Phật giáo và sự ảnh hưởng của phật giáo lên nền văn hóa đời sống con người - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phật giáo và sự ảnh hưởng của phật giáo lên nền văn hóa đời sống con người - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
25 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phật giáo và sự ảnh hưởng của phật giáo lên nền văn hóa đời sống con người - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phật giáo và sự ảnh hưởng của phật giáo lên nền văn hóa đời sống con người - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã

39 20 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN
NGÔ LÊ XUÂN HẢO
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO LÊN NỀN
VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH, 1/ 2022
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN
NGÔ LÊ XUÂN HẢO - 22100140
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO LÊN NỀN
VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
Môn: Cơ sở Văn Hoá Việt Nam
Lớp: ANH110DV01 - 3953
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GV. ThS Huỳnh Thị Thuỳ Trinh
TP. HỒ CHÍ MINH, 1/ 2022
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….………2
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….3
PHẦN 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển của Phật giáo tại Việt
Nam……...……………………………………………………………………………..4
1.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành Phật giáo...………………………………………..……………
1.2 Nội dung cơ bản của Phật giáo……...……………………………………………………………
1.3 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam……...…………………………………………………
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam……...……………………………..10
PHẦN 2: Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt ……………………11
2.1 Ảnh hưởng trong đời sống thường ngày...…………………………………………11
2.2 Ảnh hưởng qua văn học, chính trị……...…………………………………………..15
2.3 Hoà vào tín ngưỡng người Việt……...…………………………………………….17
PHẦN 3: Đạo Phật trong đời sống người Việt hiện nay……………………………18
3.1 Thực trạng……...…………………………………………………………………..18
3.2 Giải pháp……...……………………………………………………………………20
KẾT LUẬN …..……………………………………………………………………...22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….….………………………………..23
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GV. ThS Huỳnh Thị Thuỳ Trinh và
trường Đại Học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi thông
qua bài tiểu luận này. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Cơ sở Văn hoá Việt
Nam, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tâm huyết của
giảng viên. đã giúp em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để hiểu hơn về văn hóa Việt
Nam, có một cái nhìn toàn diện về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của
người Việt, qua đó giúp em nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân
tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam. Thông qua bài tiểu luận này em xin trình bày
lại những kiến thức đã được trao dồi dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết tích luỹ
được trong quá trình học tập để phân tích một khía cạnh trong văn hoá tinh thần của
cộng đồng người Việt, đó chính là tôn giáo. Là một người công dân không theo bất
tôn giáo nào, tâm thức hướng thiện, em tin rằng bản thân thực hiện nghiên cứu
dựa trên cái nhìn khách quan.
Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi cá nhân luôn tồn tại những hạn
chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, đặc biệt là đề tài nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng là những đề
tài khá nhạy cảm. Em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận có thể hoàn
thiện hơn.
Em rất biết ơn kính chúc thật nhiều sức khoẻ thành công trong sự nghiệp
giảng dạy, cũng như trên con đường truyền cảm hứng và tiếp lửa văn hoá Việt cho các
thế hệ tiếp theo.
2
MỞ ĐẦU
Không chỉ một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam cònmột quốc gia đa tôn giáo, tín
ngưỡng với 95% dân số đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Người dân Việt Nam
truyền thống hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời, quyền tự do theo hoặc không theo tôn
giáo, tín ngưỡng được Pháp luật Việt Nam tôn trọng bảo vệ theo Hiến pháp 2013,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP. Tôn giáo tại Việt
Nam khá đa dạng, bao gồm Phật giáo, Kitô giáo, đạo Cao Đài và một số tôn giáo khác
như Ấn Độ giáo, Hồi giáo. Phật giáo thể xem tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến hệ
tư tưởng đại đa phần người Việt.
Khi nhắc đến hình ảnh “cây đa, bến nước, mái đình”, người ta luôn cảm giác gần gũi,
thân thương vì đây giống như những mảnh ghép không thiểu thiếu trong bức tranh Việt
Nam. Bên cạnh bố cục quen thuộc đó, hình ảnh mái chùa với cây đa, cây đề cũng thấm
nhuần trong tiềm thức dân tộc một trong những giá trị văn hoá lâu đời của con
người Việt Nam.
Trong lịch sử, có thời gian Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành Quốc giáo, ảnh
hưởng đến mọi mặt trong đời sống nhân dân từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, tại thời
điểm hiện tại, xuất hiện khá nhiều thông tin sai lệch, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bộ
mặt tôn giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Nhiều cá nhân, tổ
chức lợi dụng quyền tự do tôn giáo để thực hiện những hành vi đáng lên án, gắn mác
hoạt động tôn giáo để trục lợi nhân. Hành vi này ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin
của các tín đồ Phật tử, nhà hảo tâm cộng đồng Việt Nam cũng như kiều bào khắp
năm châu đối với tín ngưỡng, Giáo hội Phật giáo, và các cấp lãnh đạo, Chính phủ.
Do tầm ảnh hưởng quá lớn nói nôm na là “ăn sâu” của Phật giáo lên đời sống văn hoá
– xã hội, con người Việt Nam, em nhận thấy đề tài này mang tính cấp thiết và gần gũi
với đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Đây cũng chính do em quyết định
chọn đề tài này cho bài tiểu luận, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc sự tác động của Phật giáo lên thế giới quan, nhân
sinh quan của con người Việt Nam, đồng thời phân tích những hạn chế và tiến bộ của
Phật giáo giúp nhân dân hướng đạo theo một cách đúng đắn, xây dựng không gian văn
hoá tín ngưỡng lành mạnh, tránh trường hợp mê muội, mù quáng.
3
NỘI DUNG
PHẦN 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển của Phật giáo tại Việt Nam
1.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành Phật giáo
Ấn Độ nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain đạo
Xích. Đáng chú ý hơn, đất nước này nổi tiếng cái nôi của Phật giáo nhân loại,
điểm khởi nguồn của Phật giáo thế giới.
Hình 1: Phật giáo Ấn Độ Nguồn: Phatquangtemple.org
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu
là Sakya Muni khởi xướng. Do quá nhàm chán cuộc sống giàu sang nơi cung điện, thái
tử quyết định bước ra ngoài tìm chân thật sự của cuộc sống. Sau thời gian trải
nghiệm quan sát, ngài hiểu ra rằng ai ai cũng phải trải qua một quy luật bất di bất
dịch “sinh, lão, bệnh, tử”, ngài nhìn thấu được sự khổ đau của nhân sinh
thường của thế sự. Vì đó, thái tử quyết định tìm cách thoát khỏi quy luật và từ bỏ khổ
hạnh đời người. Ngài tìm đến cội bồ đề ăn uống trung hoà mỗi ngày chỉ một bữa
tuyên thệ “Nếu Ta không thành đạo thì thịt nát xương tan, ta cũng quyết không
đứng dậy khỏi chỗ này” thiền định suốt 49 ngày đêm, ngài giác ngộ, đạt được Đạo
vô thượng, thành bậc ” lấy hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. ĐóChánh đẳng chánh giác
là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Trong suốt phần đời còn lại của mình, Đức Phật đã đi khắp miền Bắc Ấn Độ để giảng
dạy giáo pháp Phật giáo cho nhiều người. Tuy nhiên, ngài không dạy cho người ta
4
những gì ngài đã giác ngộ, mà dạy họ làm thế nào để nhận ra sự giác ngộ cho riêng
bản thân họ. Giác ngộ là kinh nghiệm trực tiếp của bản thân chứ không phải thông qua
niềm tin hay giáo điều.
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho là đây là
năm mà Đức Phật đã nhập niết bàn.
Tuy nhiên, Phật giáo cũng đã đứng trước sự suy tàn tại Ấn Độ. Sự suy tàn của đạo
Phật tại Ấn Độ đã thể bắt đầu từ thế kỷ 7, đến cuối thể kỷ 12 chính thức biến mất
hoàn toàn. Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ XX nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo, đạo
Phật tại Ấn Độ mới chính thức bắt đầu trở lại.
1.2 Nội dung cơ bản của Phật giáo
Đạo Phật một hệ thống triết học, khoa học và thực tế tạo nên con đường thực hành
và phát triển tâm linh dẫn đến cái nhìn sâu vào bản chất của cuộc sống. Đạo Phật phát
triển qua hàng nghìn năm đã tạo ra tài nguyên vô giá cho tất cả những ai muốn đi theo
con đường này, một con đường đạt được đỉnh cao của sự giác ngộ hay Phật quả.
Các khía cạnh khác nhau đều được nhấn mạnh trong mỗi nền văn hoá tiếp nhận đạo
Phật. Vàđạo Phật mang nhiều hình thức nhưng tất cả các nền văn hoá đều chia sẻ
cùng các giáo pháp căn bản.
Giáo luật Phật giáo được Đức Phật đề ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành Tăng
đoàn với những điều quy định, luật cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi
người tới chân thiện mỹ, phát triển đức hạnh từ bi, hỷ xả, ngã, vị tha, biết làm
lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Tứ diệu đế là giáo lý cơ bản của đạo Phật:
– Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
– Nhân – đế Tập đế (nguyên nhân của sự khổ là dục - lòng ham muốn)
– Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
– Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo)
5
Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành – Bát chánh:
– Chánh kiến: Phải có tín ngưỡng đúng đắn.
– Chánh tư duy: Phải có suy nghĩ đúng đắn.
– Chánh ngữ: Phải có lời nói đúng.
– Chánh nghiệp: Phải có hành động đúng .
– Chánh mệnh: Phải có cuộc sống đúng đắn.
– Chánh tinh tiến: Phải có những ước mơ đúng đắn.
– Chánh niệm: Phải có những điều tưởng nhớ đúng đắn.
– Chánh định: Phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ.
Giáo luật Ngũ giới:
– Bất sát sinh: Không giết hại các động vật.
– Bất đạo tặc: Không trộm cướp.
– Bất vọng ngữ: Không nói dối .
– Bất tà dâm: Không tham vợ hay chồng của người khác.
– Bất ẩm tửu: Không uống rượu.
Về mặt thế giới quan, thuyết duyên khởi nội dung bản của đạo Phật. Do quan
niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, ngã,
thường.
Vô tạo giả quan niệm: thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà
cùng tận. Như vậy, không giống các tôn giáo khác, đạo Phật không dựa
vào bất kỳ một đấng tối cao nào để giải thích cho sự xuất hiện thế giới.
ngã cho rằng không một thực thể vật chất nào tồn tại một cách cố định. Con
người cũng chỉ một tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) chứ không
phải là một thực thể tồn tại lâu dài.
6
Vô thường cho là vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, không có gì là vĩnh
cửu.
Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Nam Tông bốn tông phái Phật giáo ảnh
hướng lớn tại Việt Nam. Trong đó, Thiền Tông được xem là cội gốc của đạo Phật.
1.3 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Tất cả các nhà sử học đều có chung một quan điểm là Phật giáo du nhập vào Việt Nam
từ hai hướng Bắc và Nam, hay nói cách khác là từ hai con đường: con đường Hồ Tiêu
(đường biển) và con đường Đồng Cỏ (đường bộ).
Hình 2: Sự lan truyền Phật giáo ở Châu Á – Nguồn: Phatgiao.org.vn
Từ hướng Nam (con đường Hồ Tiêu), Phật giáo ban đầu chỉ đơn giản là những tập tục,
tín ngưỡng tâm linh (những ấn vật hình Phật mang theo bên mình nhằm cầu an cho
chuyến buôn thuận buồm xuôi gió) do các thương nhân vùng Nam Ấn sau thời
Asoka trên những con thuyền buôn hương liệu, quế hồi bôn ba, lênh đênh trên biển
truyền vào các nước Đông Nam Á như Srilanka, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…
thậm chí nếu chuyến viễn dương này kéo dài, những thương lái còn cung thỉnh cả các
nhà sư, các vị chư tăng để thực hiện những buổi cầu an, đó thời điểm cách
các nhà sư tiếp cận và va chạm vào con ngườinền văn hoá Việt Nam (thời bấy giờ
còn là Chân Lạp và Chăm Pa, còn Việt Nam lúc này chỉ tính từ Thanh Hoá trở ra Bắc).
Tại các eo biển nơi các thuyền buôn từ Ấn Độ cập bến, các nhà khảo cổ học đã tìm
7
thấy những bằng chứng có liên quan mà nói đến phải nhắc là nền văn minh Sa Huỳnh
(Quãng Ngãi), Óc Eo (An Giang).
Tuy nhiên, bằng nhiều nguồn sử sách khác nhau, người ta chứng minh rằng Phật giáo
đến Việt Nam đôi khi còn sớm hơn Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ II TCN, Phật giáo
đã mặt phát triển rất mạnh tại Việt Nam (thời bấy giờ Trung Hoa gọi Giao
Châu hay Giao Chỉ). Một phần nữa, khoa học lịch sử đã chứng minh rằng trong giai
đoạn đó, ba trung tâm Phật giáo lớn nhất vùng viễn đông là Luy Lâu, Bành Thành
Lạc Dương, nếu Bành Thành Lạc Dương thuộc Trung Quốc thì Luy Lâu nay
thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Trích trong tập Thiền Uyển tập
anh của tiểu sử Thiền Quốc Biện: “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên
Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn
hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, trước vậy.” điều
này càng thêm minh chứng cho sự giao thoa tôn giáo giữa Ấn Độ lãnh thổ Việt
Nam cổ đại dước thời vua Asoka trị vì Ấn Độ (từ năm 273 đến năm 232 TCN).
Như vậy, qua nhiều tài liệu lịch sử dựa trên những khía cạnh địa lý, dân cư, thien
nhiên, thể kết luận rằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam
không hẳn thông qua Trung Hoa. Một mặc khác, vài nguồn liệu cũng chứng minh
rằng Phật giáo đồng thời du nhập vào Việt Nam qua đường bộ (con đường Đồng Cỏ).
Con đường Đồng Cỏ còn gọi con đườnglụa con đường này nối liền Đông Tây,
xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường
lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên vùng sa mạc Trung Á tới Lạc
Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây
Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà vào Việt Nam. Cuốn Lịch
sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) nêu rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung
Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa theo sông Kanburi
xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với
thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường
này dẫn tới vùng Bassak trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc
Kambijan. Vương quốc này thể do những di dân Ấn Độ thành lập trước công
8
| 1/25

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NGÔ LÊ XUÂN HẢO
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO LÊN NỀN
VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH, 1/ 2022
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN
NGÔ LÊ XUÂN HẢO - 22100140
PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO LÊN NỀN
VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
Môn: Cơ sở Văn Hoá Việt Nam
Lớp: ANH110DV01 - 3953
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GV. ThS Huỳnh Thị Thuỳ Trinh
TP. HỒ CHÍ MINH, 1/ 2022 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….………2
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….3
PHẦN 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển của Phật giáo tại Việt
Nam……...……………………………………………………………………………..4
1.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành Phật giáo...………………………………………..……………
1.2 Nội dung cơ bản của Phật giáo……...………………………………………………………………
1.3 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam……...…………………………………………………
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam……...……………………………..10 PHẦN 2: Ảnh
hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt……………………11
2.1 Ảnh hưởng trong đời sống thường ngày...…………………………………………11
2.2 Ảnh hưởng qua văn học, chính trị……...…………………………………………..15
2.3 Hoà vào tín ngưỡng người Việt……...…………………………………………….17
PHẦN 3: Đạo Phật trong đời sống người Việt hiện nay……………………………18
3.1 Thực trạng……...…………………………………………………………………..18
3.2 Giải pháp……...……………………………………………………………………20
KẾT LUẬN …..……………………………………………………………………...22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….….………………………………..23 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GV. ThS Huỳnh Thị Thuỳ Trinh và
trường Đại Học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi thông
qua bài tiểu luận này. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Cơ sở Văn hoá Việt
Nam, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tâm huyết của
giảng viên. Cô đã giúp em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để hiểu hơn về văn hóa Việt
Nam, có một cái nhìn toàn diện về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của
người Việt, qua đó giúp em nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân
tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam. Thông qua bài tiểu luận này em xin trình bày
lại những kiến thức đã được trao dồi và dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết tích luỹ
được trong quá trình học tập để phân tích một khía cạnh trong văn hoá tinh thần của
cộng đồng người Việt, đó chính là tôn giáo. Là một người công dân không theo bất kì
tôn giáo nào, và có tâm thức hướng thiện, em tin rằng bản thân thực hiện nghiên cứu
dựa trên cái nhìn khách quan.
Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi cá nhân luôn tồn tại những hạn
chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, đặc biệt là đề tài nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng là những đề
tài khá nhạy cảm. Em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.
Em rất biết ơn và kính chúc cô thật nhiều sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp
giảng dạy, cũng như trên con đường truyền cảm hứng và tiếp lửa văn hoá Việt cho các thế hệ tiếp theo. 2 MỞ ĐẦU
Không chỉ là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam còn là một quốc gia đa tôn giáo, tín
ngưỡng với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo. Người dân Việt Nam có
truyền thống hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời, quyền tự do theo hoặc không theo tôn
giáo, tín ngưỡng được Pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp 2013,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP. Tôn giáo tại Việt
Nam khá đa dạng, bao gồm Phật giáo, Kitô giáo, đạo Cao Đài và một số tôn giáo khác
như Ấn Độ giáo, Hồi giáo. Phật giáo có thể xem là tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến hệ
tư tưởng đại đa phần người Việt.
Khi nhắc đến hình ảnh “cây đa, bến nước, mái đình”, người ta luôn cảm giác gần gũi,
thân thương vì đây giống như những mảnh ghép không thiểu thiếu trong bức tranh Việt
Nam. Bên cạnh bố cục quen thuộc đó, hình ảnh mái chùa với cây đa, cây đề cũng thấm
nhuần trong tiềm thức dân tộc và là một trong những giá trị văn hoá lâu đời của con người Việt Nam.
Trong lịch sử, có thời gian Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành Quốc giáo, ảnh
hưởng đến mọi mặt trong đời sống nhân dân từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, tại thời
điểm hiện tại, xuất hiện khá nhiều thông tin sai lệch, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bộ
mặt tôn giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Nhiều cá nhân, tổ
chức lợi dụng quyền tự do tôn giáo để thực hiện những hành vi đáng lên án, gắn mác
hoạt động tôn giáo để trục lợi cá nhân. Hành vi này ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin
của các tín đồ Phật tử, nhà hảo tâm và cộng đồng Việt Nam cũng như kiều bào khắp
năm châu đối với tín ngưỡng, Giáo hội Phật giáo, và các cấp lãnh đạo, Chính phủ.
Do tầm ảnh hưởng quá lớn nói nôm na là “ăn sâu” của Phật giáo lên đời sống văn hoá
– xã hội, con người Việt Nam, em nhận thấy đề tài này mang tính cấp thiết và gần gũi
với đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Đây cũng chính là lý do em quyết định
chọn đề tài này cho bài tiểu luận, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc và sự tác động của Phật giáo lên thế giới quan, nhân
sinh quan của con người Việt Nam, đồng thời phân tích những hạn chế và tiến bộ của
Phật giáo giúp nhân dân hướng đạo theo một cách đúng đắn, xây dựng không gian văn
hoá tín ngưỡng lành mạnh, tránh trường hợp mê muội, mù quáng. 3 NỘI DUNG
PHẦN 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển của Phật giáo tại Việt Nam
1.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành Phật giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain và đạo
Xích. Đáng chú ý hơn, đất nước này nổi tiếng là cái nôi của Phật giáo nhân loại, là
điểm khởi nguồn của Phật giáo thế giới.
Hình 1: Phật giáo Ấn Độ Nguồn: Phatquangtemple.or – g
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu
là Sakya Muni khởi xướng. Do quá nhàm chán cuộc sống giàu sang nơi cung điện, thái
tử quyết định bước ra ngoài và tìm chân lý thật sự của cuộc sống. Sau thời gian trải
nghiệm và quan sát, ngài hiểu ra rằng ai ai cũng phải trải qua một quy luật bất di bất
dịch là “sinh, lão, bệnh, tử”, ngài nhìn thấu được sự khổ đau của nhân sinh và vô
thường của thế sự. Vì đó, thái tử quyết định tìm cách thoát khỏi quy luật và từ bỏ khổ
hạnh đời người. Ngài tìm đến cội bồ đề ăn uống trung hoà mỗi ngày chỉ một bữa và
tuyên thệ “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không
đứng dậy khỏi chỗ này” – thiền định suốt 49 ngày đêm, ngài giác ngộ, đạt được Đạo
vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác” lấy hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó
là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Trong suốt phần đời còn lại của mình, Đức Phật đã đi khắp miền Bắc Ấn Độ để giảng
dạy giáo pháp Phật giáo cho nhiều người. Tuy nhiên, ngài không dạy cho người ta 4
những gì ngài đã giác ngộ, mà dạy họ làm thế nào để nhận ra sự giác ngộ cho riêng
bản thân họ. Giác ngộ là kinh nghiệm trực tiếp của bản thân chứ không phải thông qua niềm tin hay giáo điều.
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho là đây là
năm mà Đức Phật đã nhập niết bàn.
Tuy nhiên, Phật giáo cũng đã đứng trước sự suy tàn tại Ấn Độ. Sự suy tàn của đạo
Phật tại Ấn Độ đã có thể bắt đầu từ thế kỷ 7, đến cuối thể kỷ 12 chính thức biến mất
hoàn toàn. Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ XX nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo, đạo
Phật tại Ấn Độ mới chính thức bắt đầu trở lại.
1.2 Nội dung cơ bản của Phật giáo
Đạo Phật là một hệ thống triết học, khoa học và thực tế tạo nên con đường thực hành
và phát triển tâm linh dẫn đến cái nhìn sâu vào bản chất của cuộc sống. Đạo Phật phát
triển qua hàng nghìn năm đã tạo ra tài nguyên vô giá cho tất cả những ai muốn đi theo
con đường này, một con đường đạt được đỉnh cao của sự giác ngộ hay Phật quả.
Các khía cạnh khác nhau đều được nhấn mạnh trong mỗi nền văn hoá tiếp nhận đạo
Phật. Và dù đạo Phật mang nhiều hình thức nhưng tất cả các nền văn hoá đều chia sẻ
cùng các giáo pháp căn bản.
Giáo luật Phật giáo được Đức Phật đề ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành Tăng
đoàn với những điều quy định, luật cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi
người tới chân – thiện – mỹ, phát triển đức hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm
lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Tứ diệu đế là giáo lý cơ bản của đạo Phật:
– Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
– Nhân – đế Tập đế (nguyên nhân của sự khổ là dục - lòng ham muốn)
– Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
– Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo) 5
Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành – Bát chánh:
– Chánh kiến: Phải có tín ngưỡng đúng đắn.
– Chánh tư duy: Phải có suy nghĩ đúng đắn.
– Chánh ngữ: Phải có lời nói đúng.
– Chánh nghiệp: Phải có hành động đúng .
– Chánh mệnh: Phải có cuộc sống đúng đắn.
– Chánh tinh tiến: Phải có những ước mơ đúng đắn.
– Chánh niệm: Phải có những điều tưởng nhớ đúng đắn.
– Chánh định: Phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ. Giáo luật Ngũ giới:
– Bất sát sinh: Không giết hại các động vật.
– Bất đạo tặc: Không trộm cướp.
– Bất vọng ngữ: Không nói dối .
– Bất tà dâm: Không tham vợ hay chồng của người khác.
– Bất ẩm tửu: Không uống rượu.
Về mặt thế giới quan, thuyết duyên khởi là nội dung cơ bản của đạo Phật. Do quan
niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường.
Vô tạo giả quan niệm: thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà
có và vô cùng vô tận. Như vậy, không giống các tôn giáo khác, đạo Phật không dựa
vào bất kỳ một đấng tối cao nào để giải thích cho sự xuất hiện thế giới.
Vô ngã cho rằng không có một thực thể vật chất nào tồn tại một cách cố định. Con
người cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) chứ không
phải là một thực thể tồn tại lâu dài. 6
Vô thường cho là vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, không có gì là vĩnh cửu.
Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Nam Tông là bốn tông phái Phật giáo ảnh
hướng lớn tại Việt Nam. Trong đó, Thiền Tông được xem là cội gốc của đạo Phật.
1.3 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Tất cả các nhà sử học đều có chung một quan điểm là Phật giáo du nhập vào Việt Nam
từ hai hướng Bắc và Nam, hay nói cách khác là từ hai con đường: con đường Hồ Tiêu
(đường biển) và con đường Đồng Cỏ (đường bộ).
Hình 2: Sự lan truyền Phật giáo ở Châu Á – Nguồn: Phatgiao.org.vn
Từ hướng Nam (con đường Hồ Tiêu), Phật giáo ban đầu chỉ đơn giản là những tập tục,
tín ngưỡng tâm linh (những ấn vật hình Phật mang theo bên mình nhằm cầu an cho
chuyến buôn thuận buồm xuôi gió) do các thương nhân ở vùng Nam Ấn sau thời
Asoka trên những con thuyền buôn hương liệu, quế hồi bôn ba, lênh đênh trên biển
truyền vào các nước Đông Nam Á như Srilanka, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…
thậm chí nếu chuyến viễn dương này kéo dài, những thương lái còn cung thỉnh cả các
nhà sư, các vị chư tăng để thực hiện những buổi cầu an, đó là thời điểm và cách mà
các nhà sư tiếp cận và va chạm vào con người và nền văn hoá Việt Nam (thời bấy giờ
còn là Chân Lạp và Chăm Pa, còn Việt Nam lúc này chỉ tính từ Thanh Hoá trở ra Bắc).
Tại các eo biển nơi các thuyền buôn từ Ấn Độ cập bến, các nhà khảo cổ học đã tìm 7
thấy những bằng chứng có liên quan mà nói đến phải nhắc là nền văn minh Sa Huỳnh
(Quãng Ngãi), Óc Eo (An Giang).
Tuy nhiên, bằng nhiều nguồn sử sách khác nhau, người ta chứng minh rằng Phật giáo
đến Việt Nam đôi khi còn sớm hơn Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ II TCN, Phật giáo
đã có mặt và phát triển rất mạnh tại Việt Nam (thời bấy giờ Trung Hoa gọi là Giao
Châu hay Giao Chỉ). Một phần nữa, khoa học lịch sử đã chứng minh rằng trong giai
đoạn đó, có ba trung tâm Phật giáo lớn nhất vùng viễn đông là Luy Lâu, Bành Thành
và Lạc Dương, nếu Bành Thành và Lạc Dương thuộc Trung Quốc thì Luy Lâu – nay
thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Trích trong tập Thiền Uyển tập
anh của tiểu sử Thiền sư Quốc Biện: “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên
Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn
hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy.” điều
này càng thêm minh chứng cho sự giao thoa tôn giáo giữa Ấn Độ và lãnh thổ Việt
Nam cổ đại dước thời vua Asoka trị vì Ấn Độ (từ năm 273 đến năm 232 TCN).
Như vậy, qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa trên những khía cạnh địa lý, dân cư, thien
nhiên, có thể kết luận rằng đạo Phật đã được truyền bá trực tiếp vào Việt Nam mà
không hẳn thông qua Trung Hoa. Một mặc khác, vài nguồn tư liệu cũng chứng minh
rằng Phật giáo đồng thời du nhập vào Việt Nam qua đường bộ (con đường Đồng Cỏ).
Con đường Đồng Cỏ còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây,
xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường
tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc
Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây
Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch
sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) nêu rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung
Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà
xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với
thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường
này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc
Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công 8