rộng; Thank You Hero với hàng nghìn video tôn vinh và tiếp sức các y
bác sĩ nơi chảo lửa Covid-19; hay Happy At Home, Ở Nhà Vẫn Vui, Ở Nhà
Vẫn Đẹp cổ vũ mọi người sống vui vẻ trong thời gian giãn cách xã hội…
-Gây ấn tượng lớn nhất phải kể đến chiến dịch Vũ Điệu Rửa Tay với điệu
nhảy độc đáo trên nền nhạc Ghen Cô Vy sôi động, giúp mọi người dễ dàng
ghi nhớ bài học rửa tay ít nhất 20 giây trong thói quen hàng ngày. Trào lưu
nhanh chóng thu hút hơn 11 tỷ lượt xem trong thời gian ngắn, lan tỏa thông
điệp bảo vệ sức khỏe đến với cộng đồng. Chiến dịch sáng tạo này không chỉ
phủ khắp trong nước mà còn vươn ra thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở
thành điểm sáng trên bản đồ chống dịch toàn cầu.
Chỉ sau một ngày ra mắt, Vũ Điệu Rửa Tay đã được MC John Oliver nhắc đến
14
và tự tay thực hiện điệu nhảy với các bước rửa tay thuần thục trong show
"Last Week Tonight with John Oliver" trên HBO (Mỹ). Hàng loạt nghệ sĩ nổi
tiếng khắp thế giới cũng cover lại điệu nhảy này, truyền đi thông điệp rửa tay
đúng chuẩn để phòng ngừa Covid-19.
-Mới đây, khi Thành phố Hồ Chí Minh trải qua những đợt giãn cách xã hội để
phòng, chống dịch, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến xây
dựng chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” qua hình thức livestream.
Việc chính quyền đối thoại với người dân là điều bình thường, nhưng chủ yếu
trên truyền hình, qua báo chí, còn đối thoại qua livestream trên mạng xã hội
thì đây là lần đầu tiên thành phố áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh đang rất
phức tạp. Chương trình này hiện đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ người
dân thành phố. Thông qua thông tin mà chương trình cung cấp và phản ánh từ
nhiều kênh khác, lãnh đạo thành phố biết được nguyện vọng, tâm tư, đề xuất,
mong muốn của người dân và từ đó, triển khai rất khẩn cấp các biện pháp để
hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.
15
*Các kênh offline
-Các kênh truyền thông offline cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết
+Ở mỗi góc phố, con đường đều treo banner, áp phích, tranh cổ động có thông
điệp tuyên truyền dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe
+Các xe tuyên truyền di động, loa phát thanh của xã phường cũng được tận
dụng tối đa để đảm bảo thông tin được tiếp cận đến tất cả người dân, đặc biệt
là người già và trẻ em: nhóm đối tượng có sức khỏe yếu và tốc độ cập nhật
thông tin chưa nhanh cũng có thể nắm bắt được kịp thời
-Ở một số nơi còn triển khai các điểm tuyên truyền lưu động để phát nước rửa
tay, khẩu trang và tư vấn các thông tin cho người dân ngay lề đường hoặc các
địa điểm người dân thường xuyên qua lại
Xe lưu động của Trung tâm VH TT&DL tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19
2.3.4, Người tiếp nhận
-Trong chiến dịch truyền thông quy mô lớn này, đối tượng tiếp nhận thông tin
bao gồm tất cả người dân Việt Nam, những người Việt Nam sống ở nước
16
ngoài và cả những người ngoại quốc đang làm việc và sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam, không phân biệt độ tuổi, địa phương hay bất kì yếu tố nào cả.
Chính vì thế các thông tin truyền thông phải đầy đủ, dễ hiểu, sử dụng cách
thức dễ tiếp cận, tránh tình trạng thông tin đa nghĩa, mập mờ khiến mục đích
truyền thông bị đi sai hướng
-Đối với những người trình độ học vấn chưa cao, hay những bà con ở vùng
cao, vùng sâu xa, những người có thái độ hoài nghi, bảo thủ cần đặc biệt quan
tâm và có các công tác tuyên truyền, thuyết phục hiệu quả để họ tin tưởng
theo hướng dẫn Bộ Y tế, tránh những mầm mống phá hoại, vì mục đích xấu
mà làm hỏng đi công tác phòng chống dịch của quốc gia
2.3.5, Hiệu quả, phản hồi
*Hiệu quả
-Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đã tạo được niềm tin, sự đồng
lòng của cả cộng đồng trong thực hiện các biện pháp phòng, chống và hỗ trợ
nhau vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, cả nước chuyển sang trạng
thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch. Hiện nay,
truyền thông về thông tin dịch bệnh hoạt động rất mạnh mẽ, từ việc thường
xuyên cập nhật số ca nhiễm trong nước, số ca hồi phục và tử vong trên các
phương tiện truyền thông đại chúng cho đến những tin bài, phóng sự, câu
chuyện, thước phim khắc họa hình ảnh các chiến sĩ áo trắng đang ngày đêm
quên mình vì người bệnh ở tâm dịch đã làm lay động hàng triệu trái tim;
nghĩa cử cao đẹp trong mùa dịch của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa
phương; những người đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch để bảo vệ
“vùng xanh” cho người dân… Những thông tin từ báo chí giúp người dân biết
hành xử đúng đắn, góp phần vào công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt
tình hình, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
*Phản hồi
17
-Theo điều tra của Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương):84%
người được hỏi đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho nhân dân về phòng, chống Covid-19.
-Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+Từ ngày 1.2 - 31.5.2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch
Covid-19
+Trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%
+ Tin trung lập chiếm tỷ lệ 35,47%
+ Tin tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56%.
+ Khi Việt Nam bước sang trạng thái “bình thường mới”, tỷ lệ tin bài liên
quan đến dịch Covid-19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-
40% tỷ lệ tin, bài về phục hồi, nhưng không chủ quan trong phát triển kinh tế
phòng, chống dịch bệnh.
-Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến độc giả mới đây do công ty phân tích dữ
liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) tiến hành cho thấy Việt Nam có
mức tín nhiệm truyền thông cao nhất khi đưa tin về COVID-19, với 89% số
người Việt Nam được hỏi tin tưởng vào truyền thông trong nước thông tin về
chủ đề này.
2.3.6, Nhiễu
Gồm các yếu tố gây ra sự sai lệch, chống phá do khách quan:
-Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã chỉ ra rằng vẫn còn
một số vấn đề cần quan tâm như một vài địa phương chưa làm tốt công tác
thông tin, tuyên truyền khi ban hành văn bản hướng dẫn, làm cho người dân
bị động, bất ngờ, không có thời gian thích ứng; thông tin xấu, độc, thiếu chính
xác trên các mạng xã hội còn chưa kiểm soát.
-Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số nhóm đối
18
tượng đã cho “ra mắt” hàng loạt tin bài xấu, độc, sai sự thật về vấn đề xoay
quanh dịch bệnh Covid-19. Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây
hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ
trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn
xã hội. Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh
Covid-19 đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên
các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip
liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin,
bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng
triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này là: Thiết lập nhiều trang mạng,
hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh,
video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt
Nam. Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19 tại
Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó
kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế; lợi dụng
“khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các
thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong luận hội… Truyền
thông (báo chí) một lần nữa phải đối mặt với thách thức về một loại virus tinh
vi, đó là “virus tin giả”.
-Một bộ phận người dân có tư tưởng phản động, tiêu cực, không tin tưởng vào
Bộ y tế Nhà nước nên rất khó để thay đổi nhận thức kiểm soát họ. Khi
hiểu biết về dịch bệnh chưa đầy đủ, chính xác, công chúng thể không biết
bảo vệ bản thân cộng đồng đúng cách. Họ cũng thể bị đánh lừa, dẫn dụ
đến mức tiếp tục phát tán những thông tin sai lệch qua truyền thông truyền
miệng hay mạng xã hội.
3. Đánh giá về công tác truyền thông
19
3.1, Mặt tích cực
- Truyền thông đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến
chống dịch Covid-19, đó kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường
xuyên, liên tục, nhất quán hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên
tâm và tin tưởng về hoạt động phòng chống dịch.
- Thông tin truyền thông bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang,
lo lắng cho người dân nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ. Truyền
thông cũng kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác
phòng chống dịch, như thái độ là, sự lo lắng quá mức của một số bộ phận
nhân dân, việc thông tin sai trái liên quan đến dịch bệnh, hiện tượng đầu
khẩu trang, nước rửa tay,…
-Truyền thông còn thông tin nhanh về các hoạt động hỗ trợ người dân trong
mùa dịch, như điểm phát khẩu trang miễn phí, điểm phát quà cho người
nghèo, thủ tục nhận hỗ trợ theo các gói của Chính phủ và địa phương.
- Ngoài ra còn kịp thời phản ánh, biểu dương những tấm gương tiêu biểu
trong hoạt động phòng chống dịch hỗ trợ người dân, như các y bác sĩ, lực
lượng vũ trang, nhân viên phục vụ ở các điểm cách ly, các tổ chức, cá nhân đã
có nhiều sáng kiến trong hoạt động này…
- Các công tác truyền thông kịp thời cập nhật, đăng tải thông tin Bộ Công
Thương UBND các địa phương về việc đảm bảo hàng hóa thiết yếu, phục
vụ nhân dân ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn góp phần ổn định tâm
người dân. Bên cạnh đó truyền thông luôn luôn chủ động, với nhiều hình
thức, kịp thời cung cấp thông tin, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa,
kiểm soát dịch, được nhân dân ghi nhận, đồng thời góp phần tạo được uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.
-Việc kết hợp truyền thông đa phương tiện cũng đạt được những hiệu quả nhất
định, cho người dân nhiều nguồn tiếp nhận thông tin
| 1/24

Preview text:

0
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------- TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Phân tích và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch
COVID mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua
Sinh viên: ĐẶNG NGỌC ANH
Mã số sinh viên: 2156050005
Lớp: K41 BÁO TRUYỀN HÌNH
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………......2 NỘI DUNG
1. Các khái niệm…………………………………………...………..……..3
2. Phân tích các hoạt động truyền thông…………………………..……..5
2.1, Mục đích……..……………………………………………….....…..5
2.2, Yêu cầu………………………………………………………..……..5
2.3, phân tích dựa trên các yếu tố………………………………………8
2.3.1, Nguồn phát...................................................................................8
2.3.2, Thông điệp truyền thông ……………….………………..….....9
2.3.3, Kênh truyền thông………………………..……………....…...10
2.3.4,Người tiếp nhận ……………………………….…………….…16
2.3.5, Hiệu quả, phản hồi…………………..………………...…...….16
2.3.6, Nhiễu…………………………………………………...…...…..17
3. Đánh giá về công tác truyền thông………………………...………….19
3.1, Mặt tích cực………………………………………..……….....….19
3.2, Mặt hạn chế……………………………………………...………..20
4.Biện pháp …………………………………………..……………………..20
KẾT LUẬN…………………………………………………………….…...22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
………………………………………………… 2 MỞ ĐẦU
Truyền thông, báo chí bất kỳ thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng đến
việc định hướng thông tin, dư luận xã hội, giúp tác động phần lớn đến nhận
thức, thái độ và hành vi của công chúng. Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch
Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, sức mạnh truyền thông
được lan tỏa rộng rãi, trở thành “ Vaccine tư tưởng, tinh thần” góp phần quy
tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch
như Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về niềm tin vào sự
“thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta
ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch
Covid-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ
lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hoà bình,
hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ
vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!”. Bởi vậy, công tác tuyên truyền phòng,
chống dịch bệnh là kênh rất quan trọng để người dân hiểu rõ, từ đó chấp hành
nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng để sớm khống chế, tiến tới
đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.
Chính vì thế, đề tài tiểu luận này mang tính cấp thiết, quan trọng để phân
tích đánh giá kịp thời trong thời điểm đại dịch ở Việt Nam, là tiền đề để xây
dựng những chiến dịch truyền thông mới hiệu quả trong tương lai. 3 NỘI DUNG 1.Các khái niệm
- Truyền thông: là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm,...
chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.
-Truyền thông đại chúng: Là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt
những thông tin đại chúng đến với mọi đối tượng khách hàng tiềm năng thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, radio, tờ rơi, phát
thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
-Truyền thông nguy cơ: Truyền thông nguy cơ là một ứng dụng đặc biệt của
mô hình truyền thông và là một quá trình tương tác giữa các cá nhân, các tổ
chức và các bên liên quan về bản chất, mức độ nghiêm trọng, khả năng chấp
nhận nguy cơ và các quyết định được đưa ra để quản lý nguy cơ. Truyền
thông nguy cơ có thể giúp xác định và đáp ứng những sự quan tâm của cộng
đồng, giảm sự căng thẳng giữa các bên có liên quan, cũng như cho phép
truyền tải các thông tin nguy cơ sức khỏe đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
- Truyền thông xã hội: là một hình thức marketing sử dụng các phương tiện
truyền thông mạng xã hội. Thông qua các chia sẻ dưới dạng hình ảnh, âm
thanh, video nhằm tạo ra sự kết nối và tương tác và lan tỏa trong cộng đồng
người dùng mạng xã hội. Truyền thông mạng xã hội có thể sử dụng một hoặc
nhiều các phương tiện truyền thông mạng xã hội khác nhau cùng lúc nhằm đạt 4
hiệu quả truyền thông tối đa. Truyền thông mạng xã hội khác với các hình
thức truyền thông khác ở tính tương tác, chia sẻ. Nó cho phép cộng đồng
tham gia tương tác trực tiếp với nội dung thông điệp được đăng tải.
-Hai khía cạnh trong truyền thông:
+ Truyền thông là hoạt định mang tính quá trình. Đó không phải hoạt động
nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục. Đó là quá trình trao đổi, chia sẻ
thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông.
+ Mục tiêu của truyền thông là tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi.
-Phân loại truyền thông
+ Truyền thông trực tiếp
+ Truyền thông gián tiếp
-Các yếu tố của hoạt động truyền thông:
+ Nguồn phát: người mang thông tin, khởi xướng quá trình truyền thông
+ Thông điệp: nội dung thông tin
+ Kênh: phương tiện, con đường, cách thức
+ Người tiếp nhận: người nhận thông điệp
+ Hiệu quả, phản hồi: thông tin từ người nhận trở về nguồn phát
+ Nhiễu: yếu tố gây ra sự sai lệch
- Đại dịch COVID-19 (Theo Wikipedia): Là dịch bệnh do virus SARS-CoV-2
gây ra, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1
năm 2020. Xã hội, kinh tế bị tác động bởi đại dịch. Các hoạt động kiểm soát
đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di chuyển. + T
rong năm 2020 , Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử
vong xác nhận cả năm là 35. 5
+ Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng
hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch
COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Nơi có dịch nặng
nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng số 472.742 ca nhiễm và 18.028 ca tử vong
(tính đến hết ngày 1/12/2021). Nơi nhẹ nhất là Bắc Kạn với 22 ca nhiễm
COVID-19, không có ca tử vong.
2. Phân tích các hoạt động truyền thông 2.1, Mục đích
-Tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhận thức đúng đắn về diễn biến,
tình hình, tính chất nguy hiểm, tác hại của đại dịch Covid-19, cũng như những
biến chủng mới do virus SARS-CoV-2 gây ra
- Tạo sự tin tưởng, đồng lòng thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước và các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
-Khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt của lực lượng
tuyến đầu phòng, chống dịch
-Nâng cao nhận thức xã hội về kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật, góp
phần xây dựng truyền thống tốt đẹp về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nhân
ái, nghĩa tình của người Việt Nam.
-Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin bịa đặt, vu khống của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tình hình dịch
Covid-19 để xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết toàn
dân tộc, lôi kéo quần chúng, gây rối an ninh, trật tự xã hội. 2.2, Yêu cầu
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, làm lan tỏa mạnh
mẽ, sâu sắc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, 6
đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng,
chống đại dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và bảo
vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết.
- Tiếp tục tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quan
điểm, giải pháp chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế về
phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh 03 mục tiêu:
+ Ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa
đất nước trở lại trạng thái bình thường;
+ Bảo đảm “mục tiêu kép”: Phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính
mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh
+ Thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
Covid-19 tỉnh và của cấp ủy, chính quyền các cấp …
- Thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, đúng mức, đúng thời điểm, kịp
thời về diễn biến tình hình dịch bệnh, các yếu tố và nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe; các hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chuyên môn đối với
đại dịch Covid-19; truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng nâng cao
nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động phòng ngừa dịch
bệnh, trong đó chú trọng thông điệp “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ
trong phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền, vận động người dân tích cực
cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch
Covid-19: N-COVI, Bluezone, sổ sức khỏe điện tử, khai báo y tế điện tử bằng
quét mã QR code tại các cơ quan, điểm công cộng, trạm kiểm soát để góp
phần ngăn chặn, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
- Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; phản ánh 7
những nỗ lực của Chính phủ, ngành Y tế trong đàm phán, mua và cung ứng
vaccine về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine của Chiến dịch tiêm
vaccine phòng Covid-19; truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng,
tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng
Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, trách nhiệm đối với cộng đồng”;
nghiêm túc chấp hành công tác tiêm chủng theo chỉ dẫn của cơ quan Y tế,
không nên so sánh, lựa chọn loại vaccine và hãy tiêm ngay khi đến lượt; vận
động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp, đồng hành ủng
hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19.
- Tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; các
phong trào thi đua, mô hình tiêu biểu, tổ Covid phòng chống cộng đồng,
những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiêu biểu trong công tác phòng,
chống đại dịch Covid-19; lan tỏa tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi
ứng xử nhân ái, đoàn kết, nghĩa tình. Đồng thời phản ánh các tổ chức, cá nhân
không tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, không nghiêm
túc khai báo y tế, không nghiêm túc trong thực thi công vụ; phê phán các
hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại
công tác phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền các hoạt động hỗ trợ, động viên, chia sẻ về nhân lực và vật
chất tới một số địa phương và người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch
Covid-19; đồng thời tuyên truyền để người dân trong tỉnh vận động người
thân đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách
xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ an tâm, tuân thủ thực hiện
phòng, chống dịch, góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19.
Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, tùy từng thời điểm, giai đoạn các địa
phương, cơ quan, đơn vị tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp, chú
trọng phát huy ưu thế của nền tảng internet, mạng xã hội, các phương tiện
thông tin đại chúng, tạo sức lan tỏa, thuyết phục trong xã hội. 8
2.3, phân tích dựa trên các yếu tố 2.3.1, Nguồn phát
- Ở trong đề tài này, chúng ta sẽ chỉ xét công tác tuyên truyền dựa trên các
nguồn tin truyền thông chính thống: Bộ Y tế, Cơ quan tuyên giáo, các cơ quan ngôn luận chính thống,..
-Việc tuyên truyền được thực hiện kịp thời song song với dịch bệnh, đôi khi
cần yêu cầu phải đi sớm hơn dịch bệnh một vài bước. +
Rút kinh nghiệm từ dịch bệnh EBOLA 2019 xảy ra ở Cộng hòa Công
gô: khi đó việc truyền thông đại chúng đi chậm hơn một bước khiến người
dân không có đầy đủ kiến thức về dịch bệnh, dễ tiếp cận thông tin giả gây ra
tâm lý hoang mang hoảng sợ, có những ý kiến bất bình, không tin tưởng vào
chính phủ và đội ngũ nhân viên y tế. Từ đó đã diễn ra hơn 300 cuộc tấn công
nhân viên y tế, được thực hiện bởi nhiều tổ chức người dân tập hợp lại có vũ
trang, có vũ khí. Hậu quả làm gây chết cho 6 nhân viên y tế, 70 nhân viên y tế bị thương nặng. +
Hay như năm 2015: Truyền thông Hàn quốc đi chậm trong dịch bệnh
MERS- COV: Chỉ có 186 người nhiễm bệnh, 38 người tử vong nhưng Hàn
Quốc đã cách ly hơn 14 nghìn người, khiến cả xã hội Hàn Quốc khủng hoảng,
số tiền chính phủ bỏ ra để giải quyết hơn 10 tỷ đô la, tương đương 232 nghìn
tỷ VND, việc này gây ra sự thất thoát, lãng phí không cần thiết.
-Cho nên ngay khi dịch vừa xảy ra, Việt Nam đã gấp rút thực hiện các công
tác tuyên truyền đến người dân về thông tin tình hình dịch bệnh. Công tác
tuyên truyền được chỉ đạo triển khai thực hiện với tầm nhìn xa, có các bước
dự liệu, đi trước, đón đầu, đưa thông tin cảnh báo, cập nhật chuẩn xác về dịch
bệnh. Các website, số hotline và các ứng dụng điện thoại thông minh nhanh
chóng được kích hoạt để thông tin diễn biến mới nhất của dịch bệnh. Các
phương tiện tuyên truyền được huy động tối đa. 9 2.3.2, Thông điệp
- Thông điệp, nội dung truyền thông đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là
các nhóm thông tin về dịch bệnh, cập nhật tình hình, biện pháp phòng
dịch…., được thể hiện qua nhiều hình thức để dễ tiếp cận như: hình ảnh, các
từ khóa, bài hát, phim ảnh, câu khẩu hiệu,...
-Các thông tin về chủng virus luôn được quan tâm hàng đầu và cần có sự
minh bạch, chính xác cao. Bởi đây là chủng virus mới, lần đầu tiên xuất hiện,
thời gian đầu các nghiên cứu vẫn còn hiếm và chưa có sự thống nhất cao về
thông tin, tên gọi giữa các tổ chức nghiên cứu. Kèm với đó, sự gia tăng các
biến thể cũng cực kì nguy hiểm. Cho đến nay đã ghi nhận 12 loại biến thể và
mới nhất, nguy hiểm nhất là Omicron xuất phát từ Nam Phi. Các thông tin cũng
vô cùng hàn lâm và mang tính chuyên môn cao, nên cần tuyên truyền sao cho đầy
đủ và dễ hiểu nhất đến người dân.
-Nổi bật trong số các thành tựu truyền thông , để chủ động phòng chống dịch
Covid-19, Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K rất dễ nhớ:“Khẩu trang - Khử khuẩn -
Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”,kêu gọi mọi người cùng nhau
thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh. Từ người lớn đến trẻ em ai
cũng có thể ghi nhớ và thực hiện theo: +
Khẩu trang:Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi
tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. +
Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa,
điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. +
Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. +
Không tập trung :không tập trung đông người. +
Khai báo Y tế:Thực hiện khai báo Y tế trên App N-COVI;cài đặt ứng
dụng Bluezone hoặc gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, 10
hoặc đường dây nóng của y tế địa phương.
-Một điểm sáng cần được nhắc đến là các chỉ thị được nhà nước, thủ tướng
chính phủ, các cơ quan địa phương đưa ra để quản lý, thông báo đến người
dân một cách kịp thời. Đối với mỗi địa phương lại có những chỉ đạo, văn bản
hỏa tốc phù hợp với tình hình riêng. Khiến trật tự an sinh xã hội, các hoạt
động kinh tế, văn hóa xã hội được thực hiện đảm bảo trong tầm kiểm soát an
toàn, tránh gây hoang mang, bất bình dư luận 2.3.3, KÊNH *Các kênh online
Nếu trước đây các thông tin y tế, chỉ đạo được truyền thông sẽ đi theo truyền
thống thì chỉ có báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể đưa
tất cả các thông tin lên truyền hình, báo viết, báo mạng. Nhưng nếu chỉ dừng
lại ở truyền thông báo chí thì hiệu quả truyền thông không đạt được cao.
Điểm mới trong đợt truyền thông này là bộ Y tế đã xác định ngay từ đầu phải
triển khai nhanh chóng truyền thông nguy cơ, truyền thông xã hội để cùng với
truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao.
-Truyền thông đại chúng: Có nhiều chương trình về dịch bệnh, trong các
bản tin thời sự của đài truyền hình quốc gia cũng có các phần cập nhật tin tức
về dịch bệnh. Nổi bật nhất là bộ phim tài liệu “Ranh giới”. Lần đầu tiên người
xem được chứng kiến cận cảnh những thước phim về người mắc COVID-19
đang được điều trị như thế nào và y bác sĩ phải vật lộn ra sao để giành giật sự
sống. Phim ghi lại những công việc hàng ngày của các bác sĩ, hộ sinh, kỹ
thuật viên, để thấy họ đang chịu áp lực và sự căng thẳng đột độ mỗi ngày,
trong suốt nhiều tháng qua.
-Để tiếp tục chung sức, đồng lòng với cả nước phòng, chống dịch bệnh, góp
phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân, Ban Tuyên giáo Trung ương đề
nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật 11
Việt Nam, các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa
phương vận động các văn nghệ sĩ đẩy mạnh hơn nữa việc sáng tác các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần tuyên truyền, cổ động phòng, chống dịch
COVID-19 ở Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện 5K và tiêm vaccine…
-Cụ thể, với đầy đủ bốn loại hình báo chí, gồm phát thanh, truyền hình, báo
viết, báo điện tử và các ứng dụng công nghệ thông tin như VOV Media, VTC
Now, Đài TNVN đã tận dụng tối đa lợi thế truyền thông đa phương tiện để
phục vụ khán, thính giả trong và ngoài nước.
+Các bản tin, phóng sự, tin bài, chương trình tường thuật trực tiếp về đại dịch
COVID-19 được truyền tải hiệu quả bằng 12 thứ tiếng nước ngoài và 13 tiếng
dân tộc thiểu số trên 8 kênh phát thanh, 17 kênh truyền hình, một báo in Tiếng
nói Việt Nam và tạp chí Sóng Việt, cùng 2 tờ báo điện tử (VOV.VN,
VTCnews) đến tất cả các tỉnh, huyện, xã, nhất là vùng núi xa xôi hẻo lánh...
+Trên tất cả các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, chủ
đề về COVID-19 luôn được ưu tiên phản ánh đậm nét, liên tục, chiếm thời lượng, dung lượng lớn.
+Mạng lưới 13 cơ quan thường trú rộng khắp của VOV có mặt tại các địa bàn
trọng điểm trên thế giới đã phát huy sức mạnh thông tin tổng thể nhằm phản
ánh khách quan, chính xác và cập nhật về tình hình dịch bệnh tại nước sở tại
- Truyền thông nguy cơ sẽ tác động trực tiếp vào những mối nguy hại để tự
mọi người có ý thức nên phải ưu tiên đi trước dịch một vài bước, được thực
hiện càng sớm càng tốt và không được chờ đến khi tình huống vượt ngoài tầm
kiểm soát. Vì điều này có thể dẫn đến phản ứng bất bình rất lớn trong cộng
đồng và ảnh hưởng tiêu cực lên các biện pháp quản lý nguy cơ. Do cộng đồng
và các bên liên quan có quyền được biết về nguy cơ và họ cũng là người
thường nắm được các thông tin tại địa phương, ví dụ như các nguồn phơi 12
nhiễm, hành vi của người dân, những quan tâm lo lắng của địa phương v.v. Vì
vậy, bản chất và phạm vi của nguy cơ cần được truyền thông với những ngôn
ngữ dễ hiểu tới tất cả các bên liên quan.
- Truyền thông xã hội đóng vai trò to lớn trong việc cập nhật các diễn biến
của dịch bệnh, cách phòng, chống COVID-19. Tận dụng ưu thế của mạng xã
hội, phát đi những thông tin nóng hổi nhất, phổ biến những kiến thức cần
thiết, kịp thời truyền đi cảnh báo, tuyên truyền về cách ứng phó với virus
nguy hiểm, đồng thời phát đi nhiều thông điệp ý nghĩa nhằm nâng cao tinh
thần, ý thức của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Trong
trường hợp này, chính mạng xã hội là sức mạnh trong cuộc chiến chống dịch.
+Nền tảng được sử dụng: ●
Trang web, các cổng thông tin chính thống của Bộ Y tế, Thông tin
Chính phủ, Website đóng góp cho Quỹ vaccine Covid-19, tra cứu thông tin tiêm vaccine,... ●
Ứng dụng: Bản đồ số kết nối người cho/nhận nhu yếu phẩm, khai báo y tế, bluezone,... ●
Tin nhắn được gửi trực tiếp qua số điện thoại mỗi người dân ●
Các nền tảng mạng xã hội: facebook, tiktok, instagram,
→ Chính phủ sử dụng mạng xã hội để lan tỏa thông tin về đại dịch. Công
chúng có sự phản hồi tích cực với thông tin, thể hiện qua việc số lượt thích
trang và thích các bài viết tăng dần theo thời gian. Người dân càng tin tưởng
Chính phủ bao nhiêu, thì họ càng sẵn sàng tuân thủ các biện pháp phòng,
chống dịch bấy nhiêu. Điều này đóng vai trò quyết định đối với sự thành công
của công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chính phủ đã sử dụng thành công
các nền tảng truyền thông khác nhau để có được lòng tin từ công chúng mục
tiêu. Thực tiễn truyền thông của Chính phủ cho thấy, thông tin rõ ràng, nhất
quán và chính xác về đại dịch là rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức
của công chúng và định hướng hành vi phòng, chống dịch. Việc phối hợp cả 13
phương tiện mới và phương tiện truyền thống đem lại thành công trong việc
ứng phó với đại dịch. Bên cạnh đó, những người nổi tiếng cũng có ảnh hưởng
nhất định trong việc chia sẻ, lan tỏa thông tin về dịch bệnh đến công chúng.
Các clip ca nhạc vui nhộn như “Ghen Cô Vy” giúp truyền đi thông điệp hiệu
quả về hành vi phòng, chống dịch.
-Các nỗ lực và hoạt động truyền thông phòng chống Covid-19 được TikTok
triển khai từ rất sớm. TikTok đã hợp tác Bộ Y tế mở tài khoản chính thức
@ICT_anti_nCoV bắt đầu từ ngày 4/2/2020 nhằm cập nhật những thông tin
về dịch bệnh theo cách nhanh chóng và gần gũi với mọi người. Chỉ sau thời
gian ngắn, tài khoản này đã có hơn 1,1 triệu người thích và theo dõi, thu hút
hàng triệu lượt tương tác qua nhiều nội dung video sáng tạo.
Đặc biệt, TikTok đã phối hợp cùng Bộ Y tế khởi xướng nhiều chiến dịch ý
nghĩa giúp thông tin và kết nối cộng đồng từ trước đó. Mỗi chiến dịch đáp
ứng mục tiêu và ý nghĩa riêng, phản ứng kịp thời với từng giai đoạn ứng phó
dịch bệnh. Nổi bật như các chiến dịch Vũ Điệu Rửa Tay, Kiến Thức Phòng
Dịch giúp nâng cao ý thức phòng dịch cho cộng đồng ngay khi Covid-19 bắt
đầu lan rộng; Thank You Hero với hàng nghìn video tôn vinh và tiếp sức các y
bác sĩ nơi chảo lửa Covid-19; hay Happy At Home, Ở Nhà Vẫn Vui, Ở Nhà
Vẫn Đẹp cổ vũ mọi người sống vui vẻ trong thời gian giãn cách xã hội…
-Gây ấn tượng lớn nhất phải kể đến chiến dịch Vũ Điệu Rửa Tay với điệu
nhảy độc đáo trên nền nhạc Ghen Cô Vy sôi động, giúp mọi người dễ dàng
ghi nhớ bài học rửa tay ít nhất 20 giây trong thói quen hàng ngày. Trào lưu
nhanh chóng thu hút hơn 11 tỷ lượt xem trong thời gian ngắn, lan tỏa thông
điệp bảo vệ sức khỏe đến với cộng đồng. Chiến dịch sáng tạo này không chỉ
phủ khắp trong nước mà còn vươn ra thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở
thành điểm sáng trên bản đồ chống dịch toàn cầu.
Chỉ sau một ngày ra mắt, Vũ Điệu Rửa Tay đã được MC John Oliver nhắc đến 14
và tự tay thực hiện điệu nhảy với các bước rửa tay thuần thục trong show
"Last Week Tonight with John Oliver" trên HBO (Mỹ). Hàng loạt nghệ sĩ nổi
tiếng khắp thế giới cũng cover lại điệu nhảy này, truyền đi thông điệp rửa tay
đúng chuẩn để phòng ngừa Covid-19.
-Mới đây, khi Thành phố Hồ Chí Minh trải qua những đợt giãn cách xã hội để
phòng, chống dịch, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến xây
dựng chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” qua hình thức livestream.
Việc chính quyền đối thoại với người dân là điều bình thường, nhưng chủ yếu
trên truyền hình, qua báo chí, còn đối thoại qua livestream trên mạng xã hội
thì đây là lần đầu tiên thành phố áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh đang rất
phức tạp. Chương trình này hiện đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ người
dân thành phố. Thông qua thông tin mà chương trình cung cấp và phản ánh từ
nhiều kênh khác, lãnh đạo thành phố biết được nguyện vọng, tâm tư, đề xuất,
mong muốn của người dân và từ đó, triển khai rất khẩn cấp các biện pháp để
hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. 15 *Các kênh offline
-Các kênh truyền thông offline cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết
+Ở mỗi góc phố, con đường đều treo banner, áp phích, tranh cổ động có thông
điệp tuyên truyền dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe
+Các xe tuyên truyền di động, loa phát thanh của xã phường cũng được tận
dụng tối đa để đảm bảo thông tin được tiếp cận đến tất cả người dân, đặc biệt
là người già và trẻ em: nhóm đối tượng có sức khỏe yếu và tốc độ cập nhật
thông tin chưa nhanh cũng có thể nắm bắt được kịp thời
-Ở một số nơi còn triển khai các điểm tuyên truyền lưu động để phát nước rửa
tay, khẩu trang và tư vấn các thông tin cho người dân ngay lề đường hoặc các
địa điểm người dân thường xuyên qua lại
Xe lưu động của Trung tâm VH TT&DL tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19
2.3.4, Người tiếp nhận
-Trong chiến dịch truyền thông quy mô lớn này, đối tượng tiếp nhận thông tin
bao gồm tất cả người dân Việt Nam, những người Việt Nam sống ở nước 16
ngoài và cả những người ngoại quốc đang làm việc và sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam, không phân biệt độ tuổi, địa phương hay bất kì yếu tố nào cả.
Chính vì thế các thông tin truyền thông phải đầy đủ, dễ hiểu, sử dụng cách
thức dễ tiếp cận, tránh tình trạng thông tin đa nghĩa, mập mờ khiến mục đích
truyền thông bị đi sai hướng
-Đối với những người trình độ học vấn chưa cao, hay những bà con ở vùng
cao, vùng sâu xa, những người có thái độ hoài nghi, bảo thủ cần đặc biệt quan
tâm và có các công tác tuyên truyền, thuyết phục hiệu quả để họ tin tưởng
theo hướng dẫn Bộ Y tế, tránh những mầm mống phá hoại, vì mục đích xấu
mà làm hỏng đi công tác phòng chống dịch của quốc gia
2.3.5, Hiệu quả, phản hồi *Hiệu quả
-Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đã tạo được niềm tin, sự đồng
lòng của cả cộng đồng trong thực hiện các biện pháp phòng, chống và hỗ trợ
nhau vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, cả nước chuyển sang trạng
thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch. Hiện nay,
truyền thông về thông tin dịch bệnh hoạt động rất mạnh mẽ, từ việc thường
xuyên cập nhật số ca nhiễm trong nước, số ca hồi phục và tử vong trên các
phương tiện truyền thông đại chúng cho đến những tin bài, phóng sự, câu
chuyện, thước phim khắc họa hình ảnh các chiến sĩ áo trắng đang ngày đêm
quên mình vì người bệnh ở tâm dịch đã làm lay động hàng triệu trái tim;
nghĩa cử cao đẹp trong mùa dịch của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa
phương; những người đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch để bảo vệ
“vùng xanh” cho người dân… Những thông tin từ báo chí giúp người dân biết
hành xử đúng đắn, góp phần vào công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt
tình hình, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. *Phản hồi 17
-Theo điều tra của Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương):84%
người được hỏi đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho nhân dân về phòng, chống Covid-19.
-Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+Từ ngày 1.2 - 31.5.2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch Covid-19
+Trong đó, về sắc thái, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%
+ Tin trung lập chiếm tỷ lệ 35,47%
+ Tin tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56%.
+ Khi Việt Nam bước sang trạng thái “bình thường mới”, tỷ lệ tin bài liên
quan đến dịch Covid-19 vẫn được các cơ quan báo, đài tiếp tục duy trì từ 28-
40% tỷ lệ tin, bài về phục hồi, phát triển kinh tế nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh.
-Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến độc giả mới đây do công ty phân tích dữ
liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) tiến hành cho thấy Việt Nam có
mức tín nhiệm truyền thông cao nhất khi đưa tin về COVID-19, với 89% số
người Việt Nam được hỏi tin tưởng vào truyền thông trong nước thông tin về chủ đề này. 2.3.6, Nhiễu
Gồm các yếu tố gây ra sự sai lệch, chống phá do khách quan:
-Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã chỉ ra rằng vẫn còn
một số vấn đề cần quan tâm như một vài địa phương chưa làm tốt công tác
thông tin, tuyên truyền khi ban hành văn bản hướng dẫn, làm cho người dân
bị động, bất ngờ, không có thời gian thích ứng; thông tin xấu, độc, thiếu chính
xác trên các mạng xã hội còn chưa kiểm soát.
-Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số nhóm đối 18
tượng đã cho “ra mắt” hàng loạt tin bài xấu, độc, sai sự thật về vấn đề xoay
quanh dịch bệnh Covid-19. Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây
hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ
trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn
xã hội. Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh
Covid-19 đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên
các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip
liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin,
bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng
triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này là: Thiết lập nhiều trang mạng,
hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh,
video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt
Nam. Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19 tại
Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả… từ đó
kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế; lợi dụng
“khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để lồng ghép các
thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội… Truyền
thông (báo chí) một lần nữa phải đối mặt với thách thức về một loại virus tinh
vi, đó là “virus tin giả”.
-Một bộ phận người dân có tư tưởng phản động, tiêu cực, không tin tưởng vào
Bộ y tế và Nhà nước nên rất khó để thay đổi nhận thức và kiểm soát họ. Khi
hiểu biết về dịch bệnh chưa đầy đủ, chính xác, công chúng có thể không biết
bảo vệ bản thân và cộng đồng đúng cách. Họ cũng có thể bị đánh lừa, dẫn dụ
đến mức tiếp tục phát tán những thông tin sai lệch qua truyền thông truyền miệng hay mạng xã hội.
3. Đánh giá về công tác truyền thông 19 3.1, Mặt tích cực
- Truyền thông đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến
chống dịch Covid-19, đó là kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường
xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên
tâm và tin tưởng về hoạt động phòng chống dịch.
- Thông tin truyền thông cơ bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang,
lo lắng cho người dân nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ. Truyền
thông cũng kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác
phòng chống dịch, như thái độ lơ là, sự lo lắng quá mức của một số bộ phận
nhân dân, việc thông tin sai trái liên quan đến dịch bệnh, hiện tượng đầu cơ
khẩu trang, nước rửa tay,…
-Truyền thông còn thông tin nhanh về các hoạt động hỗ trợ người dân trong
mùa dịch, như điểm phát khẩu trang miễn phí, điểm phát quà cho người
nghèo, thủ tục nhận hỗ trợ theo các gói của Chính phủ và địa phương.
- Ngoài ra còn kịp thời phản ánh, biểu dương những tấm gương tiêu biểu
trong hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, như các y bác sĩ, lực
lượng vũ trang, nhân viên phục vụ ở các điểm cách ly, các tổ chức, cá nhân đã
có nhiều sáng kiến trong hoạt động này…
- Các công tác truyền thông kịp thời cập nhật, đăng tải thông tin Bộ Công
Thương và UBND các địa phương về việc đảm bảo hàng hóa thiết yếu, phục
vụ nhân dân ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn góp phần ổn định tâm lý
người dân. Bên cạnh đó truyền thông luôn luôn chủ động, với nhiều hình
thức, kịp thời cung cấp thông tin, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa,
kiểm soát dịch, được nhân dân ghi nhận, đồng thời góp phần tạo được uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.
-Việc kết hợp truyền thông đa phương tiện cũng đạt được những hiệu quả nhất
định, cho người dân nhiều nguồn tiếp nhận thông tin