Pháp luật về mua bán hàng hóa học phần Lý luận chung
Pháp luật về mua bán hàng hóa học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Vấn đề 1: Pháp luật về mua bán hàng hóa
I. Khái quát về mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Quan hệ mua bán hàng hóa
– Theo luật Thương mại 2005, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán chuyển giao quyền sở
hữu và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận chuyển giao hàng hóa.
– Đặc trưng của quan hệ mua bán hàng hóa (phân biệt với quan hệ hàng đổi hàng):
+ là quan hệ chuyển giao quyền sở hữu (phân biệt với tặng cho, thuê, thuê – mua)
+ quyền sở hữu được tính bằng đại lượng “tiền”
+ xuất hiện mục đích sinh lời của 1 hoặc cả 2 bên: mục đích sinh lời ở đây là do suy đoán, tức là dựa vào tư cách chủ thể để suy đoán
2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
– Không có khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, luật Thương mại chỉ quy định mua bán hàng
hóa được thực hiện thông qua hợp đồng
– Hợp đồng mua bán hàng hóa là 1 dạng của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự
– Dựa vào điều 428 luật Dân sự của hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được
hiểu “là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và nhận tiền, bên mua
nhận quyền sở hữu hàng hóa và trả tiền” 3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
– Chủ thể: chủ yếu là thương nhân (phải có đăng ký kinh doanh), là các công ty thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Chú ý vấn đề đại diện của thương nhân, vì nếu ký hợp đồng với người không có thẩm quyền đại diện sẽ bị tuyên vô
hiệu (theo luật Doanh nghiệp 2014, trong công ty cổ phần và công ty TNHH có thể có nhiều người đại diện theo PL
và thẩm quyền của mỗi người được quy định trong Điều lệ doanh nghiệp).
– Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:
+ là hàng hóa trong thương mại
+ theo luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và
những vật gắn liền với đất đai khác
Chú ý: tại VN, đất đai – quyền sử dụng đất không được coi là hàng hóa trong giao lưu thương mại ==> hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ không áp dụng luật Thương mại để điều chỉnh, mà áp dụng luật Kinh doanh
bất động sản, luật dân sự
Các loại hàng hóa cấm / hạn chế lưu thông: xem luật Đầu tư
– Mục đích của chủ thể:
+ nếu là thương nhân, mục đích suy đoán là lợi nhuận
+ nếu là các chủ thể khác, mục đích suy đoán là phi lợi nhuận
– Hình thức của hợp đồng: thường sử dụng hình thức văn bản, nhằm:
+ để bảo vệ quyền lợi nếu phát sinh tranh chấp
+ đáp ứng các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán
Chú ý: hình thức tương đương với văn bản là email, fax, thông điệp dữ liệu (dữ liệu điện tử nhưng có thể truy được
nguồn gốc, có thể hiển thị, in ra được), …
Câu hỏi: Phân biệt hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại? Trả lời: lOMoARc PSD|36215725
Hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua
và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa Khái
vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên niệm
bán (Điều 428 luật Dân sự)
Là 1 loại Hợp đồng mua bán tài sản.
Chủ thể dân sự: cá nhân, pháp nhân,
Chủ yếu là thương nhân (phải có đăng ký kinh
tổ chức thỏa mãn các điều kiện về
doanh), là các công ty thương mại, doanh nghiệp, Chủ thể
chủ thể trong quan hệ PL dân sự
hợp tác xã, hộ kinh doanh Là tài sản: + được phép giao dịch
+ là vật, hoặc quyền tài sản: nếu là
vật thì phải được xác định cụ thể, nếu
là quyền tài sản thì phải có giấy tờ
chứng minh tư cách chủ sở hữu tài sản đó
+ thuộc sở hữu của bên bán
+ không phải là đối tượng của các
Là hàng hóa trong thương mại, gồm tất cả các động Đối
biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp
sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và tượng PL có quy định khác
những vật gắn liền với đất đai khác Mục
+ nếu là thương nhân, mục đích suy đoán là lợi đích
Với bên mua: để sử hữu tài sản nhuận của chủ
Với bên bán: để lấy tiền, hoặc tài sản
+ nếu là các chủ thể khác, mục đích suy đoán là phi thể khác (ngang giá) lợi nhuận
Thường sử dụng hình thức văn bản, nhằm:
Chủ yếu sử dụng hình thức bằng lời Hình
+ để bảo vệ quyền lợi nếu phát sinh tranh chấp
nói, hoặc bằng văn bản, hành vi, văn thức bản có công chứng
+ đáp ứng các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán
Câu hỏi: Cần phân biệt hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại để làm gì ?
Trả lời: Để lựa chọn luật áp dụng khi có tranh chấp
4. Nguồn luật áp dụng
– Văn bản PL trong nước: + Luật Thương mại 2005
+ Các nghị định hướng dẫn + Luật Dân sự
+ Luật chuyên ngành về từng lĩnh vực như luật Chứng khoán, luật kinh doanh bảo hiểm, … lOMoARc PSD|36215725
– Các điều ước quốc tế:
+ công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
+ các văn kiện của WTO về thương mại hàng hóa +
các văn kiện của TTP về tự do thương mại hàng hóa –
Các tập quán thương mại: + Incoterm 2010
II. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa
– Nội dung: là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được cụ thể hóa trong từng điều khoản của hợp đồng
– Luật Thương mại 2005, luật Dân sự 2005 tôn trọng tối đa sự thỏa thuận của các bên. Do đó không còn các quy
định về điều khoản chủ yếu và điều khoản tùy nghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa – Chú ý: các điều khoản quan trọng: + hàng hóa,
+ số lượng (chú ý dung sai: hàng hóa bị suy giảm khối lượng trong quá trình vận chuyển, như xăng dầu, thực phẩm), + giá cả,
+ phương thức thanh toán, + giao nhận vận chuyển,
+ nghĩa vụ các bên (không cần nêu quyền vì trong hợp đồng song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ bên kia và ngược lại),
+ điều khoản phạt hợp đồng (chú ý: trong hợp đồng dân sự, nếu không có điều khoản phạt hợp đồng thì vẫn có thể
phạt vi phạm hợp đồng được, còn trong hợp đồng thương mại nếu không có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
thì không thể phạt được), + giải quyết tranh chấp
III. Giao kết hợp đồng
1. Khái niệm, nguyên tắc
– Là quá trình các bên thỏa thuận, thương lượng nhằm hình thành các điều khoản trong hợp đồng. Nói cách khác,
giao kết hợp đồng là quá trình các bên mặc cả các điều khoản trong hợp đồng.
– Nguyên tắc của giao kết hợp đồng: tự nguyện, tự do, trung thực, thiện chí, hợp tác, đôi bên cùng có lợi2. Trình tự
giao kết hợp đồng
– Dù thực hiện trực tiếp hay gián tiếp, quá trình giao kết hợp đồng luôn gồm 2 yếu tố: + đề nghị giao kết
+ chấp nhận đề nghị giao kết
Chú ý: + tờ rơi, chương trình quảng cáo không phải là đề nghị giao kết hợp đồng.
+ hành vi bày hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng là lời đề nghị giao kết hợp đồng ==> nếu siêu thị, cửa hàng từ chối bán hàng sẽ là vi phạm
IV. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thực hiện hợp đồng
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
– Áp dụng các quy định của Luật Dân sự về hợp đồng, do luật Thương mại không quy định:
+ điều kiện về chủ thể: phải đủ năng lực hành vi dân sự, phải có thẩm quyền nếu là người đại diện thay mặt cho tổ chức lOMoARc PSD|36215725
+ điều kiện về ngành nghề kinh doanh (mặc dù luật Doanh nghiệp 2015 quy định doanh nghiệp có thể kinh doanh
trước, khai báo sau, nhưng vẫn phải kiểm tra, nhất là trong trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
+ điều kiện về hàng hóa: hàng hóa có bị cấm không, nếu là hợp đồng ngoại thương, cần kiểm tra hàng hóa đó có bị cấm xuất khẩu không
+ điều kiện về hình thức: chữ ký đầy đủ, con dấu (với doanh nghiệp thành lập theo luật Doanh nghiệp 2005 thì vẫn cần con dấu)
2. Thực hiện hợp đồng –
Khi hợp đồng có hiệu lực với các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, thì các bên bằng năng lực
của mình sẽ cụ thể hóa những điều khoản này trên thực tế. –
Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng (giống với nguyên tắc giao kết hợp đồng): tự nguyện, tự do, trung thực,
thiện chí, hợp tác, đôi bên cùng có lợi
V. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Khái niệm trách nhiệm do VPHĐ a. Khái niệm
– Trách nhiệm do VPHĐ là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi VPHĐ phải gánh chịu theo yêu
cầu của bên bị vi phạm hoặc do cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng (nếu có yêu cầu) b. Đặc trưng của trách nhiệm do VPHĐ
– Tính chất: liên quan đến giá trị vật chất và tài sản (khác với dân sự có thể đòi bồi thường về tinh thần)
– Lĩnh vực phát sinh: từ các hoạt động thương mại: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ– Hình thức trách
nhiệm: áp dụng luật Thương mại 2005 từ Điều 292, bao gồm:
+ buộc thực hiện đúng hợp đồng
+ phạt vi phạm hợp đồng
+ bồi thường thiệt hại
+ tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng
+ các trường hợp khác do PL quy định
2. Căn cứ áp dụng các hình thức chế tài
– Phải có hành vi VPHĐ: là căn cứ đầu tiên, luôn phải có hành vi VPHĐ, gồm các trường hợp: + không thực hiện
+ có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng
Chú ý: phân biệt VPHĐ thông thường với vi phạm nghĩa vụ cơ bản
– Có thiệt hại thực tế xảy ra:
+ thiệt hại trực tiếp: là thiệt hại vật chất mà dễ dàng tính toán được, bị ảnh hưởng trực tiếp từ ngay hành vi vi phạm.
VD trả thiếu tiền theo hợp đồng, hàng hóa kém chất lượng
==> thiệt hại trực tiếp chắc chắn sẽ được bồi thường
+ thiệt hại gián tiếp: là thiệt hại do suy luận logic và phán đoán khoa học
==> thiệt hại gián tiếp chỉ có thể được bồi thường nếu chứng minh được là nó sẽ xảy ra. VD do một bên thanh toán
tiền chậm nên bên kia có quyền tính lãi, ít nhất theo lãi tiền gửi ngân hàng ==> vấn đề là bên bị vi phạm phải xác
định được đầy đủ thiệt hại
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi VPHĐ và thiệt hại thực tế xảy ra
3. Các hình thức trách nhiệm cụ thể lOMoARc PSD|36215725
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297) (đây là hình thức chế tài nhẹ nhất)
– Căn cứ áp dụng: có hành vi vi phạm hợp đồng
– Bên bị vi phạm có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đối với bên vi phạmChú ý: trong hình
thức này sẽ không có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.
VD: mua 100 chiếc bàn, đến hạn mới giao được 90 chiếc, bên bán xin thêm 3 ngày nữa để giao nốt, bên mua đồng ý
(chú ý: không phạt chậm thực hiện hợp đồng) b. Phạt hợp đồng (Điều 300, 301) – Căn cứ áp dụng:
+ có hành vi vi phạm hợp đồng
+ có điều khoản về phạt trong hợp đồng. Chú ý nếu không có điều khoản phạt thì sẽ không thể phạt được bên vi phạm.
Chú ý: mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 301). VD hợp đồng trị giá 500 triệu,
khách hàng đã trả 400 triệu, còn lại 100 triệu, thì ngoài việc bắt buộc phải trả đủ 100 triệu này, còn phải trả tiền lãi
trên khoản 100 triệu trong thời gian trả chậm và tổng số tiền lãi do trả chậm không vượt quá 8% của 100 triệu, tức là 8 triệu
Chú ý: thực tế do không nắm chắc luật nên các hợp đồng thương mại thường thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp
đồng cao hơn rất nhiều, và thường tính trên giá trị hợp đồng chứ không tính trên giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Trường hợp này nếu có tranh chấp và ra tòa, thì tòa kinh tế sẽ tuyên điều khoản phạt là vô hiệu và chỉ chấp nhận
mức phạt tối đa 8% trên giá trị phần nghĩa vụ vi phạm
Chú ý: nếu theo luật Dân sự thì việc phạt vi phạm nghĩa vụ do các bên tùy nghi thỏa thuận, không giới hạn mức
phạt như trong luật Thương mại.
==> việc lựa chọn Tòa kinh tế hay Tòa Dân sự để giải quyết tranh chấp có ý nghĩa mấu chốt ==> cần phân biệt hợp
đồng thương mại với Hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. c. Bồi thường thiệt hại
– Căn cứ áp dụng: phải có đủ cả 3 yếu tố + hành vi vi phạm + thiệt hại + mối quan hệ nhân quả
– Chú ý: bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất tối đa. VD A mua của B 10 tấn hàng, B mới giao được 9
tấn nên A chưa thể sử dụng mà để tại kho của A, khi đó A phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa mà B đã giao (mặc dù lỗi của B)
– Bên bị vi phạm có thể tự mình khắc phục hậu quả sau đó yêu cầu bên vi phạm bồi hoàn chi phíd. Tạm ngừng,
hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng
– Căn cứ áp dụng: có hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản hoặc hành vi do các bên thỏa thuận là căn cứ áp dụng.
Nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ chính của hợp đồng mà nếu không thực hiện thì mục đích các bên không đạt được, việc
xác định sẽ do Tòa án quyết định xem là vi phạm thông thường hay vi phạm nghĩa vụ cơ bản
VD: mua hoa để tặng nhân ngày 20/11, nếu bên bán giao chậm vào sau ngày 20/11 thì đây là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng
4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm (Điều 294)
– Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
+ các bên đã thỏa thuận miễn trừ: ví dụ thỏa thuận “Giao hàng trong 30 phút trong nội thành, trừ khung giờ cao điểm”
+ trường hợp bất khả kháng: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố
+ do yêu cầu của quản lý hành chính NN lOMoARc PSD|36215725
+ hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia
– Để được miễn trách nhiệm thì bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ chứng minh vi phạm của mình thuộc các
trường hợp miễn trách nhiệm. lOMoARc PSD|36215725
Vấn đề 2: Pháp luật về cung ứng dịch vụ
I. Khái quát chung về dịch vụ
1. Khái niệm dịch vụ –
Hiện nay không có khái niệm chung về dịch vụ trên toàn thế giới, các quốc gia khác nhau với trình độ kinh
tế XH khác nhau sẽ quan niệm khác nhau về dịch vụ.
VD: ở một số nước như Hà Lan, Thái Lan có dịch vụ mại dâm, còn ở VN thì không thừa nhận dich vụ này –
Tại VN, phổ biến coi dịch vụ là 1 công việc do 1 chủ thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể
khác (Điều 518, 519 luật Dân sự)
VD dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí
2. Đặc điểm (mang tính tương đối và so sánh với hàng hóa)
a. Dịch vụ là các sản phẩm vô hình
– Nội dung của quyền sở hữu dịch vụ: không thể phân tách rõ ràng thành 3 nhóm quyền (là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt)
– Trong quan hệ mua bán dịch vụ, thực chất chỉ chuyển giao quyền sử dụng dịch vụb. Dịch vụ có tính không đồng
nhất, không tiêu chuẩn hóa được – Về phương diện kỹ thuật, khó tiêu chuẩn hóa được.
– Mức độ đánh giá chất lượng dịch vụ: phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng c.
Dịch vụ không có tính tách rời, khó lưu trữ, quá trình sản xuất dịch vụ đồng thời với quá trình tiêu
dùng dịchvụ d. Cách thức bảo hộ ngành dịch vụ nội địa (là điểm quan trọng nhất)
– Khác với hàng hóa, đối với dịch vụ, PL các quốc gia sử dụng PL về đầu tư trực tiếp nước ngoài để bảo hộ các
ngành dịch vụ trong nước.
VD: ở VN dù có cam kết khi gia nhập WTO cho phép các công ty luật 100% vốn nước ngoài hành nghề tại VN thì
riêng trong lĩnh vực dịch vụ “tranh tụng tại tòa” vẫn là dịch vụ pháp lý độc quyền của luật sư VN 3. Phân loại dịch vụ
– Dựa vào tính chất, chia làm 2 loại:
+ dịch vụ thương mại: dịch vụ du lịch, vận chuyển, ăn uống, môi giới bất động sản, …
+ dịch vụ phi thương mại: dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ pháp lý (tư vấn PL, tranh tụng tại tòa, đại diện tại tòa, công chứng, …)
– Dựa vào lĩnh vực, chia làm 3 loại:
+ dịch vụ xúc tiến thương mại
+ dịch vụ trung gian thương mại
+ các dịch vụ thương mại khác: đấu giá, đấu thầu, logistics, gia công, nhượng quyền thương mại,…
II. Pháp luật về xúc tiến thương mại
1. Khái quát về xúc tiến thương mại a. Khái niệm
– Là hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụb. Đặc điểm
– Tính chất: xúc tiến thương mại là hoạt động mang tính hỗ trợ: tức là hỗ trợ cho việc bán hàng của doanh nghiệp
– Chủ thể thực hiện xúc tiến thương mại: là thương nhân:
+ tự xúc tiến thương mại cho mình: VD tự “nuôi” đội PG để thực hiện các sự kiện quảng bá cho doanh nghiệp mình
+ xúc tiến thương mại cho thương nhân khác: VD thuê dịch vụ tổ chức sự kiện của doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện lOMoARc PSD|36215725
– Hình thức: xúc tiến thương mại hết sức đa dạng, luật Thương mại quy định chỉ bao gồm các hoạt động sau: + khuyến mãi + quảng cáo thương mại
+ trưng bày giới thiệu sản phẩm
+ hội chợ triển lãm thương mại 2. Khuyến mãi
a. Khái niệm (Điều 88 luật Thương mại)
– Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi
ích có thể là vật chất hoặc tinh thần.
VD: Toyota tổ chức đêm hòa nhạc Toyota Concert hàng năm để mời các khách hàng VIP, các đại lý doanh số cao
b. Các hình thức khuyến mại (Điều 92 luật Thương mại)
(1) Hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu: PL không có hạn mức khuyến mại đối với chương trình này
VD tặng gói dầu gội đầu, sữa rửa mặt, cafe…
Chú ý: vì không giới hạn mức khuyến mại nên có thể trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những
danh nghiệp lớn (tiềm lực tài chính mạnh), VD những năm 2005-2006 Coca Cola thực hiện chương trình uống
Coke miễn phí tại hầu hết các địa điểm công cộng và diễn ra liên tục trong thời gian rất dài (vài tháng), đã dẫn đến
các nhãn hàng khác như Pepsi, Tribico, … không thể bán được hàng ==> Coca Cola chiếm lĩnh thị trường (2) Tặng
hàng hóa và dịch vụ
VD: mua điện thoại được tặng bao da, mua xe máy tặng mũ bảo hiểm (tức là phải mua sản phẩm thì mới được tặng quà)
Chú ý: theo Điều 8 Nghị định 37/2006: Thương nhân thực hiện khuyến mãi theo hình thức tặng hoàng hóa, dịch vụ,
không kèm theo mua bán hàng hóa, dịch vụ ==> nghị định không hợp lý với thực tế
(3) Giảm giá: là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán trước đó, được áp dụng trong thời gian
khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
Chú ý: định mức giảm giá bao gồm:
+ giá trị: không quá 50% giá trị sản phẩm trước đó
+ thời gian: tổng thời gian không quá 90 ngày/năm, 1 chương trình không quá 45 ngày/lần
==> mục đích: để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc tránh cạnh tranh không lành mạnh chỉ có ý
nghĩa với doanh nghiệp lớn, có khả năng thao túng thị trường, còn với các cửa hàng nhỏ lẻ thì việc giảm giá trên
50% cũng không có ý nghĩa gì (VD như cửa hàng quần áo muốn thanh lý quần áo mùa đông để nhập quần áo mùa
hè về bán, có thể giảm giá đến 80%)
Chú ý: với vé máy bay thường có khuyến mại giá vé rất thấp (chỉ vài chục ngàn VNĐ), tuy nhiên chỉ có 1 số vé
được bán với giá thấp, các vé còn lại vẫn bán đúng giá, và tính tổng cả chuyến bay thì tổng giá trị khuyến mại vẫn ít hơn 50%
(4) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
VD: mua hàng siêu thị từ 1 triệu đồng trở lên được tặng phiếu mua hàng trị giá 100 ngàn; mua ti vi tặng phiếu mua hàng trị giá 3 triệu
Chú ý: nội dung phiếu theo Điều 97 luật Thương mại (5)
Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ
và giải thưởng đã công bố.
VD: tạp chí thường có Phiếu dự thi về nội dung nào đó, như báo bóng đá thường có Phiếu dự đoán kết quả trận đấu sắp diễn ra. lOMoARc PSD|36215725 (6)
Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham
gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người
tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
VD: cào để trúng thưởng, giật nắp (như lon bia, nước giải khát) để trúng thưởng
Chú ý: đối với chương trình (6), nếu hết chương trình mà không tìm được người trúng thưởng thì phải trích nộp
50% giá trị thưởng vào ngân sách NN. Lý do là thương nhân đề ra chương trình (6) hoàn toàn có thể can thiệp vào
kết quả (khác với chương trình số (5) thương nhân không thể can thiệp vào kết quả) (7)
Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số
lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác
(8) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
Chú ý: các hình thức khuyến mại bị cấm: Điều 100 3. Quảng cáo a. Khái niệm
– Là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có mục
đích sinh lời hoặc không sinh lời (Điều 2.1 luật Quảng cáo 2012) Chú ý:
+ phân biệt Luật Thương mại 2005 với luật Quảng cáo 2012 về các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lời
+ cách thức xúc tiến thương mại trong quảng cáo là việc thương nhân sử dụng các sản phẩm quảng cáo, phương tiện
quảng cáo để đưa thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
VD phát tờ rơi ==> sản phẩm quảng cáo là tờ rơi; xem quảng cáo trên truyền hình ==> sản phẩm quảng cáo là video clip
In quảng cáo trên xe buýt ==> phương tiện quảng cáo là xe buýt
b. Hàng hóa và dịch vụ quảng cáo thương mại
– Về nguyên tắc, thương nhân có quyền quảng cáo cho mọi hàng hóa, dịch vụ họ cung ứng
– Tuy nhiên, về mặt quản lý NN, NN giới hạn cụ thể có những hàng hóa dịch vụ được phép kinh doanh nhưng
không được hoặc hạn chế quảng cáo. VD rượu, thuốc lá c. Các hoạt động quảng cáo bị cấm (Điều 109)