1) trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính
cùng các mối liên hệ của chúng.
2) trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.
3) trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động
của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy
các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy mặt
bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện (cố ý đánh tráo các mối liên hệ cơ bản
thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối
liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
VD: Để đánh giá phẩm chất năng lực của một con người ta cần xem xét người đó
trong mọi MQH khác nhau, trong các hoàn cảnh tình huống khác nhau, trong sự thay đổi của cả
một quá trình. Công dân A từng đi tù vì trộm cắp tài sản, mọi người cho là người không đàng
hoàng, có nhiều chỉ trích định kiến về A nhưng sau khi ra tù, A đã thay đổi, ta cần có cái nhìn
khác. A biết yêu thương gia đình, tử tế giúp đỡ mọi người xung quanh, làm ăn lương thiện,...
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, còn rút ra nguyên
tắc lịch sử-cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu
xem xét sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ cụ thể, có tính đến lịch sử hình thành, tồn
tại, dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là
không gian, thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và chính nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến.
VD: Khi TGGT, đèn đỏ phải dừng lại nhưng khi đi cấp cứu, CSGT phải cho ta đi;
kinh tế nước ta thời kì trước Đổi mới là lạc hậu, yếu kém nhưng đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc
bấy giờ: vừa bước ra khỏi chiến tranh, thiệt hại về người và của thì phương thức kinh tế ấy là
hợp lí, chưa thể ép người dân làm kinh tế chủ nghĩa hay kinh tế tư bản,...
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thống nhất hữu cơ
với nguyên lý về sự phát triển, bởi liên hệ cũng là vận động, không có vận động sẽ không có sự
phát triển nào. Phát triển xuất hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất giữa phủ định những yếu tố không còn phù hợp và kế thừa
có chọn lọc, cải tạo cho phù hợp của sự vật, hiện tượng cũ trong sự vật, hiện tượng mới.
Khái niệm PT: chỉ quá trình vận động tiến lên của sự vật hiện tượng theo chiều từ