Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Liên hệ bản thân về chuyên ngành sinh viên đang theo học | Bài tập môn Triết học Mác – Lênin
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Sự tác động của con người đối với thế giới, con người sẽ phát hiện ra được những mặt, thuộc tính của sự vật hiện tượng, qua đó giúp con người hiểu được sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, từ đó chủ thể nhận thức sẽ nắm bắt được các quy luật vận động và phát triển của thế giới mọi tri thức của ng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Liên hệ bản thân về chuyên ngành sinh viên đang theo học.
+ Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: -
Sự tác động của con người đối với thế giới, con người sẽ phát hiện ra được những
mặt, thuộc tính của sự vật hiện tượng, qua đó giúp con người hiểu được sự vật hiện
tượng sâu sắc hơn, từ đó chủ thể nhận thức sẽ nắm bắt được các quy luật vận động
và phát triển của thế giới mọi tri thức của ng đều bắt nguồn từ thực tiễn. -
Nhờ có thực tiễn, tư duy, giác quan của con người ngày càng hoàn chỉnh, phát triển
và tiến bộ. Qua đó, con người cũng tạo ra các phương tiện, công cụ để nối dài giác
quan. Do vậy, thực tiễn chính là cơ sở của nhận thức.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: -
Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để nhận thức mà còn đáp ứng nhu cầu
năng cao năng lực hoạt động để mang lại hiệu quả cao hơn nhằm đáp ưng nhu cầu
của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển do đó thực tiễn giúp thúc đẩy
nhận thức vận động để nảy sinh những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. -
Thông qua thực tiễn, con người mới biết được thế mạnh của mình làm cho sự hiểu
biết của con người có ý nghĩa. Bằng thực tiễn để kiểm chứng tính đúng đắn của sự
vật hiện tượng, nhờ đó khi nhận thức đúng về nó thì nhận thức giúp phát triển thực
tiễn và ngược lại, thực tiễn giúp phát triển nhận thức. Đây là quá trình song hành với
nhau không thể tách rời.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: -
Chân lý chính là sự tương hỗ giữa nhận thức và khách quan, sự tương hỗ này chỉ có
thể được kiểm chứng và kiểm tra bởi thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, động lực thúc
đẩy, mục đích và kết quả của nhận thức. Thực tiễn làm cho nhận thức phát triển và
đồng thời có thể làm cho nhận thức bị hạn chế. Chỉ có thực tiễn mới minh chứng
được tính chân lý của nhận thức.
+ Liên hệ bản thân: -
Thực tiễn đóng vai trò quan trọng khi nó giúp cho sinh viên hiểu rõ được bản chất
của khái niệm, kiến thức, môn học và chuyên ngành công nghệ thông tin sinh viên
theo đuổi thông qua các ví dụ và ứng dụng nó vào thực tế. Cũng vì vậy, việc áp dụng
thực tiễn vào chuyên ngành công nghệ thông tin cũng đòi hỏi độ chính xác cao, tính
đúng đắn, an toàn và bảo mật của thông tin và dữ liệu.
Câu 2: Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng và vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
+ Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng: -
Cơ sở hạ tầng là các yếu tố tác động trực tiếp đến kinh tế như sản xuất, phân phối, trao đổi. -
Kiến trúc thượng tầng là các yếu tố như văn hóa, chính trị, tôn giáo. Kiến trúc
thượng tầng có mối quan hệ tương đối đối lập nhưng lại tương đối phụ thuộc lẫn
nhau. Cơ sở hạ tầng là nền tảng của toàn bộ xã hội, là yếu tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Trong khi đó, kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng. -
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tồn tại thống nhất biện chứng với nhau.
Trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định, còn kiến trúc thượng tầng thường
xuyên tác động lại sơ sở hạ tầng. -
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:
Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi
theo. Quá trình thay đổi diễn ra cả trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh
tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác và diễn ra ngay trong bản
thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. -
Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều.
kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế,
nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.
+ Vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam -
Tại Việt Nam hiện nay, lý luận này được vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đang được đẩy
mạnh thông qua các chính sách, pháp luật và các chương trình hành động của Đảng
và Nhà nước. Các chính sách này tập trung vào việc phát triển kinh tế, xã hội, giáo
dục, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng quân đội và công an, xây dựng các tổ chức
chính trị - xã hội, xây dựng các tổ chức đoàn thể. -
Đảng đã xác định đường lối phát triển theo hướng kinh tế nhiều thành phần, kết
hợp nhiều thành phần kinh tế với nhau. Đây là kiểu kết hợp năng động, phong phú,
phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. -
Đảng đã xây dụng đường lối về chính trị, văn hóa, tư tưởng, phát huy truyền thống,
tinh hoa, bản sắc của dân tộc kết hợp với tiếp thu văn hóa của nhân loại qua đó tạo
ra nền văn minh đặc sắc. -
Đồng thời, Đảng đã đổi mới, hoàn chỉnh chính sách, thể chế hóa để đảm bảo quyền
lợi về sáng tạo, phản chứng, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực.